Cơn thịnh nộ của chủ nghĩa dân túy đòi giới lãnh đạo phải lắng nghe — và cẩn thận lựa lời

Aaron Wherry | DCVOnline

Sự tức giận và lo âu là có thật. Chính khách cần tìm được cách để thông cảm nhưng không đầu hàng

ngừa đã trở thành một cuộc chiếm đóng ở trung tâm thành phố Ottawa vào thứ Sáu, tháng Hai. 18, 2022. (Justin Tang/Canadian Press)

Đoàn xe đã đi rồi. Thách đố của chủ nghĩa dân túy cực đoan vẫn còn.

Đó là một thách thức lâu dài cho cả nền dân chủ và giới lãnh đạo chính trị của Canada — một thách thức rõ ràng từ rất lâu trước khi các xe vận tải phong toả  đường phố ở trung tâm thành phố Ottawa.

Vào ngày 17 tháng 2 năm 2017 — 5 năm trước khi ông đứng ở Hạ viện và mở cuộc tranh luận về quyết định của chính phủ về việc áp dụng Đạo luật Tình trạng Khẩn trương — Thủ tướng Justin Trudeau đã phát biểu tại Bữa tiệc Ngày Thánh Matthew, một buổi tiệc trang nhã, sự kiện có tuổi đời hàng thế kỷ, tổ chức hàng năm tại Hamburg, Đức.

Vài tuần trước đó, Donald Trump đã trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Trước đó không lâu, Vương quốc Anh đã bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu. Trudeau đột nhiên thấy mình được miêu tả như một người cầm đuốc cho nền dân chủ tự do và chính phủ tiến bộ. Năm tháng sau bài phát biểu  ở Hamburg, Trudeau xuất hiện trên trang bìa của Rolling Stone, với câu hỏi liệu ông ấy có phải là “niềm hy vọng tốt nhất của thế giới tự do.” hay không.

Trong bài phát biểu trong bữa tiệc, Trudeau lần đầu tiên cố chẩn đoán làn sóng dân túy đang khuấy đảo các nền dân chủ phương Tây. Ông nói về “sự lo lắng” mà mọi người đang cảm thấy về tương lai và sự thất vọng của họ về sự phân bổ của cải không đồng đều. Ông nói, những cảm giác đó đang chuyển thành “sự ngờ vực” và “tức giận.”

Năm năm sau, sự tập trung ban đầu vào “sự lo lắng” về kinh tế và bất bình đẳng đã nhường chỗ cho một cuộc thảo luận rộng hơn về những điều khác có thể tạo ra sự thất vọng mà chủ nghĩa dân túy nuôi dưỡng. “Rủi ro địa vị” và chủ nghĩa bầy đàn. Có sự sút giảm ý thức công bằng kinh tế. Sự phân cực chính trị, mạng xã hội và “thông tin sai lệch.” Đoàn xe biểu tình đã chứng tỏ cả ảnh hưởng tiềm tàng của đại dịch lẫn sức mạnh và tầm với của cỗ máy tức giận không ngừng của truyền thông Mỹ.

Thủ tướng Justin Trudeau nói chuyện với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khi phu nhân Sophie Gregoire-Trudeau đứng nhìn khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức vào ngày 7 tháng 7 năm 2017. (Markus Schreiber / Associated Press)

Những người tiến bộ và người ôn hoà vẫn đang vật lộn với câu hỏi phải làm gì với tất cả những chuyện đó. Nhưng đơn thuốc của Trudeau vẫn thích hợp.

Trudeau nói với các nhân vật kinh doanh và chính trị trong hàng khán giả của mình rằng ông muốn “thách thức” họ, “để nhấn mạnh rằng những thách thức mà chúng ta đang đối diện đòi chúng ta phải có hành động thực sự và khả năng lãnh đạo thực sự.”

Trudeau trích dẫn những hành động của chính phủ của mình. Trudeau cho biết, trong 16 tháng đầu tiên, chính phủ Tự do đã tăng cường hỗ trợ các gia đình thông bằng chương trình Lợi ích Trẻ em (Canada Child Benefit), tăng cường hỗ trợ cho học sinh sau trung học và đầu tư mới vào các chương trình huấn luyện và việc làm.

Chính sách vs. Chủ nghĩa dân túy

Trước sự xa lánh chính trị và sự tức giận phản dân chủ, những đề nghị như vậy có vẻ nhà quê. Có lẽ hơi quá khi tưởng tượng rằng các chương trình mới hoặc đổi mới của chính phủ có thể dập tắt hoàn toàn ngọn lửa của chủ nghĩa dân túy cực đoan. Chương trình nghị sự của Trudeau dường như đã thất bại trong việc dập tắt những đốm than hồng đó.

Nhưng nó cũng vữ để biện luận rằng chính sách khôn khéo và hiệu quả cấp sự giúp đỡ có ý nghĩa cho người dân ít nhất có thể giảm nhóm cử tri có thể bị chủ nghĩa dân túy cực đoan thu hút. Nếu các cấp chính phủ và cơ quan lập pháp cho thấy họ có thể đưa ra các giải pháp và trợ giúp, họ có thể duy trì niềm tin vào các thể chế dân chủ mà những người theo chủ nghĩa dân túy tấn công.

Sự chia rẽ và không tin tưởng  cuộc biểu tình ở Ottawa đã phơi bày


Cuộc phong tỏa Ottawa có thể đã biến mất nhưng sự tức giận của những người biểu tình vẫn còn. Ioanna Roumeliotis khám phá điều gì đã thúc đẩy mọi người đến thủ đô của Canada và những gì một số hy vọng sẽ xẩy ra. 6:01

Sau hai năm đau thương và thất vọng vì đại dịch, nhu cầu củng cố lòng tin thể chế có thể còn lớn hơn nữa.

Đề nghị thứ hai của Trudeau đơn giản hơn về mặt lý thuyết nhưng có thể khó thực hiện hơn trong thực tế. Ông nói, giới lãnh đạo chính trị cần phải lắng nghe.

Như Trudeau nói với khán giả của ông ở Hamburg, ông vừa hoàn thành chuyến đi nói chuyện với dân trên toàn quốc qua các diễn đàn ở những thị trấn, nhận trả lời câu hỏi từ bất kỳ ai tình cờ xuất hiện. Ông nói, điều này không phải là không có rủi ro chính trị và nó có thể không thể đoán trước và đôi khi căng thẳng, “nhưng chỉ khi có những cuộc trò chuyện gay go đó, chúng ta mới có thể hiểu được trọng tâm của vấn đề.

Cảnh sát đẩy lùi người biểu tình khi chính quyền ở Ottawa hành động vào 19 tháng 2, 2022 để kết thúc một cuộc biểu tình chống lại các quy định về COVID-19 đã biến thành một cuộc biểu tình chống chính phủ lớn hơn và chiếm đóng trung tâm thành phố. (Cole Burston/The Canadian Press)

Đã có đấu hiệu là Trudeau lắng nghe khi những người biểu tình chống quy địnhc chích ngừa đã buộc cuộc vận động của ông phải hủy bỏ một buổi tập họp vào tháng 8 năm ngoái. Thủ tướng nói rằng “giận dữ” nên được đáp ứng với “sự thông cảm.” Nhưng cuối cùng, Trudeau đã có một đường lối cứng rắn hơn nhiều với đám đông giận dữ đi theo sau ông. Tương tự, ông cũng bác bỏ đoàn xe, gọi đó là “một nhóm thiểu số nhỏ ở rìa”, những người có “quan điểm không thể chấp nhận được.”

Có những yếu tố trong cả hai cuộc biểu tình đáng bị lên án: những người biểu tình trong cuộc vận động bầu cử ném đá vào thủ tướng, xúc phạm vợ ông và hò hét những ngôn từ xúc phạm, quan điểm kỳ thị chủng tộc và cực đoan được một số người tổ chức đoàn xe biểu tình bày tỏ, tuyên bố sứ mệnh lật đổ nền dân chủ Canada, sự quấy rối người dân ở Ottawa.

Những người đòi thủ tướng gặp hoặc đàm phán với những người đang chiếm đóng ở Ottawa — gồm cả những chính khách Bảo thủ liên bang nổi tiếng — dường như đã muốn phớt lờ những sự thật như vậy.

Lời nói của Trudeau quay lại cắn ông ta

Trudeau có thể lập luận rằng một số nhận xét của ông đã được đưa ra có vẻ quá trớn. Nhận định của ông với một người phỏng vấn cho rằng một số người phản đối việc tiêm chủng COVID-19 là “khinh thường phụ nữ và kỳ thị” đã được coi là một cuộc tấn công vào tất cả những người chưa tiêm chủng.

Nhưng bài học “Cái nhóm đáng thương” của Hillary Clinton năm 2016 là các nhân vật lãnh đạo (đặc biệt là những người tiến bộ) phải lựa chọn lời nói cẩn thận để tránh tạo ra khẩu hiệu cho những người theo chủ nghĩa dân túy cơ hội.

Trong trường hợp của Trudeau — dù ông ấy có muốn “lắng nghe” đến mức nào — thì cuối cùng ông ấy lại đứng về phía đối lập với một số đồng bào của mình. Điều đó khó hơn là đối đầu chống lại Donald Trump hoặc những ý tưởng phi đạo đức mà ngững người lãnh đạo như Trump cổ xuý.

Nhưng như thế không có nghĩa Trudeau  phải chịu trách nhiệm vì đã để xây ra những cuộc biểu tình. Nhưng đoàn xe giải thích nhu cầu của mọi người tcủa công chúng cần tìm ra ranh giới giữa sự cảm thông và sự đầu hàng — công nhận mối quan tâm của những cử tri đang tức giận, khó chịu trong khi vẫn từ chối những người có ảnh hưởng và những ý tưởng mà lương tâm không thể chấp nhận.

Cảnh sát thực thi một lệnh cấm đối với những người biểu tình ở Ottawa vào 19 tháng Hai, 2022. (Evan Mitsui / CBC)

Đoàn xe đã đem những thách thức trọng tâm trong bốn năm đầu tiên của Thủ tướng Trudeau ra phía trước  — bảo vệ nền dân chủ tự do và thiết lập một mô hình chính phủ tiến bộ có thể chống lại các lực lượng của chủ nghĩa dân túy và tiềm năng phản dân chủ và phi tự do thường đi kèm với nó.

Đại dịch đã không cuốn trôi tất cả những điều đó. Vào năm 2017, vấn đề có thể phần lớn là lý thuyết đối với giới cấp tiến Canada. Bây giờ nó hữu hình hơn rất nhiều, đặc biệt là vì đoàn xe được một số đảng viên Bảo thủ nổi tiếng đón nhận  — gồm cả Pierre Poilievre, người  hiện tại đi đầu cuộc tranh vị trí lãnh đạo tiếp theo của đảng Bảo thủ.

Cũng không khó để thấy rằng sự lo lắng và thất vọng có thể tiếp tục gia tăng như thế nào trong những năm tới khi tiến trình chuyển đổi sang một nền kinh tế sạch. Năm năm trướx Trudeau nói:

“Cho dù bạn là một doanh nghiệp hay một chính phủ, đã đến lúc nhận ra rằng sự tức giận và lo âu mà chúng ta thấy trên thế giới đang tràn ngập trên toàn thế giới đến từ một nơi rất thực tế. Và nó sẽ không biến mất.”

Justin Trudeau

Dù chính phủ Trudeau đã làm gì kể từ năm 2015, nhiệm vụ để thắng trong những biện luận chống lại chủ nghĩa dân túy cực đoan gần như chưa hoàn thành. Trong thực tế, công việc có thể chỉ mới bắt đầu.

Tác giả | Aaron Wherry là phóng viên phụ trách Văn phòng Quốc hội cho CBC News từ năm 2007 và đã viết cho Maclean’s, National Post và Globe and Mail. Ông là tác giả của Promise & Peril, cuốn sách kể về những năm cầm quyền của Justin Trudeau.

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Populist rage demands leaders who listen — and choose their words with care | Aaron Wherry | CC News | Feb 23, 2022.