Steve Bannon hết lời ca ngợi Xi Jinping trong chuyến đi làm bình phong ở Hong Kong

Tom Phillips | DCVOnline

Giới phân tích tin rằng cựu chiến lược gia của Trump đang dùng chuyến viếng thăm Hong Kong để nhắn tin với Bắc Kinh trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ vào giữa tháng 11.

Người biểu tình bên ngoài tòa nhà nơi Steve Bannon phát biểu tại Hồng Kông. Nguồn ảnh: Alex Hofford / EPA

Steve Bannon nói, một Donald Trump rất năng nổ sẽ đến Trung Quốc vào tháng 11 để đưa ra mối quan hệ cách mạng rất công phu mới đạt được hầu có thể ngăn cản cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Cựu chiến lược gia của Mỹ nói với tờ South China Morning Post (Nam Hoa Tảo báo) của Hong Kong trong chuyến thăm viếng thuộc địa của Anh:

“Tôi tin rằng chúng ta có thể tránh được một cuộc chiến tranh thương mại gây bất lợi cho cả hai nước.Chúng ta phải bằng cách nào đó đạt được thỏa thuận.”

Ngay trước chuyến đi đến trung tâm tài chính châu Á, nơi mà ông đã phát biểu tại một diễn đàn của giới đầu tư do một công ty môi giới Hong Kong có quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh tổ chức. Bannon đã vẽ một bức tranh thảm hại về quan hệ Mỹ-Trung.

Chủ tịch  của Breitbart News,63 tuổi, nói với tờ New York Times, so sánh Trung Quốc với thời tiền Nazi Nước Đức, và cảnh cáo,

“Một trăm năm nữa, đây là điều người ta sẽ nhớ: những gì chúng ts đã làm để đối đầu với Trung Quốc khi nó đang tiến tới sự thống trị thế giới. Trung Quốc bây giờ là nước Đức năm 1930. Nó đang ở đỉnh. Nó có thể đi theo cách này hay cách khác.”

Nhưng đến hôm thứ Ba, Bannon đã đổi giọng, mềm dịu hơn, tuyên bố rằng ông “chưa bao giờ là một người chống Trung Quốc”. Bannon nói với tờ South China Morning Post,

“Cuộc xung đột [giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ] không phải là chuyện đã quyết định trước. Nó có thể tránh được nếu chúng ta cùng nhau làm việc.”

Theo tin của Bloomberg, Bannon cũng hết lời ca ngợi người lãnh đạo độc tài Trung Quốc, Xi Jinping (Tập Cận Bình), người sẽ làm lễ kỷ niệm năm năm cầm quyền tại Đại hội Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh. Bannon nói với những nhà đầu tư,

“Tôi không nghĩ có một nhà lãnh đạo thế giới mà Tổng thống Trump tôn trọng nhiều hơn Chủ tịch Trung Quốc.”

Những người biểu tình ở Hồng Kông hô vang  “Chúng tôi không chào đón Nazi ở đây!” khi Steve Bannon – cựu chiến lược gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump – chuẩn bị nói chuyện tại một diễn đàn giành riêng cho giới ớ đầu tư trong thành phốố. Nguồn: AFP.

Và Bannon dẫn chứng bằng “mối quan hệ tuyệt vời giữa hai nước chúng ta.”

Bannon nói thêm, trong cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post,

“Xi gây ấn tượng sâu sắc. Ông ta thực sự hiểu được lợi ích của người dân là gì … Ông ấy rất thông minh, rất cứng rắn nhưng công bằng. Ông ấy là người thẳng thắn và không quanh co – giống như Tổng thống Trump. Đó là lý do tại sao họ rất thích nhau.”

Trong một cuộc phỏng vấn thứ hai, Bannon cho biết ông tin rằng hai nhà lãnh đạo sẽ có thể đạt được một thỏa thuận; ông nói với Daily Mail Online,

“Một bên là một Tổng thống rất năng nổ [Trump]. Nhưng tôi nghĩ họ sẽ đạt được một số tương nhượng.”

Orville Schell, người đứng đầu trung tâm về quan hệ Mỹ-Trung tại Hiệp hội Châu Á ở New York, cho biết Bannon – mặc dù không còn là chiến lược gia chính của tổng thống Mỹ – dường như đã hành động như “con ngựa bình phong của Trump”, dùng chuyến đi sang Hong Kong để nhăn tin với giới lãnh đạo Trung Quốc trước chuyến thăm sắp đến của Trump vào giữa tháng 11.

Schell cho biết, nếu không vượt qua được bất kỳ đạo luật quan trọng nào ở trong nước hoặc bảo đảm một bước đột phá về vấn đề Bắc Hàn, Trump lúc này “đang khẩn thiết cần có một thỏa thuận”

“Đây là một người tự tuyên bố mình là người tạo ra thỏa thuận trong tất cả những nhân vật trong giới kinh doanh và ông ấy chưa đạt được bất kỳ một thoả thuận nào … Ông ấy không có gì, nghĩa đen là không có gì để khoe cả. [Ông ấy chỉ mới đề cử được] Một thẩm phán Tối cao Pháp viện.”

Quyết tâm thay đổi điều đó, Schell dự đoán Trump sẽ đến Trung Quốc để tìm một người “tâm đâu ý hợp” ở Tập; “Một sự xếp đặt vĩ đại” giữa hai quyền lực thậm chí còn là những lá bài có thể thấy Trung Quốc nhượng bộ về mặt Bắc Hàn và Hoa Kỳ lui lại phía sau trong các vấn đề như Biển Đông và thương mại. Schell nói:

“Nó không phải là rất có thể xẩy ra nhưng nó không phải là điều ngoài sức thể tưởng tượng.”

Bannon chắc chắn đã chuẩn bị một thoả hiệp như vậy ở Hong Kong. Theo tờ South China Morning Post, ông gợi ý mối quan hệ thương mại ổn định giữa Washington và Bắc Kinh có thể giúp hai bên dung hoà sự khác biệt của họ về“những điểm xung đột tiềm tàng khác như Bắc Hàn và Biển Nam Trung Hoa.”

Bannon nói, “Điều này khác với cuộc chiến tranh lạnh. Chúng tôi rõ ràng là đối thủ của nhau nhưng chúng tôi có thể giải quyết được vấn đề giữa hai bên.”

Một nhà bình luận gọi những nhận xét đó là “một bức thư tình cho chủ nghĩa độc đoán”, trái ngược với các tuyên bố trước đây của Bannon về Trung Quốc. Bannon nói với tạp chí American Prospect vào tháng trước, vào đêm trước khi ông ta rời khỏi Toà Bạch ốc.

“Đối với tôi cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc là tất cả. Và chúng ta phải tập trung vào điều đó.”

Năm ngoái Bannon nói ông “không nghi ngờ gì nữa”, trong mười tới Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiến hành chiến tranh ở Biển Đông.

Schell cho biết những thông điệp mâu thuẫn của Bannon về Trung Quốc – hiếu chiến hôm trước, hoà giải hôm sau – rất phù hợp với phương thức cách làm việc (modus operandi) của Trump.

“Ở điểm sống còn, người ta đứng về cả hai mặt của phương trình, nó cho phép họ đi một trong hai cách. Họ có thể biến Xi thành Hitler hoặc ông ấy là người bạn mới, tốt nhất của họ.”

“Đó là những gì Bannon bắt đầu lên tiếng: một sự công nhận rằng Trump có thể trao đổi. Ông ấy muốn có thể thoả hiệp hoặc ông ấy có thể là kẻ thù.”

Thông điệp Bannon gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, không thể không hiểu được, “Chọn lựa còn lại là của ông đấy.”

Những người biểu tình ở Hồng Kông tụ tập để phản đối chuyến viếng thăm của Steve Bannon, cựu chiến lược gia của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Nguồnồ: AFP.

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Steve Bannon heaps praise on Xi Jinping during ‘stalking horse’ Hong Kong trip. Tom Phillips in Beijing. The Guardian,
Wednesday 13 September 2017.