Trung Hoa đặt vấn đề chủ quyền của những quốc gia vùng Baltic hậu Xô Viết là ăn miếng trả miếng đối với Đài Loan
Alex Lo | DCVOnline
Bắc Kinh sẽ không quan tâm đến vị thế quốc tế của họ nếu phương Tây ngừng vũ khí hóa đảo Đài Loan chống lại Hoa lục
Có thể dự đoán được, đã có những tiếng gào phẫn nộ. Trong những ngày tới, chúng sẽ ngày càng lớn hơn ở khắp trời Tây. Tư cách gì mà một nhân viên ngoại giao cao cấp của Trung Hoa dám đặt câu hỏi về tính hợp pháp và chủ quyền của những quốc gia vùng Baltic hậu Xô Viết!
Estonia, Latvia và Litva đồng loạt nổi nóng với đại sứ Trung Hoa ở nước họ, yêu cầu họ giải thích về hành động khiêu khích thái quá này.
Phát biểu trên đài truyền hình Pháp TF1, Lu Shaye, đại sứ Trung Hoa tại Pháp, cho biết:
“Trong luật pháp quốc tế, ngay cả những quốc gia thuộc Liên Xô cũ này cũng không có… tư cách có hiệu lực trong luật pháp quốc tế, bởi vì không có thỏa thuận quốc tế nào xác định địa vị của họ là một quốc gia có chủ quyền.”
Lu Shaye
Rất khó để có chuyện Lu phát biểu theo sáng kiến cá nhân. Ông ta được Bắc Kinh thả ra như một chiến lang đầu đàn của ngoại giao đoàn Trung Hoa. Những gì ông ấy nói phải vừa lòng Vladimir Putin, và vâng, nó không giúp ích gì cho cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng với các quốc gia vùng Baltic và những quốc gia khác, gieo nhân nào gặt quả nấy.
Vì Litva và các nước láng giềng vùng Baltic và Đông Âu –cùng với phần lớn Liên minh châu Âu – đã rất tha thiết với việc gây rối với lằn ranh đỏ thực sự duy nhất của Trung Hoa – Đài Loan là một phần không thể tách rời của quốc gia Trung Hoa — bằng cách đi theo sự dẫn dắt của Chú Sam, nên để cho công bằng Bắc Kinh hiện đã đáp lại. Đó là ăn miếng trả miếng!
Không phải Bắc Kinh đã không cảnh cáo để những quốc gia vùng Baltic và châu Âu lùi bước. Nhưng mỗi lần như vậy họ lại ủng hộ Đài Loan hơn. Bây giờ họ phàn nàn, sau khi đã thách đố sự kiên nhẫn của Bắc Kinh trong nhiều năm.
Trong một dòng tweet, Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis viết:
“Nếu ai đó vẫn thắc mắc tại sao các quốc gia Baltic không tin tưởng Trung Hoa có thể ‘’môi giới hòa bình ở Ukraine’, thì đây, một đại sứ Trung Hoa lập luận rằng Crimea là của Nga và biên giới của các nước chúng ta không có. cơ sở pháp lý.”
Gabrielius Landsbergis
Nhưng ai đã gây đổ máu trước? Có một vấn đề nhỏ là Bộ của ông Landsbergis khuyến khích Đài Loan dùng tên của hòn đảo trong danh xưng của văn phòng đại diện của họ ở Vilnius. Đó là một sự nâng cấp có chủ ý về vị thế ngoại giao của đảo quốc và một sự rõ ràng ra khỏi quy ước đặt tên mà hầu hết các quốc gia khác có văn phòng đại diện của Đài Loan đang sửu dụng.
Bắc Kinh trả đũa bằng một số biện pháp trừng phạt. Gọi đó là “cưỡng bức kinh tế [điều đó] chỉ như tiếng sủa hơn là cắn”, chuyên gia về Đông Á của BBC Buổi sáng Pratik Jakhar cho rằng trong Chính sách đối ngoại rằng “sự đe dọa của Bắc Kinh hiếm khi có tác dụng”. Nhưng điều đó cũng đủ để khiến phần còn lại của Liên minh châu Âu nổi cơn thịnh nộ. Landsbergis thậm chí còn tuyên bố Litva là “con chim hoàng yến trong mỏ than” về cách những nước nhỏ có thể bị Trung Hoa đe dọa ra sao.
Tất nhiên, khi Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những công ty Trung Hoa không liên quan gì đến cuộc chiến ở Ukraine, nhiều người ở EU khó có thể che giấu sự vui mừng của họ. (Bạn có bao giờ để ý rằng trên báo chí chính thống, nó luôn được viết là “cưỡng bức kinh tế” với Trung Hoa nhưng lại là “trừng phạt” với Mỹ, mặc dù những biện pháp trừng phạt sau này thường man rợ hơn nhiều, đôi khi nhắm vào toàn bộ dân số?)
Hãy nhớ rằng Bắc Kinh đã cố gắng kết bạn với tất cả mọi người ở vùng Baltic và Đông Âu theo đúng nghĩa đen trong hơn một chục năm với cái gọi là chương trình đầu tư và cơ sở hạ tầng 16+1, một phần của Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường của họ. Cũng chính những người châu Âu đó, thay vì bắt tay Bắc Kinh, đã quyết định cắt đứt.
Những quốc gia vùng Baltic luôn cố gắng chơi trò thiếu nữ gặp nạn mỗi khi họ gây ra phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh, và tất nhiên, họ luôn tìm thấy một ‘anh hùng cứu mỹ nhân’ ở Brussels hay một bờ vai thông cảm để than thở ở Washington.
Nhận xét của Lu có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng ở châu Âu. Nhưng khi châu Âu và Mỹ tiếp tục tạo ra những mối liên hệ giả tạo giữa Ukraine và Đài Loan, và vũ khí hóa hòn đảo này để chống lại Trung Hoa đại lục theo đúng nghĩa đen, thì sự lập lờ của Lu về tình trạng của Crimea và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ vẫn là nhẹ nhàng và hạn chế khi so sánh.
Bắc Kinh không quan tâm đến “địa vị quốc tế” của họ và không thấy lợi ích gì trong việc giúp Putin nâng cao vị thế của ông ta trong sân chơi của Liên Xô cũ. Nhưng phương Tây nên xét lại việc chơi với lửa đối với Đài Loan.
Tác giả | Alex Lo là người phụ trách chuyên mục cho tờ Nam Hoa Tảo Báo từ năm 2012, đưa tin về các vấn đề lớn ảnh hưởng đến Hong Kong và Trung Hoa. Là một nhà báo 25 năm kinh nghiệm, ông ấy đã làm việc cho nhiều cơ sở truyền thông khác nhau ở Hong Kong và Toronto như một phóng viên và biên tập viên tin tức. Ông cũng đã giảng dạy về báo chí tại Đại học Hong Kong.
© 2023 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: China’s questioning sovereignty of post-Soviet states is tit-for-tat over Taiwan | Alex Lo · SCMP · Apr 23, 2023