Nhiều người Nam Á có gen gây rủi ro cao hơn với Covid

Smitha Mundasad (BBC News) | DCVOnline

Giới nghiên cứu khoa học của Đại học Oxford đã phát giác ra một gen làm tăng gấp đôi nguy cơ suy phổi và gây chết người vì Covid.

Những quóc gia vùng Nam Á. Nguồn: WordAtlas

Họ cho biết 60% người gốc Nam Á và 15% người gốc châu Âu có loại gen nguy cơ cao.

Những chuyên gia nghiên cứu cho biết,  thuốc chủng ngừa làviệc quan trọng và giúp giảm thiểu đáng kể những rủi ro này.

Nghiên cứu Di truyền Tự nhiên lcho thấy rõ lý do tại sao một số cộng đồng ở Anh và Nam Á có nguy cơ mắc bệnh Covid cao hơn — nhưng không giải thích đầy đủ về điều đó.

Dựa trên công trình nghiên cứu về gen trước đó, chuyên gia nghiên cứu ở Oxford đã  kết hợp trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật phân tử mới để xác định chính xác gen — tên là LZTF1 — chịu trách nhiệm về những nguy cơ nhiễm Covid gia tăng.

Họ ước tính khoảng 2% người gốc châu Phi-Caribbean và 1,8% người Đông Á mang phiên bản rủi ro của gen đối với Covid.

Trưởng nhóm nghiên cứu, GS James Davies cho biết việc phát giác ra gen rủi ro cao không ảnh hưởng đến tất cả các cộng đồng trên thế giới như nhau là rất quan trọng.

Nhưng ông cho biết sự kết hợp phức tạp của các yếu tố — đặc biệt là tuổi tác — đã góp phần vào rủi ro cá nhân của mỗi người.

Ông nói thêm

“Các yếu tố kinh tế-xã hội cũng có thể giữ vai trò quan trọng trong việc giải thích tại sao một số cộng đồng bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề vì đại dịch.

Mặc dù chúng ta không thể thay đổi gen di truyền của mình, nhưng kết quả của chúng tôi cho thấy những người có gen nguy cơ cao hơn có thể đặc biệt hưởng lợi từ việc chích ngừa.”

GS James Davies

‘Làm hệ thống phòng thủ trật đường rầy’

Giới nghiên cứu tin rằng gen nhiều rủi ro với Covid này khiến con người dễ bị nhiễm coronavirus hơn.

Họ đưa ra giả thuyết rằng gen có nguy cơ cao đã phá hỏng một cơ chế tự vệ quan trọng mà các tế bào lót phổi thường dùng để chống lại Covid.

Khi các tế bào màng phổi tương tác với coronavirus, một trong những chiến lược phòng thủ của chúng là biến thành các tế bào kém chuyên biệt hơn và trở nên ít chào đón virus hơn.

Tiến trình không-đặc-biệt hóa này làm giảm bề mặt tế bào của một protein quan trọng gọi là ACE-2, là ổ khóa để coronavirus tự gắn vào tế bào.

Nhưng đối với những người có phiên bản gen LZTFL1 nhiều rủi ro, tiến trình này không hoạt động tốt, và các tế bào phổi rất dễ bị virus xâm nhập.

Giới khoa học cho biết điều quan trọng là gen liên quan ảnh hưởng đến phổi, nhưng không ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

Họ nói, điều này có nghĩa là những người có nguy cơ cao vẫn có thể được miễn dịch khi tiêm thuốc ngừa Covid.

Ảnh: GETTY IMAGES

Và giới nghiên cứu khoa học hy vọng khám phá này sẽ giúp dẫn đến các loại thuốc tùy chỉnh mới tập trung vào phổi — những loại thuốc hiện dùng phần lớn tập trung vào hệ thống miễn dịch.

© 2021 DCVOnline 

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net” 


Nguồn: High-risk Covid gene more common in South Asians | Smitha Mundasad | BBC News | Nov. 4, 2021.