Bức màn đen của Phố Wall che cái xấu cho Trung Quốc
Lưu Hiểu Ba | Hồ Như Ý dịch
Mượn những cái xấu của người khác để che giấu sự xấu xí của bản thân, thì kẻ đó đặc biệt xấu xí.
Nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn là số một thế giới. Thị trường Hoa Kỳ được biết đến khắp thế giới với tự do, công bằng, minh bạch, đầy sức sống; Phố Wall cũng được công nhận là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.
Trong cục diện kinh tế toàn cầu, một trung tâm tài chính, thị trường và quốc gia quan trọng như vậy, lại liên tiếp bùng nổ bê bối gian lận tài chính lớn của các công ty, không những làm cho cả Hoa Kỳ trợn mắt há mồm, mà còn ảnh hưởng tới sợi dây kinh tế trên toàn thế giới; không còn nghi ngờ gì đây là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là với những quốc gia đang chuyển đổi như Trung Quốc. Ở đó kinh tế thị trường vừa mới bắt đầu cất bước hơn nữa biến dạng rất nghiêm trọng; những lỗ hổng trong hệ thống tài chính quá nhiều và hệ thống tài chính đen tối quá nhiều lớp. Trung Quốc càng nên rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ chuyện này, giảm bớt đi sự khống chế của quyền lục hành chính can dự vào hệ thống tài chính, gia tăng tốc độ chia tách giữa chính trị và doanh nghiệp, thúc đẩy cải cách chính trị, đặt ra các quy tắc cho một thị trường minh bạch, công bằng, tăng cường giám sát quản lý và chỉnh đốn thị trường.
Một cách tự nhiên, bê bối gian lận báo cáo tài chính của Enron, Global Crossing, Worldcom và một loạt công ty lớn khác của Hoa Kỳ dẫn tới khủng hoảng tín dụng đối với thị trường tài chính, cũng trở thành một trong những điểm nóng trên truyền thông Trung Quốc. Với một thị trường mang màu sắc Trung Quốc, tuy cũng có người dùng chuyện này để suy tư lại những lợi hại của thể chế kinh tế ở đây; nhưng dư luận dòng chính đối với chuyện này lại chuyên môn hướng ra ngoài, càng có những người chính là dùng một loại thái độ vô lại hạ lưu. Người dân Trung Quốc Đại Lục gần như là theo bản năng đem những bê bối này ném lên mạng; một mặt mượn nó để toàn lực bôi đen Hoa Kỳ và thị trường kinh tế tư bản chủ nghĩa có nguồn gốc từ các quốc gia Phương Tây; mặt khác đem những scandal của Wall Street biến thành tấm mạng che để che giấu cực đoan của chính mình, trong đó ngôn từ vẫn còn tràn đầy tâm tình yêu nước kích động, có thể nói là lý do đầy đủ và tự tin mãn mãn. Nhưng, chỉ cần nhẫn nại đọc một chút những ngôn từ của người dân Đại Lục – xuyên thấu qua những từ ngữ nghiêm tú chính nghĩa mà thâm nhập vào trong – thì bạn sẽ ngay lập tức nhìn thấy những ý kiến chủ đạo đầy phiến diện, hạ lưu vui mừng khi nhìn thấy người khác gặp hoạ, sự ngạo mạn khi chỉ thích tự nhốt mình trong cái cũ, sự ngu muội ngoan cố không tiếp thu giáo hoá, sự che đậy tự lừa dối bản thân.
Tổng hợp lại, đại khái có bốn loại phản ứng liên quan tới nhau.
Thứ nhất, tiếp nối phản ứng vui sướng khi người khác gặp hoạ từ sau sự kiện 11 tháng 9. Phảng phất như ông trời có mắt, tiếp sau tai nạn 11 tháng 9, ông trời lại đưa tới cho người dân Trung Quốc Đại Lục một cơ hội tuyệt vời để thể hiện sự vui sướng khi nhìn thấy người khác gặp rắc rối, lý do đầy đủ vượt xa so với tấn công khủng bố vì đây là khủng hoảng tài chính do chính người Mỹ tự tạo ra cho mình. Vì thế nên chúng tôi vui mừng nhìn các anh gặp rắc rối chính là có đầy đủ lý do và tính chính đáng: hắc hắc!
Đám Mỹ các anh không thể tiếp tục đem mọi tai hoạ đẩy lên đầu chủ nghĩa khủng bố được rồi chứ! Hoá ra đám Mỹ các anh cũng không nói chuyện thành tín. Tự xưng là trung tâm tài chính thế giới, Phố Wall cũng lưu manh như vậy, kinh tế Hoa Kỳ cũng yếu ớt như vậy. Toà tháp đôi Trung tâm thương mại Thế giới sụp đổ trong chốc lát là bởi ngoại lực tấn công, trong khi đó scandal báo cáo tài chính giả là sự thối nát từ trong nội bộ của Phố Wall. Tấn công khủng bố từ bên ngoài rất khó để ngăn chặn phòng chống, thối nát về danh dự nội tại lại càng khó trừ bỏ. Có thể nói là khó khăn nội ngoại chồng chất. Người Mỹ cho là kinh tế hồi phục sau sự kiện 11 tháng 9 cũng giống an ninh quốc gia như vậy, nhưng cũng chỉ là bong bóng. Bong bóng an ninh và bong bóng kinh tế cùng nhau tan vỡ, chứng minh rằng địa vị hùng mạnh số một của Hoa Kỳ chỉ là ngoài mạnh trong yếu. Sự suy bại từ trong xương cốt của đế quốc siêu hùng manh là xu thế không thể tránh khỏi. Còn có người còn viết câu cảnh cáo nghiêng về tinh tuý biện luận: “Kẻ nào nói Trung Quốc suy bại thì chính kẻ đó suy bại trước Trung Quốc!”
Thứ hai, người Phương Tây luôn chỉ trích thương trường Trung Quốc không có danh dự uy tín không có pháp trị. Lần này để cho bọn họ xem tin tức bê bối gian lận của chính mình! Cái gọi là chủ nghĩa tư bản kiện toàn cũng bất quá là như thế, trong đó uy tín thương nghiệp đa số cũng là tự mình thổi lên. Kinh tế pháp trị cũng là trăm ngàn lỗ hổng; bức màn đen của Phố Wall chắc chắn không chỉ là mấy công ty này, chỉ chưa lộ ra ngoài sáng mà thôi. Bởi vì nguyên tắc đầu tiên của chủ nghĩa tư bản là dùng chi phí nhỏ nhất đổi lấy lợi ích lớn nhất. Giới tư bản vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận sẽ không từ bất cứ thủ đoạn nào. Đứng giữa sự lựa chọn lợi nhuận và thành tín thì toàn bộ giới tư bản trên thế giới, chính khách đều giống nhau, đều là loại người thấy lợi quên nghĩa. Quạ đen trong thiên hạ thì đều giống nhau. Sau khi bê bối lộ ra ánh sáng công luận, Tổng thống W. Bush đứng ra nói: “Không có lương tri thì sẽ không có chủ nghĩa tư bản, không có tín dự thì sẽ không có kinh tế thị trường.”
Đây chính là hành động mã hậu pháo không nắm bắt kịp thời cơ thuần tuý chém gió của chính khách, cao giọng nói tới đạo đức nhằm che đậy cho bản chất ưu tiên lợi ích chính trị và lợi ích kinh tế. Một bê bối như vậy, đã lại lần nữa nghiệm chứng phê phán đạo đức chính nghĩa của Các Mác đối với tư bản chủ nghĩa bẩn thỉu: Mỗi một lỗ chân lông đều tràn ngập đầy máu tanh và tội ác.
Thứ ba, chúng ta có thể hỏi lại một cách chính đáng: Đã là tất cả loài quạ trong thiên hạ đều đen như nhau. Một loạt những tệ nạn tật xấu của thị trường Trung Quốc chính là không đáng để nhắc tới. Người Mỹ cũng không còn tư các đến chỉ trích Trung Quốc tham nhũng hủ bại hoành hành, thương nghiệp không có uy tín danh dự, làm giả các số liệu thống kê, ngành tài chính đen tối (nợ xấu ngân hàng, lừa đảo trên thị trường chứng khoán và tham nhũng nhận hối lộ) sâu không nhìn thấy đáy, những khoản nợ khổng lồ bị che giấu… và nhiều thứ khác. Phần lớn là “Quạ đen đậu trên lưng lợn, chỉ nhìn thấy lợn đen bẩn mà không thấy bản thân đen”; kẻ tám lạng người nửa cân, như nhau cả thôi. Đám người Mỹ ngay cả vấn đề thành tín thương nghiệp của bản thân đều chưa giải quyết tốt. Bởi vậy đầu tiên chính là bỏ xuống tư thái động một chút là chỉ vào những quốc gia khác mà nói năng lung tung; họ cần thành thành thật thật tự kiểm điểm và giải quyết bản thân cho tốt. Cái gọi là người tốt đầu tiên chính là nhìn lại chính mình, mới là bản phận nên làm của đám người Mỹ.
Thứ tư, từ những lý do trên, bước chân cải cách kinh tế tiếp theo của Trung Quốc tuyệt đối không thể mù quáng đi theo cái gọi là kinh nghiệm thành thục của các quốc gia Phương Tây (đặc biệt là kinh nghiệm từ Hoa Kỳ).
Trung Quốc cần
• trịnh trọng kêu gọi chính phủ và các chính khách cầm quyền ở Trung Quốc sau khi gia nhập WTO,
• cực kỳ thận trọng đối đãi cái gọi là “kinh nghiệm tiên tiến” từ các công ty quốc tế lớn,
• suy nghĩ lại về quá trình hội nhập với quốc tế, qua đó làm thế nào tiếp nhận “kinh nghiệm quản lý và thể chế tiên tiến” của các quốc gia phát triển,
• định vị lại vị trí của Trung Quốc trong quá trình nhất thể hoá với kinh tế toàn cầu.
Sự thực đã chứng minh, các quốc gia mới nổi đang phát triển với nền kinh tế thị trường kiểu Phương Tây, hoàn toàn không phải là linh đan diệu dượng để chấn hưng kinh tế. Những kinh nghiệm giáo huấn đau đớn nhiều đếm không hết: trước có sự thất bại khi Liên bang Nga áp dụng “Liệu pháp sốc” kiểu Phương Tây, sau có khủng hoảng tài chính của các quốc gia Nam Mỹ và Châu Á; gần đây liên tiếp xảy ra khủng hoảng tài chính ở Argentina và bê bối làm giả số liệu của các tập đoàn kinh tế tại Hoa Kỳ… Một loạt những bài học này, càng làm cho chúng ta kiên định thực hiện tín niệm về “Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Quốc”, thậm chí là suy nghĩ lại nên hay không nên đi con đường cải cách phi thị trường hoá.
Dưới cái nhìn của tôi, với một Trung Quốc đang hoà nhập vào nền kinh tế thế giới theo hướng nhất thể hoá và thị trường hoá, hấp thu những kinh nghiệm từ bê bối làm giả số liệu tài chính của các tập đoàn Hoa Kỳ là điều nên làm và cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đem những vụ án làm giả cá biệt của một vài công ty để phủ định toàn bộ nền kinh tế thị trường đã thành thục, từ đó mượn cớ để ngăn trở hay làm chậm lại bước đi của Trung Quốc về phía thị trường kinh tế kiện toàn. Càng không thể từ đó hoài nghi uy tín thương nghiệp là một trong những phẩm chất căn bản của kinh tế thị trường, từ đó mở toang cánh cửa cho những lừa đảo trong kinh doanh với việc không nhìn đến uy tín thương nghiệp, đặc biệt là đối với một nơi mà thành tín đang ở mức độ sắp tan vỡ hoàn toàn như Trung Quốc.
Công bằng mà nói, kinh tế thị trường chủ nghĩa tư bản Phương Tây đã trải qua phát triển hàng trăm năm, đã trở thành nền kinh tế có uy tín hơn nữa đối với uy tín thương nghiệp. Nó có những yêu cầu nghiêm khắc đã được pháp trị hoá, hình thành một hệ thống sắp đặt có hiệu quả đối với hành vi lừa đảo thương nghiệp và vi phạm quy định tức là có sự ngăn ngừa trước khi sự việc xảy ra cũng như trừng phạt nghiêm túc sau sự việc, danh dự thương nghiệp mất đi đồng nghĩa với kinh doanh gặp tổn hại thậm chí là phá sản. Đồng thời, người Phương Tây chưa bao giờ phủ nhận kinh tế thị trường là chưa hoàn thiện, cũng giống như việc chưa bao giờ phủ định thể chế dân chủ không còn điểm chưa hoàn thiện vậy. Ở Phương Tây, trong suốt quá trình từ khi chủ nghĩa tư bản được sinh ra tới ngày nay, những tiết lộ và phê phán đối với những tật xấu của thị trường thông qua những cải cách và sáng tạo thể chế mới nhằm bổ sung cho sự thất bại của thị trường và cơ chế. Kinh tế thị trường và chính trị dân chủ sở dĩ càng ngày càng thể trở thành dòng chính của văn minh thế giới, tuyệt đối không phải bởi vì chúng hoàn mỹ vô khuyết, mà bởi vì những kinh nghiệm lịch sử cho đến ngày nay đã nói cho nhân loại biết thực tế.
Trong số những chế độ đã được thực tế kiểm nghiệm qua, bất luận là từ góc độ lợi ích hiệu suất hay góc độ giá trị, sự kết hợp thị trường tự do và dân chủ lập hiến là chế độ có sức phá hoại thấp nhất trong tất cả các chế độ. Nó có thể đem cái ác của chế độ hạn chế tới mức thấp nhất. Nó cũng có thể đem sự phát tác của điểm yếu con người giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất, hết khả năng lớn nhất có thể cung cấp khích lệ mang tính thể chế đối với thiện lương và sức sáng tạo của con người. Trên những phương diện phòng ngừa các tật xấu, cơ chế giám sát, phát hiện và xét lại sự việc, bù đắp thất bại của thể chế cũng như tự điều chỉnh hoàn thiện bản thân, đích thật nó là chế độ có hiệu quả nhất có cách đối xử với người nhân tính nhất mà con người có thể nghĩ ra cho đến hiện tại.
Trên thực tế, cơ chế thị trường đang không ngừng sửa chữa những tật xấu và tự mình hoàn thiện và đi tới thế kỷ 21. Giống như Thời báo New York bình luận đối với scandal tài chính lần này:
“Vấn đề là: Những nhà tư bản có tầm nhìn nông cạn hám lời này có hay không đủ sức lật đổ chủ nghĩa tư bản? Đáp án là: Chế độ tư bản chủ nghĩa dường như có một hệ thống tự mình định vị dẫn hướng được xây dựng từ bên trong, mà hệ thống này một khi bị vi phạm quá mức sẽ tự bản thân khởi động – tự tin của người đầu tư bị tổn thất, thị trường cũng sẽ tổn thất theo nó, gây ảnh hưởng liên đới tới sự trưởng thành của doanh nghiệp cũng như nguồn vốn cần được huy động. Cuối cùng, chính là cỗ dục vọng của giới tư bản muốn thu lấy lòng tin của người đầu tư làm cho chủ nghĩa tư bản đứng vững không suy chuyển.”
Chúng ta cũng có lý do để tin rằng, bê bối làm giả số liệu tài chính của các tập đoàn lớn Hoa Kỳ lần này, là một lần nữa tích góp bài học nghiêm túc cho nhân loại; nó cũng vừa vặn chứng minh rằng, vốn được xây dựng trên thể chế quản lý giám sát hoàn thiện và cải tạo gian nan và lâu dài căn tính xấu xí của con người, chủ nghĩa tư bản sẽ dùng những nguồn tài nguyên phản diện này, tiến hành cải cách chế độ, sáng tạo chế độ một cách có hiện quả.
Cách nhìn và phản ứng trái người của người dân Trung Quốc Đại Lục đối với bê bối gian lận của Phố Wall, mặc dù hết sức hoang đường và hạ lưu, nhưng đồng thời cũng không đáng để kinh ngạc. Bởi vì, truyền thông của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đổi trắng thay đen, bẻ cong sự thật tung tin đồn, che giấu chân tướng và một loạt những hành vi vô lại, là ung nhọt độc hại mang tính thể chế của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc; chúng không những được dùng để nhồi nhét ý thức hệ ở trong nước, lại càng được dùng để bôi đen Phương Tây đặc biệt là chế độ của Hoa Kỳ, mượn những mặt tăm tối của chủ nghĩa tư bản nhằm dụng ý làm nổi bật lên cái gọi là “tư thế của chế độ” cho bản thân.
Vô trung sinh hữu(1) và chỉ lộc vi mã(2) lúc bình thường đã trở thành cách làm nhất quán của truyền thông chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng là phương thức tư duy quen thuộc của người dân Trung Quốc vốn đang không ngừng bị tẩy não, huống hồ bê bối làm giả số liệu tài chính ở Hoa Kỳ được tiết lộ gần đây vẫn là sự thật không thể phủ nhận! Bằng chứng điển hình nhất của phản ứng lưu manh hạ lưu này, về phía chính phủ thì có “Sách trắng nhân quyền” được tạo ra nhằm đối phó với Hoa Kỳ khi nước này hàng năm đưa ra “Báo cáo nhân quyền các quốc gia”, về phía người dân thì có sự phẫn nộ đối với sự kiện 1 tháng 4 va chạm máy bay ở Đảo Hải Nam và tâm thái vui mừng khi người khác gặp tai hoạ trong sự kiện 11 tháng 9.
Biểu diễn điển hình hơn nữa, không còn nghi ngờ gì đó chính là logic hỏi lại câu hỏi mà Chu Dung Cơ tự cho là cao minh. Truyền thông toàn thế giới sẽ không quên được, vở kịch áp trục trong hai kỳ họp Quốc hội và Chính hiệp Trung Quốc là buổi họp báo của Thủ tướng, ngoại trừ cảm giác mới mẻ mà buổi họp báo đem lại vào lần Chu Dung Cơ nhậm chức, ba kỳ họp báo tiếp theo đó thực sự là một kỳ không bằng một kỳ. Những ký ức sâu sắc nhất không còn là hào khí vạn trượng năm đó, mà là đặt câu hỏi ngược lại một cách ngạo mạn ngang ngược. Khi phóng viên nước ngoài nhắc tới hủ bại ở Trung Quốc, nợ xấu tài chính, hối lộ hủ bại trong nghành ngân hàng Trung Quốc và một loạt vấn đề, một Chu Dung Cơ trước nay vẫn có tiếng là nói thật nói thẳng, lần này bản lĩnh giữ nhà không còn là tự khiêm tốn và tự kiềm chế, mà là bá đạo hỏi ngược lại câu hỏi của phóng viên nước ngoài:
“Nước Đức của mấy người không phải là cũng có hủ bại như thế này sao? Hoa Kỳ của các anh không phải cũng có bê bối Enron hay sao?”
Ý nghĩa bên ngoài những câu nói này là: Đã là hủ bại ở đâu trên khắp thế giới cũng có. Vì Phương Tây mấy người ngay cả thủ tướng ăn hối lộ cũng có, bê bối Enron cũng có nên những tin tức hối lộ hủ bại của chúng tôi cũng là không thể tránh khỏi. Có cần thiết phải kinh ngạc thất thanh như vậy không? Mọi người đều là quạ đen một bầy; các anh thậm chí còn đen hơn cả chúng tôi. Vì thế các anh không có tư cách hỏi tôi những vấn đề như vậy, và càng không có tư cách nói hai nói ba đối với Trung Quốc. Những câu hỏi ngược lại tương tự, cũng xuất hiện ngày càng nhiều với Giang Trạch Dân, Lý Bằng và cả từ của người phát ngôn Đảng Cộng sản Trung Quốc trong của buổi họp báo. Đặc biệt là khi dính dáng đến vấn đề nhạy cảm về nhân quyền, Lý Bằng và những người khác đều đặt câu hỏi ngược lại(3) một cách tự tin:
“Kỳ thị chủng tộc của Hoa Kỳ các anh lẽ nào không phải là dẫm đạp lên nhân quyền? Bạo loạn Los Angeles lẽ nào không phải là sự kiện nhân quyền tồi tệ hơn cả của chúng tôi?!”
Kiểu hỏi ngược lại của Chu Dung Cơ, đem đến cho người dân một dẫn chứng phong phạm với tư duy logic dã man ngang ngược từ chính những kẻ cầm quyền, được sử dụng tràn lan nhằm ứng phó với những phê bình đến từ các quốc gia Phương Tây. Những phản ứng của người dân Trung Quốc đối với bê bối của Phố Wall lần này và việc thủ tướng Chu Dung Cơ đặt câu hỏi ngược lại đối với các phóng viên Phương Tây, về logic nội tại hoàn toàn giống nhau.
Loại chất vấn này trên thực tế là hình thức tự nguỵ biện một cách vô lại. Nó cho thấy rằng ở thời điểm hiện tại góc nhìn thù địch của người Trung Quốc đối với Hoa Kỳ vẫn là sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân. Nền kinh tế tăng trưởng tốc độ cao và năng lực quốc gia không ngừng được nâng lên làm cho người dân sinh ra thứ tự ngạo mù quáng, cùng với di truyền văn hoá và chứng ung thư của chế độ cũng như một loạt nhân tố tổng hợp khác, đang đầu độc không ngừng những nhân tính cơ bản của người Trung Quốc. Loại căn tính xấu xa của người Trung Quốc từng được ngòi bút của Lỗ Tấn mô tả là “Tinh thần A Q”, không những không có sự thay đổi nào, hơn nữa càng ngày càng phổ biến – to thì có Tổng bí thư, Thủ tướng, nhỏ thì tới người dân bình thường. Từ góc độ đạo đức mà nói, đây cũng chính là sách lược nhất quán của tiểu nhân nhằm đối phó với quân tử.
Đồng thời, người dân trong nước đã nhận định cải cách kinh tế của Liên bang Nga đã thất bại, khủng hoàng tài chính ở khu vực Nam Mỹ và Châu Á, trong đó kẻ chủ mưu đầu sỏ là chủ nghĩa tư bản Phương Tây. Vậy thì người dân Trung Quốc đương nhiên cần bày ra bộ dáng kiêu ngạo như nắm chắc chân lý trong tay, chỉ nhắc tới sự thành công của cải cách mang màu sắc Trung Quốc và sự thất bại của cải cách kinh tế Liên bang Nga. Người dân Trung Quốc chỉ nói đến việc Trung Quốc đã làm thế nào thành công tránh thoát khỏi khủng hoảng kinh tế đã càn quét Đông Á và khu vực Nam Mỹ, trong khi đó không hề đả động tới di sản của 70 năm dưới lịch sử độc tài đã đem đến tác dụng phụ to lớn tàn phá kinh tế Nga như thế nào, và cũng không cách nào khách quan đánh giá ảnh hưởng của “Liệu pháp kinh tế Shock” đối với Liên bang Nga và các quốc gia Đông Âu. Người dân Trung Quốc không thèm nhìn khủng hoảng kinh tế ở các quốc gia Đông Á và Nam Mỹ, vừa vặn đến từ dẫm đạp bởi những căn tính xấu xa của chính các quốc gia này đối với các quy tắc của thị trường lành mạnh, đến từ sự hủ bại khó lòng loại bỏ trong tầng lớp tư bản thân hữu và quan hệ lợi ích nhóm gia tộc. Trong khi đó ở Trung Quốc, mức độ nghiêm trọng mà những tật xấu về văn hoá và khiếm khuyết về thể chế dẫn tới những cuộc khủng hoảng trên, hơn xa so với bất kỳ quốc gia Đông Á và các quốc gia chuyển đổi sang thế chế dân chủ từ khối Liên Xô và Đông Âu cũ.
Đối với Trung Quốc mà nói, kể cả khi ném sang một bên những hậu quả được tạo nên bởi quyền lực hoá thị trường và tư hữu hoá lợi ích nhóm mang đặc sắc Trung Quốc là hủ bại rộng khắp và thiếu hụt về danh dự uy tín, chỉ cần là bởi khởi đầu muộn, kinh nghiệm không nhiều và quyền sở hữu tài sản mơ hồ, những cải cách về tài chính và kinh tế thị trường Trung Quốc cũng hết ức nông cạn và non nớt, thậm chí còn chưa thật sự đi lên quỹ đạo, xây dựng thể chế bị đình trệ nghiêm trọng và môi trường nhân văn xấu đi nhanh chóng. Về căn bản kinh tế thị trường Trung Quốc không thể thật sự tiến hành so sánh với các quốc gia phát triển Phương Tây có hàng trăm năm kinh nghiệm; có thể nói mức độ uy tín thương nghiệp của hai bên hoàn toàn không cùng ở một mặt bằng. Mặc dù người dân đã bị tước đoạt đi quyền được biết sự thật và quyền giám sát, không cách nào tìm hiểu được sự thật sau tấm màn đen của nền kinh tế và tài chính, cũng không cách nào sử dụng quyền lực giám sát thật sự của người dân. Nhưng mỗi người dân Trung Quốc chỉ cần dựa vào kinh nghiệm thường ngày có hạn thì có thể xác định: giả dối phổ biến khắp Trung Quốc trong tất cả mọi lĩnh vực, mỗi một dự án đấu thầu đều có giao dịch ngầm, các công ty con của chính phủ lên sàn chứng khoán hầu như không có một công ty nào không làm giả sổ sách. Ngành ngân hàng Trung Quốc càng là trọng điểm hủ bại. Ngay cả những trường học và cơ cấu học thuật vốn được xem là tịnh thổ cũng không thể thoát khỏi, chúng bị những giao dịch ngầm giữa quyền lực và trí thức ăn mòn. Dưới sự áp chế của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc và mạng lưới câu kết giữa tiền bạc và quyền lực làm cho những bê bối đủ sức gây ra khủng hoảng kinh tế không cách nào đưa ra ánh sáng mà thôi.
So sánh một cách toàn diện sự cao thấp uy tín thương nghiệp và ưu nhược của thể chế thị trường giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, thực tế là vượt quá khả năng của tôi, chỉ có thể lưu lại cho những nhân sĩ chuyên nghiệp có hứng thú toàn diện đào móc. Nhưng mà, chỉ mới trên phương diện những bất đồng về thái độ nhìn nhận bê bối kinh tế, sự ưu việt và hơn kém cao thấp về chế độ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngay lập tức hiện rõ: Ở Hoa Kỳ, sau khi xảy ra bê bối làm giả báo cáo tài chính, từ chính phủ đến quốc hội, từ truyền thông tới giới học thuật, từ giới luật sư đến giới thương nhân, từ người dân thường đến những người nổi tiếng trong xã hội tới Tổng thống…hầu như toàn quốc đều lên tiếng phê phán và có những kêu gọi cải cách chế độ, tư pháp đã bắt đầu tiến hành điều tra bê bối, tổng thống Bush công khai lên tiếng, nhấn mạnh uy tín và lương tri thương nghiệp và đưa ra biện pháp cải cách, cơ quan lập pháp cũng đã thông qua những dự luật liên quan.
Ba công ty truyền hình cáp lớn nhất Hoa Kỳ và báo The New York Times, The Washington Post, tuần báo TIME và một loạt truyền thông dòng chính đều chỉ ra: Các nhà tư bản không giữ uy tín và sự thất trách của các công ty kiểm toán, giám sát đã trực tiếp dẫn tới nền kinh tế thiếu đi sức phục hồi và rơi vào vòng tuần hoàn xấu; trong khi đó những ảnh hưởng xấu lâu dài nếu như không được sửa chữa kịp thời, thì sẽ biến thành đòn đánh có lực sát thương lớn, làm cho uy tín và danh dự của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ bị mất hết, người đầu tư sẽ mất đi lòng tin đối với hệ thống tài chính Hoa Kỳ, thậm chí là đối với cả chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ.
Nhìn lại Trung Quốc, hành vi làm giả tràn lan, đâu đâu cũng thấy trong các ngân hàng và công ty lên sàn chứng khoán, trong khi đó rất khó để được tiết lộ và đưa ra ánh sáng. Vụ án lừa đảo huy động vốn đầu tư do con trai cựu Thủ tướng Lý Bằng là Lý Tiểu Bằng chủ mưu, dưới sự phẫn nộ của công chúng, vẫn điềm nhiên trốn thoát ra nước ngoài. Cái chết tự sát của Cục trưởng Cục quản lý ngoại tệ Quốc gia cho đến nay vẫn là một đám hỗn loạn. Vụ án buôn lậu Lại Xương Tinh dính dáng đến nhiều quan chức cấp cao thì đến nay lại vẫn còn bình yên vô sự(4). Tuần báo Southern Weekly vì tiết lộ tham nhũng hủ bại đối với công trình giáo dục Hy Vọng mà bị trù dập. Gần đây, bê bối tham nhũng lớn ở Ngân hàng Trung Quốc liên quan đến chủ tịch Vương Tuyết Băng, vẫn chỉ được truyền thông Hoa Kỳ đăng tải đầu tiên, sau đó truyền thông trong nước mới không thể không đăng tin ngắn giản lược và biểu hiện thái độ. Nhưng truyền thông chỉ được phép đăng theo bản nháp thông báo từ phía Tân Hoa Xã và từ miệng của các bộ nghành liên quan để đăng tin. Hiện tại cũng chưa nhìn thấy có biện pháp chỉnh đốn hiệu quả được đưa ra, trên thực tế chính là để che lấp đôi mắt của người dân. Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ, đã có lúc nào hướng về người dân cả nước đem chính bê bối tham nhũng ở Ngân hàng Trung Quốc hô hào qua lương tri và thành tín đâu, hơn nữa là đưa ra biện pháp cải cách có hiệu quả! Các cơ quan tư pháp liên quan đã bao giờ định ra thời gian cụ thể đem quá trình điều tra vụ án công bố cho dư luận! Nhân Dân Nhật Báo, Tân Hoa Xã, Đài truyền hình Trung ương CCTV và một loat truyền thông dòng chính, đã bao giờ công khai chỉ trích nghiêm khắc và khách quan đưa tin về một bê bối liên quan tới hàng tỉ đồng như vậy?
Ví dụ nữa, Haier là doanh nghiệp tiên phong của Trung Quốc đi ra thế giới, thậm chí được truyền thông xưng tụng tâng bốc là “thần thoại Haier”.
Những năm gần đây, phản ứng của dư luận xã hội đối với “thần thoại Haier”, đặc biệt là sự nghi ngờ đối với thành tích tăng trưởng doanh số hàng năm liên tục tăng 50%, nhưng phần lớn đều không biết rõ về chi tiết. Gần đây, cuối cùng cũng có tờ tạp chí “Góc nhìn Phương Nam” đăng bài dài, dùng dữ liệu kỹ càng đặt nghi ngờ về “thần thoại Haier”: Nghi ngờ báo cáo mà Haier công bố vào năm 2001 kết quả kinh doanh toàn cầu từ mức 30 tỉ của năm 2000 tăng lên 60.2 tỉ năm 2001, nghi ngờ lợi nhuận cổ phiếu của Haier Thanh Đảo với mã số 600690 luôn đạt mức tăng trưởng 20%- 30%. Với địa vị và uy tín của Haier trong giới doanh nghiệp Trung Quốc, nếu như những nghi ngờ này là sự thật, thật đúng sẽ trở thành một “Sự kiện Enron” của Trung Quốc. Tuy phóng sự này đã dấy lên sự quan tâm mãnh liệt của dư luận, nhưng truyền thông dòng chính Trung Quốc lẫn các bộ nghành chính phủ đều một mực im lặng, giống như tất cả mọi thứ đều chưa từng xảy ra vậy.
Chúng ta cần phải nhận thức được rằng, những tệ đoan tật xấu sâu xa này dưới tầng tầng phong tỏa của chủ nghĩa tư bản thân hữu, không có cách nào được công khai kịp thời, lại càng không thể nào nói tới ngăn chặn kịp thời và cải cách, mà chỉ có thể để những tệ đoan tiếp tục tích lũy. Càng tích lũy càng khó có thể tiêu hóa một cách hiệu quả, chính là đem trách nhiệm ngăn ngừa thảm họa kinh tế đem đẩy cho tương lai một cách vô thời hạn. Mà loại hành động thoái thác trách nhiệm này có thể được tiến hành thông suốt. Chính là bắt nguồn vì tư lợi và tầm nhìn hạn hẹp của đảng cầm quyền. Thứ đến là do không có không gian cho ý kiến độc lập. Tiếp theo là sự thờ ơ của chính người dân Trung Quốc quá phổ biến, hoàn toàn không có cách nào hình thành được áp lực dư luận xã hội dân sự đủ để chính quyền cảm thấy bị áp lực. Trên một ý nghĩa nào đó mà nói, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc chính là gặp may mắn, bởi vì năng lực nhẫn nhục chịu đựng và sự thuần phục đối với quyền lực của người dân Trung Quốc là hiếm có trên thế giới. Bởi thế mới có thể để cho một chế độ độc tài làm điều ác vô số có thể trường thọ. Thậm chí nó trở hành chế độ độc tài trường thọ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ngay cả năng lực nhẫn nhịn chịu đựng của người Trung Quốc hơn xa so với những dân tộc khác, có thể một lần lại một lần kéo dãn sự bùng phát khủng hoảng, năng lực chịu đựng những tệ đoan tật xấu của xã hội cũng không thể nào là vô giới hạn. Tổng có một ngày, khi năng lực chịu đựng của người dân trong nước đạt tới giới hạn, khi đó sự bùng phát không còn cách nào nhẫn nhịn được nữa sẽ dẫn tới cơn đại địa chấn đối với kinh tế Trung Quốc. Chu kỳ hỗn loạn ác tính của xã hội Trung Quốc trong hàng ngàn năm, sớm đã cung cấp vô số bài học như vậy.
Nói cách khác, chỉ cần thừa nhận rằng con người không phải là thần thánh, nhân tính cũng là không cách nào hoàn mỹ vô khuyết. Phải thừa nhận rằng con người nhất định sẽ phạm phải sai lầm, tất cả những thể chế do con người tạo ra cũng sẽ có những lỗ hổng cũng có lúc bị vô hiệu hoá. Điều quan trọng nằm ở chỗ: Nhìn trực diện vào nhược điểm và sai lầm hơn nữa tận lực để cải thiện, sửa chữa sai lầm, hay là áp dụng chính sách đà điều chui đầu vào cát để che giấu nhược điểm, lấp liếm sai lầm và trốn tránh trách nhiệm. Tự hoàn thiện bản thân là một quá trình tiệm tiến lâu dài không có giới hạn của nhân loại. Nó không phải là mô hình làm một lần rồi ngồi mát ăn bát vàng, tái tạo thành con người mới của kế hoạch chủ nghĩa không tưởng Utopia. Bởi vậy, đi cùng với sự phát triển của xã hội loại người luôn là tính năng tự hoàn thiện chính mình; đó chính là tận lực đem những căn tính xấu của con người và tính xấu của chế độ giảm thiểu đến mức độ nhỏ nhất.
Bởi thế, không thể đắc ý bởi những bê bối của người khác để từ đó thể hiện ra tính ưu việt đẹp đẽ của bản thân. Cũng không thể dùng những xấu xa hủ lậu của người khác để thoái thác những xấu xa của bản thân. Hơn nữa lấy đó làm lý do để tự chặn bước chân bản thân, nhốt trong chiếc lồng thủ cựu. Hơn nữa tiến thêm một bước nhằm phủ định những kinh nghiệm quản lý và chế độ tiên tiến của các quốc gia phát triển Phương Tây đáng để chúng ta học tập, càng không thể lấy đây làm lý do để cho bản thân mượn cớ và thoái thác trách nhiệm trước môt loạt những sai lầm nghiêm trọng của chế độ cũng như đoạ lạc về nhân tính.
Chỉ có một xã hội dưới sự thao túng của một chế độ đoạ lạc đổ nát cũng như những con người truỵ lạc có nhân tính bị ăn mòn, mới có thể chơi đùa không mệt mỏi một trò chơi hạ lưu đê tiện. Đó là đem những bê bối xấu xí của người khác trở thành khăn che xấu hổ cho bản thân. Đặc biệt là đem những điểm đen cục bộ của thiên sứ xem là một đám đen của ma quỷ, từ đó tự bôi bẩn bản thân trở thành ma quỷ, thật sự là hạ lưu.
Một câu nói: Mượn nhờ những cái xấu của người khác để che giấu sự xấu xí của bản thân, thì kẻ đó đặc biệt xấu xí.
Bắc Kinh, ngày 13 tháng 7 năm 2002 tại nhà riêng
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: Trung Văn, Lưu Hiểu Ba, “Lưỡi gươm đơn tẩm thuốc độc: Phê phán chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đương đại”. Nhà xuất bản Boda. 2006. DCVOnline hiệu đính và minh hoạ bản của người dịch. Chú thích của người dịch.
(1) Vô trung sinh hữu: 无中生有 tức từ không làm thành có.
(2) Chỉ lộc vi mã: 指鹿为马 chỉ hươu bảo là ngựa. Ý nói làm điên đảo đen trắng, rối loạn phải trái. Lấy tích Triệu Cao lộng quyền, chỉ hươu bắt nói là ngựa, coi thường hoàng đế và áp đảo các quan.
(3) Hỏi ngược lại là một loại nguỵ biện logic “Tu quoque” (anh cũng vậy) mà người Mỹ gọi là “whataboutism” hay “whataboutery”. Giới phê bình hiện nay cho rằng Tổng thống Trump của Mỹ rất ưa dùng nguỵ biện loại “whataboutism” này.
(4) Năm 2012, sau 12 năm lẩn trốn ở Canada, Lại Xương Tinh đã bị dẫn độ về Trung Quốc và bị tuyên án chung thân.
CÁI TỐT VÀ CÁI XẤU
TRONG CUỘC ĐỜI NÀY
Cuộc đời là một vườn hoa
Vốn là nguyên tắc chung hoài vậy thôi
Mỗi hoa luôn nở rồi tàn
Để làm cái mới cứ càng nối nhau !
Dẫu vườn muôn sắc muôn màu
Đâu toàn hoa đẹp hay đều hoa thơm
Các loài xấu xí có luôn
Cũng như trái độc vẫn thường vậy thôi !
Thế nên cơ chế cuộc đời
Mới điều chính mà đâu con người
Phải cần cơ chế rạch ròi
Nhất là hiệu quả và toàn khách quan !
Bởi đời luôn có đấu tranh
Hướng lên xuống xuống mới thành vậy thôi
Có bao tích cực trên đời
Cũng bao tiêu cực cứ thời đi theo !
Thành ra dân chủ tự do
Mới là nguyên tắc để cho mọi người
Còn như muốn chỉ độc tài
Dễ đâu xã hội thắng toàn bản năng !
Ngày xưa chính Mác cuội nhăng
Cho rằng xã hội cần nên độc tài
Để cho tích cực lên hoài
Thật là quan điểm quả toàn là ngu !
Bởi đời tuyệt đối khi nào
Mà luôn tương đối mãi hoài vậy thôi
Chỉ cần tích cực đa phần
Dựa trên pháp luật để thành văn minh !
Còn như gom mọi sự tình
Nhốt trong độc đoán tưởng mình là hay
Thật ra ngu thảy dài dài
Bởi vì trái trớt với đời khách quan !
Tại đời nền tảng tự nhiên
Làm gì toàn hảo giữa miền trần gian
Chỉ cần phát triển rõ ràng
Trong điều tương đối là sang lắm rồi !
Nên chi Mác chỉ ngu dài
Muốn toàn tuyệt hảo khiến thành hư không
Đời thành đóng kịch một dòng
Đuổi theo huyễn tưởng mới toàn vô duyên !
Hét lên tư bản nhãn tiền
Đều toàn cái xấu phải liền dẹp đi
Cho là tiêu cực mọi bề
Thấy đâu tích cực vốn nằm bên trong !
Chỉ vì hợp lẽ khách quan
Đó là cơ chế hiệu năng cho đời
Lại thay bằng ý chí người
Quả trong nhân loại Mác thành ngu si !
ĐẠI NGÀN
(13/12/17)