Đi tìm những ngôi mộ — và sự thật — tại một trường Nội trú cho dân Bản địa ở Nova Scotia
Lindsay Jones | Trà Mi
Trong nhiều chục năm, các cựu học sinh của Trường Nội trú Shubenacadie đã kể lại những câu chuyện về những cái chết và ít nhất một lần chôn cất tại trường học này.
Đó là khoảnh khắc không bao giờ Isabelle Knockwood quên được, một hồi ức xúc động mà bà đã chia sẻ với cháu trai của mình vài năm trước, khi họ tình cờ gặp nhau khi đi dạo trên khu đất cũ của trường nội trú tại Shubenacadie, N.S.
Khi họ đứng trên đỉnh ngọn đồi nơi ngôi trường gạch đã từng tọa lạc, bà nhớ lại một ký ức sống động về thời gian còn đi học, khi thức dậy vào ban đêm và nhìn thấy năm hoặc sáu cô gái trong những áo ngủ dài bằng vải nỉ đứng trước một trong những cửa sổ ký túc xá của trường. Những cô gái xuỵt miệng, ngón tay chạm vào môi, và Isabelle dõi mắt theo ánh sáng của cánh đồng bên dưới.
Alan Knockwood, cũng là một người sống sót đã học ở trường ở Sipekne’katik First Nation, cho biết: “Họ đang xem một đám các nữ tu đào đất và chôn ai đó. Đó là một cuộc chôn cất lúc nửa đêm.”
Rồi đột nhiên, các cô gái nghe thấy tiếng bước chân trên cầu thang. Họ quay trở lại giường nằm dưới những tấm chăn bằng vải thô.
Isabelle, qua đời năm ngoái, 89 tuổi, chứng kiến cảnh tượng vào những năm 1940, đặc biệt nhớ lại chuyện một cậu bé được chôn cất ở đó, Knockwood, nhớ lại câu nói của bà, nói,
“Năm đó, họ không mất cô gái nào, nhưng họ mất sáu hoặc bảy người con trai. Khi bà kể lại với tôi chuyện đó thì bà sắp khóc. Nó mang chấn thương lại cho bà. Tôi chỉ có thể ôm an ủi bà. Tôi ôm lấy bà cụ.”
Alan Knockwood
Knockwood, 68 tuổi, gần đây đã kẻ lại những câu chuyện mắt thấy tai nghe của cô của mình ở rìa cánh đồng đó, nơi một cuộc điều tra hiện đang được tiến hành để xác định xem liệu có bằng chứng chôn cất trên khu đất cũ của trường cho học sinh có hơn 2.000 trẻ em dân bản địa từ khắp vùng Maritimes, những người đầu tiên theo học ở đó hay không.
Trường do chính phủ liên bang tài trợ do Tổng giáo phận Công giáo Rôma Halifax—Yarmouth điều hành từ năm 1929 đến năm 1956, và sau đó là Oblates of Mary Immaculate, một dòng tu truyền giáo của Giáo hội Công giáo, cho đến khi đóng cửa vào năm 1967.
Việc phát giác ra những ngôi mộ không được đánh dấu trên khu đất trước đây là trường học của trẻ em bản địa— 200 ở Kamloops, B.C; 751 ở đông nam Saskatchewan và 160 trên đảo Kuper ở B.C. chỉ trong vài tuần qua — đã mang lại sự cấp bách mới cho những cộng đồng các dân bản địa khác ở Canada để xác định vị trí và xác định các khu chôn cất chưa được đánh dấu trên vùng đất cũ của các ngôi trường khét tiếng.
Trước sự phản đối kịch liệt của công chúng sau những phát giác này, chính phủ liên bang đã cam kết hỗ trợ 27 triệu đô la cho các cộng đồng dân bản địa trong nỗ lực này. Nhưng một số, như Sipekne’katik First Nation ở trung tâm Nova Scotia, không chờ đợi có tiền bắt đến. Theo yêu cầu của cộng đồng, hai chuyên gia khảo cổ đã bắt đầu đi thăm dò trên khu đất cũ của trường Shubenacadie vào một buổi sáng thứ Bảy nóng nực vào đầu tháng Sáu, dùng các công cụ khảo sát từ tính và radar xuyên đất.
Những chuyên gia khảo cổ Roger Lewis, người phụ trách di sản văn hóa Mi’kmaq cho Bảo tàng Nova Scotia và Tiến sĩ Jonathan Fowler, phó giáo sư của Đại học Saint Mary, đang dẫn đầu nỗ lực khảo sát. Lewis, một cựu học sinh còn sống của trường Shubenacadie cho biết:
“Tôi hiểu rất nhiều nỗi đau và chấn thương mà rất nhiều người đang phải trải qua.
Roger Lewis
Đây là cách của tôi để giúp họ đối phó với điều đó. Chúng tôi là những người hy vọng có thể đem lại câu trả lời cho họ.”
Ông nói, các thành viên cộng đồng địa phương đã đến gặp ông sau khi nghe Tk’emlúps te Secwépemc First Nation phát giác ra những ngôi mộ ở Kamloops. Một số đã khóc; một số đã tức giận.
Khi công việc khảo sát bắt đầu, những học sinh còn sống khác và các thành viên của cộng đồng đã lái xe lên con đường rải sỏi được gọi là Đường Trường học dân Bản địa để tỏ lòng thành kính và cúng dường thuốc lá. Họ đi qua một đài tưởng niệm tạm dựng cho những ngôi mộ Kamloops — những dải ruy băng màu cam buộc vào cây và những con thú nhồi bông được buộc chặt vào lan can bảo vệ — lên đến ngọn đồi nơi ngôi trường gạch từng tọa lạc trong khung cảnh đó.
Alan Knockwood đã ở đó để đoàn kết và ủng hộ. Là một cựu y tá quân nhân của Hải quân Hoa Kỳ và là cha nuôi của 44 người con trong suốt cuộc đời của mình, Knockwood là một người vác ống, một vai trò thiêng liêng liên quan đến việc kêu gọi linh hồn người quá cố tham gia một buổi lễ, chữa bệnh hoặc dạy dỗ.
Lời kể sâu sắc của cô Isabelle của ông ấy đã chứng thực những câu chuyện mà Alan đã nghe. Chia sẻ nó, như bà đã kể lại cho ông nghe, giúp Knockwood có thể quên đi. Ông nói:
“Bạn không thể bám vào những câu chuyện khủng khiếp đó nếu bạn muốn chữa lành. Bạn có thể thả nó trôi đi và để đấng sáng tạo chăm sóc nó.”
Alan Knockwood
Ở rìa của một bãi cỏ khô và cánh đồng bắp, vùng đất hiện đang được rà quét để tìm xác người, những âm thanh về tuổi thơ của Knockwood lại ùa về với ông. Những cô gái cười đùa trên xích đu. Những cậu bé diễn lại những bộ phim cao bồi và người bảm địa mà đôi khi họ được phép xem. Vết đánh bằng dây da từng khiến bàn tay nhỏ bé của Knockwood sưng tấy đến nỗi người anh họ Ivan đã phải đút cho ông ăn bữa tối. Tiếng kêu của nắp thùng rác nơi một nữ tu sĩ để lại gói quà cho các cậu bé làm nhiệm vụ dọn rác tìm: một miếng thịt gà hoặc một chiếc bánh bánh sôcôla hạnh nhân.
Ông ấy đã học bốn năm ở đó, chỉ thoát được sau những gì ông mô tả là một sự may mắn tuyệt đối.
Knockwood đến trường năm 1960 khi mới 6 tuổi. Ông nói tiếng Mi’kmaw, tiếng mẹ đẻ của ông ấy, và tiếng Anh. Mẹ ông đã được gửi đến Boston để điều trị bệnh lao và không thể chăm sóc cho con. Ông của Knockwood đã bị vài cơn đau tim, cũng không được khỏe.
Theo Trung tâm Sự thật và Hòa giải Quốc gia tại Đại học Manitoba ngôi trường vốn đã xây dựng tồi tàn, bảo trì kém và quá đông học trò từ khi thành lập vào năm 1930. Năm 1934, chính phủ liên bang đã mở một cuộc điều tra về vụ đánh đập 19 cậu bé — những vụ đánh đập mà một bác sĩ làm chứng đã cho biết khiến một số đứa trẻ bị sẹo vĩnh viễn, nhưng thẩm phán cuộc điều tra, J.A. Audette, nhận thấy các cậu bé đó đáng nhận được đánh như vậy.
Báo Halifax Herald viết trong phần tóm tắt kết quả, được đăng lại trong cuốn sách Out of the Depths của Isabelle về ngôi trường bản địa:
“Hình phạt là khá hợp lý và thỏa đáng trong hoàn cảnh đó và không quá đáng.”
Cơ sở lý luận của thẩm phán Audette bắt nguồn từ ý tưởng rằng hình phạt thể xác được áp dụng trong các trường học ở Anh đã giúp xây dựng Đế chế Anh. Isabelle viết:
“Nếu dây thắt lưng da đủ tốt cho những ‘ông lớn’ đã xây dựng Đế chế Anh thì rõ ràng là nó cũng đủ tốt cho người dân Bản địa, ‘là những đứa trẻ có trí óc con người mới trỗi dậy từ thời man rợ.’”
Thẩm phán J.A. Audette
Đứng trên nền của sân trường, Alan Knockwood rùng mình khi nhớ lại một lần trượt chân ngã, và một nữ tu đã nhầm lẫn tiếng kêu đau của ông với những lời nói trong Mi’kmaw. Ông nhớ lại câu nói của vị nữ tu. Bà vặn tai ông và nói,
Knockwood nhớ lại, vị linh mục lấy thắt lưng da của mình ra và quất Alan 10 lần trên mỗi bàn tay.
Lần tàn nhẫn nhất — nhưng cũng đáng giá nhất — ở trường là khi ông lên 10 tuổi. Ông đang xếp bàn trong nhà ăn, và đang bưng một chồng bát Melmac thì đột nhiên gục xuống vì đau đớn. Khi đang ôm chặt lấy bên mình và kêu thét lên, nữ tu đã đá ông hết lần này đến lần khác, “Đưng lên! Đứng dậy!”
Những cậu bé khác chạy đi la hét gọi vị linh mục, “Bà ấy đang giết Alan.”
Vị linh mục đưa Knockwood đến gặp bác sĩ ở một thị trấn gần đó. Bác sĩ phát giác ra Alan bị viêm ruột thừa cấp tính, vì vậy đã được nhanh chóng đưa đến bệnh viện ở Truro để giải phẫu cấp cứu. Vào đêm trước khi Knockwood được rời bệnh viện trở lại trường, ông của cậu bé đã đến và nói chuyện với các bác sĩ và y tá.
Knockwood nói: “Tôi có thể nhớ tất cả họ đều quay lưng lại để ông tôi có thể bế tôi, bước ra ngoài. Nếu không có họ, tôi đã chết.”
Cuối cùng, khi RCMP đến tìm cậu bé, ông của Alan tình cờ đang ở trong kho chứa súng để lau súng. Louie Knockwood nói với cháu, “Nhanh lên, chạy lên lầu.” Knockwood chạy và trốn dưới gầm giường.
RCMP yêu cầu Knockwood quay lại trường nội trú. Nhưng Louie lên cò súng, kiên quyết, nói. “Có một trường học ngay trên con đường này. Cháu tôi sẽ không quay lại trường đó.”
Chuyện là như vậy đó. Những người cảnh sát kỵ binh quay lưng lại và rời đi. Knockwood lắc đầu, nói nhẹ nhàng,
“Thật may mắn. Thật may mắn. Tất cả, hoàn toàn là may mắn. Nếu không tôi đã nằm ở trên cánh đồng dưới đó.”
Alan Knockwood
***
Ngoài dì Isabelle, các anh chị em của Knockwood đều theo học tại trường Nội trú Shubenacadie vào những năm 1940. Trong cuốn sách nổi tiếng của bà, được xuất bản năm 1992, Isabelle đã viết về việc đánh đập một người bạn, ký ức đã đeo đuổi trong suốt quãng đời còn lại của bà khi vượt qua cơn nghiện, trở lại với nền văn hóa của mình, lấy bằng đại học và nhận bằng tiến sĩ danh dự ở Đại học Saint Mary.
Isabelle nhớ lại và viết, đó là giờ ăn và bà thấy người bạn của mình, Nancy Lampquin, 12 tuổi, giấu rau chân vịt trong túi. Một nữ tu sĩ bên cạnh các cô gái đã hét lên buộc Nancy để rau xanh vào lại đĩa của mình. Họ gọi lén nữ tu sĩ là “Wikew” — “bà béo” trong tiếng Mi’kmaw. Isabelle viết,
“Nữ tu đã la lên, ‘Nuốt rau đi, Nancy, nuốt đi.’ Nancy đang cố ngừng khóc để có thể nuốt được, nhưng vẫn không thể. Wikew tiếp tục nhét thức ăn vào miệng và dùng thìa đánh vào môi của Nancy. Máu, nước mắt và chất nhầy trộn lẫn với rau xanh và Wikew chỉ tiếp tục nhét thức ăn vào miệng Nancy cho đến khi má bạn tôi phồng lên.
Đôi mắt của Nancy bắt đầu đảo và dường như bà ấy đang bất tỉnh. Cuối cùng thì Wikew cũng nắm tóc và dụi mặt Nancy vào đĩa thức ăn của cô.”
Isabelle viết tiếp,
“Hai bạn gái dẫn Nancy ra ngoài. Cô ấy gần như không thể đi được. Đầu Nancy cúi xuống và một hỗn hợp nước mắt và máu đang chảy dài trên khuôn mặt. Miệng và má của Nancy sưng vù, đôi môi tím tái ngắt.
Tôi không bao giờ thấy Nancy sống lại. Lần tiếp theo tôi nghe nói về Nancy, thì cô ấy đang ở bệnh xá trên tầng ba.”
Trong khi nghiên cứu để viết cuốn sách của mình, Isabelle rà soát lại sổ ghi danh của trường và tìm thấy một mục có tên của Nancy viết, “Rất mỏng manh và ốm yếu trong gần một năm. Đã chết.” Cái chết được ghi là ngày 29 tháng 7 năm 1940. Bà được chôn cất tại nghĩa trangngười Bản địa gần đó.
Nancy là một trong 16 trường hợp học sinh được ghi nhận tại Trường Nội trú Shubenacadie, mặc dù Alan Knockwood cho biết những người sống sót và người lớn tuổi trong cộng đồng dân Bản địa đã đếm được ít nhất 138 người.
Jonathan Fowler, chuyên gia khảo cổ của Đại học Saint Mary, người đang khảo sát địa điểm cho biết, không giống như một số địa điểm trường học cũ trước đây ở miền Tây Canada, không có nghĩa trang chính thức nào liên quan đến cơ sở Shubenacadie. Một phần của nghiên cứu sẽ liên quan đến việc trở lại xem những hồ sơ đó và giải thích về vị trí của những ngôi mộ của 16 người đã chết được ghi nhận. Ông nói và nói thêm rằng có thể mất vài tháng trước khi kết quả nghiên cứu được công bố,
“Chúng ta thực sự phải bắt đầu từ con số 0. Có một cảm giác cấp bách rõ ràng ở đây nhưng chúng tôi đang tiến hành một cách rất có hệ thống.”
Giám đốc Sipekne’katik, Michael Sack, nói rằng triển vọng về một khám phá tương tự đối với Kamloops là rất khó để dự tính, nhưng địa điểm này phải được đánh giá đầy đủ. Ông nói,
Cho đến nay, Ủy ban Sự thật và Hòa giải (TRC) đã xác định được tên hoặc thông tin của hơn 4.100 người đã chết vì bệnh tật hoặc tai nạn tại hơn 150 địa điểm Trường Nội trúco trẻ em Bản địa, nhiều người trong số họ được chôn cất trong những ngôi mộ không được đánh dấu. Con số có thể cao hơn nhiều do việc lưu trữ hồ sơ kém và khả năng tồn tại của tài liệu rất kém. Thẩm phán Murray Sinclair, cựu thẩm phán đứng đầu ủy ban, nói với báo New York Times rằng ông tin rằng con số là hơn 10.000.
Scott Hamilton, một nhà nhân chủng học tại Đại học Lakehead ở Thunder Bay, Ont., tác giả một báo cáo cho TRC với tiêu đề Tất cả những đứa trẻ được chôn cất ở đâu? cho biết có giai đoạn các trường bản địa giải quyết một lúc nhiều trẻ bệnh; với khả năng chẩn đoán và y tế hạn chế; quá đông những đứa trẻ dễ bị tổn thương nhất trong xã hội — ông nói, nó không khác với những con số bi thảm về cái chết trong các viện dưỡng lão do COVID—19. Hamilton viết trong bản phúc trình: “Bộ Các vấn đề Người Bản địa thường miễn cưỡng gửi những học sinh đã qua đời về nhà để chôn cất.”
Tiến sĩ Hamilton nói, nhưng chính những ngôi mộ không được đánh dấu tìm thấy ở Kamloops đối với nhiều người cuối cùng đã hiểu được di sản kinh hoàng của hệ thống trường học bản địa của Canada. Ông nói,
“Theo quan điểm của tôi, điều đó đã huy động chúng ta phải đối mặt với thực tế đau lòng đó theo cách mà công chúng Canada chưa thực sự phải đối diện.
Nó đặt ra câu hỏi cho tất cả chúng ta khi nhìn từ vị trí thuận lợi của thế kỷ 21, ‘Làm thế quái nào mà mọi người có thể đã nghĩ đây là một ý tưởng hay?’”
Dr. Scott Hamilton
Aurea Sadi, phát ngôn viên của Tổng giáo phận Halifax—Yarmouth, nói với Maclean rằng tổng giáo phận không biết về bất kỳ hài cốt nào được chôn cất trên địa điểm của Trường Nội trú cho dân Bản địa Shubenacadie trước đây.
Một ngày sau khi công việc khảo sát bắt đầu trên khu đất cũ của trường, Tổng Giám mục Brian Dunn đã có một bài giảng, đưa ra lời xin lỗi và ủng hộ việc tìm kiếm những ngôi mộ không được đánh dấu đang diễn ra. Ông cho biết tất cả các hồ sơ lưu trữ do tổng giáo phận nắm giữ đã được chuyển đến TRC và Bộ Các vấn đề Người Bản địa vào năm 2008.
Tổng Giám mục Dunn nhắc lại những lời xin lỗi trước đay, kể cả lời xin lỗi của Dòng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, dòng tu Công giáo điều hành các trường bản địa ở Shubenacadie, Kamloops, đông nam Saskatchewan và những nơi khác. Các Oblate đã xin lỗi vào năm 1991 vì vai trò của họ trong việc cố gắng hòa nhập những người Bản địa, và tình trạng lạm dụng thể chất và tình dục đã xảy ra tại các trường học bản địa.
TGM Dunn nói về việc các Sơ từ thiện của Halifax, nhân viên của trường nội trú ở Shubenacadie, đã xin lỗi như thế nào tại một phiên điều trần TRC vào năm 2011.
Ông cũng lưu ý rằng Tổng Giám mục Austen—Emile Burke đã có lời xin lỗi vào năm 1992 tại Brook và Indian Millbrook, vào năm 1993 vì thiệt hại do trường bản địa ở Shubenacadie gây ra. Tổng Giám mục Dunn nói vào ngày 6 tháng Sáú, 2021,
“Thay mặt cho tổng giáo phận Halifax và Yarmouth, một lần nữa tôi xin lỗi vì những thiệt hại, bạo lực và sự lạm dụng đã gây ra trong hoạt động của trường nội trú.”
Tổng Giám mục Brian Dunn
***
Gần hai thập kỷ sau khi Trường Nội trú Shubenacadie đóng cửa, Isabelle cùng con gái và cháu gái quay lại chụp ảnh tòa nhà gạch đổ nát. Năm 1986, bà chụp lại những cầu thang tối tăm, giường rỉ sét và nệm mốc, tủ đựng chổi khét tiếng và xà phòng, nơi từng được dung để nhốt trẻ em như một hình phạt. Ngoài ra: dòng chữ vẽ trên tường nơi ai đó đã viết nguệch ngoạc “Bị thiêu trong địa ngục, là nhà tù dành cho người Bản địa.”
Hai ngày sau, một ngọn lửa dữ dội đã đốt tiêu ngôi trường vô chủ.
Isabell, viết trong cuốn sách của mình khi than hồng đã nguội, bà và một nhóm những người sống sót khác tụ tập để xem việc phá hủy tòa nhà. Đã gần 50 năm kể từ ngày cha mẹ Isabelle ký vào mẫu đơn ghi tên học tại trường nội trú Shubenacadie. Mọi người hò reo khi quả cầu sẳt đập vào những bức tường thành cháy. Khi Isabelle xem, bà viết, bà ấy nghĩ về người bạn của mình Nancy Lampquin và lần cuối cùng bà ấy nhìn thấy bạn mình còn sống.
Đường dây Khủng hoảng cho Trường Nội trú Quốc gia đã được thiết lập để hỗ trợ các học sinh cũ. Có thể gọi Đường dây Khủng hoảng 24 giờ này theo số 866-925-4419.
© 2021 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: The search for graves—and truth—at a Nova Scotia residential school | Lindsay Jones | MacLean’s Magazine | July 27, 2021.