Ngôi làng Nunavik đang biến đổi giáo đường địa phương — một biểu tượng phức tạp của chủ nghĩa thực dân

Marie-Danielle Smith | DCVOnline

Làng Kuujjuarapik ở Nunavik, Quebec, đang chuẩn bị thay đổi nhà thờ của làng — một biểu tượng của dự án thuộc địa — sang một cuộc đời mới bằng cách biến nó thành một trung tâm diễn giải để trưng bày các hiện vật lịch sử địa phương

Nguồn: (John và Carolyn MacDonald / Viện văn hóa Avataq / IND-MAC JC-0185

Khi còn là một cô gái lớn lên ở nơi mà những người khai phá gọi là Sông cá Voi Lớn, Rhoda Kokiapik nhớ lại mình đã từng tham gia một chuyến đi thăm nhà thờ Anh giáo cổ của thị trấn, một công trình kiến trúc bằng tôn chứa đầy báu vật. Bà nhớ lại khi nhìn lên cao và thấy một qajaq, chữ Inuktitut có nghĩa là thuyền kayak, gắn trên trần nhà. Các buổi lễ của nhà thờ Anh giáo này không còn được tổ chức ở đó nữa — là đã xây một nhà thờ mới hơn  — nhưng con thuyền kayak và các cổ vật khác vẫn còn trong nhà thờ cũ, những cổ vật đó kể lại câu chuyện về lối sống trong quá khứ của cộng đồng miền bắc Quebec. Rhoda Kokiapik nhớ lại,

“Nó có đủ mọi thứ, và bạn có thể cảm thấy nó sống động. Nó không chỉ là một nơi có nhiều cổ vật. Nó thật phong phú.  Mọi người đã dùng qajaq này để đi săn bắn. Phần bí ẩn là, ông của tôi hay ông của bạn tôi là chủ của con thuyền?” 

Rhoda Kokiapik

Với mục đích truyền lại cảm giác kỳ diệu và lịch sử tương tự cho thế hệ tiếp theo, chính quyền thị trấn Kuujjuarapik, hiện được công biết đến bằng tên Inuktitut truyền thống, đang nỗ lực khôi phục nhà thờ và tạo ra một trung tâm diễn giải để trưng bày các hiện vật địa phương. Để được như vậy, họ đã tìm được nguồn tài trợ của các cấp chính phủ khác và hợp tác với Viện Văn hóa Avataq, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động để bảo tồn văn hóa Inuit ở vùng Nunavik của Quebec. Trung tâm diễn giải sẽ phục vụ khoảng 400 người Inuit cùng với 300 người không phải Inuit sống ở Kuujjuarapik, cũng như 1.000 người khác sống trong cộng đồng Cree lân cận ở Whapmagoostui.

Nhà thờ Anh giáo St-Edmund cũ vẫn còn trong cộng đồng Kuujjuarapik ở Nunavik, Quebec; một ví dụ về di sản lịch sử Cơ Đóc giáo/chủ nghĩa thuộc địa. Nguồn: ACCI News, Oc 29, 2012

Đó là một cuộc sống mới bất ngờ cho một biểu tượng của dự án thuộc địa và truyền giáo — và một lời nhắc nhở về mối quan hệ phức tạp mà nhiều sắc dân Bản địa đã sống với quá khứ đó.

Theo Susan Lofthouse, một nhà khảo cổ của Avataq, “nhà thờ sắt”, như nó được biết đến ở địa phương, là một công trình kiến trúc bằng tôn, làm sẵn từ Anh đem sang và được lắp ráp, dựng lên vào năm 1879 tại Qilalugarsiuvik (sau đó được gọi là Sông Cá voi nhỏ). Đó là khu truyền giáo của Mục sư Edmund Peck — được gọi là “Tông đồ của người Inuit” — là người đã dạy âm tiết Inuktitut cho dân địa phương để họ có thể đọc các bản dịch kinh thánh của Anh giáo. Năm 1895, tòa nhà đã một lần được di chuyển bằng xe trượt tuyết và bè khoảng 100 km về phía tây nam dọc theo bờ Vịnh Hudson đến Kuujjuarapik, đến cửa sông Cá Voi Lớn.

Nhà thờ chuyển đến gần trạm giao thương của công ty Hudson’s Bay, bắt đầu hoạt động vào năm 1813, không liên tục cho đến năm 1878 và mở cửa cho đến giữa thế kỷ 20. Trạm mua bán đó đã tạo điều kiện cho hoạt động săn cá voi beluga của công ty Hudson’s Bay và trở thành điểm dừng chân thường xuyên của các gia đình đi bằng xe tuyết do chó kéo để buôn bán lông thú và các mặt hàng khác. Lofthouse cho khu  nhà ở trạm giao thương này đã bị cây leo và cát bụi từ bờ sông bao phủ. Nhưng một phát giác bất ngờ có thể mở ra cánh cửa để khám phá thêm lịch sử của nó.

Vào mùa hè năm nay, khi gió mạnh thổi qua một công trường đang đào móng để làm bãi đậu xe, công nhân đã phát giác ra mũi của một ngọn lao dùng săn bắt cá voi. Cổ vật này đến tay của Thị trưởng Anthony Ittoshat, và ông đã cất nó đi để gìn giữ an toàn và buộc vong dây quanh khu vực để giới khảo cổ từ Avataq có thể làm điều mà Lofthouse mô tả là một “chuyến thăm khẩn cấp” tới nơi đây. Ittoshat nói khu vực đang xây cất sẽ không bị ảnh hưởng cho đến khi các toán khảo cổ có thể quay trở lại, có thể là vào năm sau, để thực hiện một cuộc khai quật kỹ lưỡng hơn. (Do sự đình trệ vì đại dịch, đó là lúc dự án trùng tu nhà thờ cũng có khả năng được tiến hành.)

Lofthouse cho rằng nếu những toán khảo cổ đào sâu hơn hoặc tìm gần  dòng sông hơn, nơi các tòa nhà khác tọa lạc, họ sẽ tìm thấy bằng chứng cũ hơn về trạm giao dịch. Bà nói thêm: “Mũi của thanh lao, cũng như những phát giác khác như mảnh vỡ ống đất sét và cọc kim loại, đùng từ đầu đến giữa thế kỷ 20:

“Vấn đề là đúng lúc, tài nguyên và kinh phí. Nhưng chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện thêm nhiều cuộc khảo sát vào năm tới.”

Susan Lofthouse

Vào thời điểm mà người dân bản địa trên khắp đất nước đang cân nhắc về quá khứ thuộc địa của họ, và khi nhiều người hòa hợp niềm tin Cơ đốc giáo với hiểu biết rằng hầu hết các trường học cho trẻ em bản địa đều do những tổ chức Cơ đốc giáo quản lý, sẽ có suy nghĩ cho rằng  có một sự cám dỗ cứ để chứng tích về  Công ty Hudson Bay nằm dưới cát. Hoặc là phá hủy và dỡ bỏ nhà thờ cũ, chứ không phải là trùng tu nó.

Thánh lễ tại nhà thờ cổ, 1902; Thị trưởng Ittoshat gọi dự án trùng tu là chuyện ‘buồn vui lẫn lộn’ (A.A. Chesterfield / Queen’s University Archives / QUA V007-C-1)

Kokiapik, một người lớn lên trong làng và hiện là giám đốc điều hành của Avataq tại văn phòng Inukjuak, nói:

“Ngay chính ngôi nhà thờ, và Cơ đốc giáo, cũng là một sự du nhập của chủ nghĩa thuộc địa. Vì vậy, tất cả mọi thứ về dự án này — nhà thờ cổ và các cổ vật trong đó và cả việc buôn bán — đây là một phần của lịch sử được khởi xướng một cách đáng tiếc do phong trào thuộc địa.”

Rhoda Kokiapik

Nhưng Kokiapik rất quan tâm đến lịch sử đó. Bà nói, khám phá và đặt câu hỏi về nó có thể là một phần của tiến trình “phi thực dân hó” mà bà và nhiều người Inuit khác đang cố gắng thực hiện. Bà ấy mong được tham gia cùng những nhà khảo cổ khi họ đến khảo sát lại bãi đậu xe tương lai.

Chính Thị trưởng Ittoshat  đã nói dự án là “buồn vui lẫn lộn”. Hồi tưởng về quá khứ của ngôi làng đã buộc các thành viên trong cộng đồng của ông ấy phải tự hỏi mình cội nguồn của họ là gì, tôn giáo của họ là gì. Ông suy nghĩ trầm ngâm và nói,

“Ngày nay biết rằng có khoảng 100 loại tôn giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Cơ đốc giáo, là người Inuit chúng tôi thích hợp với chỗ nào? Chỉ vì [Anh giáo] đến với chúng tôi trước, không có nghĩa là họ đúng.”

Anthony Ittoshat

Ittoshat nói, cố gắng để hiểu được cách mà người Inuit và Cree trong khu vực bị tàn phá vì bệnh tật, đồng thời chấp nhận việc thương mại và Cơ đốc giáo có thể mang lại đau buồn, tức giận và lo âu. Nhưng ông nhớ mình đã đứng bên trong nhà thờ cũ đó, khi nó còn ở tình trạng tốt hơn, và cảm thấy bình yên. Một cảm giác êm đềm. Ông nói,  “Bạn giữ lịch sử của tất cả những người đến đây để truyền giáo. Tất cả đều đến với bạn. Chúng tôi muốn duy trì loại cảm giác đó.”

Bài này đăng trên ấn bản số tháng 11 năm 2021 của tạp chí Maclean’s  với tựa đề, Những biểu tượng của một quá khứ rắc rối đáng để lưu lại.”

© 2021 DCVOnline 

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net” 


Nguồn: The Nunavik village transforming a local church—a complex symbol of colonialism | Marie-Danielle Smith | MacLean’s | October 18, 2021