VixiLeaks (II)

Trần Giao Thủy

wave_audio

VixiLeaks không phải là chuyện về tài liệu mật của Cơ quan An ninh Quốc Gia Mỹ hay về dữ liệu quân sự của Hoa Kỳ. Nó là một tài liệu về hoạt động nội bộ cộng sản xuyên Thái Bình Dương.

(Tiếp theo phần I)

Phương án 2: “Còn nước còn tát”

Một cái phương án thứ hai, nghĩa là còn nước còn tát… thì … giải tán ban thường vụ, giải tán ủy ban vận động đổi mới. Bởi vì thực thế thì cái nghị quyết tháng 5 đó mà, sang năm thi hành nên không còn lý do tồn tại, nhưng mà Hội vẫn tồn tại. Cái phương án kia thì Hội không còn.

Cái phương án này thì giải tán ban thường vụ, giải tán ủy ban vận động đổi mới, lập lại mới nhưng mà Hội vẫn tồn tại. Cho nên Ban [Việt kiều Trung ương – TGT] mới chỉ định một số anh em để chuẩn bị cho cái Đại hội và tiến hành gấp. Và Ban sẽ cử người ra cùng với mấy anh em đó để mà chuẩn bị đến khi tiến hành xong cái Đại hội. Càng sớm càng tốt. Bởi vì bây giờ là không còn cái thường vụ nữa, cũng không còn cái ban vận động đổi mới nữa. Cái Hội nó tồn tại nhưng coi như không có đầu. Thì chỉ định một số anh em. Thì đó là hai cách… Ban thường vụ cũng không còn danh nghĩa gì để tồn tại, và ủy ban vận động đổi mới cũng không còn danh nghĩa gì để tồn tại… mà giao cho bốn, sáu anh em hay là hai tùy … chịu trách nhiệm chuẩn bị cho cái Đại hội này và Ban sẽ cử ra người ra để cùng với anh em. Đó là cái phương cách cuối cùng. Đó là còn nước còn tát. Chứ còn cái trên kia cứ là coi như là như là rũ sạch hết. Có hai phương án đó, bây giờ các anh lựa chọn …

Phương án trên kia là phương án xấu nhất, còn phương án thứ hai là còn nước còn tát.

Tôi nêu ra như vậy rồi các anh suy nghĩ, rồi có thể các anh thỏa thuận… Rồi còn chỉ định mấy anh em nào, cái đó thì anh Lập anh sắp ra… Không nhiều đâu, độ chừng ba, bốn anh em. Ban có thể nói là chia sẻ, giao phó cho bốn anh em đó ra chuẩn bị làm đi rồi Ban sẽ cử người đi theo… Và trong cái thời gian mà Ban chỉ định bốn anh em này thì cái ban thường vụ và ủy ban vận động không còn nữa, không có danh nghĩa để hoạt động. Đó là phương án “còn nước còn tát”. Còn phương án thứ nhứt là sẽ mất hết, không tồn tại.

Phương án 2: “Còn nước còn tát”

Tự phê, báo cáo, răn đe

Kết tiếp là phần báo cáo và “tự phê” của Lê Tiền Phong, Tổng thư ký HNVTC.

Lê Tiền Phong

“Trước hết cũng tự phê (với) các anh cái quan điểm lập trường như anh Tu hổm rày có bàn bạc với các anh. Các anh cũng thấy rằng giữa tôi với anh Nhã, nói chung là không có … xung quanh những đề nghị là quan điểm lập trường nó không vững vàng. Tôi cũng nhận thấy như vậy. Thành ra nó đi tới cái chỗ có thể nói là bế tắc. Qua cái đề nghị hôm trước bàn với mấy anh… anh Phước, anh Dũng và anh Tu như trong cái đề nghị có trình bày lên trên thế thì cái đề nghị đó nó thể hiện một cái thỏa hiệp trên cái mực nào; và trong khi bàn với anh em đó thì anh Phước có một lập trường. Thì trên cơ sở đó thì… thì cái lập trường của chúng tôi nó cũng… nó cũng mất dần… lập trường đi. Cái này cũng thẳng thắn báo cáo các anh là như thế này thôi tức là các anh chắc cũng đã nắm rồi. Do nơi cái công ty Laser đó thì các anh cũng biết là nó có nhiều cái nhược điểm… nhiều cái yếu điểm, từ khi ủy ban vào trong đó thì có thể nói đặt ra cho Hội nhiều vấn đề rất là lớn. Mặt khác thì cũng đúng, anh em ủy ban thì nói rằng, “mình là trí thức không làm cái gì mà có tổn hại đến phong trào”. Nhưng mà mói chung thì chúng tôi thì cũng lo. Phải nói thẳng ra như vậy. Thì trong cái lo lắng đó thì đúng là nó làm cho cái lập trường nó không vững vàng. Thì cũng xin tự phê với các anh như vậy. Và nó dẫn đến một cái luận… luận cứ như là hồi trưa nay cũng có bàn với các anh đó thì nói chung là nó dẫn đến như thế này thôi. Tức là coi như hai mặt anh em thường vụ hội và trong cái khó khăn này không lấy được một cái quyết định thì phải từ chức à … thứ hai, hoặc là… muốn gởi một lập trường thì trong lập trường đó thì thấy rằng là… cái lập trường mà có thể nói lô-gíc nhất là thống nhứt Hội, và giải quyết vấn đề kinh doanh theo như cái phương pháp mà của anh Dũng; tuy nhiên á thì nó dẫn tới một cái như thế này tức là tình hình phong trào nhì nhận cũng rất là rất là căng. Thì điều đó đặt ra để các anh nắm. Tức là cũng có một cái sự chia, phân biệt về cái … hoặc là cái tình cảm trong anh em chị em… một bên là những anh em chị em của ủy ban vận động đổi mới… khoảng chừng 3, 4 chục người gì đó, và một bên thì cũng khoảng chừng hơn 100, 100 ngoài… Coi như là hiện… hiện tình giờ thì có vẻ còn đang leo thang, anh em ủy ban thì ra cái diễn đàn … số 8; những chị em khác thì cũng đang kiến nghị đa típ… Nói chung là họ lo những hoạt động …cơ sở nó bị tổn hại. Mặt khác chúng tôi cũng phải nói thêm một điểm nữa là trong trường hợp của công ty Laser thì nó chứa nhiều cái…(tiếng tắt máy thu âm). Nó là cái công ty đầu tiên của phong trào thành ra lúc đó thì anh em làm đó thì nó cũng nói chung là cũng vừa làm vừa chạy thôi thành ra có nhiều khách hàng nó không có tốt. Thì bây giờ thì nó xảy ra cái tình trạng làm cho anh chị em lo. Thực chất ở đây đó, là… anh… mấy anh em thì chắc cũng biết, mấy anh em trong ủy ban á, anh Tu cũng nói loáng thoáng với tôi cách đây một vài ngày… và cũng tạm gọi như là trấn an, v.v.

Tuy nhiên, trong cái bối cảnh hiện giờ đó thì đúng là nó cũng khó khăn, nghĩa là một vài anh em như anh Văn anh Hương đồ đó thì cái tình trạng cư trú cũng cũng rất là bấp bênh… do ở cái hồ sơ an ninh của nó. Thì cái đó, nói chung là cái điều lo của chúng tôi. Từ đó cũng có cái giao động đặc biệt … Nếu đúng lô-gíc thì phải nói thế này, nếu đứng về phần thường vụ ban chấp hành đó thì nếu anh em ủy ban vận động đổi mới khi thi hành cái 5/88 mà quyết định là… là…là… là… tấn công vào công ty Laser mà gây xáo trộn thì có lẽ chúng tôi phải bắt đầu … thật với anh em, là nên chấm dứt… không vui gì đâu. Nhưng mà điều, khởi đầu từ một cái quan sát và nói chung là một cái đánh giá thành ra có một cái đề nghị. Đề nghị đó thì dĩ nhiên với một cái quan điểm của anh Phước thì nó không đúng; tuy nhiên đó là cái thực tế hiện giờ ở trên cái… ở tình hình bây giờ. Bây giờ nói thêm điểm nữa. Xin trình bày các anh là thế này là… quả thật là chúng tôi bế tắc trong việc giải quyết này… Và thứ hai nữa là anh Nhã với tư cách là Giám đốc của công ty Vinamedic, nếu anh Nhã từ chức thì phải bàn giao công ty lại cho Hội, v.v. Thì chuyện này cũng không thành vấn đề. Anh Nhã đã đưa cái đề nghị đó trong cái cuộc hiệp thương với anh em ban vận động đổi mới. Nhưng nói chung trên thực tế thì nó cũng là một cái vấn đề. Và toàn bộ thì rõ ràng, về lô-gíc đó, thì ban thường vụ Hội bị bế tắc… Thành ra chúng tôi sẵn rút lui đó, và đề nghị với các anh là có thể nếu được thì chỉ định người phù hợp với cái tình hình… à.. trường hợp… Đúng ra anh Sơn và anh Lập cũng có nói là “anh Hương tại sao không về?” thì … chúng tôi cũng không nắm rõ lắm nhưng mà có thể có một cái, không biết hư thật, tuy nhiên khi mà anh Hương quyết định không về đó là có nhận được nhiều điện của từ Ban, thật ra từ anh Lập chúng tôi diễn nghĩa là hơi… hơi nặng đối với anh em thành ra cũng có thể có một phản ứng… là phản ứng không muốn về từ phía anh Hương. Đó là một yếu tố. Yếu tố thứ hai có thể là do cái tình hình nó cũng không khẩn trương… Nói chung là khi cái công ty Laser mà định mở ra thì những lo lắng cũng quá đáng nhưng mà có lý do là tình hình xáo trộn như thế này… Thì tôi xin báo cáo với anh tình hình nó như vậy.”

Lê Tiền Phong tự phê, báo cáo…

Sau đoạn này Lê Tiền Phong xác định là mâu thuẫn nội bộ bắt nguồn từ văn hóa tổ chức. Sinh hoạt, quản lý kinh doanh lẫn lộn với những sinh hoạt (ái hữu, yêu nước) của hội, cái mà nhóm đầu sỏ HĐKVKTC/HNVTC gọi là “phong trào”. Dù thấy có vấn đề nhưng họ vẫn chưa giải quyết từ 3-5 năm qua đến khi phe “vận động đổi mới” xuất hiện, và Lê Tiền Phong nói tiếp,

“Trong cái quá trình thì từ một năm nay thì anh chị em ủy ban phát biểu thì và cái hội họp thì nói chung là tiến công và chiếm khu vực và nói chung là gây một cái không khí xáo trộn.”

Hoàng Bích Sơn lại lập lại, chỉ có thể đưa hai “phương án”. Kế đế là phần báo cáo của Nguyễn Văn Nhã, Phân hội trưởng Phân hội Trí thức, Giám đốc Vietimex Inc., và Giám đốc Vinamedic Inc.;

Nguyễn Văn Nhã

“Chúng tôi cũng xin được mạn phép trình bầy một số cái ý nghĩ là, qua một tuần lễ làm việc ở Ban và với anh em bên ủy ban vận động đổi mới thì chúng tôi cũng hy vọng là giải quyết được vấn đề trong cái tinh thần thông cảm và đối thoại.

Bởi vì thực tế mà nói thì cơ bản là hai bên đều có những tình ý tốt về …cái vấn đề và đều có nhu cầu thiết thân làm công việc đóng góp với cộng đồng, giúp nước nhưng mà cái biện pháp mà để giải quyết công việc, thì mỗi bên đều có cái sơ hở của mình và đều có cái chủ quan của mình cho nên chúng tôi cũng… bàn bạc với một số anh chị em bên ủy ban vận động đổi mới cố gắng làm sao kiên nhẫn để đối thoại tạo không khí thông cảm nhau hơn để mà giảm bớt những cái gọi là sứt mẻ tình cảm gây ra trong quá khứ.

Đây cũng chỉ là thuần là một vấn đề mà có thể nói rằng là cái sự đụng chạm này về phương diện tình cảm có thể giải quyết được qua… với một số thời gian nào đó cho phép hai bên có thể bình tâm suy nghĩ lại và bàn với nhau để mà thực hiện cái việc này bởi ý nguyện chung thống nhất phong trào. Và trong cái thời gian vừa qua, nhất là cái tháng 7, tháng 8, tháng 9 thì có một số cái sự việc nó làm cho tình hình ngày càng trở nên trầm trọng. Thì chúng tôi cũng nghĩ rằng cái cơ bản ở trong vấn đề ở đây là cái nhận thức của một số người về vấn đề kinh doanh và một số người về vấn đề sự đổi mới, cái nhu cầu nắm cái thực tế của phong trào.

Sự khác biệt về quan điểm, về nhận thức đã là cái mầm mống gây ra sự bất hòa và rồi cái tình trạng leo thang đã làm cho rạn nứt cái tình trạng. Do đó chúng tôi cũng đã bàn bạc với nhau trong hơn suốt hơn một tháng qua cái biện pháp để giải quyết tình hình. Có thể làm được đại hội hay không? Có tổ chức được đại hội như đã dự trù trong nội quy… hay không? Và có khả năng nào bảo vệ cái phong… bảo vệ cái cơ sở làm ăn mà bà con đã đóng góp được một chút ít cho đất nước.

Qua cái quá trình bàn bạc như vậy chúng tôi ở trong ban thường vụ cũ, khóa 13, đã nhận thấy là cũng khá phức tạp và ban thường vụ đã đồng ý để gặp gỡ ủy ban để giải quyết vấn đề. Nhưng sự đồng ý thỏa thuận này mới chỉ là bắt đầu từ cách đây khoảng độ khoảng hai tuần lễ. Thì hai tuần lễ vừa qua đã xảy ra việc là Ban Ban triệu tập một số anh em ở đây làm việc. Do đó tình hình thỏa thuận ở phía bên kia, dầm phán bên kia nó bị đứt đoạn. Do đó chúng tôi mạnh dạn muốn trình với các anh là qua cái thực tế phong trào ở bên kia và cái thiện chí hai bên muốn đối thoại với nhau, chúng tôi nghĩ rằng phong trào có thể hàn gắn được và tổ chức đại hội có thể làm được với điều kiện là mỗi bên phải nhường nhịn nhau và kiên nhẫn hơn để bàn bạc, v.v. Chúng tôi cũng đã trao đổi tối hôm qua với anh Dũng là cái biện pháp thỏa thuận hôm qua trong cái buổi họp ban ngày thì điều kiện gằp gỡ nó quá ngắn, chỉ trong hai giờ làm việc, từ 2 giờ rưỡi tới 4 giờ rưỡi, thì phía anh em bên ủy ban đã đưa ra một chương trình thí điểm mà trong đó … kinh doanh ra là cái điểm số 8 … Do đó không có cái gì phải bàn tới về đại hội. Thì do đó sau cái buổi làm việc đó, chúng tôi có ba anh em làm việc lại với nhau và thấy rằng cái thực tế sau khi đàm phán với một số anh trong ủy ban, phải nói thực, là cái lời lẽ khi mà ý kiến đã khác nhau rồi thì thay vì có thể thông cảm hay nhẫn nại thì nó có những cái … và do đó cũng rất lấy làm chua sót là những lời lẽ như vậy từ hơn một năm nay đã gặm nhấm thay vì phát triển phong trào mặc dầu có sự đánh gía về thiện chí của ủy ban là đáng kể và cũng như từ trước khi gặp ủy ban rồi thì ban thường vụ ban chấp hành cũng thấy có cái nhu cầu phải đổi mới cái cơ cấu của Hội để tạo cái không khí lành mạnh sinh hoạt ở trong Hội. Do đó mới tổ chức môt cái ban gọi là họp thường niên rồi bàn vấn đề Hội. Thì cũng báo cáo với anh là như vậy; qua cái quá trình bàn bạc một tuần qua, và mặc dầu ở bên thì vừa rồi, cách đây mấy hôm, ủy ban vận động đổi mới có ra cái bản tin số 8 – tôi không biết rõ nội dung là cái gì …, v.v. – thì nó làm cái không khí bên đó cũng thêm căng thẳng. Nhưng mà dù sao chăng nữa chúng tôi cũng nghĩ rằng rất có hy vọng là trong thời gian sắp tới đây, một tháng, hai tháng, có thể thì hai bên bàn bạc với nhau, mạnh dạn làm việc với nhau, và mỗi bên nhường nhịn nhau một chút … để thống nhất phong trào. Còn sau khi mà tổ chức đại hội rồi nếu cái sự khác biệt về phong cách, về lề lối, về suy nghĩ nhóm còn khác biệt với nhau quá thì cũng có khả năng là qua cái đại hội đó sẽ hỏi ý kiến hội viên là có nên lập những cái cơ sở mà trong đó mỗi người đều có cái chỗ đứng của mình, mỗi người đều có cái quyền sinh hoạt chung với những người mà họ ưa thích và tất cả mọi người đều có điều kiện để làm… cho cộng đồng cho đất nước. Chứ không phải ý kiến chúng tôi là muốn tách phong trào ra là hai làm ba, muốn kiếm một cái hình thức thích hợp hơn nữa trong không khí mà phức tạp hiện nay, để có thể giải phóng được cái tinh thần năng động của anh chị em ở bên đó đáp ứng cái nhu cầu tình hình mới là phục vụ hơn nữa hữu hiệu cộng đồng và đất nước.”

Nguyễn Văn Nhã báo cáo

Ngay sau Nguyễn Văn Nhã, là phần tự phê và báo cáo của Trần Tuấn Dũng, Phân hội trưởng Phân hội sinh viên của HVKYNTC/HĐKVKTC, Phó Giám đốc Vinamedic Inc.

Trần Tuấn Dũng

“Chúng tôi xin phép anh Sơn, thì qua gần hai tuần lễ làm việc rồi. Trong đó tôi cũng đã báo cáo, tương đối đầy đủ chi tiết sự việc xẩy ra từ tháng 5 cho đến bây giờ. Bên này trách bên kia, những khiêu khích, những leo thang thì chúng tôi cũng đã … đầy đủ rồi chúng tôi cũng không muốn nhắc lại ở đây nữa.

Riêng về phần mình, chúng tôi tự nhận xét thấy rằng có thể có một số những nghi kỵ, một số những hiểu lầm, hoặc là do một động cơ nào khác, chúng tôi không hiểu rõ. Nhưng nhiều cuộc thương thuyết, nhiều cuộc bàn cãi, nhiều cuộc đàm phán nó không đi đến kết quả. Mặc dù là phía chủ quan chúng tôi thì đã cố gắng, rất nhiều thiện chí, rất nhiều kiên nhẫn để giải quyết vấn đề. Bản thân tôi đi về đây là đã hoãn chuyến đi về thành phố Sài Gòn 5 lần với cái mục đích, với niềm tia hy vọng là anh em có thể bàn thảo với nhau để có thể giải quyết được. Đến chiều ngày hôm qua, một trong những mấu chốt nhất của vấn đề kinh doanh mà anh Nhã, anh Phong và anh Tuệ nói rằng, “chỉ có thể tổ chức đại hội được, nếu đi xong được phương hướng cách kinh doanh như thế nào.” Chúng tôi cũng đã cố gắng đi đến một thỏa thuận chung, nhưng cuối cùng, ngay cái thỏa thuận đó cũng bị lật đổ vào buổi tối. Cho nên tôi cũng xin nhận phần tự phê là đã không tiến hành tốt, sai trách nhiệm mà hội nghị ngày hôm qua đã giao phó.

Bây giờ chúng tôi xin nói tới, tức là cái, như anh Sơn đã trình bầy, đã cho chúng tôi biết là buổi ban đầu tất cả phong trào ở Canada đã xây dựng từ hai mươi năm nay, nên ngày hôm nay là một thành quả. Dù chưa tương xứng với đất nước nhưng thành quả đó còn nhỏ, và những cơ sở kinh doanh ngày hôm nay đã đáp ứng một phần nào cái nhu cầu đất nước, đáp ứng được… phục vụ được nhu cầu của kiều bào và cụ thể góp với, giúp cho bà con, anh chị em hội viên công ăn việc làm. Do đó, tôi tha thiết mong đợi Ban không có tiến hành giải pháp thứ nhất. Và chúng tôi, bản thân chúng tôi ước mong rằng Ban sẽ tiến hành giải pháp số hai. Trong trường hợp đó… Có rất nhiều điểm mà trông chừng chưa có thể giải quyết ngay được nhiều chuyện cụ thể. Nhưng chúng tôi tin rằng nếu như anh em ở trong ban chấp hành cũng như trong ủy ban cố gắng làm việc với nhau trong thiện chí, tránh vấn đề leo thang, giải quyết tốt vấn đề kinh doanh, và với sự giúp đỡ của Ban thì cố gắng, lần hồi giải quyết vấn đề của Hội và chuần bị cho đại hội. Và còn những vẫn đề còn tồn đọng lại, ngay như nếu tốt nhất… nếu… chúng tôi sẽ cố gắng làm việc rất khẩn trương với những anh em nào được chỉ định trong này. Ở trong giữa bọn này, phía những anh em trong ủy ban được chỉ định, chúng tôi sẽ làm việc rất khẩn trương để đáp ứng cái nhu cầu mà, yêu cầu của anh em ban thường vụ là muốn hoạch định cái vấn đề kinh doanh của hội, cái phương hướng để mà có thể tiến hành tốt đẹp cho cái tình hình phong trào càng ngày càng tốt hơn.”

Trần Tuấn Dũng báo cáo, tự phê…

Sau đó là phát biểu và báo cáo của Lương Châu Phước, cựu Tổng Biên tập tờ Đất Việt, báo của HVKYNTC/HĐKVKTC.

Lương Châu Phước

“Tôi xin phát biểu một vài ý kiến. Thứ nhứt là cái cuộc diện ở Canada nó nổ bùng ra hơn một năm qua thì về thực chất mà nói thì bây giờ chúng ta đều thấy rõ nó là một cuộc đấu tranh nội bộ mà ngay lúc đầu thì có là lẽ cả hai bên không ai ý thức được tất cả những cái hậu quả, phương thức và những diễn biến của nó. Và trong những cái diễn biến, cái quá trình mà phát triển thì … có lẽ là chưa có lần nào ngồi lại tổng kết để rút ra cái kinh nghiệm nó như thế nào, các nào làm đúng cách nào làm sai. Nhưng mà, như cá nhân, thì tôi tin chắc là cả hai bên đều có những cái sơ xuất, những cái yếu kém. Thì ngay bản thân mình, ngay về cái ủy ban và ngay bản thân chính cá nhân tôi có lẽ cũng có những cái điều là chưa chính xác hoặc lời lẽ nó không gây cái sự thông cảm. Thì nếu giải thích thì nó cũng có thể là giải thích dông dài. Nhưng nói chung, là về phần mình, bản thân tôi, tôi cũng phải chấp nhận những cái, tôi cũng phải tự phê bình những cái thiếu sót, cái sơ xuất. Nhưng mà rõ rệt là về, về thiện chí hoặc là về một cái gì thúc đẩy mà mình phải làm thì tôi cảm thấy là tôi không có gì hổ thẹn. Chỉ là cái bản lĩnh trong cái lời nói, cái cân nhắc, cái này cái nọ mình chưa là chín chắn có thể gây ra những sự đáng tiếc nó xẩy ra.

Cái điểm thứ hai, trong suốt cái quá trình mà đấu tranh thì anh em trong ủy ban, cái này cũng không phải là vấn đề chiến lược chiến thuật mà cái này thực tế nó là một cái yêu cầu khách quan, một cái tình hình rất hiện thực ở bên trong yêu cầu là Hội ta bây giờ nên giữ lại một Hội. Chớ không phải là giữ một Hội thì chúng ta, bên ủy ban sẽ giành được nhiều hơn. Nó cũng có mặt nào đó một số ý kiến như vậy. Nhưng nói chung, tình hình khách quan mà nếu chúng ta chia làm hai hoặc là nhiều hội thì quả thật là bế tắc và trước mắt trước cái cộng đồng Việt kiều á thì chúng ta không thể nào mà thuyết phục họ được. Mà ngay bản thân những người hội viên của mình đã chán, chán ngán thì không thể nào thuyết phục được. Thành ra là về yêu… mà cái này thì cũng không phải hàm chứa rằng Hội ta trước đây là một hội thống nhứt thì mãi mãi về sau nó cũng cái hình thức cứng nhắc là một hội với tất cả cái cơ chế nó như vậy. Tôi nghĩ là trong cái thời gian vừa qua thì anh chị em trong các phong trào khắp nơi có ý thức về vấn đề gọi là có mức độ dân chủ nâng cao lên, có mức độ đa dạng về hình thức hoạt động, có mức độ tôn trọng cái sáng kiến của cá nhân mà mở ngoặc đây nói là yêu cầu về dân chủ trong Việt kiều nó còn cao hơn là cả yêu cầu dân chủ trong đất nước của chúng ta. Thành ra là cái hội tương lai cũng phải có những cái cách thức, những cái cơ cấu thế nào mà thích hợp với tính chất này của cộng đồng Việt kiều ở bên ngoài. Ở đây tôi cũng nói rõ và điều này cũng đã nhiều lần nói ở trong ban thường vụ. Tôi nói rằng, là với một cái lực lượng hiện nay để đáp ứng với cái yêu cầu khách quan đó thì chúng ta không có quyền trục xuất ai hết. Và thực sự mà nói, cái này thì trong cuộc đấu tranh thì nhiều anh em nghi kỵ gán ghép cho cái này cái nọ. Chẳng hạn có ý kiến cho rằng là tôi ham chức Tổng thơ ký, hoặc là anh X, anh Y tranh giành cái này cái nọ. Thật sự, mà cái này tôi đã xác định lại trong ban thường vụ. Và tôi xin xác định lại một lần nữa trước tất cả các anh có mặt ở đây là công tác hai mươi năm trong phong trào chúng ta biết cái điều gì chúng ta có thể làm, cái mạnh là chỗ nào và cái yếu là chỗ nào. Và tôi cũng biết về phần mình có thể làm cái gì và không làm được cái gì. Và nếu cụ thể mà nói là tôi có thể đóng góp được chừng mực nào đó trong vai trò của người làm báo chí, làm… Mặt khác tôi cũng thấy rằng những anh chị em như là anh Hương, anh Nhã, anh Văn, anh Phong, chị Hạnh, anh Điểm,… Nói chung là các anh em, mỗi người đều có, ít nhất là cái điểm xuất phát là cái lý tưởng tốt và cụ thể là những cái năng lực rất cần thiết cho phong trào. Vì vậy mà dù có thế nào, dù cái cuộc đấu tranh này nó như thế nào thì tôi nghĩ cái nhiệm vụ của chúng ta là phải bảo đảm tất cả những cái lực lượng đó có điều kiện, có chỗ đứng trong cái phong trào. Ý thứ ba là cũng giống như ý của anh Dũng, là trong suốt thời gian vừa qua, nhứt là từ tháng 3 trở đi thì có những lúc rất là ảm đạm, bi đát; và cũng có lúc có hy vọng. Chẳng hạn như tháng 5, nó là một hy vọng, và ngày hôm qua nó là hy vọng. Nhưng mà cái.. cái sự bi quan cái cái… đôi khi nó rất là trầm trọng. Như hôm qua là một hy vọng thì tối lại là một cái tuyệt vọng. Và cái này, tôi nghĩ, về diện toàn cảnh thì như tôi có phát biểu là có cái lý do để chúng ta hy vọng, có cái mức độ trưởng thành, mặc dầu trưởng thành trong cái vất vả, trong khó khăn. Nhưng có mức độ trưởng thành của phong trào chớ không phải là có mức độ mà là suy sụp. Nhưng mà vẫn có những cái bóng đen làm cho cái cái hy vọng của mình nó trở thành là tuyệt vọng. Thành ra trong cái giải kết này thì cũng nói rõ rằng, về phía anh em phía bên ban thường vụ, về phía anh em bên ủy ban thiếu rất nhiều cái chất cần thiết, cái bản lĩnh cần thiết để đẩy lùi cái bóng đen đó. Và tôi tin rằng là trong cái hoàn cảnh hiện nay, ngoài cái sự sáng suốt, ngoài cái nhiệt tình, nhiệt tình hiện thực của các anh em hai bên còn phải có cái sự quan tâm đúng mức của trong nước nếu không nói sự quan tâm của các anh chị em ở khắp nơi khác, có một ý tưởng như chúng ta. Không có nó, tôi cho rằng là cái hy vọng thật sự không bảo đảm được, hoàn tòan không bảo đảm được.

Vì vậy mà cái kết luận là tôi thấy cái giải pháp… hai giải pháp mà anh Sơn đưa ra đó thì nếu đúng rành chúng ta để cho cái bóng đen… Bóng đen đây không nhất thiết là một người hay là như thế nào, nhưng bóng đen đây là tượng trưng cho cái sức cản lại nó, nó làm tan nát đi cái thành quả và cái tia hy vọng của chúng ta. Thì nếu chúng ta có cái cách thức mà xóa đi cái bóng đen, hay hiện thực hơn là chận đứng bớt cái … bóng đen đó thì tôi cho rằng cái giải pháp thứ hai là cụ thể, hiện thực; và nó cũng là một cái điều đau lòng với với anh em chúng tôi là không có được cái sự chủ động, nhìn thẳng vấn đề, trao đổi nhau thẳng thắn để mà tìm ra giải pháp. Nhưng mà ngược lại, trong hòan cảnh bây giờ đó, cực kỳ hữu ích cần thiết; tức là, hoàn toàn anh em chúng tôi sẵn sàng, chỉ định người nào mà trong Ban nghĩ rằng có cái điều kiện thuận lợi để đóng góp vào việc chung thì hoàn toàn anh em chúng tôi hoàn toàn hài lòng, không trách cứ, không tranh giành, không có xỏ xiên, hoàn toàn tuân theo cái quyết định đó.

Cái thứ hai là chúng tôi thì, như là đã trình bày, là bằng cái thiện chí của mình và bằng có gắng của mình để đóng góp giải quyết những cách, giải quyết một cách êm đẹp nhứt. Êm đẹp đây có nghĩa là tìm cái giải pháp đúng đắn nhứt cho phong trào mà đồng thời còn có … cao hơn nữa là làm thế nào các anh ở trong ủy ban đã đành rồi, nhưng mà các anh trong ban thường vụ, mỗi người cũng thấy mình có một cái vai trò trong cái Hội, và cũng thấy mình … những người, anh chị em nào mà đã làm công tác mà có hiệu quả đó, đặc biệt là về kinh tế, thì tôi cho rằng một sự xúc phạm nếu mà chúng ta không tạo cái điều kiện thuận lợi nhứt để cho các anh chị em đó … Thành ra kết luận tôi chỉ thấy thế này, tình hình không phải là bi đát đến nỗi là chúng ta tuyệt vọng không còn có một đường nào thoát; nhưng mà nếu chúng ta can đảm, kể các anh bên ban thường vụ và các anh em chúng tôi, dám nhận ra cái bóng đen nó nằm đâu và Ban, những anh chị em trong nước, giúp chúng tôi để ngăn cản cái bóng đen đó, đẩy lùi cái bóng đen đó thì tôi cho rằng là là cái công việc cần phải làm và có thể đạt được kết quả tốt. Tóm lại, là tôi hòan toàn cái nhất trí với cái giải pháp thứ hai là xác định cần tổ chức sớm, nhưng mà cũng vừa phải, cái đại hội 14, cần là đề cử ra các anh chị em có năng lực nhứt là có niềm tin có thể tạo một cái không khí nó thuận lợi để gánh vác việc này.

Và thứ ba, là Ban, đóng góp giúp đỡ giải quyết đó. Và đồng thời vấn đề kinh doanh, thì theo anh em chúng tôi nhận định là chúng ta sẵn sàng mở ra tất cả những phương án nhưng không thể áp đặt bằng, áp đặt trên cái thời gian được. Và phải có cái chuẩn bị, và cái chuẩn bị hiện nay, cơ bản là thế nào nó ổn định và cái thứ hai, yếu tố rất là quan trọng làm thế nào bà con hội viên người ta, người ta hưởng ứng được. Cái điều đó rất quan trọng. Thành ra tôi nghĩ là, mặc dầu một mặt anh em chúng ta đều mở ra tất cả những cái khả năng về giải quyết kinh doanh; mặt khác, chúng ta cũng phải lưu ý là có, phải có mức độ thời gian nào đó, và phải có thuyết phục… hội viên mức độ nào đó. Tôi xin hết.”

Lương Châu Phước báo cáo…

Sau phần Lương Châu Phước báo cáo và xin “hoàn toàn nhất trí với cái giải pháp thứ hai” thì Lê Tiền Phong lại có báo cáo mới lên Hoàng Bích Sơn là nhiều hội viên HNVTC đã kiến nghị phản đối ban vận động đổi mới,

“Đến ngày hôm nay thì có khoảng 190 bà con hội viên … họ lo sợ hoạt động kinh doanh ảnh hưởng tới hoạt động của Hội, họ có… lên kiến nghị phản đối ban vận động đổi mới. Đây cũng có thể là những phản ứng tự vệ của bà con quan hệ với phong trào.”

Ngay sau đó, ở phút cuối cùng của mặt A, Hoàng Bích Sơn buông lời răn đe và đây có lẽ là sức mạnh lớn nhất khiến cả hai phe đang đấu đá, đặc biệt là nhóm vận động đổi mới, tha thiết xin Ban Việt kiều Trung ương tiến hành giải pháp số 2.

Qua mặt B của cuộn băng, sau những phút kèo nài rất không mạch lạc của Lê Tiền Phong về hai chữ “chính danh” là lời Nguyễn Văn Nhã xin thêm thời gian, sau khi về lại Canada, để đi đến thỏa hiệp với phe đối lập cũng như cố gắng cuối cùng của Lương Châu Phước xin cho đọc lại đề nghị sáu điểm do Trần Tuấn Dũng thảo sau khi thất bại trong đàm phán với phe “kinh doanh”. Lương Châu Phước nói,

“Báo cáo với anh Sơn là hôm qua như vậy là anh Nhã với anh Dũng là được giao cái trách nhiệm làm một cái thông báo chung của hai bên và cái việc đó không thành thì anh Dũng có làm một cái đề xuất gồm sáu điểm thì có mặt của anh và các anh trong Ban và có mặt của anh em và của anh em bên thường vụ đề nghị rằng đọc lại 6 điểm đó. Nếu các anh bên ban thường vụ thấy rằng có phù hợp với ý kiến của riêng mình, của hai anh thôi, thì các anh chấp nhận cái đó và chúng ta thực hiện như vậy. Cố gắng của 5 anh em chúng ta ở đây, cùng cái sự hỗ trợ của ban chúng ta thực hiện. Còn nếu các anh thấy các điểm nào mà sửa, mà sửa được thì chúng ta hạ giảm được.”

Lương Châu Phước

Chỉ thị cho các đồng chí

Tất cả những cố gắng nài nỉ kể trên đều bị Hoàng Bích Sơn và Bùi Đức Lập vặn hỏi và sau cùng là bác bỏ để đi vào phần Bùi Đức Lập ra chỉ thị cho các đồng chí.

Bùi Đức Lập

“Như anh Sơn đã nêu… như vậy thì không nói đến các nguyên nhân, các yếu tố thì đã nói rõ rồi. Do cái tình hình khẩn trương như vậy cho nên Ban Việt kiều Trung ương coi như là ban chấp hành và ban vận động đổi mới kết thúc cái vai trò và Hội thì sẽ tiếp tục tồn tại và thực hiện cái đại hội 14.

Để tổ chức đại hội 14 thì Ban Việt kiều Trung ương cử một ban tổ chức đại hội và trách trên là chỉ định 4 đồng chí, đồng chí Nhã, đồng chí Phong, đồng chí Học, đồng chí Dũng. Bốn đồng chí sẽ chịu trách nhiệm cử người để tổ chức cho đại hội. Số lượng thì bốn đồng chí, các đồng chí có mặt ở đây, sẽ đề xuất ngay trong cuộc họp này để Ban quyết định và có thể quy định như đã nói cố gắng thời gian sớm mà cho phép cái thời gian có thể … sớm được. Thế là các đồng chí có định đề nghị là 14 và 15 tháng giêng nhưng mà trước cái tình hình khẩn trương này thí có thể cố gắng thu xếp giải quyết thật sớm. Ban sẽ có thư thông báo tình hình và có thư ngỏ gửi hội viên và sẽ cử người sang dự đại hội cùng tham gia hỗ trợ cho … tiến hành của đại hội.

Như vậy tức là về kiểu cách hoạt động của ban chấp hành cũ, của ban vận động đổi mới … vào chuẩn bị cho cái tổ chức kỳ đại hội 14 và tất cả đều thực hiện, tập trung cho cái việc… mà chuẩn bị cho đại hội. Thì danh sách hội viên thì dựa theo danh sách tháng 10 năm 1987 mà cả hai bên đều góp.

Các vấn đề lớn của Hội sẽ do đại hội thảo luận trên nguyên tắc dân chủ bỏ phiếu kín.”

Bùi Đức Lập đọc chỉ thị cho 4 đồng chí tổ chức Đại hội VK 14

(Còn phần Kết)

© 2015-2023 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Đăng lần đầu ngày 08 tháng 6, 2015