Việt Nam đã mất lòng tin của công chúng trong cuộc chống lại COVID-19

Lê Vĩnh Triển và Kris Hartley | DCVOnline

Quản trị hợp tác và lãnh đạo thuận lợi sẽ giúp Việt Nam đạt hiệu quả chống lại COVID-19.

Theo lệnh phong tỏa thành phố Oof Chí Minh, tất cả các cơ sở kinh doanh đã bị đóng cửa. Các nhà hàng và quán ăn chỉ cung cấp dịch vụ mua mang đi. Photo by Le Dinh Tuyen and Hoang Giam

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực, cấp quản trị và mọi ngóc ngách của xã hội. Theo đó, nhiều chính sách đối phó đã thực hiện với sự hợp tác. Tuy nhiên, đại dịch cũng đã làm nổi bật những thách thức trong quản trị đòi phải đổi mới để chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Thành công ban đầu của Việt Nam và những biện pháp gần đây chống lại COVID-19 cho những ví dụ minh chứng.

Trong đợt bùng phát COVID-19 trên toàn cầu ban đầu (từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020), hầu hết những chính phủ đã mất cảnh giác trước sự lây lan nhanh chóng và nghiêm trọng của virus, dựa vào thông tin không đầy đủ và những kinh nghiệm thường lỗi thời để như đã phản ứng chính đáng. Một số quốc gia, như Iran, Ý và Nam Hàn, đã gặp nhiều khó khan trong việc ngăn chận. Những nước khác, như Việt Nam và Đài Loan, ban đầu dường như đã áp dụng chiến lược đúng đắn.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của Việt Nam trong giai đoạn gần đây nhất trong đại dịch ít đáng khích lệ hơn. Biến thể Delta rất dễ lây lan đã thử thách và cuối cùng đã phá vỡ hệ thống phòng thủ trước đại dịch hiệu quả của Việt Nam. Điều này được thấy rõ tại thủ đô kinh tế của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi sau hơn hai tháng có những vụ phóng tỏa, số người lây nhiễm và người chết tiếp tục ở mức cao.

Tp Hồ Chí Minh có tỉ lệ người chết vì COVID-19 cao nhất trong 7 quốc gia: Singapore, Philippines, Thailand, Malaysia, Cambodia, Việt Nam và Indonesia. Nguồn Nikkei Asia Research

Có rất nhiều lời giải thích cho những thất bại trong việc ngăn chặn COVID-19 gần đây của Việt Nam, và lời giải thích thực tế có thể là sự kết hợp của những lý thuyết này. Rât có thể khi chính quyên và dân chúng rơi vào trạng thái tự mãn sau thành công ban đầu của Việt Nam, họ tin rằng các phương pháp be bờ biến thể ban đầu sẽ đủ ngăn chận biến thể Delta mới xuất hiện. Việc nhập cảng thuốc chích ngừa đã không diễn ra với tốc độ nhanh cần có, một phần do lòng tin vào việc chế tạo được thuốc chích ngừa sản xuất trong nước (vẫn chưa được phê chuẩn). Hơn nữa, khả năng cách ly và điều trị tất cả những người bệnh của bệnh viện đã bị tê liệt do số người bệnh nặng được ưu tiên cao hơn — một khuynh hướng thấy ở hầu hết các quốc gia có số người bệnh tăng đột biến gần đây.

Việc duyệt xét lại những thất bại này qua lăng kính của quản trị hợp tác có thể rút ra được một số bài học. Trong mô hình này, nhà nước đóng vai trò là người điều hợp, tổng hợp quan điểm của người dân, hiểu biết của chuyên gia cũng như những hạn chế và thực tế về khả năng của chính phủ. Những người tham gia đại diện cho các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế và xã hội được mời chia sẻ quan điểm của họ để theo đuổi lợi ích chung.

Đại dịch COVID-19 không chỉ nêu bật nhiệm vụ cần gồm nhiều tiếng nói khác nhau trong tiến trình hoạch định chính sách (gồm cả chuyên gia, chính khách, xã hội dân sự và công chúng) mà còn cả tầm quan trọng của tính hợp pháp chính trị và sự ủng hộ của dân chúng. Hầu hết các kế hoạch ngăn chặn đại dịch gồm sự tham gia của mỗi người trong công chúng: đeo mặt nạ, giãn cách xã hội và giữ vệ sinh đúng cách. Để ảnh hưởng đến những thay đổi ứng xử như vậy, dự án chính sách cần có tính hợp pháp. Một cách để đạt được tính hợp pháp này là chính phủ thực hiện cách lãnh đạo tạo điều kiện cho mọi thành phần xã hội và để dân chúng tham gia vào tiến trình hoạch định chính sách.

Khi làn sóng đại dịch lớn đầu tiên của Việt Nam tiếp tục, chính phủ dường như đã thoái lui không dùng những biện pháp hiệu quả trước đây cùng lúc tính thống nhất trongn chính sách giảm dần. Các doanh nghiệp thương mại đã bị gián đoạn chuỗi cung ứng. Các nhóm dễ bị tổn thương phải đối phó với sự bấp bênh về y tế và giá cả đời sống kinh tế ngày càng cao. Các nhóm tình nguyện và các tổ chức xã hội dân sự đã cố gắng cứu trợ những nhóm yếu thế. Những biện pháp ứng phó của chính phủ không thuyết phục được giới khoa học, bác sĩ và chuyên gia.

Các biện pháp chống đại dịch áp dụng mà không có sự hợp tác từ đầu không phản ảnh được tiếng nói của các cộng đồng đa dạng. Quyền lực chính trị giữa các cộng đồng này mất cân bằng sẽ nảy sinh sự mâu thuẫn chính sách và xuất hiện phản ứng dây chuyền. Số người nhiễm bệnh lên khi mọi người chống lại các giao thức hạn chế sinh hoạt, làm cạn kiệt khả năng chăm sóc sức khỏe và đẩy những nhóm dễ bị tổn thương vào tình trạng hiểm nghèo. Cuối cùng, thông điệp hỗn loạn ở mức chính sách đào sâu hố tin cậy giữa chính phủ và người dân.

Trong một ví dụ, vào ngày 10 tháng 7, Bí thư Đảng Ủy (ĐCSVN) Thành phố Hồ Chí Minh đã gặp gỡ giới khoa học trong kế hoạnh nhằm tạo ra uy tín chính trị cho khoa học dựa trên một số biện pháp bằng chính sách. Tuy nhiên, hành động này cũng đặt ra câu hỏi về việc tại sao trước đây không có  các cuộc tham vấn tương tự cho tất cả mội thanh phần liên quan. Thiếu sự phối hợp và cộng tác sớm, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chưa được hiểu rõ nhưng đang phát triển nhanh chóng, có thể dẫn đến các chính sách không rõ ràng và khó tuân theo. Sau khi mất cơ hội đóng vai một lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi, còn lại cho chính phủ là sự lựa chọn khắc nghiệt hơn như kiểm soát thông tin trong khi tìm cách tạo nên hình ảnh như của một chính phủ có vẻ quyết đoán.

Vòng luẩn quẩn này càng xói mòn lòng tin của dân chúng. Nếu người dân tin tưởng vào chính phủ và giới chuyên gia, thông tin thậm chí không khuyến khích cũng ít có thể làm dân chúng hoảng hốt và đồn thổi. Mặt khác, sự thiếu tin tưởng vì kế hoạch kiểm soát thông tin có thể khiến công chúng tin vào những tin đồn xác nhận thành kiến ​​của họ hoặc gây ra khuynh hướng báo động. Chính phủ phải phá vỡ chu kỳ này.

Một cách hợp tác để tiến lên

Những khoảnh khắc khủng hoảng là cơ hội để thúc đẩy sự hợp tác. Chính phủ Việt Nam nên đối phó với COVID-19 theo cách này bằng cách thành lập một diễn đàn chính thức gồm các đại diện của tất cả mọi thành phần trong cộng đồng xã hội. Những người tham gia nên gồm cả những chuyên gia, trí thức, giới truyền thông, giới hoạt động xã hội và đại diện của doanh nghiệp, tôn giáo và những cộng đồng khác. Các hoạt động hợp tác cần được phát triển, thực hiện và báo cáo công khai để củng cố lòng tin với hệ thống hoạch định chính sách (của chính phủ). Ngoài ra, sáng kiến ​​về chính sách không chỉ phải đề cập đến nội dung của những gì cần thiết để chống lại đại dịch (ví dụ: nguồn lực cho ngành y tế và các tổ chức xã hội dân sự) mà còn cả những tiến trình đưa ra quyết định khi điều kiện biến chuyển. Cách giải quyết này gồm việc cung cấp thông tin công khai một cách thống nhất về hai mặt dịch tễ và quản trị.

Về lâu về dài, chính phủ nên nỗ lực trên hai mặt.

Đầu tiên, họ nên nắm lấy vai trò lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi, đặc biệt là khi thiếu những hệ thống để có sự tham gia của xã hội. Với vai trò này, chính phủ nên tìm cách phát triển lòng tin không chỉ giữa nhà nước và xã hội mà còn giữa các thành phần trong xã hội; điều này rất quan trọng vì trong nhiều trường hợp, khả năng ứng phó liên quan đến những cơ quan phi chính phủ. Phát huy quyền lực và tính hợp pháp của chính phủ từ lòng tin của công chúng, họ giữ vai trò yểm trợ phải thể hiện trách nhiệm giải trình, tính công khai và minh bạch.

Thứ hai, chính phủ nên chính thức công nhận và yểm trợ cho những tổ chức xã hội dân sự. Những  tổ chức loại này thường đi sát với dân chúng hơn so với chính phủ đối với lợi ích và nhu cầu của các nhóm cấu thành của xã hội, gồm cả những cá nhân bị thiệt thòi về kinh tế xã hội. Tại Việt Nam, những chính quyền địa phương và Mặt trận Tổ quốc của ĐCSVN phải nỗ lực tốt hơn nữa để phục vụ những người dân dễ bị tổn thương bằng cách củng cố và làm việc với các tổ chức thiện nguyện, tôn giáo và xã hội dân sự. Cuộc khủng hoảng COVID-19 không phải là dịp để từ bỏ những tiến bộ về những loại năng lực có sự tham gia và hợp tác căn bản để phát huy những mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội.

[Xã hội Dân sự ở Việt Nam chưa là một thực thể. Trên thực tế có một số tổ chức phi chính phủ hoạt động rời rạc nhưng, nói chung, chưa đủ yếu tố để hình thành một xã hội dân sự đúng như định nghĩa tại Việt Nam – DCVOnline].

Tác Giả Mời | Lê Vĩnh Triển là giảng viên Khoa Quản lý Nhà nước, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Kris Hartley| Phụ tá giáo sư về Chính sách công tại Đại học Giáo dục Hong Kong.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Vietnam Lost Public Buy-in. Its COVID-19 Struggles Followed | Le Vinh Trien and Kris Hartley | Passage | Sept 1, 2021.