Nghệ thuật của dấu chấm than!
Nicholas Lezard | Trà Mi
Trong nhiều thế kỷ, chuyên gia ngữ pháp coi dấu chấm than là thô tục và cảnh cáo không nên dùng nó quá trớn – Florence Hazrat nói, nhưng Jane Austen đã nhìn ra ý nghĩa của nó.
Đây là một cuốn sách ngắn, nhưng nó mạnh như một cú đấm, cũng như chủ đề của nó, dấu chấm than – hoặc như nó thỉnh thoảng được gọi một cách sinh động là tiếng thét, hoặc tiếng nổ. Tôi cẩn thận khi dùng chữ ‘sinh động’, vì dấu chấm câu đó rơi vào một lãnh thổ mơ hồ chồng chéo giữa chính tả và trình bày. Tôi tự nói với mình rằng tôi không thích điều đó, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng thích. Gần đây tôi đã dùng nó để mô tả tiếng chuông cửa khủng khiếp ở nhà (‘BZZZT!’) để truyền đạt cảm giác hoảng sợ xảy ra khi tôi nghe thấy tiếng chuông. Tôi cũng thích nó khi bong bóng đối thoại phía trên đầu của một nhân vật truyện tranh không có gì hết ngoài một dấu chấm than: hoàn toàn ngạc nhiên. Ví dụ tôi thích nhất là trường hợp của Snoopy, vì hai tai của nó thường dựng đứng giống như dấu chấm than.
Dấu chấm than dường như đã biết nó có nghĩa là gì từ lâu. Chúng ta là những người chậm hiểu.
Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng biết cách dùng nó. Theo Florence Hazrat, tác giả của Một điểm đáng ngưỡng mộ (An Admirable Point), chúng ta phải mất một thời gian để giải quyết vấn đề – như thể nó biết nó nghĩa là gì từ lâu và chúng ta mới là người chậm hiểu. Trong ấn bản Folio của Hamlet, những dòng ‘Thật mệt mỏi, cũ kỹ, bằng phẳng và không sinh lời/Đối với tôi, tất cả những công dụng của thế giới này’ kết thúc bằng dấu chấm hỏi thay vì dấu chấm than, cũng như những chữ tiếp theo: ‘Fie on’t’.
Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ, giới ngữ pháp đã khuyên không nên sử dụng nó quá trớn, coi đó là thô tục. Biên tập viên dường như đã dành nhiều thời gian để loại bỏ những dấu chấm than của Jane Austen khỏi tiểu thuyết của bà, mặc dù còn rất ít bản thảo của bà ấy để chứng minh điều này. Chính khách và khối tuyên truyền đã sử dụng nó để thu hút sự chú ý của khán giả, điều này cũng làm hoen ố danh tiếng của dấu chấm than. Nó dường như là một điểm chính yếu của Mỹ. Cuốn sách của Hazrat bắt đầu với tiêu đề năm 1788 của tờ Boston Gazette: ‘HỐI LỘ VÀ THAM NHŨNG!!!’ ‘Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’ đã được Ronald Reagan và Bill Clinton sử dụng như một khẩu hiệu, nhưng Donald Trump cộc mịch để thêm một dấu chấm than – và, như Hazrat và một số chuyên viên vẽ kiểu trước bà ấy đã nhận thấy, một số khoảng cách và kiểu chữ khủng khiếp, dùng sans serif ‘make’ và ‘great again’, và dùng phông serif cho chữ ‘America’. Tuy nhiên, đây có thể là một trò chủ ý thu hút sự chú ý.
Và thu hút sự chú ý là tất cả vấn đề (mặc dù lý do tại sao dấu chấm than rất phổ biến trong truyện tranh là vì trong những ngày đầu của kỹ thuật in rẻ tiền, thường không nhìn thấy được những dấu chấm đơn giản). Có loại rượu vang Ý vẫn mang tên là Est! Est!! Est!!!, được cho là sau khi vị giám mục của Fugger thế kỷ 12 đã viết phấn những từ này lên cửa một quán trọ ở Monte-fiascone, thông báo rằng đây là nơi có những thứ thực sự tốt – nhưng điều đó thật vô nghĩa, vì dấu chấm than chưa được phát minh cho đến hàng trăm năm sau, và rượu không ngon chút nào. Tuy vậy, thị hiếu có thể đã thay đổi.
Và đúng thế. Trong những ngày đầu của internet, một cơ quan có thẩm quyền — nếu có được chuyện đó với internet — đã khuyên những người đăng quảng cáo hạn chế sử dụng dấu chấm than. Nhưng họ vội vàng bỏ cuộc và nói, trên thực tế, ‘Nổi khùng!’ Và xét cho cùng, vì một lý do nào đó, giọng điệu của những con chữ trên màn hình khó phân biệt hơn so với những dòng chữ trên trang giấy, vì vậy mọi thứ đều có ích. (Dấu /s, không được đề cập ở đây, có thể có ích trong việc chỉ sự châm biếm.) Năm 2018, mộtchuyên viên sắp chữ người Pháp đã đề nghị 11 ‘dấu hiệu cảm xúc’, mà ông gọi là dấu hiệu Andersen, theo tên của Hans Christian Andersen, để biểu thị các cảm xúc khác nhau (giận dữ, hạnh phúc, ghê tởm, v.v.), để có thể bắt đầu câu với giọng điệu phù hợp khi đọc to cho trẻ nghe. (Đây là điều đã gây ấn tượng mạnh với tôi trong những ngày đầu tiên tôi đọc sách cho con nghe.)
Một Điểm đáng ngưỡng mộ kết thúc với một loạt các dấu chấm câu mới được đề nghị gây hoang mang tạo ra để trình bày ngay cả những khái niệm trừu tượng như ‘sự quyến rũ’ (‘đường cong phù hợp’, Hazrat nói), nhưng tôi nghĩ chúng ta vẫn hiện hữu nếu không có chúng. Dấu chấm câu có cái tên tuyệt vời là interrobang, một dấu chấm hỏi chồng lên một dấu chấm than, chưa bao giờ thực sự thành công; dấu hỏi đảo ngược sau này được gọi là một dấu hỏi tu từ cũng vậy, dùng để biểu thị một câu hỏi không có câu trả lời có hoặc không nhưng có nhiều phiên bản. Đây là một dấu hỏi ngược, và nó được phát minh vào năm 1575. Bạn có thể thấy nó trong bản thảo cuốn A Game at Chess của Thomas Middleton.
Dấu hỏi đảo ngược sau này được gọi là một dấu hỏi tu từ.
Nhưng tôi khá thích ý tưởng của người Tây Ban Nha về việc sử dụng dấu chấm than lộn ngược ở đầu câu và kết thúc bằng dấu chấm than không lộn ngược – mặc dù điều đó có làm mất đi giá trị bất ngờ của câu kết thúc! hoặc nhuận sắc cho nó? Cuốn sách của Hazrat đủ học thuật để cho chúng ta biết ai đã phát minh ra nó và khi nào (Học viện Tây Ban Nha, năm 1754), nhưng cũng cho biết những chữ sau đây là do Bart Simpson sử dụng đầu tiên — và Simpson đã dùng chúng, rất rất thích hợp, khi nhìn thấy cha mẹ mình làm tình: ¡Ay caramba!
© 2023 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: The art of exclamation marks! | Nicholas Lezard | Spectator Magazine · Jan 07, 2023.