Con nai sừng tấm “bảnh” … trở lại

Neil Macdonald | DCVOnline

mooseCanada gần 150 tuổi nhưng vẫn thèm sự công nhận của thế giới

Thủ tướng Justin Trudeau đón người hâm mộ sau khi phát biểu tại một cuộc họp báo vào cuối hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương hồi tháng Mười Một, 2015. Canada dường như thèm sự công nhận của thế giới, Neil Macdonald viết. Nguồn: Reuters.
Thủ tướng Justin Trudeau đón người hâm mộ sau khi phát biểu tại một cuộc họp báo vào cuối hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương hồi tháng Mười Một, 2015. Canada dường như thèm sự công nhận của thế giới, Neil Macdonald viết. Nguồn: Reuters.

Con nai sừng tấm (moose) không phải là động vật đẹp mắt nhất để dùng như một biểu tượng. Nó ì ạch, vụng về, xấu tính, một con thú khờ khạo khổng lồ, ngớ ngẩn. Chắc chắn nó thiếu uy nghi của những loài ăn thịt, chẳng hạn như một con đại bàng [của Mỹ].

Tuy vậy, người Canada đã kẹt với nó.

Trong số mới nhất, Tạp chí The Economist khuyên độc giả toàn thế giới “Hãy theo gương con nai sừng tấm.” Trên trang bìa số đó lời khen sỗ sàng và nhày nhụa hẳn sẽ làm cho một số người Canada tự hào dân tộc sẽ cảm thấy nhột.

Con nai sừng tấm, tạp chí có ảnh hưởng của Anh Quốc viết, [Canada] kiên quyết giữ vững ngọn đuốc tự do và cởi mở, trong khi các quốc gia phương Tây khác đang chịu thua sự ác, chủ nghĩa địa phương, sự cô lập và xấu xa nói chung.

Bài xã luận tuyên bố, “Hôm nay, trong thế cô đơn bảo vệ những giá trị tự do, Canada dường như rất anh hùng.” Ngoài ra còn có một bài báo hơi dài, cũng đầy lời ngưỡng mộ đối với Canada, vẫn không ghi tên tác giả như thường lệ, nhưng đề ở Winnipeg.

Bài xã luận viết tiếp, “Trong một thời đại cực đoan quyến rũ [Canada] vẫn giữ được điềm đạm.”

Trang bìa của số mới nhất của tạp chí The Economist cho thấy Canada là một “ví dụ cho thế giới.” (The Economist)
Trang bìa của số mới nhất của tạp chí The Economist cho thấy Canada là một “ví dụ cho thế giới.” (The Economist)

Đây là lần thứ ba trong 13 năm tạp chí The Economist đã đánh giá Canada. Hai trường hợp trước đó được coi là những bản tin của tờ báo.

Lần đầu tiên là vào năm 2003, sau khi Thủ tướng Jean Chrétien thuộc đảng Tự do đã, dùng chính sách, hiện không còn được ưa chuộng nữa, “thắt lưng buộc bụng”, lật ngân sách thâm hụt liên bang của Canada một thành ngân sách thặng dư.

Nhận xét của tờ báo hồi đó viết, “Một lý luận thận trọng có thể nói được là Canada khá “bảnh”.”

Năm 2003, The Economist đã tuyên bố Canada bảnh trên bìa của tạp chí. (The Economist)
Năm 2003, The Economist đã tuyên bố Canada bảnh trên bìa của tạp chí. (The Economist)

Thật là hết nói, ảnh bìa của The Economist, là một con nai sừng tấm đeo kính mát loại như Oakley, mà có thể thực sự đã được coi là “bảnh” hồi năm 2003. Tôi không nhớ.

Lần thứ hai là vào năm 2013, sau nhiều năm dưới chính phủ Stephen Harper. Cùng là tấm hình của con nai đó, nhưng có điều cái kính mát Oakley rớt xuống chóp mũi của nó, đang trố đôi mắt nhìn chằm chằm người đọc một cách ngớ ngẩn.

Bài viết năm 2013 tuyên bố, “Canada đã hết “bảnh”,” đổ lỗi cho Harper đưa ra những “chính sách cố thủ và nhất định là không “bảnh”, như đề cao xuất cảng “cát hắc ín” [tar sands] Alberta trong khi lại đóng góp tối thiểu về vấn đề biến đổi khí hậu, và thụt lùi về tự do xã hội mà tờ The Economist đã thấy rất là mới mẻ mười năm trước đây.”

Trang bìa của The Economist năm 2013, The Economist đã thay đổi nhận định về Canada. Bức ảnh này đi cùng với một bài giật tít: “Canada hết bảnh.” (The Economist)
Trang bìa của The Economist năm 2013, The Economist đã thay đổi nhận định về Canada. Bức ảnh này đi cùng với một bài giật tít: “Canada hết bảnh.” (The Economist)

Thuật ngữ “cát hắc ín” đúng là chữ dùng của The Economist thay cho từ “dầu cát” [oilsands] được ưa chuộng hơn và chấp nhận trong giới truyền thông chính thống của Canada trong những năm của chính phủ Harper.

Nhưng bây giờ tình yêu đã trở lại. Trang bìa mới nhất là một cú bắn tỉa vào Mỹ; hình tượng Nữ thần Tự do đội mũ Lá Phong thật nhà quê, tay nắm chặt một cây gậy hockey, dưới chú tích “Tự do đi về phía bắc.”

(Lại quỵ luỵ vì tấm hình trên, tôi thấy hockey “bảnh” cỡ như con nai sừng tấm, nhưng chúng ta dường như mãi mãi, trong suy nghĩa của người Mỹ, là đám đàn ông tóc có đuôi chạy quanh sân băng.)

Số báo Economist tuần này ca ngợi Canada đã mở vòng tay đón cư dân, tỉ lệ cao hơn so với bất kỳ quốc gia giàu có nào khác, và quyết định của chính phủ của đảng Tự do chào đón những người tị nạn Syria nhiều hơn so với Mỹ, một quốc gia có rất nhiều trách nhiệm gây ra đau khổ ở Syria.

Thật phấn khởi

Tờ báo ca ngợi Canada theo đuổi thương mại tự do, duy trì một mạng lưới an toàn xã hội đúng đắn, có luật pháp lành mạnh về súng ống, có những giá trị đa văn hóa, sẵn sàng ngừng thắt lưng buộc bụng khi cần thiết và có những chính sách tài chính tái phân phối tiến bộ của Canada.

The Economist thậm chí coi phong cách bình thản lạnh lùng nhạt nhẽo và thiếu lửa của Canada là đức tính, trích dẫn lời của Dickens khi tìm thấy Canada, sau một chuyến đi thăm Mỹ năm 1842, “cảm giác công nhiên và tính dám làm của người dân trong một nhà nước lành mạnh vững vàng, không có gì tuồn tuột hoặc nóng sốt trong hệ thống của Canada.”

The Economist kết luận, sự thô kệch “hết sức chậm lụt” vẫn tốt hơn nhiều so với những hò hét không được tôi luyện trong diễn ngôn chính trị ở Mỹ, đặc biệt là ngay lúc này.

Thủ tướng Trudeau chào đón những người tị nạn Syria tại sân bay Pearson ở Toronto hồi tháng Mười Hai. The Economist ca ngợi chính sách nhập cư của Canada trong số mới nhất. Nguồn: Nathan Denette / Canadian Press.
Thủ tướng Trudeau chào đón những người tị nạn Syria tại sân bay Pearson ở Toronto hồi tháng Mười Hai. The Economist ca ngợi chính sách nhập cư của Canada trong số mới nhất. Nguồn: Nathan Denette / Canadian Press.

Giai điệu này, đặc biệt là các ẩn ý cho là Canada có ưu thế đối với người Mỹ, thật là thú vị trong giới bàn luận của Canada. Bài bình luận của The Economist dường như đang háo hức mọc lên như nấm trên những mạng truyền thông xã hội ở đây.

Bởi vì một số lớn người dân Canada thực sự coi hệ thống của họ vượt trội so với Mỹ, về mọi phương diện.

Nó gần như một hình thức cá biệt của Canada, một cái gì đó những người Canada tự do tin tưởng sâu sắc nhưng không thể, là những người Canada tốt [khiêm tốn], có thể thú nhận là mình tin như vậy, bởi vì nó giống như đám ngực tự hào ta-là-người-dân-được-chọn-trong-thành-phố-sáng-chói, gần như là một thứ tôn giáo thứ hai của Mỹ.

“Hôm nay, trong thế cố đơn bảo vệ những giá trị tự do, Canada dường như rất anh hùng.” – The Economist

Năm 2005, Stephen Harper bị chế giễu khi ông kết thúc bài phát biểu với cụm từ “God Bless Canada,” chỉ vì nó nghe có vẻ rất Mỹ, và bởi vì hầu hết người Canada coi việc công nhiên mộ đạo không e thẹn là điều xấu, là chuyện nhảm.

Nếu Harper là một người tự do, và đã tìm được một cách khác để diến đạt – bằng cách nào đó để khẳng định ưu thế của Canada đồng thời chỉ trích chủ nghĩa sô vanh hiếu chiến – nó có thể sẽ là một tuyên bố để đời.

Bảnh, hết bảnh, rồi lại bảnh

Dù sao, bài này không phải là để công kích nghề làm báo của tờ The Economist. Đây là một tạp chí tuyệt hảo.

Nếu trước đó nó ủng hộ một quốc gia, sau đó rút lại lời khen, rồi sau đó lại ca ngợi nó một lần nữa, sự mê ly mà nó truyền cho người dân ở Canada chỉ bằng cách quan tâm nhiều đến Canada dường như là chỉ để biện minh cho tính hơi kiêu ngạo “Ăng Lê” của nó.

Và nó thực sự đã chỉ ra một vài sự thật rõ ràng: Người Canada kém năng suất, nghèo hơn và ít sáng tạo hơn người Mỹ. Canada có thể là một quốc gia cổ xuý tự do thương mại trong một thế giới hậu Brexit, nhưng cũng vẫn còn là một nước rất bảo hộ (thương mại), sử dụng biên giới và thuế quan và một rừng quy chế để nuôi dưỡng một khu vực tư nhân lệ thuộc (mà nếu không được bảo vệ) sẽ bị sức tàn phá sáng tạo và độ cạnh tranh khốc liệt của người Mỹ tiêu diệt.

Hơn nữa, rất dễ dàng để ủng hộ người di cư khi biên giới của bạn được hai đại dương, những tảng băng khổng ồ và sự hiên hữu của Hoa Kỳ bảo vệ. Nạn di cư không kiểm soát được tồi tệ nhất thế giới và tuyệt vọng xảy ra ở những nơi khác. Canada thì có cơ hội lựa chọn.

Tuy nhiên, tôi tự hỏi, trong cuộc đời của mình người Canada sẽ trở nên vô tư trước sự ca ngợi hay chỉ trích từ nước ngoài hay không. Thật khó để tưởng tượng người Pháp và người Ý hay người Nga lại quan tâm về một tấm bìa của tờ Economist.

Bài này, tôi cho rằng, là câu trả lời của tôi. Chúng ta vẫn dễ dàng bị lôi kéo và thậm chí dễ bị tổn thương hơn, ngay cả khi chúng ta sắp 150 tuổi.

neil-macdonaldVề tác giả: Neil Macdonald là một phóng viên cao cấp của CBC News, hiện làm việc tại Ottawa. Trước đó ông là phóng viên ở Washington của CBC trong 12 năm, và trước đó ông đã có năm năm làm việc tại Trung Đông. Ông đã viết báo trước đó, và thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp trôi chảy, và biết một chút tiếng Ả Rập.

© DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: The moose is ‘cool’… again: Neil Macdonald. Neil Macdonald, CBC News, 29 Oct., 2016.