Chiến tranh Việt Nam
Thư viện CNN
(CNN) – Dưới đây là tóm lược một số dữ kiện về chiến tranh Việt Nam.
Nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam
1883-1945 – Nam Kỳ, miền Nam Việt Nam, An Nam và Bắc Kỳ – miền Trung và miền Bắc Việt Nam – cùng với Campuchia và Lào hợp thành thuộc địa Đông Dương thuộc Pháp.
1946 – Cộng sản ở miền Bắc bắt đầu chiến tranh chống Pháp.
1949 – Pháp thành lập Quốc gia Việt Nam tại miền nam Việt Nam.
1951 – Hồ Chí Minh trở thành người lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam, ở miền bắc.
Bắc Việt Nam theo chế độ Cộng sản. Nam Việt Nam thì không. Cộng Sản Bắc Việt và phiến quân Cộng sản ở Nam Việt Nam (còn gọi là Việt Cộng) muốn lật đổ chính quyền miền Nam Việt Nam và tái thống nhất đất nước.
Sự kiện
1954 – Bắc Việt bắt đầu giúp phiến quân ở miền Nam Việt Nam chống lại quân đội miền Nam Việt Nam, từ đó cuộc xung đột Việt Nam bắt đầu.
Tháng Tư 30, 1975 – Nam Việt Nam đầu hàng Bắc Việt Nam khi quân đội Bắc Việt vào Sài Gòn, kết thúc cuộc xung đột Việt Nam.
Cuộc chiến tranh đã được ước tính tốn khoảng 200 tỷ USD.
Quan điểm chống chiến tranh tăng lên ở Mỹ từ giữa những năm 1960 trên với các cuộc biểu tình, biểu tình ở các đại học, và các hình thức phản đối khác.
Quân du kích Bắc Việt dùng đường mòn Hồ Chí Minh, một mạng lưới các đường rừng và đường mòn trên núi, để gửi quân dụng và lính vào Nam Việt Nam.
Những vụ đánh bom miền Bắc Việt Nam đã vượt qua tổng số trọng tải bom thả xuống Đức, Ý, và Nhật Bản trong Thế chiến II.
Ngày nay, Việt Nam là một quốc gia Cộng sản.
Thống kê về quân nhân Mỹ (Nguồn: Bộ quốc phòng Hoa Kỳ)
8.744.000 – Tổng số quân Mỹ phục vụ trên toàn thế giới trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
3.403.000 phục vụ ở Đông Nam Á.
2.594.000 phục vụ ở Nam Việt Nam
Tổng số quân nhân Mỹ được liệt kê là tù binh và người mất tích ở mặt trận (POW / MIA) khi chiến tranh kết thúc là 2646 và đến tháng 5, 2013 vẫn còn 1647 người mất tích.
Số tử vong của quân đội Hoa Kỳ
Quân tham chiến: 47.434
Quân nhân không tham chiến: 10.786
Tổng cộng quân số ở chiến trường: 58.220
1,3 triệu – Tổng số tử vong quân sự cho tất cả các nước tham gia
1 triệu – Tổng số thường dân thiệt mạng
999 – xác quân nhân Mỹ đã tìm lại được và xác định được căn cước, kể từ tháng Giêng năm 1973.
Thời mục
2 tháng Chín 1945 – Việt Nam tuyên bố độc lập (không là thuộc địa của Pháp). Cả Pháp cũng như Hoa Kỳ không công nhận tuyên bố này. Tổng thống Harry S. Truman viện trợ quân sự cho Pháp để chống lại Việt Minh.
Tháng 5 năm 1954 – Thất bại lớn của Pháp ở trận Điện Biên Phủ dẫn đến cuộc hòa đàm tại Geneva. Hiệp định Geneva kết thúc chiến tranh Đông Dương.
Ngày 21 tháng Bảy năm 1954 – Việt Nam ký Hiệp định Geneva và chia thành hai nước ở vĩ tuyến 17, phía bắc do Cộng sản lãnh đạo và miền nam do Mỹ hỗ trợ.
1957-1963 – Chiến tranh giữa Quân Bắc Việt và Việt Cộng với quân miền nam Việt Nam. Hy vọng ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á, Mỹ đã gửi thêm viện trợ và cố vấn quân sự để giúp chính phủ Nam Việt Nam. Số lượng cố vấn quân sự Mỹ tại Việt Nam tăng từ 900 năm 1960 lên 11.000 vào năm 1962.
1964-1969 – Năm 1964, Việt Cộng, lực lượng du kích cộng sản, có 35.000 quân tại Nam Việt Nam. Mỹ ngày càng gửi quân nhiều hơn nữa để chiến đấu chống lại Việt Cộng và quân Bắc Việt; số lượng quân đội Mỹ tại Việt Nam lên cao nhất là 543.000 người trong tháng 4 năm 1969. Quan điểm chống chiến tranh ở Mỹ tăng trưởng mạnh hơn khi quân số gia tăng.
Ngày 2 tháng 8 năm 1964 – Vịnh Bắc Bộ – Quân Bắc Việt bắn vào một tàu khu trục [USS Maddox] Mỹ neo trong Vịnh Bắc Việt. Sau khi Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố lầm rằng đã có một cuộc tấn công thứ hai vào tàu USS Maddox, Quốc hội thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, cho phép sự can thiệp toàn diện của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Johnson ra lệnh ném bom miền Bắc Việt Nam để trả đũa cho vụ “tấn công” ở Vịnh Bắc Việt.
5 tháng Tám năm 1964 – Tổng thống Lyndon B. Johnson yêu cầu Quốc hội cho quyền để đi đến chiến tranh chống lại Bắc Việt Nam và quân Cộng Sản vì đã vi phạm Hiệp Định Geneva đối với Nam Việt Nam và Lào. Yêu cầu này được chấp thuận 7 tháng Tám năm 1964 trong một nghị quyết chung của hai viện Quốc hội.
30 tháng 1 năm 1968 – Tết Mậu Thân – Bắc Việt mở một cuộc tấn công bất ngờ lớn trong dịp năm mới của Việt Nam. Cuộc tấn công vào 36 thành phố và thị trấn lớn ở Nam Việt Nam. Cả hai bên bị thương vong nặng nề, nhưng cuộc tấn công chứng minh rằng cuộc chiến sẽ không kết thúc sớm hoặc dễ dàng. Công chúng Mỹ chống lại sự gia tăng chiến tranh và Mỹ bắt đầu giảm quân số tại Việt Nam.
Ngày 16 tháng ba năm 1968 – vụ thảm sát Mỹ Lai – Khoảng 400 phụ nữ, trẻ em và người già bị lính Mỹ tàn sát tại Mỹ Lai ở Nam Việt Nam. Trung úy William L. Calley, Jr., sau đó [tháng Tư, 1969] bị đưa ra tòa án quân sự vì đã dẫn đầu cuộc tấn công và bị kết án tù chung thân nhưng đã được thả vào năm 1974 khi tòa án liên bang đã hủy bản án. Calley là quân nhân duy nhất bị kết án trong sự kiện Mỹ Lai.
Tháng Tư năm 1970 – Cuộc xâm lăng Campuchia – Tổng thống Richard Nixon ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ cùng quân đội miền Nam xâm nhập khu vực biên giới Campuchia và phá hủy các trung tâm quân dụng và hậu cần của quân Bắc Việt. Cuộc xâm lăng gây ra làn sóng biểu tình chống chiến tranh, và đến 3 Tháng Sáu năm 1970, Nixon thông báo việc rút quân đã hoàn tất.
Tổng thống Richard Nixon – Diễn văn trước quốc dân về tình hình ở Đông Nam Á (Nguồn: Miller Center: American President)
4 tháng Năm, 1970 – Đơn vị Vệ binh Quốc gia bắn vào một nhóm biểu tình tại Đại học Kent State ở Ohio, giết bốn sinh viên và làm bị thương chín người khác. Các cuộc biểu tình chống chiến tranh và bạo loạn xảy ra tại hàng trăm trường đại học khác trong suốt tháng Năm, 1970.
Ngày 8 tháng Hai năm 1971 – Cuộc xâm lăng Lào – Theo lệnh của Tổng thống Nixon, quân Mỹ cùng binh lính miền Nam Việt Nam, với sự hỗ trợ của máy bay B-52, xâm lăng nam Lào trong nỗ lực ngăn chặn đường tiếp tế của quân Bắc Việt qua ngả Lào vào miền Nam Việt Nam. Quyết định này của Nixon không được sự đồng ý của Quốc hội và gây ra thêm nhiều cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Mỹ.
Ngày 27 tháng 1 năm 1973 – Lệnh ngừng bắn khi cuộc hòa đàm [tại Paris] tiếp tục.
Ngày 29 Tháng Ba 1973 – Các binh sĩ cuối cùng của Mỹ rời khỏi Việt Nam. Chiến tranh bắt đầu trở lại giữa Bắc và Nam Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ không trở lại.
30 tháng Tư, 1975 – Nam Việt Nam đầu hàng Bắc Việt Nam khi quân đội Bắc Việt vào Sài Gòn, bây giờ gọi là Thành phố Hồ Chí Minh.
25 tháng 5 năm 2012 – Tổng thống Barack Obama ký bản tuyên bố Kỷ niệm kỷ niệm 50 năm chiến tranh Việt Nam sẽ tiếp tục cho đến ngày 11 tháng 11 năm 2025. Trong 13 năm tiếp theo, chương trình sẽ này sẽ “vinh danh và tạ ơn một thế hệ người Mỹ tự hào đã cùng với đất nước của chúng ta vượt qua một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất mà chúng ta đã từng phải đối diện.”
15 tháng Năm 15, 2013 – Đến ngày này 1,647 binh sĩ Mỹ vẫn còn mất tích.
© 2013 DCVOnline
Nguồn: Vietnam War Fast Facts. By CNN Library. Cập nhật 12:53 EDT, thứ Hai 01 Tháng 7 năm 2013. DCVOnline minh họa.
Tấm hình xe tăng Bắc Việt tiến vào Dinh Độc lập cho biết phóng viên AP lúc đó ở bên trong Dinh,
Tình thế hỗn loan, phe ta, đối phương không tài nào phân biệt. Một phóng viên dù yêu nghề như thế nào cũng không dại dột đứng ở một vị trí như vậy để chụp hình. Những dấu xi-măng đổ nát nữa, cho thấy tấm hình ấy không thực, nó được dàn dung.
Mời bạn Zulu vô đây coi AP dàn dựng tấm hình xe tăng (Có Copyright): http[://]goo[.]gl/oTcA8.
A North Vietnamese tank rolls through the gate of the Presidential Palace in Saigon, April 30, 1975, signifying the fall of South Vietnam. (AP Photo)
Use Information This content is intended for editorial use only.
For other uses, additional clearances may be required.ID:994449817519Creation Date:April 30, 1975 10:36:36 AMCredit:ASSOCIATED PRESSSpecial Instructions:;R26188;Image Resolution:2795 x 1926 0.85 MBKeywords:Armored Flag MechanizedLocation:Saigon, VietnamTransmission Reference:APHS750501bCaption Writer:CHZ
Nếu có chứng cớ (hard evidence) nào tấm hình đó là hình dàn dựng – thuyết phục hơn – xin bạn Zulu cho biết luôn. Cám ơn nhiều.
Tôi nhận xét tấm hình bằng cảm tính, nhưng khi Bạn đọc hỏi mới vào Google, thấy nhiều bài và hình ảnh khác nhau về chiếc tang ủi sập cổng dinh Độc lập đầu tiên.
“… Ông ta quay được cảnh xe tăng Việt Cộng vào cổng dinh Độc Lập , họ có … đội Bắc Việt và xe tăng mang số 834 ủi sập cánh cửa dinh Tổng thống …”
“Olivier Todd ghi xe tăng số 879 do Bùi Ðức Mai lái đã ủi sập cổng dinh và vào trong …. Quang Thận lên sân thượng Dinh Độc Lập để hạ cờ Việt Nam Cộng …”
Tác giả Tùng Vân thì nói chiếc xe mang số 390. Oliver Todd 879. Francoi de Mulder lại chụp hình tăng số B007 và B988 … Chụi khó tìm chắc còn vài trường hợp khác nhau nữa. Còn bên dưới là tấm hình đáng tin nhất.
Tấm hình AP trong bài viết ngon lành, đàng hoàng, sạch đẹp, không có gì chiến tranh cả, dù đó là xe tăng.
Tôi mời bạn Zulu xem nguồn chính của tấm hình mà bạn cho là dạ dựng. Nguồn chính (primary source) là website của hãng thông tấn AP ghi rõ sỗ mã của tâm hình, ngfy chụp và chủ đề. Trả lại bạn Zulu cho tôi coi những lời bàn trích từ nguồn cấp 2, cấp 3 (secondary tertiary sources). Tôi nói chuyện tấm hình, bạn Zulu nói xet qua chuyện quay phim. Tôi nghĩ mình ngưng ở đây là vừa vì chúng ta không ở cùng trang (not on the same page).
Kính.
Ừ thì có xe tăng ủi sập cửa dinh Độc Lập. Thế sau này xông lên chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa bằng xe gì? Xin bác Tô Mã Ý cho biết cao kiến. hôm nào tới San Jose sẽ mời bác tới Nha Trang Seafood nhậu. Có XO nữa đấy.
Vẫn là cách nhìn và cách gọi tên sai của người Mỹ khi phân biệt quân đội Bắc Việt và quân đội Việt Cộng. Sai về cách nhìn vì không có hai loại quân đội mà chỉ có một loại quân đội là quân đội Cộng Sản hay quân đội Việt Cộng mà thôi. Sai về cách gọi vì Việt Cộng tức là Cộng Sản Việt Nam thì chữ Việt Cộng phải gọi quân đội Bắc Việt và cả quân động cộng sản núp dưới cái vỏ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam mới đúng. Trong hàng ngũ Việt Cộng tại miền Nam thì có một số người chưa thật sự là Việt Cộng mà họ chỉ là những người đi theo Việt Cộng vì cắn câu một số chiêu bài nào đó mà Việt Cộng đưa ra, còn quân đội Bắc Việt thì hoàn toàn là quân đội Việt Cộng vì đó là quân đội chính qui của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Bác Minh Đức đúng hoàn toàn, tuy nhiên nói cho rõ để thế hệ mai sau khỏi lầm lẫn là thế này: Mặt trận dân tộc giải phóng MNVN được thành lập năm 1960 (do đảng CSVN khởi xướng) nhưng chỉ có người miền nam(hoặc ở Nam) mà thôi,( khỏi bị thế giới lên án là phá hoại hiệp định Geneva) và chỉ được đánh lẻ tẻ, chủ yếu là xách động quần chúng. Khi thấy không đi tới đâu thì năm 64 họ cho một loạt các cán bộ miền nam tập kết 54 trở về và tướng Nguyễn Chí Thanh (người Huế) cũng được gởi vô làm tư lệnh (Cục R- Quân đội chính quy miền nam gọi là quân Giải Phóng). Gần 1968 vì phải đánh lớn và sau đó chết nhiều quá thì họ ra mặt đưa quân ào ạt từ Bắc vô. Được hỏi thì Phạm Văn Đồng tuyên bố: Người VN có quyền đi bất cứ nơi nào để bảo vệ Tổ Quốc mình.
Nói là trước 1964 chỉ đánh lẻ tẻ là không đúng vì sau 1960 thì các hoạt động của CS gia tăng tại miền Nam và qui mô cách trận đánh ngày càng lớn, điển hình là trận Ấp Bắc, 1963. Việc cho cán bộ đi vào miền Nam xảy ra trước 1964. Từ 1959, CSVN lập Đoàn 559 để đưa người vào Nam bằng đường bộ theo đường mòn Hồ Chí Minh và Đoàn 759 để đưa vũ khí bằng đường biển vào miền Nam. Kết quả của việc đưa người và vũ khí ngày càng nhiều là từ 1960, các trận đánh ngày càng có qui mô lớn và vũ khí của quân đội CS ngày càng được trang bị mạnh hơn.
Bác Minh đức tìm hiểu dữ quá. Tất cả những điều bác nói không sai, tuy nhiên những trận Ấp Bắc, Đồng Ban, Đồng Xoài, Cà Tum chỉ là thử nghiệm cầm chừng. Họ vẫn sợ Mỹ nhảy vô và phải nắm chắc viện trợ của Nga, Tầu (chuyện này dài). Đường 559 hồi đó rất thô sơ, cũng như 759,đặc biệt 759 khi bị phát hiên thì bắt buộc hủy tầu, tự sát. Kính bác.
Trích: ” Mặt trận dân tộc giải phóng MNVN được thành lập năm 1960 (do đảng CSVN khởi xướng) nhưng chỉ có người miền nam (hoặc ở Nam) mà thôi”
Để cho MTDTGPMN có vẻ là do dân miền Nam nổi lên đảng CSVN đã chọn đảng viên nói giọng miền Nam. Nhưng người miền nào không phải là điều quan trọng mà điều quan trọng là các chức vụ lãnh đạo có thực quyền đều nằm trong tay các đảng viên đảng CSVN và họ nhận chỉ thị của đảng CSVN mà hành động.
Bác Minh Đức ghê quá ! Xin nói lại là MTDTGP, MNVN được thành lập “bởi” CSVN.(thay vì khởi xướng).Cám ơn bác. Người Bắc đã hoạt động và nói tiếng Nam, hoặc người Nam ra Bắc tập kết trở về, tất cả chỉ để che mắt thế giới vì họ không muốn Hoa Kỳ có lý do để đưa quân vô. Ông Sư Đoàn trưởng của chúng em (tập kết về) khì bị bắt tại sư đoàn bộ vội cầm mấy cái nồi niêu và khai là (anh nuôi) nấu bếp, tới 1973 khi trao trả tù binh thì xe Jeep tới đón một mình ổng trước nhất. Cái quan trọng là khi bị bắt thì thế giới biết liền là miền Bắc đưa quân vô. Kính bác.
TMY tán thành ý kiến của Tonydo, rằng:
Sách lược Mao và Hồ là, lấy Trung gian làm nội chiến, rồi giải thể trung gian. ( nếu không có MTGPMN thì Bắc Việt kiếm cớ gì
mà mầy mò vô Miền Nam ?)
Về phần thằng MTGPMN, dân tư sản mại bản, tiểu tư sản, nó là dơi và chuột; cũng dựa vô chiêu bài chống Mỹ…của Bắc Việt, nhưng trong thâm tâm là cùng Cambốt, Pháp và TC … tạo nên một vùng trung lập riêng.
Cho nên,chú Sam rất là OK cho Bắc Việt uýnh tan MTGPMN và
Khmer Đõ Pol Pot thân Tàu và Pháp…sau này còn OK cho Bắc Việt diet luôn những Hoàng cơ Minh, Mai Văn Hạnh thân Pháp..Còn — Còn lại Việt Tân? hà hà. hà…Sao, Cú Vũ ?
Cho nên, không phải ” vô ý’ mà Người Mỹ phân biệt rõ rệt hai phe
North VN ( Bắc Viêt ) và MTGPMN ( tức VC)
Có phân biệt rành rọt như thế,, thì khi ván bài VN làm lại, mới
nổi lên rõ rệt hai phe đối kháng là Cộng Sản và Cộng Hòa…(các đảng phái, phong trào bị gạt ra ngoài lề khi có Ván Bài Làm lại) — cho nên vấn đế POW/MIA của HĐ Ba Lê 1973 tuy ĐÃ xong, nhưng vẫn coi như CHƯA XONG).
Càng đọc comment của bác Tô càng thấy chính trị nó rối mù, càng đoán càng trật đường rày. Em vội nhớ lại hồi 89 vừa ngủ dậy thấy bức tường Bá Linh sụp tan tành, trong khi trước đó bao nhiêu “ông thầy hàn lâm VNCH,hải ngoại” không trự nào phán một câu mở mắt cho đồng bào HN mừng. Cuối cùng không khéo bà con mình lại chầu rìa cả lũ thật. Tô Mã Ý muôn năm. Đả đảo Đế Quốc Mỹ và bọn Tay Sai.
Đúng là các “ông thầy hàn lâm VNCH hải ngoại” không có ai tiên đoán chuyện đó, thậm chí không nhắc tới. Trong đầu họ nghĩ gì – hay có “nghĩ gì” hay không – thì tôi không dám quả quyết, nhưng mở mồm ra vẫn chỉ là “đánh bỏ mẹ thằng ViXi!” (người dân HN mới đầu cũng khoái nghe, nhưng nghe riết rồi cũng chán). Nhưng đó là vấn đề chiến lược chính trị cốt lõi của “phe QG”, nhìn cục diện một cách quá hẹp, hậu quả trầm trọng nhất là không dự phòng được những hiểm nguy cạm bẫy hay cơ hội tốt có thể xẩy ra trong tương lai. Đến khi việc xẩy ra rồi thì luôn luôn quá trễ.
Nói đâu xa, ngay bây giờ cũng thế. Chẳng hạn, khi có dịp nói chuyện với những người đang “hoạt động”, tôi hỏi các anh chi đã chuẩn bị gì cho giai đoạn sau ngày D, thì thường tôi bị “mắng” là chưa mua trâu đã nói chuyện làm chuồng (không tưởng, thiếu thực tế…).
Trong quá trình học hỏi, có một số “nguyên lý” về sách lược chính trị – không riêng trong chính trị – tôi thấy cần phải nắm vững:
1) Mọi chuyện xẩy ra đều liên quan tới những gì chúng ta đã làm hay không làm và một khi xẩy ra rồi mới “chuẩn bị” thì luôn luôn quá muộn
2) Có chuẩn bị luôn luôn tốt hơn, cho dù sự việc xảy ra không (hoàn toàn) đúng như dự đoán, vì phản ứng vẫn hữu hiệu hơn là để nước đến chân mới nhảy
3) Trong thực tế, chính kế hoạch chuẩn bị (luôn luôn dựa trên phỏng đoán – assumptions) tự nó ảnh hưởng lên những điều chưa và sẽ xẫy đến…
Lấy thí dụ cụ thể cho dễ hiểu: chuyện chính quyền VNCH muốn lấy 15 tấn vàng để mua vũ khí đạn dược khi CS chiếm Buôn Mê Thuột là quá muộn, chưa kể là chính US sẽ ngăn cản chuyện đó! Ngược lại, nếu chính quyền VNCH đã chuẩn bị chuyện mua đạn dược vũ khí từ ngày sau HĐ Paris (Jan 1973) thì rất có thể Hoa Kỳ đã thay đổi sách lược đối với VN, dẫn đến những chuyện khác kể cả sách lược tấn công của CS miền Bắc v.v. Chúng ta cũng không quên việc Đài Loan đã quyết định mua chiến đấu cơ Mirage của Pháp (1992), khi Hoa Kỳ rục rịch đòi ngưng bán máy bay chiến đấu cho ĐL (chắc chắn dưới áp lực của TC). Có thể giản dị vì các nhà sản xuất chiến đấu cơ Phantom của Mỹ, McDonnell Aircraft Corporation, bị mất mối sẽ làm áp lực lên chính phủ Hoa Kỳ…
Nếu mà nói và nghĩ như bác thì còn gì cái cộng đồng “người việt quốc gia” ta nữa. Bởi vì thằng nào cũng làm cha thiên hạ mà lại đưa vào một mối rồi chuẩn bị, rồi ngậm miệng thi hành thì đâu còn có Tự Do, Nhân Quyền .v,v nữa. Bao nhiêu người Hùng đã,đang và sẽ nổi lên lấy đất đâu mà dụng võ? Đảo ĐL nhỏ xíu ngay tầm đại bác của lục địa mà người ta còn bảo nhau góp sức, góp công bảo vệ được mảnh đất dung thân, còn mình thì rủ nhau cầm cờ đi chửi (nhiều khi ta chửi ta nữa chứ), ừ thi có sự giúp đỡ của Mỹ, nhưng cứ ù lì ra thì đàn anh cũng cuốn cờ tan hàng cố gắng như VN. Bác nói có chuẩn bị vẫn tốt hơn, thì mọi người đều phải hiểu như vậy là tốt , chứ còn cãi vào đâu được cơ chứ.Kính bác.
TRích đoạn trong bài viết, mà TMY chứng minh hoàn toàn sai lạc,– égaré.
“…30 tháng Tư, 1975 – Nam Việt Nam đầu hàng Bắc Việt Nam khi quân đội Bắc Việt vào Sài Gòn, bây giờ gọi là Thành phố Hồ Chí Minh.”
TM Ý thưa: Có sự gian xảo trong vụ Tông thong vi hiến Minh đọc ” Lời đấu
hàng .” Ông Minh đọc lời đầu hàng trước cánh Bắc Việt giả trang đội lốt mạo danh là MTGPMN, dưới là cờ MTGPMN.
Quý vị nên suy nghĩ ” xoáy sâu ” vô sự kiện quái đản ày, thì sẽ rõ cuộc chiến
VN đã có một False Conclusion, toàn là sai lạc giả trá, Mà giả trá lại được Miễn Án trước Hoa Kỳ,Trung cộng, và LHQ, là thế nào?
Đâu ? đâu? / VNCH theo…giấy tờ…và cờ quạt,,,đâu có đầu hàng với Bắc Việt.
mà với MTGPMN đó chú — Thưa, đó là cái lối ra , the way out, cho cánh Bắc Việt, như chú Sam …ban cho khi có chung kết vấn đề VN. Vì ngày 30.4.75
chỉ là mốc thay đổi “hình thức” chiến tranh, nhưng “mục đích ” chiến tranh còn y nguyên. như dự thảo, > đánh cho sập tiệm phần còn lại của CS quốc tế, là Trung Cộng, và dĩ nhiên CSVN. ( Hoa Kỳ có lợi quá nhiều, khi còn để vấn đề VN và Trung công lình bình, dở dang như hiện nay).
Tonydo :
“Ừ thì có xe tăng ủi sập cửa dinh Độc Lập. Thế sau này xông lên chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa bằng xe gì? Xin bác Tô Mã Ý cho biết cao kiến.” (Tonydo)
Thưa, ĐCV từ khi đổi mới, lại trở nên gọn ghẽ quá ! Bạn bè chán nản bỏ đi. May
mà có thêm Ông Trùm ( Tâm Bảo?), Tonydo …những chàng thi sĩ từ đâu lại… đã mang thêm chút niềm vui ấm áp cho diễn đàn, cùng với những người trung thành với…quê hương (?) còn sống còn yêu…: LV, TV, ZL, Chế Phủ, Cháu ông Giáp, và cháu ngoang DâM Tiên của bác DâN Tiên. Chưa được tiểu đội,
nhưng là tiểu đội …chọn lọc…, hà hà,,, lại kiêu căng!
Thưa, vụ tiến chiếm Dinh Độc Lập vào sáng 30/4/1975 là một vở kịch hóa trang, nơi các diễn viên thay đổi vị trí khờ khạo…mà thành công, bởi không thấy ai hặm họe chi cả, dù là viên cảnh sát cũng mỉm cười đứng nhìn..(.Nó vô lý thì sẽ phãi làm cho nó có lý trở lại thôi) .
Vế Hoàng Sa, thưa theo thiển nghĩ, sẽ không có tái chiếm, mà chỉ có hoàn trả.
Trả cho ai, khi nào? thì có lẽ cũng không thể nào thiếu sự hiện của thằng “Mỹ,”
bởi hôm 19.1.1974, có mặt viên chức ngoại giao HK tại Hoàng Sa, và Kissinger có mặt tại Bắc Kinh. Kính, TMY