Hôm qua là chó không nhà, hôm nay làm chó gác cửa (p1)
Lưu Hiểu Ba – Hồ Như Ý dịch
Người Trung Quốc đang tranh nhau xào rang cái gọi là “Sự trỗi dậy” của một siêu cường. Sự đi lên của nền kinh tế kéo theo sự đi lên văn hóa, với túi tiền to mang đi rải khắp toàn cầu kèm theo việc xuất khẩu sức mạnh mềm.
Hôm qua là chó không nhà, hôm nay làm chó gác cửa: : Cái nhìn đúng về cơn sốt Khổng Tử hiện nay ở Trung Quốc
Trong nước thì sau khi người ta tiếp tục cơn sốt đọc kinh thư, thờ Khổng Tử, thờ Nho Giáo, bây giờ CCTV qua chương trình “Bách gia giảng đường” khơi lại cơn sốt đọc các tác phẩm của Khổng Tử nhằm phục hồi lại hệ thống đạo đức truyền thống; ở hải ngoại, Trung Cộng bỏ ra khoản tiền khổng lồ xây dựng hệ thống các học viện Khổng Tử nhằm quảng bá sức mạnh mềm ra thế giới. Tâm lý muốn làm bá chủ thiên hạ sau khi bị đè nén hơn trăm năm nay lại được dịp phát tiết ra ngoài, Khổng thánh nhân ở trong nước lẫn hải ngoại hợp lại làm một trận tuyến, cơn sốt Khổng Tử càng lúc càng nóng, càng diễn càng đông.
Đằng sau cơn sốt này, tôi không cho rằng đó là sự phục hưng của văn hóa truyền thống, mà là làm sống lại truyền thống sùng bái thánh nhân, là một phần trong kế hoạch nhằm đẩy mạnh làn sóng dân tộc cực đoan trong nước. Nguyên nhân là từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, nhà nước một mặt chống lại xu hướng tự do hóa và chống “diễn biến hòa bình”, một mặt khác thì châm ngòi, chổng mông thổi bùng lên làn sóng dân tộc cực đoan. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã trở thành một trong những rường cột chính của chính quyền Trung Cộng về mặt ý thức hệ, phối hợp với “ngày hội của tầng lớp trung lưu” đã đẩy chủ nghĩa dân tộc dâng cao một cách tràn lan. Ví dụ, trong đoạn kết của “Khổng Tử đại điển tế văn” ở liên hoan văn hóa quốc tế Khúc Phụ năm 2005 có viết như sau: “tiểu khang sơ thành, đại đồng tại mộng. Hân phùng thịnh hội, cường quốc uy phong”, tạm dịch là “Việc xây dựng xã hội trung lưu bước đầu có thành quả, giấc mộng thế giới đại đồng đang được nuôi dưỡng. Vui mừng hân hoan vì gặp thời thế, thể hiện được uy phong nước lớn.” Đây chính là bản hợp tấu điển hình của chủ nghĩa dân tộc cực đoan với bản phúc âm của thời thịnh vượng.
Trong năm vừa rồi, việc quảng bá văn hóa truyền thống trên chương trình “Bách gia giảng đường” của CCTV đã tạo nên “cơn sốt Vu Đan” trên toàn quốc. Một mặt thì CCTV đã thành công trong việc đem Khổng Tử biến thành một món hàng thương mại thời thượng có sức hút cao (dùng theo từ ngữ của Lỗ Tấn là Modern Khổng Tử), cũng giống như việc đem Mao Trạch Đông biến thành một món hàng thương mại thời thượng mấy năm trước đây. Những sách vở, thư tịch có liên quan tới Khổng Tử đã trở thành những món hàng bán rất chạy, trên khắp cả nước cũng rộ lên phong trào mở ra những lớp học văn hóa truyền thống với lợi nhuận cao chót vót, (ví dụ như các “lớp quốc học” ở đại học Thanh Hoa thu học phí là 26000 RMB/học viên, đại học Phúc Đán thu 38000 RMB/học viên, những lớp dạy cho trẻ con lại càng có giá ở trên trời).
Một mặt khác thì Vu Đan đã trở thành hiện tượng với việc bán những lời giảng về Khổng Tử trên cơ sở sự kết hợp giữa lời của cổ nhân với ca từ của dòng nhạc thị trường hiện nay., cô ta diễn giải những lời của Khổng Tử một cách tùy tiện và nông cạn, như đang bơm một liều Doping tinh thần cho việc thông tục hóa cơn sốt “phục hưng Nho Giáo” . Theo như những tinh hoa trong sự lý giải về Khổng Tử ở “Luận ngữ tâm đắc” của Vu Đan mà nói, ai ai cũng có thể có một tâm thái sống thoải mái cho dù có gặp chuyện gì đi nữa, chỉ cần không ôm hận trong lòng mà hãy bao dung yêu thương, biết thuận theo hoàn cảnh thì có thể chuyển nguy thành an, tìm được hạnh phúc.
Trong cơn sốt học tập theo Khổng Tử đang tăng nhiệt từng ngày thì giáo sư Lý Linh của Đại học Bắc Kinh xuất bản cuốn “Chó không nhà: tôi đọc Luận ngữ” với sự khảo cứu nghiêm túc về Khổng Tử, đã bóc tách những thứ huyễn hoặc và trả lại một Khổng Tử chân thực. Ông, ở trong lời mở đầu, có viết về thái độ của bản thân khi đọc Luận ngữ:
“Sách của tôi được viết theo góc nhìn của bản thân tôi, tôi cũng không dựa theo người khác theo kiểu “quan một cũng ừ, quan tư cũng vậy”. Tôi cũng mặc xác cái gì là nhị thánh nhân, tam thánh nhân rao giảng cái gì. Cũng mặc kệ đại sư, tiểu sư nói cái gì, chỉ cần là không phải nguyên tác, tôi đều bỏ qua một bên. Tôi đọc “Luận ngữ” là tìm tới cái nguyên bản của nó. Muốn biết Khổng Tử nghĩ như thế nào thì phải xem nguyên bản. Tất cả những kết luận của tôi đều là từ những lời nói từ bản thân Khổng Tử, không tranh cãi cùng với giới trí thức, cũng không bợ đỡ, vỗ mông ngựa của đại đa số người đọc. “Sau khi đọc sách của Khổng Tử, không nên nâng bi, cũng không nên dìm hàng, nói một cách kĩ càng thì ông ta là một Don Quixote.”
Với thái độ thực sự cầu thị, không sung bái thánh nhân cũng không mị dân như vậy. Lý Linh đã phá phá thủng bức màn che của chủ nghĩa sung bái đức thánh Khổng trong hơn 2000 năm qua. Ông viết:
“trong cuốn sách này, tôi muốn nói với mọi người rằng Khổng Tử không phải là thánh nhân. Khổng Tử mà đời đời nay các hoàng đế tôn sùng, phong thánh không phải là Khổng Tử thật, đó là một “Khổng tử do người ta tạo nên” mà thôi. Khổng Tử thật sống ngoài đời thực không phải là một vị thánh, cũng không phải là vương hầu gì cả, càng không đáng để nói tới cái gì mà “nội thánh ngoại vương” cả. “Khổng Tử chỉ là một con người, một người có xuất thân bần tiện, lại là tiêu chuẩn lập thân dựng sự nghiệp của giới quý tộc thời cổ đại (chân thiên tử); Một người yêu chuộng tìm tòi những gì từ cổ xưa, học hành chăm chỉ, không nản chí, không mệt mỏi truyền đạt văn hóa truyền thống của người xưa và một người khích lệ học trò học tập kinh sách cổ; Một người có đạo đức lẫn học vấn lại là một người không có chức có quyền, dám phê phán đám quý tộc đương thời; Một người lang bạt tứ xứ du thuyết, lao tâm thay cho kẻ cai trị, liều mình khuyến dụ tầng lớp cai trị cải tà quy chính; Một người nhiệt tình, ước mơ khôi phục xã hội theo lối cai trị của nhà Chu để thiên hạ thái bình; một người luôn bị giằng xé, hoang mang vô lực khi du thuyết tới rã bọt mép mà không ai nghe, nay đây mai đó không nhà cửa, giống hành trạng của một con chó vô chủ, lang bạt. Đó mới là Khổng Tử thật.”
Những nhận xét của Lý Linh về “Luận ngữ” trên phương diện khảo chứng hay là giải thích đều hơn xa những hiểu biết hời hợt nông cạn của Vu Đan. Càng quan trọng hơn, với tư các là một phần tử trí thức đương đại, góc nhìn của ông có nhiều sự đồng cảm sâu sắc đối với một phần tử trí thức từ hơn 2000 năm trước là Khổng Tử. Lý Linh viết: Khổng Tử tự nhận mình chính là một con chó không nhà phải đi lang thang. Ông ta tuyệt vọng với chính tổ quốc của mình, cùng đám đồ đệ phiêu bạt khắp nơi, gặp gỡ với tất cả đám chư hầu nhưng lại không có chút thành tựu nào, cuối cùng ông ta cũng quay về cố hương. Vào những năm cuối đời, sống trong cô độc và đau thương. Con chết, học trò yêu của ông cũng chết đã làm ông khóc cạn nước mắt. Ông đã nói tới sự đau thương của Kỳ Lân vốn ám chỉ ông ấy. Ông đã chết ở nhà mình nhưng ông lại không cảm thấy nơi nào là nhà cả. Cho dù tư tưởng của ông đúng hay sai thì chúng ta cũng có thể qua đó nhìn thấy được vận mệnh thu nhỏ của giới tri thức đương thời.
Cuốn sách bình luận về chó không nhà của Lý Linh ra mắt, đã phê phán cơn sốt học tập khổng tử và cơn sốt học lại giá trị truyền thống giống như việc ném một tảng đá lớn vào mặt nước hồ đang lên. Gây nên những cơn sóng phản đối dữ dội từ những kẻ bảo vệ đạo Nho. Bọn họ hợp công xúm vào chửi bới, nhục mạ Lý Linh tới nỗi nước miếng văn tung tóe khắp bốn phía. Ông bị tố cáo là người phao tin đồn nhảm về ngày tận thế, bị gọi là “phẫn thanh”(1) , nhiều người chưa đọc qua sách của ông còn mạnh miệng cho đó là rác rưởi. Tất cả những chuyện này là do Lý Linh đã đặt tên cho cuốn sách bàn về Khổng Tử với cái tên “chó lang thang không nhà” . Từ đây có thể thấy được sự sùng bái của tầng lớp nhà nho mới đối với “Khổng thánh nhân “đã tới mức không ai có thể chạm tới. Chỉ tiếc là trong tay đám nhà nho mới nổi này trong tay không có bao nhiêu quyền thế, nếu không thì xã hội lại quay về cái thời đại “mở mồm ra mỗi câu đều là chân lý, một câu của lãnh tụ bằng ngàn vạn câu của kẻ khác (thời đại Mao Trạch Đông với tệ sùng bái cá nhân).
(Còn tiếp)
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Nguyên tác: Lưu Hiểu Ba “Cái chết chìm của đại quốc: Giác thư đến Trung Quốc”. Yunchen Culture.ngày 1 tháng 10 năm 2009. Liu Xiaobo, “Falling of A Great Power: Memorandum to China”, (《大国沈沦—写给中国的备忘录》, published by 台北允晨文化出版社), http://bit.ly/2ptetIQ.
TỪ KHỔNG TỬ ĐẾN CÁC MÁC
Khổng tử người nước Lỗ
Thời phong kiến Trung Hoa
Nhiều ngàn năm từ đó
Giá trị mãi còn hoài
Khổng tử nêu chữ Nhân
Và tinh thần xã hội
Thiết kế mọi nền tảng
Những nguyên lý loài người
Đó con người đạo đức
Tạo xã hội nhân văn
Đời Tự do Dân chủ
Nhằm đời sống thăng bằng
Bởi đề cao con người
Lý thuyết hoài nhân bản
Hướng về nghĩa tinh thần
Nhưng hoàn toàn thực tế
Nên ai hiểu Khổng tử
Là phải hiểu chữ Nhân
Và ai hiểu Khổng tử
Đều phải hiểu Tinh thần
Chỉ những kẻ tầm thường
Mói hiểu toàn luân lý
Chẳng hiểu phần triết học
Thành ra đều tầm ruồng
Khổng tử là vĩ nhân
Ngài vượt lên nhân thế
Nếu Ngài không sinh trước
Mạnh tử khó thành công
Riêng nói về Các Mác
Ông này chỉ tầm vơ
Dẫu sinh ra ở Đức
Nhưng tư tưởng vật vờ
Vì chủ trương Duy vật
Ngược Khổng tử một trời
Lại xiển dương độc trị
Hóa tư tưởng ma trơi
Vì còn đâu con người
Mà chỉ toàn vật chất
Thế lấy chi nhân văn
Xã hội thành cổ máy
Phản xã hội như thế
Vẫn người đời tưng lên
Chẳng qua vì ngu dốt
Tưởng ngụy biện thần tiên
Thực chất Mác lễu lự
Gạt mấy anh lèng quèn
Chỉ những người tinh mắt
Nhìn thấy chẳng ra răng
Chơi biện chứng Hegel
Mác chỉ thành lếu láo
Vì Hegel duy tâm
Đâu biến thành duy vật
Hóa đấu tranh giai cấp
Của Mác chỉ tầm phào
Nó cốt nhằm lừa gạt
Những ai tham nhào vào
Phi nhân văn là vậy
Lại nhân danh nhân văn
Còn tự khoe khoa học
Chỉ khoa học lèng èng
Thành nói chung trái ngược
Mọi điều Mác chủ trương
Khiến đời thành địa ngục
Lại tưởng dựng Địa đường
Rốt cuộc giờ nhân loại
Bỏ đi không tiếc thương
Chỉ kẻ muốn lợi dụng
Đều còn hoài vấn vương
Như chuyện xảy bên Tàu
Mao Trạch Đông tiêu biểu
Nhằm danh vọng riêng mình
Đâu cần hiểu gì Mác
Khổng đề cao Chính danh
Mác thảy toàn ngụy biện
Kiểu như trỏ con voi
Để nói thành con kiến
Nói Tư bản dẫy chết
Khi nó càng tiến lên
Toàn cầu thành hội nhập
Còn Liên Xô đổ kềnh
Thành biết bao hi sinh
Đường đâu nào có đến
Chỉ dã tràng xe cát
Tội lỗi thật lềnh khênh
Khiến Mác tội thế gian
Mao tội đồ Trung Quốc
Vậy mà vẫn rộn ràng
Thật rõ toàn gian dối
Chuyện Mao hạ bệ Khổng
Chỉ là điều bình thường
Bởi đó toàn thủ đoạn
Của não trạng bất lương
Giờ lại dựng Khổng dậy
Cũng là chuyện hoang đường
Kiểu chồn cáo ranh mãnh
Hay khác gì ma vương
Nên chuyện đời quả tếu
Nước với lửa bất tương
Nhân văn cùng ác độc
Đâu đi chung một đường
Hễ có Khổng không Mao
Còn có Mao không Khổng
Chơi dồn chung một giỏ
Chỉ là điều bất lương
Khiến Mác cái gạch nối
Trở thành triệu bất tường
Làm loài người khủng hoảng
Hóa dở dở ươn ươn
Giờ bóng mây bay qua
sáng mặt trời Khổng tử
Con người của ngàn đời
Thật Vạn Thế Sư Biểu
Nên chi đây chốt lại
Ai coi thường Khổng Khâu
Đâu hiểu gì Khổng tử
Giông như toàn sủa gâu
Còn như ai tưng Mác
Cũng hiểu Mác thế nào
Thành chỉ đều nói tướng
Nhằm nhân danh vậy thôi
THƯỢNG NGÀN
(03/5/17)
TỪ KHỔNG TỬ ĐẾN CÁC MÁC
Khổng tử người nước Lỗ
Thời phong kiến Trung Hoa
Nhiều ngàn năm từ đó
Giá trị mãi còn hoài
Khổng tử nêu chữ Nhân
Và tinh thần xã hội
Thiết kế mọi nền tảng
Những nguyên lý loài người
Đó con người đạo đức
Tạo xã hội nhân văn
Đời Tự do Dân chủ
Nhằm cuộc sống thăng bằng
Bởi đề cao con người
Lý thuyết hoài nhân bản
Hướng về nghĩa tinh thần
Nhưng hoàn toàn thực tế
Nên ai hiểu Khổng tử
Là phải hiểu chữ Nhân
Và ai hiểu Khổng tử
Đều phải hiểu Tinh thần
Chỉ những kẻ tầm thường
Mới hiểu toàn luân lý
Chẳng hiểu phần triết học
Thành ra đều tầm ruồng
Khổng tử là vĩ nhân
Ngài vượt lên nhân thế
Nếu Ngài không sinh trước
Mạnh tử khó thành công
Riêng nói về Các Mác
Ông này chỉ tầm vơ
Dẫu sinh ra ở Đức
Nhưng tư tưởng vật vờ
Vì chủ trương Duy vật
Ngược Khổng tử một trời
Lại xiển dương độc trị
Hóa tư tưởng ma trơi
Vì còn đâu con người
Mà chỉ toàn vật chất
Thế lấy chi nhân văn
Xã hội thành cổ máy
Phản xã hội như thế
Vẫn người đời tưng lên
Chẳng qua vì ngu dốt
Tưởng ngụy biện thần tiên
Thực chất Mác lễu lự
Gạt mấy anh lèng quèn
Chỉ những người tinh mắt
Nhìn thấy chẳng ra răng
Chơi biện chứng Hegel
Mác chỉ thành lếu láo
Vì Hegel duy tâm
Đâu biến thành duy vật
Hóa đấu tranh giai cấp
Của Mác chỉ tầm phào
Nó cốt nhằm lừa gạt
Những ai tham nhào vào
Phi nhân văn là vậy
Lại nhân danh nhân văn
Còn tự khoe khoa học
Chỉ khoa học lèng èng
Thành nói chung trái ngược
Mọi điều Mác chủ trương
Khiến đời thành địa ngục
Lại tưởng dựng Địa đường
Rốt cuộc giờ nhân loại
Bỏ đi không tiếc thương
Chỉ kẻ muốn lợi dụng
Đều còn hoài vấn vương
Như chuyện xảy bên Tàu
Mao Trạch Đông tiêu biểu
Nhằm danh vọng riêng mình
Đâu cần hiểu gì Mác
Khổng đề cao Chính danh
Mác thảy toàn ngụy biện
Kiểu như trỏ con voi
Để nói thành con kiến
Nói Tư bản dẫy chết
Khi nó càng tiến lên
Toàn cầu thành hội nhập
Còn Liên Xô đổ kềnh
Thành biết bao hi sinh
Đường đâu nào có đến
Chỉ dã tràng xe cát
Tội lỗi thật lềnh khênh
Khiến Mác tội thế gian
Mao tội đồ Trung Quốc
Vậy mà vẫn rộn ràng
Thật rõ toàn gian dối
Chuyện Mao hạ bệ Khổng
Chỉ là điều bình thường
Bởi đó toàn thủ đoạn
Của não trạng bất lương
Giờ lại dựng Khổng dậy
Cũng là chuyện hoang đường
Kiểu chồn cáo ranh mãnh
Hay khác gì ma vương
Nên chuyện đời quả tếu
Nước với lửa bất tương
Nhân văn cùng ác độc
Đâu đi chung một đường
Hễ có Khổng không Mao
Còn có Mao không Khổng
Chơi dồn chung một giỏ
Chỉ là điều bất lương
Khiến Mác cái gạch nối
Trở thành triệu bất tường
Làm loài người khủng hoảng
Hóa dở dở ươn ươn
Giờ bóng mây bay qua
Sáng mặt trời Khổng tử
Con người của ngàn đời
Thật Vạn Thế Sư Biểu
Nên chi đây chốt lại
Ai coi thường Khổng Khâu
Đâu hiểu gì Khổng tử
Giống như toàn sủa gâu
Còn như ai tưng Mác
Cũng hiểu Mác thế nào
Thành chỉ đều nói tướng
Nhằm nhân danh vậy thôi
THƯỢNG NGÀN
(03/5/17)