Ứng xử văn minh trong cuộc hội nhập toàn cầu
Barbara Demick – DCVOnline lược dịch
BẮC KINH – “Đinh Cẩm Hạo đã ở đây.”
Đó chỉ là một tuyên bố tầm thường do một thiếu niên viết tại một ngôi đền cổ 3.500 năm ở Ai Cập đã khiến cả nước Trung Hoa phải nghĩ lại về những hành vi xấu của khách du lịch Trung Quốc.
Một du khách TQ đã phát giác ra graffiti bằng chữ Tầu viết ở ngôi đền Luxor; ông đã đăng một bức ảnh trên blog riêng, và phàn nàn về hành vi của đồng hương của mình ở nước ngoài. “Tôi rất xấu hổ, đến độn thổ,” người viết blog đã ghi lai như thế tuần trước.
Chỉ trong vài ngày, Trung Quốc đã công bố kẻ phá hoại là một thiếu niên ở Nam Kinh đã viếng thăm Ai Cập với cha mẹ.
Sự kiện này đã đưa đến một cuộc tranh luận công khai ở Trung Quốc về cách ứng xử và hình ảnh của TQ trên thế giới. Để đối phó, Tổng cục Du lịch TQ hôm thứ Ba đã đưa ra bản hướng dẫn cho người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài về tám điểm chính của cách ứng xử, từ việc xếp hàng chờ đợi, đến việc tự kiềm chế không nhổ nước bọt và vứt rác bừa bãi.
“Họ nói chuyện lớn tiếng trước công chúng, khắc chữ tại các điểm du lịch, băng qua đường khi đèn giao thông vẫn còn đỏ, khạc nhổ bất cứ nơi nào và những một số hành xử thiếu văn minh khác. Nó làm tổn hại hình ảnh của dân tộc Trung Quốc và có tác động rất xấu,” Phó Thủ tướng Trung Quốc Wang Yang phàn nàn.
Mới giàu lên, người Trung Quốc đã trở thành khách du lịch đứng hàng đầu thế giới với 83 triệu đi ra nước ngoài năm ngoái, Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc cho hay. Người ta chào đón 102 tỷ USD mà người du lịch đã chi tiêu, nhưng thường không hoan nghênh những hành vi kém văn minh của họ.
Các phương tiện truyền thông ở đây và các nơi khác ở châu Á đầy rẫy những câu chuyện về thái độ quá đáng của khách du lịch Trung Quốc. Ở Hồng Kông, một đứa trẻ được phép đại tiện ngay trong toa xe điện ngầm. Ở Paris, giới nhà giàu mới Trung Quốc vặn vẹo nhân viên bán hàng trong những cửa hàng sang trọng đến rơi nước mắt vì cách xử sự hống hách của họ.
“Nói chung, khách du lịch Trung Quốc quá ồn ào. Khi bước vào khách sạn họ nói chuyện lớn tiếng và không ngừng. Khi cửa thang máy vừa mở, họ bầy đàn ùa vào,” ông Li Dezhi, một đại lý du lịch Quảng Đông đưa người Trung Quốc du lịch nước ngoài cho biết. Ông nói rằng ông rất xấu hổ khi đọc những bảng hiệu ở Nhật Bản – chỉ viết bằng tiếng Trung – nhắc nhớ du khách phải xả nước bồn cầu. “Rõ ràng, họ nghĩ rằng chỉ có người Trung Quốc mới có những loại hành vi xấu xa như thế.”
Trong thực tế, có rất nhiều graffiti không phải viết bằng tiếng Trung Quốc ở Luxor và các nơi khác ở Ai Cập. Nhưng người Trung Quốc đặc biệt thích viết tên của họ trên những di tích. Nó là một truyền thống thường được gán cho là có nguồn từ cuốn truyện cổ điển Trung Quốc, “Tây Du Ký”, trong truyện đó, Tề Thiên Đại Thánh đã viết, “Tôi đã ở đây” trên ngón tay của Đức Phật. Tạp chí Caixin, để trả lời với vụ bê bối ở Luxor, tuần này đã cho chạy một loạt ảnh trên trang mạng về những di tích lịch sử ở Trung Quốc đã bị viết bậy, đầy những hình vẽ graffiti.
Liu Kaiming, một nhà hoạt động ở Thẩm Quyến và cũng là nhà phê bình xã hội, thấy sự tương đồng trong hành vi phá hoại với những khuyến khích của Đảng Cộng sản từ ngày thành lập Trung Quốc hiện đại vào năm 1949 qua cách mạng văn hóa trong những năm 1960 và 1970.
“Tất cả mọi thứ ở Trung Quốc có cùng một loại chạm khắc. Có một sự thiếu tôn trọng đối với trật tự xã hội và pháp luật,” Liu nói.
Xã luận trên phương tiện truyền thông Trung Quốc trong những ngày gần đây đã chú trọng đến bài học kinh nghiệm từ sự kiện Luxor. Tờ Nhân Dân nhật báo, tờ báo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Hoa, phát biểu rằng “Ví dụ này cho thấy gia đình và học đường của chúng ta đã thất bại trong việc dạy cho trẻ em bài học đầu tiên và quan trọng nhất của bất kỳ nền giáo dục nào. Đó là nguyên tắc đạo đức và đức tính của công dân.”
Mẹ của Đinh Cẩm Hạo, hôm cuối tuần, đã cho biết rằng bà xấu hổ vì con trai mình, nay 15 tuổi, đã khắc bậy ở Luxor một vài năm trước đây.
“Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi với người dân Ai Cập và cho những người đã quan tâm đến trường hợp này trên toàn Trung Quốc,” bà nói với một tờ báo Nam Kinh cuối tuần qua. Cha của Cẩm Hạo năn nỉ người sử dụng Internet ngưng truy bức con ông. “Đây là sức ép quá lớn mà nó có thể gánh chịu được,” ông Đinh nói với tờ báo.
Tuy nhiên, sự trả miếng với Đinh Cẩm Hạo vẫn tiếp tục. Người sử dụng Internet Trung Quốc cuối tuần qua, trong cơn nóng giận, đã đột nhập vào trang web của trường tiểu học cũ của Cẩm Hạo, xóa trang nhất và ghi lại một thông điệp: “Đinh Cẩm Hạo đã ở đây.”
© 2013 DCVOnline
Nguồn:Chinese boy etches graffiti into Egyptian treasure; the last straw? Barbara Demick, LA Times, 28 tháng 5 năm 2013.
Trích: “Ở Hồng Kông, một đứa trẻ được phép đại tiện ngay trong toa xe điện ngầm.”. Đó là vì cha mẹ không biết dạy con hay chính cha mẹ dạy cho con làm chuyện bậy.
Nhân Dân Nhật Báo viết: ““Ví dụ này cho thấy gia đình và học đường của chúng ta đã thất bại trongviệc dạy cho trẻ em bài học đầu tiên và quan trọng nhất của bất kỳ nền giáo dục nào. Đó là nguyên tắc đạo đức và đức tính của công dân.”
Thì đúng là gia đình và trường học đã không giáo dục cho trẻ em. Nhưng do đâu mà gia đình và trường học ngày nay không giáo dục cho trẻ em như Trung Hoa thời xưa hay như các nước khác? Thì chính những người lãnh đạo Trung Quốc cũng hành xử như những kẻ thiếu giáo dục. Đi lấn đất, lấn biển của nước khác, khi người ta phản ứng thì bảo là người ta khiêu khích. Ăn nói dối trá như vu khống ông Đạt Lai Đạt Ma là kẻ dùng bạo lực. Nhân Dân Nhật Báo chỉ qui lỗi cho gia đình và trường học nhưng chính đảng Cộng Sản Trung Quốc bằng chính sách “cải tạo văn hóa” trong mấy chục năm qua đã tạo ra loại gia đình và trường học không biết dạy trẻ đó.
Người Việt mình không thua Tàu ở lãnh vực này đâu. Ở VN nay còn muốn bỏ luôn cả môn sử ký nữa, thì thôi nói chi đến Công dân giáo dục và Đạo đức.
Tác giả bài này đã dẫn ra nhận xét của chính người Trung Quốc, Liu Kaiming, về nguyên nhân đưa đến cách cư xử của người dân Trung Quốc ngày nay: “…sự tương đồng trong hành vi phá hoại với
những khuyến khích của Đảng Cộng sản từ ngày thành lập Trung Quốc hiện đại vào năm 1949 qua cách mạng văn hóa trong những năm 1960 và 1970. Tất cả mọi thứ ở Trung Quốc có cùng một loại chạm khắc. Có một sự thiếu tôn trọng đối với trật tự xã hội và pháp luật,”
Ồi giời ôi, mềnh có tên lính tài xế là Y B’Hum thuở nào… Thầy trò chia tay hết
cố gắng sau 1975. Nay nghe tin Y B’Hum của mềnh xưa, hắn có thuở đất
khá rộng ngay trên chỗ người ta sắp làm sân Golf… Y B’Hum được bồi thường
số tiền cũng khấm khá, nên phè phỡn, phủ phê.
Ý b’Hum là chauffeur của…Trung sĩ Dâm ta, nên lái xe phải tài giỏi quanh co
đường đèo, đưa Trung sĩ Dâm lên Kontum, xuống Buồn Muôn Thuở bụi mù trời là thường… Nên nay, trong tay có $$$, Y B’Hum sợ gì mà không tậu nhà mua xe
Volswagen thứ xịn…
Nhưng Y B’Hum có là gì chăng nữa, vẫn là anh cu xứ Thượng như ngày nào,
có phải chăng đồng chí chính ủy cấp Sư? Trước nhứt, đồng chí hay tập bõ cái
thói nói ngọng nấp na nấp niếm đi, bỏ cái thói ngồi…nước lụt đi, nhá…
Tự ái dân tộc? hehehe…
“…Người sử dụng Internet Trung Quốc cuối tuần qua, trong cơn nóng giận, đã đột nhập vào trang web của trường tiểu học cũ của Cẩm Hạo…”
Thấm béo …chi ru(?)
Tờ báo trứ danh quốc tế như tờ NY Times cũng bị Trung Cộng phá hoại, chọt, hacking…hà rầm! Lý do thật đơn giản: tờ NY Times đã “cả gan” viết toạc móng heo là Bảo Ôn thủ tướng của Trung Cộng chính là nhà tỉ phú (tiền đô) đang phân tán rửa tiền…Và, số bạc kếch sù này từ đâu mà có?
Dằn mặt giới truyền thông Huê Kỳ?
Đỗ Mậu, chưa đủ sức đâu các em commies ơi!
Cũng hay lắm, ông Trương Chi đẹp giai ơi. Mấy anh lãnh tụ Tàu hay Ta
đã cho con cái sang học bên Mỹ ráo trọi. Chúng nó ” học” Mỹ, thì “hành”
cũng phải theo Mỹ, chứ hành theo lối tài xế Y B’Hum cũa Dâm ru mà?
Nè; Ông Giáp có con gái đang ỡ Houston đấy. Ông Tập c Bình có con
gái đang học tại Cali đó mà… Và còn hằm bà lằng nữa. nhiều không đếm
xuể có thể du sinh tại Mỹ lên hang mấy chục ngàn lận.
Kể ra hàng lãnh tụ Cộng Sản cũng đón gió trở cờ khá lắm chứ. Còn tụi
mềnh là công dân Hoa Kỳ, chắc cũng … Ông nào thử dìa VN biểu tình
nơi Hố Gươm. hai tay mang cờ Hoa Kỳ và cờ VNCH, xem sao..TMY tui
còn nghèo lắm, chưa có $ mua vé mái bai…Các bạn nào muốn tui về quê
tay nâng hai quốc kỳ Hoa Kỳ và VNCH, thì gom sức gom tài $ cho tui
về thăm đông chí Ếch một phen, xem đồng chí ý có mún làm tổng thống
chăng?
Vụ này đang tiếp tục gây sôi nổi trên các trang mạng cả tiếng Anh lẫn tiếng Hoa, chưa kể còn có cả video clip trên YouTube nữa.
Theo các bản tin tiếng Hoa, Đinh Cẩm Hạo đã khắc trên tượng cổ Ai Cập 7 chữ Tầu: “Đinh Cẩm Hạo đáo thử nhất du”. Câu này rõ ràng là nhái theo truyện Tây Du Ký, tức là câu mà Tôn Ngộ Không đã viết – tưởng rằng viết trên mây ở cuối chân trời nhưng thật ra chỉ là viết trên ngón tay Đức Phật: “Lão Tôn đáo thử nhất du” (bản khác ghi: “Tề Thiên Đại Thánh đáo thử nhất du”).
Cộng Phỉ Vn ứng xử văn miêng trên cõi toàn cầu, cũng có hay hay. Là :
Đồng chí Trọng lú sang bên Cụ Bà lôi bè kết cánh, thì còn được đón tiếp hút
xì gà , ăn…bã mía Cuba…Nhưng khi Trọng Lú trên đường sang thăm Ba Tây,
thì bỗng bị khước từ…đuổi khéo, ngụ ý : này ông, ông là đảng Cs, mà nước
tôi không CS, thì mới ông đi chơi chỗ khác.
Trái lại, đồng chí Ếch, là nhà hành pháp, nay cũng văn minh văn hóa đáo để,
nên đi ra ngoại quốc, đâu cũng lọt, lại được hoan hô khá lắm.
Vậy cho nên, tui mầng vui tui vui mầng, bởi cái CS — Chó Sói — tại quê tôi
cứ dần dần bị đẩy vô góc nhà, mếu máo, vô tích sự, sắp điđoong tới nơi rồi..
miễn là đồng chí Ếch nên nhanh tay lên một chút!
Hoan hô Việt Nam ( Dân chủ) Cộng Hòa . ( Kụ 108 xuân sang)