Việt Nam phản đối hoạt động “trái phép” của “tầu khảo sát rạn san hô” Trung Hoa

DCVOnline (Tin The Maritime Executive)

Chính phủ Việt Nam phản đối hoạt động của tầu khảo sát mới của Trung Hoa ở Vịnh Bắc Việt, cáo buộc tầu này tham gia vào những hoạt động “trái phép” trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hai nước láng giềng có những tuyên bố chủ quyền hàng hải chồng chéo trong khu vực và sự hiện diện dai dẳng của Trung Hoa trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là nguồn gốc của xung đột trong nhiều chục năm.

Hai Ying Dizhi 26 (Địa lý Hải Dương 26), tầu chế tạo nhằm mục đích khảo sát rạn san hô do Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Hoa (CGS) vận hành

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng sản Phạm Thu Hằng cho biết tại cuộc họp báo tuần trước: “Việt Nam hết sức quan ngại, kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Hoa chấm dứt hoạt động khảo sát trái phép của tầu Địa Lý Hải Dương 26 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam cũng yêu cầu Trung Hoa không lậpp lại những hoạt động phi pháp như vậy.

Con tầu được đề cập, Hai Yang Dizhi 26 (“Địa chất Hải Dương số 26”) vừa được giao cho Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Hoa (CGS) vào tháng trước. Theo CGS, tầu hoàn toàn mới là tầu khảo sát DP1 được chết tạonhằm vào một loạt nhiệm vụ nghiên cứu địa chất, như khảo sát địa vật lý, lấy mẫu đáy biển và khảo sát khoáng sản – và đặc biệt hơn là nghiên cứu những rạn san hô.

Nhiệm vụ chính của tầu là khảo sát những đảo và rạn san hô ở Biển Đông và đánh giá hiện trạng, tài nguyên, bảo vệ và sử dụng chúng, nhằm “tăng cường quản lý và phát triển những vùng biển và đảo” cũng như hỗ trợ “xây dựng công trình ngoài khơi”. ” Một nhà quan sát, Baird Maritime, cho rằng con tầu và nhiệm vụ của nó có thể nhằm hỗ trợ sáng kiến ​​xây dựng đảo của Trung Hoa, vốn đã tạo ra một loạt căn cứ quân sự rộng lớn ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp.

Hai Yang Dizhi 26 không xuất hiện trong AIS hoặc cơ sở dữ liệu ký danh tầu, khiến việc phân tích nguồn mở về những chuyển động của nó trở nên khó khăn. Tuy nhiên, bà Hằng cho biết, Chính phủ Việt Nam đã cùng Bắc Kinh “trao đổi ngoại giao nhiều lần” về hoạt động của tầu, cho thấy tầu khảo sát đã hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một thời gian.

Tô Lâm (phải) nói với Xiong Bo rằng hai bên nên “kiểm soát và giải quyết tốt hơn những bất đồng trên biển.” Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam

Trong tuyên bố tiếp theo hôm thứ Ba, Chủ tịch nước mới được bổ nhiệm của Việt Nam Tô Lâm cho biết ông đã nêu vấn đề quan hệ hàng hải với đại sứ Trung Hoa. Theo bài đọc, Tô Lâm đề nghị hai bên “kiểm soát và giải quyết tốt hơn những bất đồng trên biển; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau; tích cực tìm kiếm những giải pháp thỏa đáng, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”. biển (UNCLOS)”. Ông khẳng định tình hữu nghị lâu đời giữa hai quốc gia có mối quan hệ kinh tế sâu sắc và có chung di sản Cộng sản.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Hoa và Việt Nam xung đột về chủ quyền trên biển. Vào tháng 3, Trung Hoa đã lặng lẽ tuyên bố một đường cơ sở mới cho vùng nội thủy dọc theo Vịnh Bắc Việt, kéo dài đường cơ sở này ra xa tới 50 hải lý tính từ bờ biển Trung Hoa về phía biển. Nếu tuyên bố đơn phương của Bắc Kinh có hiệu lực, khu vực hình lưỡi bò kéo dài tới 50 hải lý tính từ bờ biển Trung Hoa sẽ hoàn toàn phải tuân theo luật pháp trong nước của Trung Hoa. Khu vực này dường như gồm cả eo biển Hải Nam, đường thủy hẹp nối liền phía đông bắc Vịnh Bắc Việt – và miền bắc Việt Nam – với đại dương rộng mở.

Hà Nội phản đối đường cơ sở mới nhưng không nêu tên Trung Hoa và dùng ngôn ngữ ngoại giao ít gay gắt hơn. Lúc đó người phát ngôn Phạm Thu Hằng nói, “Việt Nam cho rằng những nước ven biển cần tuân giữ luật UNCLOS khi xác lập đường cơ sở lãnh thổ dùng để tính chiều rộng lãnh hải và bảo đảm không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những nước khác.” ♦

© 2024 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

________________________

Nguồn: Vietnam Protests “Illegal” Activities of Chinese “Reef Survey Vessel” | The Maritime Executive | 12 June 2024