Trung Hoa đã vi phạm Quy định y tế quốc tế. Bây giờ chúng ta làm gì?

Errol Patrick Mendes, Marcus Kolga và Sarah Teich | DCVOnline

Khi nhìn về một thế giới hậu coronavirus, chúng ta phải tìm xem ai phải chịu trách nhiệm gây ra thiệt hại về kinh tế và sự tàn phá của con người mà loại virus này đã đem đến.

Tedros Adhanom (L), Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, chạy đến bắt tay với Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình (phải) trước cuộc họp của họ tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 28 tháng 1 năm 2020. (CP/EPA/Naohiko Hatta)
Công nhân nghĩa trang trong y phục an toàn chuẩn bị chôn cất một người tại Nghĩa trang Vila Formosa ở Sao Paulo tuần trước (April 7, 2020). Ảnh: AP

Do sơ suất, Trung Hoa đã để cho COVID-19 lan truyền khắp thế giới, ngày càng có nhiều tiếng nói quốc tế lên tiến kêu gọi buộc họ phải chiu trách nhiệm và Canada, sẵn có một số lựa chọn, cần lên tiếng cùng với thế giới.

Chính phủ Trung Hoa chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu về sự lây lan của virus và kịp thời thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chính phủ và giới làm khoa học trên khắp thế giới. Nhưng không, Trung Hoa đã đàn áp, giả mạo hồ sơ, xào xáo dữ liệu, và đàn áp những người báo động về sự lây nhiễm vào đầu tháng 12, ngay trước khi bắt đầu đại dịch toàn cầu. Chính phủ Trung Hoa cũng đã bát tay với Moscow để khai thác sự bối rối xung quanh đại dịch bằng một chiến dịch tuyên truyền tung tin sai lạc về sự không rõ ràng về nguồn gốc của virus, ngụ ý cho rằng nó được phát triển như một vũ khí chiến tranh sinh học của Hoa Kỳ.

Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh đã chuyển trọng tâm sang hướng cổ xúy một “chiến dịch nhân đạo”; “viện trợ” Trung Hoa gồm những bộ dụng cụ thử nghiệm COVID-19 và vật dụng an toàn cá nhân (PPE), nhiền phần không đúng tiêu chuẩn, không dùng được. Một số nước châu Âu thậm chí đã cấm nhập khẩu những thứ này. Tuần trước, chính phủ Canada tuyên bố một triệu mặt nạ mới mua của Trung Hoa đã không hội đủ các tiêu chuẩn và sẽ được trả lại.

Những người chỉ trích về chính sách của chính phủ Trung Hoa, gồm cả người Canada, thường xuyên bị dán nhãn một cách phi lý là ‘chống Trung Hoa,’ hoặc tệ hơn ‘phân biệt chủng tộc’. Viện Macdonald-Laurier (MLI) gần đây đã hậu thuẫn một bức thư ngỏ quốc tế kêu gọi các chính phủ phương Tây tiến hành một cuộc “đánh giá quan trọng về tác động của các chính sách của Đảng Cộng sản Trung Hoa đối với cuộc sống của người dân Trung Hoa và công dân của mọi quốc gia trên khắp thế giới”. Lá thư ngỏ đã nhanh chóng bị tòa đại sứ quán Trung Hoa tại Ottawa lên án.

Trong số các công cụ có sẵn cho Canada và các đồng minh là luật nhân quyền Magnitsky, nếu được thực thi và sử dụng đúng mức, sẽ cho phép các chính phủ phương Tây xác định và xử phạt viên chức chính quyền nước ngoài đã tham nhũng và lạm dụng nhân quyền, bằng cách đóng băng tài sản và không cấp chiếu khán (visa) cho họ.

Chính phủ Canada, dù đã nhắm vào và trừng phạt một số viên chức chính phủ trong một số chế độ đàn áp nhất thế giới, đã tránh xử phạt những viên chức chính phủ Trung Hoa. Những người phải chịu trách nhiệm đã giam giữ tới hai triệu người Uyghur trong các trại lao động cưỡng bức, cũng như những người chịu trách nhiệm về việc thô bạo đàn áp đ giới hoạt động dân chủ Hong Kong nên được đưa vào danh sách Magnitsky của Canada.

Nhân viên y tế đang giúp bệnh nhân COVID-19 tại thư viện được chuyển thành phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) tại bệnh viện Đức Trias i Pujol ở Badalona, tỉnh Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 1 tháng 4 năm 2020. Ảnh: AP/Felipe Dana

Tuy nhiên, các cán bộ ở Vũ Hán và Bắc Kinh, những người đã trì hoãn báo động về virus và bắt giữ những người lên tiếng báo động về virus, cũng nên được đưa ngay vào Danh sách Magnitsky của Canada. Một báo cáo gần đây của Hội Henry Jackson (HJS) của Vương quốc Anh cho thấy rằng tổng số thiệt hại Trung Hoa có thể phải chịu trách nhiệm đối với các nước G7 sẽ vượt quá 4 nghìn tỷ đô la, với hơn 80 tỷ đô la nợ riêng đối với Canada để bồi thường số chi tiêu cần thiết để giải quyết khủng hoảng. Nếu số tiền bồi thường gồm cả các biện pháp giải quyết gần đây, Trung Hoa có thể sẽ phải đền cho Canada hơn 146 tỷ đô la và con số đó sẽ tiếp tục tăng. Ước tính thâm hụt liên bang trong tương lai do việc phải đối phó với COVID-19 có thể lên tới 400 tỷ đô la.

Theo Phillip Cross mội viện sĩ của MLI, tổng chi phí cho Canada Triệu còn gồm cả “thiệt hại về tiềm năng pát triển lâu dài của Canada, cả từ nguồn cung công nhân thấp hơn, đầu tư ít hơn và các công ty bị phá sản.”

Trong khi chính phủ Trung Hoa không thể bị đưa xét xử tại các tòa án trong nước, theo Đạo luật Miễn truy tố Chủ quyền Nước ngoài tại Hoa Kỳ và Đạo luật Miễn Truy tố Quốc gia ở Canada, vẫn còn những con đường khác có sẵn để đưa chế độ cộng sản Trung Hoa ra trước công lý.

Quy định y tế quốc tế (IHR) chi phối luật y tế toàn cầu trên phạm vi quốc tế. Vì giải quyết sai vụ đại dịch COVID-19, Trung Hoa đã vi phạm 2 Điều sáu và bảy. Điều sáu yêu cầu các quốc gia trước tiên phải thông báo cho WHO về một sự kiện khẩn cấp đáng quan tâm về sức khỏe cộng đồng và kịp thời cung cấp chính xác và chi tiết bất kỳ thông tin y tế cộng đồng nào họ đã có. Điều bảy mở rộng điều này cho các trường hợp gồm một quốc gia nhìn thấy bằng chứng về một sự kiện y tế cộng đồng bất ngờ hoặc bất thường trong lãnh thổ của họ có thể tạo thành một trường hợp khẩn cấp y tế cộng đồng ở mức quan tâm quốc tế ngay cả khi không rõ nguồn hoặc gốc của nó.

Theo cơ chế giải quyết tranh chấp của IHR, các thành viên của WHO có thể đưa ra những khiếu nại pháp lý đối với Trung Hoa trên cơ sở rằng họ đã phải chịu trách nhiệm như một quốc gia theo luật pháp quốc tế về các thiệt hại vì đã vi phạm nghĩa vụ đối với WHO. Cho đến nay, không có quốc gia nào bày tỏ quan tâm đến việc này. Điều này có thể không đáng ngạc nhiên; một trở ngại chính để thành công tại một tòa án quốc tế trong một vụ án đòi bồi thường cho một “hành động sai trái” là chứng minh được nguyên nhân. Một thách thức khác là WHO đã dành nhiều lời khen ngợi (sai lầm, theo quan điểm của chúng tôi) về việc Trung Hoa giải quyết sự bùng phát virus. WHO sẽ không hỗ trợ bất kỳ hành động nào chống lại Trung Hoa. Hơn nữa, sự thất bại của nhiều quốc gia trong việc ngăn chặn và giảm thiểu một cách hiệu quả thiệt hại do sự lây lan của virus sẽ chỉ khiến việc chứng minh nguyên nhân trở nên khó khăn hơn.

Mặc dù Trung Hoa khó có thể đồng ý ra trước bất kỳ tòa án quốc tế hoặc Tòa án Công lý Quốc tế nào để biện minh cho hành động của họ, còn nhiều cách khác để buộc nhà nước Trung Hoa phải chịu trách nhiệm về những tốn kém về tài chính và nhân lực khổng lồ do đại dịch gây ra.

Ngay cả trước khi kiểm soát được COVID-19, Liên Hiệp Quốc phải thành lập một ủy ban điều tra quốc tế gồm các chuyên gia y tế, y khoa và luật quốc tế cấp cao nhất để đánh giá mức độ thiệt hại trên toàn thế giới và xem xét tất cả những hành động của Trung Hoa, kể cả một số định lượng về những thiệt hại.

Sau khi ủy ban đó hoàn thành bản báo cáo, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (UNSC), theo trách nhiệm về hòa bình và an ninh toàn cầu, phải thông qua một nghị quyết yêu cầu tất cả các thành viên WHO cung cấp quyền truy cứu dữ liệu về bất kỳ dịch bệnh nào có thể gây ra đại dịch toàn cầu.

Nếu Trung Hoa sử dụng quyền phủ quyết ở UNSC, những thiệt hại lớn cho dân số và nền kinh tế của một số quốc gia dễ bị tổn thương nhất ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á, thì các quốc gia và tổ chức khu vực của họ phải đòi Trung Hoa xóa tất cả các khoản nợ của các quốc gia này đối với Trung Hoa.

Quang cảnh đường phố Bourbon trống rỗng ở Khu phố Pháp giữa đại dịch coronavirus (COVID-19) vào ngày 27 tháng 3 năm 2020 tại New Orleans, Louisiana. Giáo xứ Orleans đã cho hay có ít nhất 1.170 người đan bị nhiễm và 57 người thiêt mạng do coronavirus. Nguôn: Hình ảnh của Chris Graythen, Getty

Trước vấn đề cái giá con người và thiệt hại về kinh tế mà thế giới đang phát triển đang phải đối phó, các chính phủ đó nên xét đến việc sử dụng vốn, cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực thương mại của họ trong quan hệ với Trung Hoa, để thu lại ít nhất hàng nghìn tỷ đô la đã mất do hành động sai trái của chính phủ Trung Hoa.

Một câu trả lời dễ dàng cho Canada để bắt đầu là từ chối không cho Huawei quyền truy cập vào mạng 5G tại đây.

Canada cũng nên đề nghị hỗ trợ ngay lập tức cho một đề nghị gần đây của Thủ tướng Úc Scott Morrison mở một cuộc điều tra quốc tế về phản ứng của WHO về đại dịch, vốn đang bị chế độ Trung Hoa chỉ trích là thao túng chính trị.

Khi nhìn về một thế giới hậu coronavirus, chúng ta phải tìm xem ai phải chịu trách nhiệm cho sự thiệt hại về kinh tế và sự tàn phá của con người mà loại virus này đã gây ra, và bảo đảm rằng những người có trách nhiệm không được phép lặp lại những sai lầm đã gây thiệt mạng hàng trăm ngàn người và hàng nghìn tỷ đô la, và gây ra những thay đổi không thể đảo ngược được mà thế giới chúng ta đang sống.

Giới lãnh đạo chính trị của Canada, phải can đảm không cho phép chính mình bị chế độ toàn trị Trung Hoa đe dọa, và đứng lên chống lại tội ác của họ đối với người Uyghur, các hành vi vi phạm nhân quyền khác gồm cả việc bắt giam Michael Spavor và Michael Kovrig, công dân Canada, một cách tùy tiện, và sự tham nhũng tràn lan ở Hoa lục. Tuy nhiên, bây giờ cũng là thời điểm quan trọng để đưa ra các kế hoạch để buộc Trung Hoa phải chiu trách nhiệm đã để cho đại dịch COVID-19 lan rộng ra toàn cầu.

Những xác người trong nhựa tại một kho giữ xác tại Nhà tang lễ Daniel J. Schaefer, ngày 2 tháng 4 năm 2020, tại quận Brooklyn của New York. Công ty tang lễ Daniel J. Schaefe được trang bị để an/hỏa táng 40-60 người chết một lúc. Nhưng giữa đại dịch coronavirus, nó đã lo cho 185 người quá cố vào sáng thứ năm. Ảnh: AP/John Minchillo.

Về các tác giả | Errol Patrick Mendes là giáo sư luật hiến pháp và quốc tế tại Đại học Ottawa và là người được trao tặng Huân chương Ontario. Marcus Kolga là một chuyên gia hoạt động nhân quyền quốc tế về các hoạt động thông tin sai lạc và ảnh hưởng nước ngoài và là viện sĩ hàng đầu tại Viện Macdonald-Laurier. Sarah Teich là một luật sư người Canada chyên về vấn đề nhân quyền và an ninh, đồng thời là một chuyên gia về chống khủng bố.

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, in ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: China was in violation of International Health Regulations. What do we do now? | Errol Patrick Mendes, Marcus Kolga and Sarah Teich | McLean’s | May 3, 2020.