Đặc khu kinh tế của Việt Nam bị đẩy lùi vì những cuộc biểu tình chống Trung Quốc

Atsushi Tomiyama | DCVOnline

Chính phủ Việt Nam Cộng sản nói chính sách về Đặc khu Kinh tế không ưu đãi Bắc Kinh, nhưng mối quan tâm của công chúng ngày càng tăng. Cảnh sát đã giải tán một cuộc biểu tình tại Hà Nội vào tháng 6 về dự thảo luật đặc khu kinh tế, được coi là ưu đãi Trung Quốc. © Reuters

Nguồn: YouTube

HÀ NỘI | Kế hoạch mở ba đặc khu kinh tế đầu tiên của chính phủ Việt Nam đã bị đình trệ; sớm nhất đến năm sau chúng mới có thể bắt đầu hoạt động vì các cuộc biểu tình lớn của người dân lo ngại vì một loạt các doanh nghiệp Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam.

Đầu tháng 6, các cuộc biểu tình bùng nổ khắp cả nước, kể cả ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều nhà máy và cửa hàng bị phá hủy, và ít nhất 1.000 người đã bị bắt — đây một điều bất thường thường ở Việt Nam vì lực lượng an ninh công cộng theo dõi công chúng thường xuyên [Một nhóm nào đó trong đảng Cộng sản đã hậu thuẫn cho những cuộc biểu tình này. — DCVOnline]. Quốc hiiji Việt Nam phản ứng bằng cách trì hoãn việc thảo luận và bỏ phiếu về luật lệ liên quan đến các đặc khu kinh tế hồi tháng 6, và gần đây đã quyết định dời vấn đề này lại một lần nữa trong khóa tháng Mười.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết:

“Không một từ nào nói về Trung Quốc trong dự thảo luật về đắc khu. Một số người cố tình đưa ra ý tưởng về mối đe dọa.”

Tuyên bố thẳng thắn bất thường về Trung Quốc này, một chủ đề mà các chính khách Việt Nam có khuynh hướng tránh né, nhằm mục đích dập tắt tình trạng bất ổn trog quần chúng.

Năm 2013, Việt Nam chọn Quảng Ninh – một tỉnh ven biển phía đông Hà Nội giáp với Trung Quốc – cũng như những trung tâm nghỉ mát ở tỉnh Khánh Hòa và đảo Phú Quốc là nơi sẽ trở thành đặc khu kinh tế. Những đặc khu này được thành lập để thu hút đầu tư nước ngoài nằng những lợi ích như được quyền sử dụng đất đến 99 năm, luật lệ dễ dãi về hoạt động của những sòng bạc và các thủ tục pháp lý được sắp xếp nhanh chóng. Việt Nam đón nhận mô hình đặc khu kinh tế muộn hơn các nước châu Á khác.

Đằng sau mối quan tâm của công chúng là ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong nước. Năm ngoái, đầu tư trực tiếp của các công ty Trung Quốc vào Việt Nam lên đến 1,4 tỷ USD, gấp năm lần con số năm 2012. Số lhasch du lịch từ Trung Quốc tăng gấp ba lần trong khoảng thời gian đó lên đến khoảng 4 triệu người. Tại các khu nghỉ mát như Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc, người Trung Quốc đã đến mua bất động sản như mua tôm tươi, với các khu phố Tàu mới thanh lập ở một số khu vực.

Các nước láng giềng của Việt Nam như Campuchia và Lào cũng đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc trong các lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư trực tiếp. Nhưng nhiều người Việt Nam không tin tưởng vào Trung Quốc, hai nước đã đổ máu trong một cuộc chiến biên giới năm 1979 và có những xung đột vũ trang tiếp theo trong những năm 1970 và 80, và hai nước vẫn đang đối phó với những căng thẳng trên các vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Biển Đông.

Theo chính phủ Việt Nam, kế hoạch đặc khu kinh tế được đưa ra để thu hút các giới đầu tư từ bất cứ nơi nào trên thế giới và không cố ý ưu đãi Trung Quốc. Mặc dù những điều khoản cho sử dụng đất 99 năm của dự luật gây ra sự phản đối chỉ trích trong công chúng, những luật lệ hiện hành đã cho phép giới đầu tư nước ngoài thuê đất lên đến 70 năm.

Nhưng ba địa điểm được chọn lập đặc khu kinh tế đàn có dân số Trung Quốc tăng nhanh nhất ở Việt Nam, và tất cả đều có tầm quan trọng chiến lược về phương diện quốc phòng. Khánh Hòa là tỉnh có Vịnh Cam Ranh, một địa điểm biển quan trọng có các cơ sở quân sự lớn. Về vấn đề này, một nguồn trong chính phủ cho hay,

“Ý kiến [về đặc khu kinh tế] cũng khác nhau ngay cả trong giới nhà lãnh đạo Việt Nam.”


Nguồn: VOA Express (VOA Tiếng Việt)

Tuy nhiên, khả năng vẫn có là một hay nhiều người trong đảng đã khuyến khích và hậu thuẫn cho những cuộc biểu tình hồi tháng Sáu vì lý do chính trị. Nơi có các cuộc biểu tình ác liệt nhất là Bình Thuận, một tỉnh vùng biển phía đông Thành phố Hồ Chí Minh; ở đây không có khu kinh tế đặc biệt nào được quy hoạch. Một số tin địa phương cho rằng những người đứng đằng sau những vụ bạo động đã được trả tiền.

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Vietnam’s economic zones derailed by anti-China protests | ATSUSHI TOMIYAMA | Nikkei ngày 3 tháng 9 năm 2018.