Dân nói tiếng Anh, thiểu số ở Quebec, một lần nữa lại là mục tiêu – và không ai đến cứu họ
Andrew Coyne | DCVOnline
Nhưng tất cả những thứ đó là gì so sánh với một vài giai thoại về những người chủ cửa hàng ríu rít “bonjour-hi” với khách hàng của họ trên Phố Sainte-Catherine? Trong bối cảnh dân chúng hoang mang hiện nay, thiểu số dân nói tiếng Anh ở Quebec không được tính đến và cả sự thật cũng vậy.
Trong bài viết cuối cùng của mình trước khi nghỉ hưu, nhà báo kỳ cựu của tờ Montreal Gazette, Don Macpherson, đã lên tiếng cảnh giác những độc giả nói tiếng Anh của ông rằng họ đang ở trong tình cô đơn.
Nói một cách đơn giản, “chúng ta không được tính”, ông ấy nói với bạn đọc báo Gazette. Không đảng phái chính trị nào, liên bang hay cấp tỉnh bang, sẽ bảo vệ quyền của họ. Không ai đoái hoài khi họ ít hơn những người nói tiếng Pháp của tỉnh bang đến bảy lần, và không ai lên tiếng khi đa số đó tự thuyết phục rằng họ là nhóm thiểu số có nguy cơ tuyệt chủng ở Quebec.
Do đó, sự yên tĩnh lkhổng lồ đã bao trùm lên Quebec sau khi có Dự luật 96, luật ngôn ngữ mới khắc nghiệt của chính phủ Liên minh Avenir Québec, mục đích của nó, bất cứ điều gì mà Thủ tướng Quebec François Legault không nói đến (“không có gì chống lại người Quebeckers nói tiếng Anh”), là để quấy rối thêm và loại trừ thiểu số tiếng nói tiếng Anh của tỉnh bang này – trên danh nghĩa, như mọi khi, để bảo đảm sự “sống còni” của đa số dân nói tiếng Pháp ở đay, hoặc theo cách sử dụng bắt buộc hiện nay là ‘quốc gia Quebec’.
Dự luật sẽ mở rộng các hạn chế đối với tiếng Anh trong Đạo luật 101 – khẳng định hiện có của tỉnh về quyền tối cao của fsn nói tiếng Pháp – cho các doanh nghiệp có ít nhất 25 nhân viên. Nó sẽ không cấm hoàn toàn tiếng Anh trên các bảng hiệu thương mại, như một số người kiên quyết đã hy vọng, nhưng nó khôi phục yêu cầu “ưu thế rõ rệt” của tiếng Pháp, một cụm từ quen thuộc trong các phần trước của cuộc chiến tranh ngôn ngữ.
Nó sẽ loại bỏ quyền cung cấp dịch vụ song ngữ của một số thành phố, giới hạn số sinh viên ghi danh tại các trường CEGEP nói tiếng Anh, buộc những người mới di cư đến đây phải giao tiếp với tỉnh bang bằng tiếng Pháp và trao quyền cho công dân thông báo với chính phủ về các doanh nghiệp có dịch vụ tiếng Pháp mà họ tìm thấy thiếu sót.
Đã một lần, loại chuyện này có thể đã gây ra ít nhất một sự xì xào chống đối ở đây và ở đó, theo nguyên tắc rằng đa số không nên quá lớn lối với thái độ coi thường những người thiểu số ở với họ. Không còn nữa. Một phần, đây là một vấn đề của tiền lệ – điều mà trước đây có thể là dịp để gây phẫn nộ từ lâu đã bị phong tục cấm đoán. Nhưng một phần đó là những tính toán chính trị thô kệch: Không có lá phiếu nào về quyền của dân thiểu số nói tiếng Anh.
Ai sẽ bảo vệ những người dân nói tiếng Anh thiểu số ở Quebec hôm nay? Những người của đảng Tự do cấp tỉnh bang? Họ đang quá bận rộn để nâng cao uy tín về chủ nghĩa dân tộc của họ với các cử tri nói tiếng Pháp.
Đảng Tự do của liên bang? Họ muốn thúc đẩy cách ứng xử “bất đối xứng” mới của họ đối với quyền ngôn ngữ của người thiểu số, trong đó vai trò của liên bang dường như không còn là bảo vệ quyền của người thiểu số nói tiếng Pháp và người thiểu số nói tiếng Anh trên khắp Canada, mà là bảo vệ những người nói tiếng Pháp bên ngoài Quebec và … những người tiếng Pháp bên trong Quebec.
Tòa án? Họ có thể đã, nếu chính phủ Legault không đề phòng viện dẫn điều khoản bất chấp của Hiến pháp để bảo vệ dự luật khỏi sự giám sát của bên tư pháp. Điều này cũng có thể đã từng là cơ hội cho sự phẫn nộ, nếu không phải ở Quebec thì ở phần còn lại của Canada: hãy nhớ lại phản ứng khi Robert Bourassa đưa nó ra vào năm 1988. Nhưng ở đây, tiền lệ đã làm cùn hết cảm giác của chúng ta.
Trước đó, đã viện dẫn điều khoản bất chấp yrong Hiến pháp liên quan đến Dự luật 21 và và vượt thoát — một thẩm phán Tòa Thượng thẩm Quebec vào tháng trước đã phát giác ra rằng dự luật áp đặt một dàn chắn hiệu quả trong việc tuyển dụng người trong các nhóm tôn giáo thiểu số có liên quan trong phần lớn khu vực việc lagm của công chức, là một sự vi phạm nghiêm trọng đối với quyền tôn giáo, chỉ bất lực để cho nó được phê chuẩn — chính phủ Legault dường như có thể thoát vòng vây một lần nữa. Như trước đây, không những chỉ có Hiến chương về Quyền và Tự do của liên bang bị Quebec đã vô hiệu hóa, mà còn hiến chương của riêng Quebec cũng cùng cảnh ngộ. Cả hai đều là những văn kiện ngày càng chết ở Quebec.
Cơ sở lý luận cho tất cả những điều này được cho là sự suy giảm đáng báo động trong việc sử dụng tiếng Pháp ở Quebec, một quang phổ mà sự chấp nhận của nó coi như toàn diện dù thiếu bằng chứng hỗ trợ. Số liệu thống kê ngôn ngữ nổi tiếng là dễ dàng để lý luận theo những cách có lợi cho trường hợp của một người, nhưng tuy nhiên, dù gọt đéo dữ liệu đến đâu đi nữa nó không chứng mình được bất kỳ điều gì giống như mối đe dọa hiện sinh đã tuyên bố.
Đúng như vậy, tỷ lệ người Quebec với tiếng mẹ đẻ là tiếng Pháp đã giảm nhẹ, từ 81,5% năm 1996 xuống còn 79,0% năm 2016. Nhưng tiếng mẹ đẻ không phải là chỉ số cho biết mọi người nói ngôn ngữ gì, mà họ đến từ đâu: như tỷ lệ dân số di cư đã tăng lên, tỷ lệ có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Pháp cũng vậy.
Điều tương tự đã không được nhận thấy đối với việc sử dụng tiếng Pháp. Các chỉ số tiêu chuẩn — ngôn ngữ được nói thường xuyên nhất ở nhà hoặc tại nơi làm việc — không cho thấy xu hướng rõ ràng, lần lượt là khoảng 82 và 87%. Có lẽ đáng kể nhất, tỷ lệ dân số Quebec có thể nói tiếng Pháp — được định nghĩa là khả năng thực hiện một cuộc trò chuyện bằng ngôn ngữ — đang ở mức cao nhất mọi thời đại, khoảng 95%, cao hơn gần 10 điểm phần trăm so với mức 50 nhiều năm trước.
Nhưng tất cả những thứ đó là gì so sánh với một vài giai thoại về những người chủ cửa hàng ríu rít “bonjour-hi” với khách hàng của họ trên Phố Sainte-Catherine? Trong bối cảnh dân chúng hoang mang hiện nay, thiểu số dân nói tiếng Anh ở Quebec không được tính đến và cả sự thật cũng vậy.
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net“
Nguồn: Quebec’s anglophone minority is a target, once again – and no one is coming to the rescue | Andrew Coyne | The Globe & Mails| 2021-05-19.