Lịch sử hận thù của N.J. bị lãng quên
Arlene stein | Trà Mi
Arlene Stein, giáo sư xã hội học tại Đại học Rutgers, cho biết ngày nay, khi hàng nghìn người công khai tán thành niềm tin phân biệt chủng tộc và bài Do Thái bằng bạo lực và cựu tổng thống mới đây của chúng ta kích động họ phô trương quyền lực, chúng ta không nên quên rằng những phong trào lấy cảm hứng từ chủ nghĩa da trắng siêu đẳng và phát xít chỉ là sự tái diễn một phần lịch sử của chúng ta.
Tại một trại hè ở vùng tây bắc tiểu bang New Jersey có những cabin xung quanh một hồ nước. Một bức ảnh chụp năm 1937 cho thấy hàng trăm thiếu niên mặc áo sơ mi và quần đùi màu nâu nhạt, còn các thiếu nữ mặc áo cánh trắng và váy đen vác cờ. Thoạt đầu, nó trông giống như một trại hè điển hình của thời đại đó. Nhưng khi nhìn kỹ hơn, người ta sẽ thấy những bộ đồng phục được là ủi thẳng tắp, diễn hành đồng bộ với những lá cờ có hình chữ vạn, cùng với các là cờ ngôi sao và sọc.
Trên diện tích 205 mẫu Anh, Trại Nordland là trại lớn nhất trong số hơn 20 trại do German-American Bund thành lập “America’s Brownshirts” – “Những cánh áo nâu nước Mỹ” vào những năm 1930. Tại các cuộc tập hợp ở trại và các cuộc biểu dương trước các cửa hàng, những người ủng hộ Bund đã cam kết đưa Hoa Kỳ trở thành quốc gia “của người Thiên Chúa giáo da trắng một lần nữa”. Họ lên án “nồi nấu chảy” [sự hội nhập của mọi sắc tộc ở Mỹ) là một phát minh của người Do Thái và chào nhau kiểu phát xít trong khi hô vang “Heil Hitler, Heil America!”
Khi còn là một đứa trẻ ở Newark vào những năm 1930, tác giả Philip Roth đã chứng kiến các hoạt động của phát xít Mỹ, gồm các cuộc biểu tình, tố cáo người Do Thái và cộng sản, và các cuộc ẩu đả. Trong cuốn tiểu thuyết Âm mưu chống lại nước Mỹ năm 2004, ông đã thay đổi thực tế lịch sử để biến anh hùng hàng không Charles Lindbergh, một người đồng tình với Đức Quốc xã, thành tổng thống thứ 33 của Mỹ trong khi vẫn giữ mọi chuyện khác “gần với sự thật nhất trong khả năng của tôi”. Sau cuộc bầu cử của Trump, những người đánh giá đã xem cuốn tiểu thuyết này giống như một lới tiên tri kỳ lạ; dường như ít người nhận ra rằng tác giả dựa nhiều vào thực tế.
Sự thật là các phong trào lấy cảm hứng từ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và phát xít đã là một sự lặp lại lịch sử của chúng ta. Những phong trào đó đặc biệt mạnh và phổ biến trong những năm 1930 và đầu những năm 1940, khi hàng chục nhóm cực đoan ở đất nước này công khai tán thành những tư tưởng phân biệt chủng tộc, bài Do Thái và độc tài, và nhiều người trong số họ kêu gọi vũ trang nổi dậy. Hàng chục nghìn người Mỹ đã cống hiến hết mình cho các hoạt động theo chủ nghĩa thượng đẳng của người Thiên Chúa giáo da trắng và nhiều người khác là những người ủng hộ bình thường.
Sử gia Philip Jenkins viết rằng tại khu vực đô thị Philadelphia, số thành viên tích cực của các tổ chức cực hữu cực đoan lên đến 2.000 người từ năm 1938 đến năm 1941, với khoảng 20.000 người ủng hộ và cộng sự viên. Mặc dù không nói chung một tiếng nói, nhưng họ có chung mục tiêu là Thiên Chúa giáo da trắng thống trị người da đen, người Do Thái, cộng sản và người nhập cư, và thường sẵn sàng sử dụng bạo lực để đạt được mục đích của họ. Không giống như các đối tác ở châu Âu, họ chưa bao giờ giành được quyền lực chính trị chính thức. Tuy nhiên, các nhóm như Áo sơ mi bạc, Quân đoàn đen, Mặt trận Thiên Chúa giáo và German American Bund đã tạo ra ảnh hưởng bằng cách củng cố sự ủng hộ của dân chúng đối với những chính sách hạn chế nhập cư, trì hoãn việc Hoa Kỳ tham gia Thế chiến II và đàn áp tổ chức của giới công nhân.
Ngày nay, khi hàng nghìn người Mỹ công khai tán thành các niềm tin dùng bạo lực phân biệt chủng tộc và bài Do Thái và cựu tổng thống của chúng ta kích động họ sử dụng quyền lực, trang lịch sử này phần lớn đã bị lãng quên. Tuy nhiên, cú sốc của chúng ta đã có thể xảy ra chính vì sự lãng quên tập thể này.
Những chuyên gia xã hội học chúng tôi biết rằng “trí nhớ tập thể”, thuật ngữ do Maurice Halbwachs đặt ra vào năm 1950 để mô tả những phần lịch sử mà chúng ta nhớ, không xuất hiện một cách tự nhiên. Có thể hiểu được, ít ai muốn nhớ lại một phần quá khứ đáng xấu hổ của đất nước chúng ta. Đó là lý do tại sao không có những bức tượng ở địa phương để tưởng nhớ những kẻ cực đoan phân biệt chủng tộc hoặc thậm chí những người đã chiến đấu chống lại chúng ở cộng đồng địa phương. Điều đáng tò mò hơn là nhưng trang lịch sử này hiếm khi được dạy trong các lớp học.
Có lẽ là do một số người xem các nhóm cực đoan nà gồm những kẻ ngoại cuộc lầm đường lạc lối. Thực tế là một số trong số họ, như nhóm Bund hay Áo sơ mi đen của Ý, đều do những người nhập cư mới có quan hệ với phát xít ở châu Âu đã làm nảy sinh niềm tin rằng những kẻ cực đoan cực hữu thực sự là một kẻ nhập ngoại tổ chức và tập hợp. Nhưng hầu hết trong giới hoạt động cực hữu là những người kinh doanh nhỏ đã hội nhập tốt với cộng đồng, những người đàn ông trong gia đình (và đôi khi là phụ nữ) và phần lớn sinh ra ở Mỹ
Góp phần lớn hơn vào sự xóa sổ này là thục tế khi Hoa Kỳ bước vào Thế chiến thứ hai, nhiều tổ chức cực đoan đã bị đặt ngoài vòng pháp luật, những người theo đuổi ý thức hệ của họ chi chê bai và phủ nhận — hoặc nhiều người đã tin như vậy. Nhưng niềm tin rằng quốc gia của chúng ta đúng là “thuộc về” những người theo đạo Thiên Chúa da trắng từ lâu đã hấp dẫn một thiểu số người Mỹ đáng kể — nếu không thì Donald Trump đã không thể khai thác những niềm tin này và kích động họ đi đến những mục đích hủy diệt.
Ngày nay, Trại Nordland được sử dụng như những khu giải trí cho Quận Sussex. Hình chữ Vạn khổng lồ được trang trí trên trần của nhà câu lạc bộ ban đầu đã biến mất, nhưng tòa nhà vẫn đứng vững. Khi sử gia địa phương Wayne McCabe trình chiếu về lịch sử của đất trại, một số người bất bình với vì ông đã tìm kiếm và nhắc lại những ký ức xấu mà họ muốn quên. Ông ấy nói,
Trước sự suy nghĩ đắn đo về chủng tộc của quốc gia chúng ta, các bức tượng tôn vinh các nhân vật lãnh đạo Nam Quân hiện là chủ đề thu hút quá muộn sự chú ý từ lâu. Điều quan trọng nữa là chúng ta phải dạy cho con cái mình về lịch sử địa phương của chế độ bạo lực thượng đẳng của người Thiên Chúa giáo da trắng vì nó tiếp tục ám ảnh chúng ta.
Tác giả | Arlene Stein là giáo sư xã hội học tại Đại học Rutgers. Bà là tác giả của “Nhân chứng bất đắc dĩ: Những người sống sót, những đứa con của họ, và Sự trỗi dậy của ý thức về nạn tàn sát.” (“Reluctant Witnesses: Survivors, their Children, and the Rise of Holocaust Consciousness.”)
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: N.J.’s forgotten history of hate | Carey Wallace | Star-Ledger | January 25, 2021