Thời biểu của dự án đường dẫn dầu nhiều tranh cãi Keystone XL
DCVOnline (Tin Canadian Press)
Vào ngày 29 tháng 3 năm 2019, Tổng thống đã cấp cho TransCanada Keystone Pipeline, LP giấy phép Tổng thống (“Giấy phép”) để xây dựng, kết nối, điều hành và bảo trì các cơ sở đường ống tại biên giới quốc tế của Hoa Kỳ và Canada (“đường ống Keystone XL”), tùy thuộc vào các điều kiện rõ ràng và khả năng thu hồi theo quyết định riêng của Tổng thống. Giấy phép theo đây bị thu hồi theo Điều 1 (1) của Giấy phép.
Tháng 7 năm 2008: TC Energy Corp. — sau đó được gọi là TransCanada Corp. — và ConocoPhillips, chủ chung của Keystone Pipeline, đề nghị mở rộng mạng đường ống. Dự án mở rộng được đặt tên là Keystone XL, sẽ chở hàng trăm nghìn thùng dầu cát từ Alberta đến Texas.
2009: Khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xét các ý kiến dựa trên đánh giá môi trường của dự án, TransCanada bắt đầu đi thăm các chủ đất có thể bị ảnh hưởng vì đường ống. Có phản đối nổi lên ở Nebraska.
Tháng 6 năm 2009: TransCanada thông báo sẽ mua cổ phần của ConocoPhillips trong dự án Keystone.
Tháng 3 năm 2010: Ủy ban Năng lượng Quốc gia chấp thuận đơn của TransCanada cho Keystone XL, mặc dù đồng ý đi kèm với 22 điều kiện liên quan đến an toàn, bảo vệ môi trường và quyền của chủ đất.
Tháng 4 năm 2010: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố dự thảo tuyên bố tác động môi trường nói rằng Keystone XL sẽ có ảnh hưởng hạn chế đến môi trường.
Tháng 6-tháng 7 năm 2010: Sự phản đối Keystone XL bắt đầu gia tăng ở Hoa Kỳ. Nghị sĩ quốc hội viết thư cho ngoại trưởng Hillary Clinton khi đó yêu cầu giám sát môi trường nhiều hơn; giới khoa học bắt đầu lên tiếng phản đối dự án; và Cơ quan Bảo vệ Môi trường đặt câu hỏi về sự cần thiết của việc mở rộng đường ống.
Tháng 7 năm 2010: Bộ Ngoại giao Mỹ mở rộng việc xem xét Keystone, nói rằng các cơ quan liên bang cần thêm thời gian để cân nhắc trước khi có thể đưa ra bản đánh giá tác động môi trường sau cùng.
Tháng 3 năm 2011: Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo tiếp tục trì hoãn việc đánh giá môi trường.
Tháng 8 Ngày 26, 2011: Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đánh giá môi trường cuối cùng, trong đó nhắc lại rằng đường ống sẽ có tác động giới hạn đến môi trường.
Tháng 8-9 / 2011: Những người biểu tình tổ chức một chiến dịch bất tuân dân sự kéo dài hai tuần tại Tòa Bạch Ốc để chống lại Keystone XL. Cảnh sát đã bắt giữ khoảng 1.000 người, gồm các diễn viên Margot Kidder và Daryl Hannah cũng như người hoạt động Canada Naomi Klein.
Ngày 26 tháng 9 năm 2011: Tại một cuộc biểu tình trước Điện Capitol, cảnh sát bắt giữ 117 trong số 400 người biểu tình.
Ngày 10 tháng 11 năm 2011: Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết TransCanada phải vẽ lại đường ống Keystone XL để tránh khu vực nhạy cảm về sinh thái của Nebraska.
Ngày 14 tháng 11 năm 2011: TransCanada đồng ý vẽ lại lại đường ống.
Tháng 12/2011: Nghị sĩ Hoa Kỳ thông qua dự luật với điều khoản nói rằng Tổng thống Barack Obama phải đưa ra quyết định về tương lai của đường ống trong vòng 60 ngày tới.
Ngày 18, Tháng 1, 2012: Obama bác bỏ Keystone, nói rằng mốc thời gian mà dự luật tháng 12 áp đặt không đủ thời gian để xem xét lộ trình mới. Obama cho biết TransCanada có quyền nộp đơn lại.
Tháng 2 Ngày 27, 2012: TransCanada cho biết họ sẽ xây dựng chặng phía nam của Keystone XL, từ Cushing, Okla., đến Bờ Vịnh, như một dự án riêng biệt với giá 2,3 tỷ đô la. Dự án này không cần được phép của tổng thống, vì nó không vượt qua biên giới quốc tế.
Ngày 18 tháng 4 năm 2012: TransCanada đệ trình một đường dẫn dầu mới cho nhà chức trách ở Nebraska để phê duyệt.
Ngày 4 tháng 5 năm 2012: TransCanada nộp đơn mới cho Bộ Ngoại giao cho phần phía bắc của Keystone XL.
Ngày 22 tháng 1, năm 2013: Thống đốc Nebraska Dave Heineman phê duyệt tuyến đường mới của TransCanada cho Keystone XL, gửi dự án trở lại Bộ Ngoại giao để xem xét.
Tháng 1/2013: Những người chống đối đường ống đệ đơn kiện chính quyền Nebraska tuyên bố luật tiểu bang dùng để xem xét tuyến đường mới là vi hiến.
Ngày 31 tháng 1, năm 2014: Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một báo cáo rằng Keystone XL sẽ tạo ra ít khí thải nhà kính hơn so với việc vận chuyển dầu đến Vịnh Mexico bằng đường sắt.
Ngày 19 tháng 2 năm 2014: Một thẩm phán Nebraska phán rằng luật cho phép thống đốc phê duyệt Keystone XL dù có sự phản đối của các chủ đất là vi hiến. Nebraska cho biết họ sẽ kháng cáo.
Ngày 18 tháng 4 năm 2014: Bộ Ngoại giao đình chỉ vô thời hạn quy trình lập quy định, với lý do không chắc chắn về vụ kiện ở Nebraska.
Ngày 4 tháng 11 năm 2014: TransCanada cho biết chi phí của Keystone XL đã tăng lên 8 tỷ USD từ 5,4 tỷ USD.
Tháng 11 đến tháng 12 năm 2014: Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ chuyển quyền kiểm soát của Quốc hội Hoa Kỳ cho đảng Cộng hòa, những người nói rằng họ sẽ coi việc chấp nhận Keystone XL là ưu tiên hàng đầu. Nhưng Obama ngày càng tiêu cực.
Ngày 9, tháng 1, 2015: Tại Tối cao Pháp viện Nebraska, với chênh lệnh hẹp nhất, một hội đồng gồm bảy thẩm phán đã bác bỏ quyết định của tòa án cấp dưới.
29 tháng 1, 2015: Thượng viện Hoa Kỳ thông qua dự luật xây dựng Keystone XL, nhưng Tòa Bạch Ốc nói rằng Obama sẽ phủ quyết.
24 tháng 2, 2015: Obama phủ quyết dự luật.
Ngày 30 tháng 6 năm 2015: TransCanada viết thư cho Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là John Kerry và các viên chức khác của Hoa Kỳ nói rằng Bộ Ngoại giao nên đưa các thông báo chính sách về biến đổi khí hậu gần đây của chính phủ liên bang (Canada) và chính phủ Alberta vào quá trình đánh giá Keystone XL.
Ngày 2 tháng 11 năm 2015: TransCanada yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ tạm thời đình chỉ thi hành luật của mình.
Ngày 4 tháng 11 năm 2015: Chính phủ Hoa Kỳ từ chối yêu cầu đó.
Ngày 6 tháng 11 năm 2015: Chính quyền Obama không chấp thuận đơn xin xây dựng đường ống Keystone XL của TransCanada. Giám đốc điều hành của TransCanada, Russ Girling cho biết ông rất thất vọng, nhưng vẫn tiếp tục tin rằng dự án mang lại lợi ích tốt nhất cho cả Canada và Hoa Kỳ.
6 tháng 1, 2016: TransCanada gửi thông báo khởi kiện theo Chương 11 của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, cáo buộc chính phủ Hoa Kỳ vi phạm các cam kết pháp lý trong NAFTA. Công ty cũng đệ đơn kiện lên Tòa án Liên bang Hoa Kỳ ở Texas với lập luận rằng Obama đã vượt quá quyền hạn của mình khi từ chối xây dựng dự án.
Ngày 26 tháng 5 năm 2016: Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump nói rằng ông sẽ chấp thuận Keystone XL nếu được bầu, một cam kết mà ông lặp lại nhiều lần trong cuộc vận động tranh cử.
Ngày 8 tháng 11 năm 2016: Trump được bầu làm tổng thống Mỹ.
Ngày 24, tháng 1, 2017: Trump ký một sắc lệnh hành pháp phê duyệt Keystone XL, nhưng cho thấy Hoa Kỳ có ý định đàm phán lại các điều khoản của dự án. Ông cũng ký một sắc lệnh yêu cầu các đường ống của Mỹ phải được xây dựng bằng thép của Mỹ.
Ngày 9 tháng 11 năm 2018: Một thẩm phán liên bang Hoa Kỳ chặn việc xây dựng đường ống để có thêm thời gian nghiên cứu tác động môi trường tiềm ẩn.
Ngày 29 tháng 3 năm 2019: Trump cấp giấy phép tổng thống mới trong nỗ lực tăng vận tốc xây đường ống dẫn dầu.
Ngày 3 tháng 5 năm 2019: TransCanada đổi tên thành TC Energy.
Ngày 31 tháng 3 năm 2020: Alberta đồng ý đầu tư 1,5 tỷ đô la vào Keystone XL, tiếp theo là khoản cho vay 6 tỷ đô la vào năm 2021.
Ngày 7 tháng 4 năm 2020: Xây dựng đường ống bắt đầu, bất chấp lời kêu gọi từ các nhóm Bản địa và giới bảo vệ môi trường để tạm ngưng việc xây dựng.
Ngày 18 tháng 5 năm 2020: Joe Biden, khi đó là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, hứa sẽ loại bỏ Keystone XL nếu được bầu, nhưng không đặt ra mốc thời gian để làm như vậy.
Ngày 3 tháng 11 năm 2020: Biden được bầu làm tổng thống Mỹ.
17 tháng 1, 2021: Các tài liệu chuyển giao chính phủ cho thấy Biden có kế hoạch hủy bỏ Keystone XL vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống của ông.
20 tháng 1, 2021: Ở Phần 6 của Sắc lệnh Hành pháp về Bảo vệ Sức khỏe Cộng đồng và Môi trường và Khôi phục Khoa học để Giải quyết Khủng hoảng Khí hậu, Biden rút lại giấy phép tổng thống (2019) cho TC Energy xây Keystone XL theo Điều 1(1) của giấy phép. [DCVOnline]
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: A timeline of the controversial Keystone XL pipeline project | The Canadian Press | January 18, 2021.