Trần Quang Thành: Đại học New York chịu thua TQ

Trà Mi

chenTrần Quang Thành sẽ tiếp tục đời sinh viên du học và viết sách ở một đại học khác hay ông sẽ về lại TQ? NYU có bị chính quyền Hoa Lục ép đuổi sinh viên như ông Chen tuyên bố hay không? Đại học Mỹ bị áp lực của đồng đô-la Trung quốc đến mức nào? Đó là những câu hỏi chưa có trả lời dứt khoát.

Chuyện cũ

Từ 2010, sau khi hết hạn tù 4 năm vì tội “cản trở giao thông và phá hoại tài sản quốc gia” ông Chen Guangcheng (Trần Quang Thành) đã bị giam lỏng tại nhà – ở Sơn Đông – với vợ, bà Viên Vĩ Tính (Yuan Weijing), và con gái 7 tuổi, Chen Kesi (Trần Khắc Ti). Con trai lớn hơn, Kerui (Khoa Thuỵ) bị đưa đi sống xa cha mẹ ở một làng khác với bà con.

TTrần Quang Tahfnh trong buổi nói chuyện ở New York (May 31, 2012). Nguồn ảnh: Don Pollard / Council on Foreign Relations
Trần Quang Thành trong một buổi nói chuyện ở Tp. New York (May 31, 2012). Nguồn ảnh: Don Pollard / Council on Foreign Relations

Ngày 22 tháng Tư, ông Trần Quang Thành đã bỏ Sơn Đông tìm đến toà Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh. “Tôi đã đến toà Đại sứ Mỹ vì dân chủ, tự do và nhân quyền là những cột trụ của Hoa Kỳ,” ông Trần Quang Thành giải thích chọn lựa của mình. Và việc ông trốn khỏi làng Đông Thạch Cổ đến Bắc Kinh cùng lúc cuộc “Đối thoại Chiến lược và Kinh tế” Mỹ-Trung đang diễn ra cũng chẳng phải là một tình cờ.

Trong một bài báo ngày thứ Sáu, 4 tháng Năm, 2012, tờ Bắc Kinh Nhật báo (Beijing Daily) đã mô tả ông Trần Quang Thành là “công cụ và con cờ của chính khách Mỹ dùng để bôi nhọ Trung Quốc.” Tuy nhiên, Liu Weimin, phát ngôn viên của bộ Ngoại giao TQ nói với báo chí, “Có tin cho hay ông ấy muốn đi du học. Nếu thực như thế thì ông (Chen) có thể làm đơn với cơ quan hữu trách để hoàn tất thủ tục.”

Về phía Mỹ, Ngoại trưởng Clinton cho hay đã có “tiến bộ” để giúp ông Chen quyết định tương lai.

Ông Trần Quang Thành cho hay ông vẫn muốn đi Mỹ nghỉ ngơi, điều trị vết thương chân và không còn muốn đi tị nạn nữa. Và nếu Chen có đi Mỹ thì ông cũng sẽ quay về Trung Quốc. “Đi và trở về [Trung Quốc] là điều rất tự nhiên; trừ khi họ không bào đảm được quyền công dân của tôi,” ông Chen nói.

Quan trọng hơn nữa, theo ông Chen, dường như chính quyền TQ sẽ tôn trọng những thoả thuận đã có với Hoa Kỳ, trong đó có cả việc điều tra các viên chức đã giam giữ gia đình ông Chen suốt 20 tháng không được liên lạc với thế giới bên ngoài. “Nếu có người phạm pháp, chúng tôi sẽ mở cuộc điều tra,” viên chức chính phủ trung ương nói với ông Chen. “Đây chính là kết quả của thoả hiệp giũa Mỹ và Trung Quốc. Vì thế tôi đã nói thoả thuận bà Hillary đạt được là vô tiền khoáng hậu.”

Trong tuyên bố của bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland cho hay ông Chen đã được một học bổng nghiên cứu sinh của một đại học Hoa Kỳ và chính phủ TQ đã cho biết sẽ chấp thuận đơn xin xuất cảnh của ông Trần Quang Thành. Đây là kết quả của “tinh thần hợp tác Mỹ-Trung,” bản thông cáo báo chí của bộ Ngoại giao Mỹ kết luận.

Đến Hoa Kỳ ngày 20 tháng 5, 2012, trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Bo Gu của NBC News, ông Trần Quang Thành phát biếu, “Tôi rất biết ơn sự trợ giúp của Toà Đại sứ Hoa Kỳ và cũng như lời hứa hẹn ủa Nhà nước Trung Quốc sẽ bảo vệ quyền công dân của tôi trong tương lai lâu dài. Tôi tin là lời hứa của chính phủ trung ương là thành thật và họ không nói dối với tôi.”

“Tôi tin rằng cho dẫu có khó khăn dường nào, cũng không có gì gọi là bất khả thi cả, miễn là mình làm việc và nhắm đến mục đích với cả tấm lòng của mình… Tôi hy vọng là mọi người cùng làm việc với tôi để kêu gọi và thúc đẩy công lý và công bằng ở Trung Quốc. Bình đẳng và công lý không có biên giới.”

Ông Trần Quang Thành sẽ học luật ở Trường Luật, như một sinh viên đặc biệt, Đại học New York cho hay hôm thứ Bảy ngày 19 tháng Năm, 2012.

Chuyện bây giờ

Một năm qua , ông Trần Quang ở Mỹ để viết sách với tư cách là sinh viên đặc biệt ở ĐH New York. Tin AP chiều ngày 17 tháng Sáu, 2013 cho hay ông Trần Quang Thành lên tiếng, qua một bản tuyên bố, cho hay, chính phủ TQ đã “không ngừng làm áp lực” để ĐH New York đuổi ông khỏi trường. Ông Thành cũng nhận xét rằng chính quyền TQ có ảnh hưởng trong cộng đồng hàn lâm, giới ĐH Mỹ nhiều hơn người ta tưởng. “Tính độc lập và tự do của Đại học ở Mỹ đang bị một chế độ độc tài toàn trị đe dọa,” ông Trần Quang Thành nói.

Tuy nhiên, ông Chen không đưa ra bằng chứng cụ thể hậu thuẫn cho những tuyên bố trên đây.

Để trả lời cho những tuyên bố của ông Chen, giới chức ĐH New York cho rằng tuyên bố của ông Thành khá khó hiểu và cho biết học bổng cuả ông tại đây chỉ có một năm và vừa chấm dứt như đã định trước.

Cùng lúc, một viên chức của Bộ Ngoại Giao TQ cho phóng viên Shannon Van Sant  của CNS News hay là họ không chắc CBS “được thông tin sai hay ông Trần Quang Thành đang đặt điều vẽ chuyện.”

John Beckman, người phát ngôn của ĐH New York, trong một bản tuyên bố, cho hay, chương trình học của ông Thành chấm dứt ở ĐH New York không liên quan gì đến chính quyền TQ. Ông Beckman nói, ĐH New York thất vọng khi biết được tuyên bố mới đây của ông Chen; Theo ông, trong tuyên bố đó có một số suy đoán về vai trò của chính phủ Trung Quốc tại về quá trình quyết định của ĐH New York và sự suy suy đoán đó vừa sai và hoàn toàn mâu thuẫn với sự thực [Tính độc lập, tự quyết ở đại học].

Người phán ngôn của ĐH New York cho biết thêm, từ trước khi gia đình ông Trần Quang Thành sang Mỹ, thời gian của học bổng của ông tại ĐH New York đã được định trước là một năm. Ông Beckman nói tiếp, “Đại học New York đã rất rộng rãi trong việc giúp đỡ gia đình ông Chen, và chúng tôi thực bối rối và buồn khi thấy những tuyên bố sai lầm đối với chúng tôi.”

Ông Thành cho hay ĐH New York đã bàn đến ngày ông phải rời trường chỉ ba bốn tháng sau khi ông đến Mỹ. Phía ĐH New York cho biết họ muốn dùng thời gian rộng rãi để đi đến một chuyển tiếp nhẹ nhàng và ông Thành cũng đã có học bổng với hai tổ chức khác. Người đại diện cho ĐH Fordham tại New York cho hay ông Thành đang thương lượng với Trung Tâm Leitner thuộc Trường Luật của ĐH này; tuy nhiên ông không rõ chi tiết.

Sự kiện ầm ĩ này có thể gây ảnh hưởng hai chiều cho các đại học Mỹ đang muốn phát triển mạnh ở TQ và nhận nhiều sinh viên nước này sang du học. Du học sinh TQ là cộng đồng sinh viên nước ngoài lớn nhất tại Hoa Kỳ, hiện có khoảng 200,000 người, tăng 25% so với năm ngoái.

ĐH New York (NYU) đã được tiếng tốt khi nhận giúp đỡ gia đình ông Trần Quang Thành. Ông Beckman cho hay gia đình ông Chen được cung cấp nhà ở, thực phẩm, sự chăm sóc, và bảo hiểm sức khỏe, cũng như những hướng dẫn đặc biệt về luật pháp, thông dịch, đi học tiếng Anh và giúp liên hệ với một nhà xuất bản. NYU cũng giúp ông Chen có nhiều cơ hội trình bày quan điểm qua những buổi nói chuyện do đại học này  tổ chức. Sự giúp đỡ với gia đình ông Chen cũng đã đưa ĐH New York vào dưới một khung kính phóng đại, soi rọi tới  những hoạt động của đại học, đặc biệt là những hoạt động liên hệ với Trung Quốc. Mới đây tờ New York Post đưa tin là quyểt định của NYU (giúp ông Chen) trực tiếp liên hệ đến sự kiện đại học này muộ mở một chi nhánh ở Thượng Hải. NYU phủ nhận tin của tờ New York Post. NYU cho hay trường nhân văn và khoa khọc của NYU ở Thượng Hải sẽ hoạt động vào muà thu tới là kết quả hợp tác với một ĐH Trung Quốc, Ủy ban Giáo dục của Tp Thượng Hải và chính quyền quận Phổ Đông ở thành phố này.

Bob Fu, người ủng hộ ông Chen, và cũng là một người hoạt động nhân quyền ở Mỹ cho rằng một số đại học ở Mỹ có thể tránh liên hệ đến những người bất đồng chính kiến vì quyền lợi kinh tế [của họ] đang phát triển ở TQ. Nhưng chọn lưa đó sẽ làm mất đi tiếng tốt, đại học là thiên đường của tự do tư tưởng, với thanh niên sinh viên trẻ của TQ, những người không có những quyền cơ bản đó ở Hoa Lục.

Ông Fu nói, “Các trường đại học Mỹ đang đuổi theo đồng đô la của Trung Quốc và trở nên rất miễn cưỡng hợp tác với những người với bất đồng chính kiến không chịu im tiếng ở Trung Quốc.” Bob Fu, hiện là Chủ tịch của tổ chức ChinaAid ở Texas. “Không nhất thiết phải là áp lực trực tiếp từ chính quyền. Có thể đó là những ứng xử tự kiểm duyệt, đặc biệt nếu giới lãnh đạo đại học tin rằng chi nhánh ở Trung Quốc hay số sinh viên TQ du học đến đại học của họ tại Hoa Kỳ bị ảnh hưởng không tốt,” ông Fu nhận xét.

Ông Trần Quang Thành sẽ tiếp tục đời sinh viên du học và viết sách ở một đại học khác hay ông sẽ về lại TQ [“Đi và trở về là điều rất tự nhiên.”]? NYU có bị chính quyền Hoa Lục ép đuổi sinh viên Trần Quang Thành như ông tuyên bố hay không? Và đại học Mỹ bị áp lực của đồng đô-la Trung quốc đến mức nào? Đó là những câu hỏi chưa có trả lời dứt khoát.

(Tin CNN)

© 2013 DCVOnline


Trần Quang Thành đi du học. Trà Mi. DCVOnline.net, 4/5/2012.
Blind Chinese activist Chen in US: ‘Promote justice and fairness in China’. NBC News, 20 May 2012
Blind Chinese dissident: NYU bowed to Beijing pressure. Tin AP, June 17, 2013.

5 Comments on “Trần Quang Thành: Đại học New York chịu thua TQ

  1. Có một số người nghĩ rằng ông Thành, người TQ mù thì làm sao mà học được ở một đại học danh tiếng Mỹ,đây lại chuyện chính trị? Đúng một phần. Lại có người nói vì áp lực kinh tế nên các đại học Mỹ không muốn ra mặt chỉ chích TQ( như trong bái này ), đúng một nửa. Hãy nói chuyện người Mù trước. Hồi tôi làm cho một chương trình mật (B2 program),(tất nhiên tôi không được vô,hoặc dính dáng tới khu tối mật vì Bà Già tôi hồi đó còn sống tại VN) có may mắn gặp một người Mù,một bà Mỹ Trắng làm ở khu tối mật. Số là hôm đó tôi đang bỏ tiền vào máy để mua nước thì thấy một con chó đi lại theo sau là người đàn bà nói trên( đeo kính râm ). Bà ta bỏ tiền vô máy,lấy nước như một người bình thường rồi theo con chó đi vào thang máy. Tôi hỏi Xếp tại sao có người được đeo kính râm trong khu mình,FBI? Xếp bắt đầu cho tôi biết là bà ta mù nhưng muốn lấy hợp đồng của chính phủ thì hãng phải mướn một tỷ lệ nhất định người tàn tật, bà này làm Computer khá giỏi, nào là phải trả tới 40 nghìn để huấn luyện con chó,giúp bà, kể cả đưa bà ra trạm xe bus về nhà.v.v. Xong phần một. Hiện có 200 nghìn du học sinh TQ đang theo học tại Mỹ rồi nhiều trường đang hoặc đang muốn mở chi nhánh trong lục địa TQ. Cộng lại thì lợi ích kinh tế quá lớn. Tuy nhiên nhìn ngược lại lịch sử, người TQ đã dùng văn hóa Hán Tộc để đồng hóa(thôn tính) kẻ xâm lăng mình không tốn một mũi tên,hòn đạn. Như vậy thì tại sao những gì đang nói lại không thể khẳng định rằng TQ đang bị xâm chiếm bằng VĂN HÓA. Người Tị Nạn chúng ta đa phần đã trải qua 70 mùa tuyết đổ, muốn ngay, chứ chờ thì về cõi vĩnh hằng hết. Cái mặt trận này coi bộ lâu dữ hà. Đời người thì ngắn, lịch sử thì vô tận. Human right for VN. Đả đảo TQ xâm lược. Chị Bùi kim Hằng muôn năm.

    • Văn hóa có sức mạnh của nó, tốn thời giờ nhưng ảnh hưởng cũng sẽ lâu dài hơn. Nhưng tôi không tin là văn hóa TQ sẽ ảnh hưởng lên “American way of life”, mà ngược lại như ta có thể thấy ngay trước mắt. Nhưng đối với VN ta thì khác. Văn hóa VN cũng bịnh như văn hóa Tầu, nhưng lại còn yếu… xìn hơn (nghèo mạt rệp)… nên có cơ sẽ – thật ra đang – bị văn hóa bịnh hoạn của người Tầu nuốt chửng. Vấn đề là người trong nước đa phần không biết điều này, chỉ thấy sao… muốn bịnh!

      • Thân kính bác Lê Văn! Nói tới văn hóa TQ ở VN hiện nay thì nó rối như tơ vò,rất nhức đầu. Hãy quay kim đồng hồ lại một chút. Khi bắt đầu biết đọc, biết viết thì đồng chí Lê Duẩn được gọi ra đàng ngoài và miền bắc chuẩn bị chiến tranh ( gia đình em bỏ Hà Nội tản cư vào Thanh hóa ngay trước khi Pháp trở lại VN và về thành 1953 ) nên học hành cũng hơi trễ. Sách vở chẳng có bao nhiêu,ngay như truyện Tàu thì cả làng chỉ có một đứa là còn giữ được một số vì Bố nó hồi nhỏ mê truyện Tàu. Con nít tụi em phải triều cống(quả ổi,qủa khế,có thằng chơi đẹp cúng cả một quả đu đủ) mới được mượn một ngày tối đa và khi trả lại, nó đếm từng trang một để kiểm tra. Dù vậy chứ sách cũng nát bấy,cong queo cả. Đọc đến nỗi thuộc lòng cả Tam quốc chí, Thủy Hử,Đông Chu Liệt Quốc, Anh hùng Lương Sơn Bạc.vv. Ngoài Thần hoàng thổ địa thì các bà toàn khấn Quan Công,Trương Phi,Triệu Tử Long .v.v CCCC thì du học free TQ ào ào.HCM thì qua TQ như đi chợ,tới lúc bệnh cũng qua TQ rồi chết cũng còn muốn mấy cô y tá Tầu hát bài cuối cùng. (Nói đùa chứ bác chết sướng, đùa chút cho vui chứ nghĩa tử nghĩa tận không dám láo). Và ngay bây giờ nếu có bằng cấp TQ thì ngoài bắc các cháu rất dễ kiếm việc. Ngay như đứa cháu họ em học không khá,chả có ĐH nào cho vô, chạy sang TQ 6 năm về làm trưởng khoa Trung Văn một trường ĐH. Đường đi Móng Cái TQ đông như hội chùa Hương, hàng họ bây giờ còn mang ra tới tấp từ tận trong Nam. Những Tours cho người TQ đông như trẩy hội. Vậy bác tính sao. Chào quyết thắng.

        • Hì hì… thời nhỏ mấy anh em ở nhà thường bảo nhau: Tầu chẳng có cái gì để ta học cả, cái hay thì ta học hết rồi, bây giờ chỉ còn truyện Tầu – nhất là “truyện chưởng”, tức kiếm hiệp – là đáng xài! Mà đúng thế, chỉ có Tầu mới viết “chưởng” được, chứ “chưởng Tây” – kiểu “Matrix” chán bỏ xừ…

          Nói thế, để ta dứt khoát, chẳng có gì để tiếc rẻ với cái văn hóa Tầu ngày nay. Thế nhưng ta lại phải học tiếng Tầu (cổ) cho thật giỏi, một phần để nghiên cứu về văn học ta, vốn ghi lại trong sách vở bằng tiếng Tầu cả, như bia mộ, gia phả v.v. Phải cần có nguyên một ban dịch lại hết tất cả, chú thích đàng hoàng tất cả, kể cả các sách vở ta hay tầu, ở trong các văn khố Thung Hoa… làm hết công tác đó, cần phải 50 đến 100 năm nữa. Những công trình như của anh bạn Nguyễn Duy Chính (ở Mỹ) hay tác giả Trần Quang Đức (Ngàn Năm Mũ Áo) rất cần, những phải nhân lên vài chục ngàn lần… Tóm lại phải hiểu văn hóa mình (và Tầu), để thực hiện việc mà cụ Tây Hồ gọi là “chấn dân khí, khai dân trí”. (“Khoa học” thì ta làm quá dễ, nếu muốn, vì “nhân tài” có dư thừa ở nước ngoài – người có bằng tiến sĩ đồng thời kinh nghiệm làm việc mấy chục năm, chỉ tính riêng bạn bè tôi đã là mất chục người rồi!).

          Làm những việc đó chúng ta cần… tiền! Nhưng phải hiểu là cái bán được tiền nhất, lúc nào cũng cần là thực phẩm sạch. Tầu nó có nhiều tiền (nhờ bắt nông dân đổi sang làm công dân kỹ nghệ chế sản phẩn tiêu dùng cho thế giới) nhưng không có thực phẩm. Bới vậy như anh Tony nói là ta làm ra bao nhiêu, Tầu nó mua hết là thế! Vậy việc gì ta phải lập ra kỹ nghệ các thứ làm gì – điện thoại tivi tủ lạnh xe cộ thừa thãi – chỉ cần chuyên về thực phẩm là dũ giàu rồi. Dễ như ăn… cháo! (Trái cây ở Âu Châu một thời chỉ nhẩp cảng tư Israel, mà Do Thái là xứ bé bằng cái lỗ mũi, mà toàn sa mạc, nhưng họ hiểu thực phẩm là quan trọng bậc nhất, thế thôi!).

          Sau cùng, đó là mặt chính trị. Có lần, có ngưòi hỏi tôi, rằng Tầu nó mạnh thế lại muốn xâm chiếm nước ta thì ta phải làm gì để giữ nước? Ta phải suy nghĩ đến cùng, thì mới thoát khỏi sự sợ hãi! Trước hết thử hỏi, súng đạn thì làm được gì? Bắn nhau thì người chết… hết chuyện! Nếu Tầu chiếm nước ta, thì họ có có cái lợi gì? Nhiều lắm, di dân sang chiếm hết đất, sinh con đẻ cái… đó mới là cái đáng sợ nhất, mà chúng đang làm dần dần… nhưng chỉ làm được khi chính quyền ta yếu – như bây giờ – thôi. Ngược lại, nếu ta có chính thể dân chủ vững vàng thì chúng chẳng làm được việc đó. Tóm lại, ta chẳng cần phải chống Tầu, chỉ củng cố “hậu phương”, nưóc giàu dân mạnh thì Tầu phải giao hảo “ngộ nị” với ta thôi… Như Singapore, Nam Hàn hay cả Miến Điện bây giờ…

          Tạm kết luận: vấn đề vẫn là cần phải hiểu biết, mà dân ta thật ra không quá thiếu hiểu biết như các nhà “cách mạng văn hóa”.. nửa mùa vẫn than thở thật ra để dọa dân. Cần phải bình tĩnh, sáng suốt.. sẽ thành tựu chứ chẳng đùa! (Nhưng tất cả là chuyện tương lai, vần đề bây giờ là phải làm cách mạng, để có một chế độ dân chủ thực sự, mới có thể có một chính sách đứng đắn, còn chính quyền Hà Nội hiện nay đã quá mục nát rồi, càng để lầu thì càng tan nát đất nước thôi, Chưa kể VN mà có dân chủ, hùng mạnh lên thì các nưóoc sẽ ủng hộ ta. Lúc đó Tầu nó sợ ta, chứng ta chẳng cần phải sợ Tầu nữa).

  2. Hãy viết tên ông ta là Chen QuangCheng, không nên viết thành tiếng Việt vì không xứng đáng được như thế. Loại người như ông ta thì có ở thiên đàng cũng vẫn cứ muốn bới bèo ra bọ, chả là cái đinh gì mà cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ, cái này gọi là những kẻ vĩ cuồng mang những tâm thức hoang tưởng, kiểu Cù huy hà Vũ.

    Cũng như VN, TQ là mục tiêu của các nước Anh Pháp Mỹ muốn có xáo trộn xã hội càng nhiều càng tốt nên ngay từ đầu ông Chen này đã được “nhân viên đặc biệt” của Anh đưa vào diện cần bơm ống đu đủ, nhưng vì bơm quá độ nên ông ta mới nên nông nỗi này, cần vài cái đá vào đít như NYU đang làm thì mới làm ông ta tỉnh trí lại.