Quốc gia, tỉnh bang và dân tộc: Saskatchewan đúng sai như thế nào trong nỗ lực chấm dứt chính thể liên bang bất đối xứng (I)

Howard Anglin | DCVOnline

Ứng xử như một dân tộc và là một dân tộc là hai chuyện rất khác nhau

Thủ tướng Canada Justin Trudeau gặp Thủ tướng tỉnh bang Saskatchewan Scott Moe tại văn phòng của ông tại Quốc hội ở Ottawa vào Thứ Ba, ngày 12 tháng 11 năm 2019. Justin Tang / The Canadian Press.

Phần I:

Đây là một tiểu luận ba phần. Phần II, III sẽ tiếp tục đăng sau.

Trong khi chứng động kinh hiến pháp của Alberta đang được cả nước chú ý đến, trong vài năm qua, Saskatchewan đã lặng lẽ khẳng định những tuyên bố về quyền tự trị của tỉnh bang. Việc này lên đến đỉnh điểm cách đây hai tuần trong một bạch thư của chính phủ tựa đề “Vẽ lằn ranh: Bảo vệ quyền tự trị kinh tế của Saskatchewan.

Phần lớn nội dung của bạch thư đó kể lại cuộc chiến lịch sử của tỉnh bang chống lại chính phủ liên bang để làm chủ và kiểm soát tài nguyên thiên nhiên tại đó, nhưng mục đích của nó là nhắc nhở người đọc rằng cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Hôm nay, nó nói rằng, thách thức đối với họ là những quy định về môi trường, trong những tuyên bố mục đích của liên bang, xâm phạm và làm mât hiệu lực quyền quản lý và xuất cảng tài nguyên thiên nhiên của tỉnh bang, như đã quy định trong mục 92A của Hiến pháp vào năm 1982.

Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bản phúc trình đó nói rằng họ đang “xem xét tất cả những lựa chọn để khẳng định toàn diện những quyền hạn, quyền và đặc quyền hiện có của chúng ta theo Hiến pháp.” Nó thậm chí còn gợi ý về điều gì đó giống như Đạo luật Chủ quyền của Alberta— “Luật của tỉnh bang để minh định và bảo vệ những quyền hiến định thuộc về tỉnh bang” —nhưng Chính phủ Saskatchewan dường như muốn chờ xem việc đó diễn ra như thế nào trước khi họ nhất định bước vào một tiến trình hành động rõ ràng.

Sự kết hợp giữa lòng can đảm và sự thận trọng đó xuyên suốt trong bạch thư. Mặc dù nó được quảng cáo là một lời tuyên chiến dứt khoát với Ottawa, nhưng những đề nghị cuối cùng của nó chỉ mang tính thăm dò và nằm trong những lời cảnh cáo lời nói lập lờ. Đến đoạn cuối, tự đề đầy thách thức đã trở thành một danh sách ngắn về “những bước và phương cách tiếp theo mà tỉnh bang có thể bảo vệ và hành động có thể tin được để khẳng định quyền tự chủ lớn hơn trong Liên bang.” Đó là một hành trình đi từ khiêu khích đến những gợi ý lịch sự trong 24 trang. Nó là một bài tập về sự thận trọng táo bạo.

Mục đích chính của tôi trong tiểu luận này là biện hộ cho quyền tự trị cấp tỉnh bang. Nhưng cho tôi lạc đề một chút.

Vẽ lằn ranh” là một bậc thấp mới trong truyền thông chính trị ở Canada. Không thể nghi ngờ rằng bất kỳ chính phủ nào trong lịch sử của Confederation — liên bang, tỉnh bang hoặc thành phố — đã xuất bản một văn kiện viết kém cỏi đến như vậy. Ban đầu, tôi nghĩ rằng đây là một bản nháp chưa được chỉnh sửa đã đăng quá vội, nhưng sau gần một tuần nó vẫn chưa thay đổi. Bạch thư hỏng không phải vì  có quá nhiều lỗi về ngữ pháp và những câu/mệnh đề độc dính liền nhau mà không có liên từ, uốn lượn quanh co dài hơn con sông Nam Saskatchewan.

[…]

Thường thì thông tin liên lạc của chính phủ nên viết ở trình độ đọc và hiểu của học sinh lớp 8, nhưng hiếm khi chúng ta thấy chính phủ truyền thông ở trình độ lớp 8. Đôi khi, bạch thư này đọc giống như bản nháp bằng tiếng Phần Lan được  Google dịch; những lúc khác, nó hầu như đọc nhưng không hiểu được. Tôi nhất định không tin rằng bất cứ ai đủ tuổi đạp xe đến trường đã viết một câu như thế này:

“Trong khi đất đai và tỉnh bang của chúng ta có thể không còn được coi là mới, người ta vẫn có thể tìm thấy những người dân giàu có ở cả những cộng đồng thành thị và nông thôn như thị trưởng Regina đã nói hơn một thế kỷ trước.”

Đây không phải là những ví dụ duy nhất. Ngay cả Homer cũng gật đầu, vì vậy một người phụ trách việc biên tập văn bản của chính phủ có thể được thứ lỗi vì thỉnh thoảng bỏ sót những lỗi hành văn, nhưng bạch thư này vẫn tiếp tục viết từ trang này đến trang khác như người mới biết đọc biết viết. Người đọc phải vượt qua một khu rừng ngữ pháp để tìm được lộ trình của lập luận. Nếu Chính phủ Saskatchewan muốn những ý tưởng của họ được thực hiện một cách nghiêm túc, thì chính phủ nên bắt đầu bằng cách diễn đạt chúng bằng một ngôn ngữ gì đó hơn là tiếng Anh “bồi”.

Xin hết phần lạc đề.

Phần thú vị nhất của “Vẽ lằn ranh” là việc nhắc đi nhắc lại Quebec làm hình mẫu cho Saskatchewan. Những tài liệu tham khảo về cách Quebec hoạt động trong Liên bang xuất hiện không dưới bảy lần. Đây là một ví dụ điển hình (và hầu hết là dễ hiểu), tóm tắt ý kiến thu góp từ cuộc họp với quần chúng tổ chức trên toàn tỉnh bang vào mùa hè năm ngoái: “Khi thảo luận cụ thể về quyền tự chủ, những người tham gia thường nêu bật ví dụ và yêu cầu tỉnh bang hành động giống như tỉnh bang Quebec hơn. Cụ thể là một chính phủ và tỉnh hành động thay vì xin phép để bảo vệ lợi ích của mình.

Đây không phải là một ý kiến mới. Cả Jason Kenney và Danielle Smith ở Alberta đều lấy Quebec làm ví dụ để biện minh cho việc sử dụng những quyền lực cấp tỉnh bang một cách quyết đoán hơn. Nhưng bạch thư còn đi xa hơn là gợi ý rằng Saskatchewan nên hành động giống Quebec hơn. Đầu tiên, nó trích dẫn một tweet của Thủ tướng Scott Moe vào tháng 11 năm ngoái nói rằng:

Saskatchewan cần phải là một quốc gia trong một quốc gia.” Đây có thể là tuyên bố chính trị thú vị nhất trong lịch sử Canada gần đây, nhưng bản phúc trình không cố gắng giải thích, chứ đừng nói là biện minh cho nó. Nếu đã làm được bất cứ điều gì thì bạch thư đó đã làm giảm đi sức mạnh của tuyên bố của Moe bằng cách gợi ý rằng điều đó chỉ có nghĩa là Saskatchewan cần phải mô phỏng “cách tỉnh Quebec hoạt động với quyền lực rộng lớn hơn trong Liên bang.

Nhưng hành động như một quốc gia (dân tộc) và là một quốc  gia (dân tộc) là hai việc rất khác nhau. Tôi không mong đợi những con khỉ trên bàn phím, những người đã soạn thảo bạch thư sẽ đánh giá cao điểm này, nhưng Moe là một người lãnh đạo nghiêm chỉnh và chu đáo, vì vậy đáng để thực hiện những tuyên bố ban đầu của ông ấy một cách cẩn thận và nghiêm túc. Điều đầu tiên cần lưu ý là Moe không tuyên bố rằng, “Saskatchewan là một quốc gia trong một quốc gia.” Nói rằng “Saskatchewan cần trở thành một quốc gia” là một tuyên bố đầy khát vọng, có thể là khích lệ, cổ vũ. Nó giả định rằng tỉnh bang chưa phải là một quốc gia.

Điều này đặt ra một câu hỏi hiển nhiên: Làm thế nào để một thực thể không-phải-dân-tộc trở thành một dân tộc? Và một câu hỏi căn bản hơn: Dân tộc là gì? Câu trả lời cho những câu hỏi đó bắt đầu bằng việc thừa nhận rằng, mặc dù chúng ta thường sử dụng những thuật ngữ một cách lỏng lẻo, một dân tộc không giống như một quốc gia — hay một tỉnh bang. Điều đó không giúp ích được gì, vì chúng ta không có dạng tính từ chung của hai chữ “quốc gia”, chúng ta nói về “biên giới quốc gia” và “lợi ích quốc gia” khi chúng ta có nghĩa là biên giới và lợi ích của một quốc gia hoặc của một tỉnh bang. Nhưng điều này gây nhầm lẫn thực tế rằng một số quốc gia là quốc gia có chủ quyền và một số thì không.

Ví dụ rõ ràng về điểm này đối với người Canada là Quebec. Hay đúng hơn, người “Québécois.” Đề nghị do ông Harper đưa ra và được Hạ viện năm 2006 thông qua cho biết: “Rằng Hạ viện này công nhận rằng người dân Québécois hình thành một dân tộc trong một Canada thống nhất.” Điều thú vị là người dân Quebec (hoặc có thể là một thành phần trong số họ) được công nhận là một dân tộc chứ không phải là tỉnh bang. Sự khác biệt này được củng cố vào năm 2021 khi Hạ viện một lần nữa thông qua một đề nghị gồm có tuyên bố ghi rằng “Người Quebec tạo thành một dân tộc” — ngôn ngữ lấy từ Dự luật 96 của chính Quebec.

Việc chỉ định người Québécois, chứ không phải tỉnh bang Quebec, là một dân tộc, làm phức tạp thêm kế hoạch của Moe để đạt được danh xưng quốc gia cho tỉnh bang của ông. Một mặt, việc công nhận Saskatchewan là một quốc gia sẽ là chuyện xảy ra lần đầu tiên ở Canada; mặt khác, nếu ông ta thực sự muốn noi gương Quebec thì ông ta sẽ phải giải thích lý do tại sao người Saskatchewani lại tạo thành một dân tộc khác biệt xứng đáng được công nhận là một dân tộc.

Tất nhiên, người ta có thể nói rằng sự khác biệt giữa người dân Québécois và chính quyền cấp tỉnh hành động thay mặt họ (thông qua một quốc hội, không hơn kém) là chuyện ngữ nghĩa và rằng, cho tất cả các mục đích thực tế, tỉnh bang  Quebec và dân tộc Québécois cùng một nghĩa. Nhưng nếu “dân tộc” chỉ có nghĩa là “tỉnh bang”, thì sẽ được điều gì khi nói rằng Saskatchewan nên là một dân tộc khi nó đã là một tỉnh bang? Câu trả lời phải là một dân tộc là một cái gì đó hơn một tỉnh bang (hoặc một quốc gia). Giả sử điều này là đúng (và đúng như vậy), thì điều gì khiến người dân Québécois (hay Quebec) được đặc biệt hưởng quyền là một dân tộc?

Trong Phần II, tôi sẽ xét đến câu trả lời cho câu hỏi đó và ý nghĩa của nó đối với chính thể liên bang Canada. Sau đó, trong Phần III, tôi sẽ giải thích lý do tại sao sự khác biệt giữa dân tộc và tỉnh bang không quan trọng đối với hoạt động thực tiễn của chính thể liên bang Canada.

Tác giả | Howard Anglin là một chuyên viên nghiên cứu hậu đại học tại Đại học Oxford. Trước đây, ông từng là Phụ tá Chánh Văn phòng của Thủ tướng Stephen Harper, Thư ký chính của Thủ tướng tỉnh bang Alberta, Jason Kenney, và là luật sư ở New York, London và Washington, DC. @howardanglin

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Country, Province, and Nation: How Saskatchewan is right and wrong in its bid to end asymmetrical federalism  | Howard Anglin | The Hub | October 24, 2022

(1)  Recall the dispute between Gilles Duceppe and Lawrence Cannon in 2006 over who is and is not a Québécois and whether the term has an ethnic component. Around the same time, Jean Charest further complicated matters by insisting that First Nations within Quebec were included among the Québécois, raising the idea of multiple overlapping and possibly inconsistent national identities for the members of Canada’s 617 First Nations, including 70 in Saskatchewan and 39 in Quebec.

(2) In 2006, Gilles Duceppe insisted that a Québécois was simply someone who lives in Quebec. In one sense, this is clearly illogical, for if an Albertan who was transferred by his employer to Quebec this morning is a Québécois, then there is nothing that makes being Québécois distinct from being Albertan. Duceppe can only be correct if we allow for some fudging between the core identity of a people and the complicating realities of immigration so that applying the term Québécois to someone who arrived yesterday is a convenient fiction that does not affect the central case of a Québécois as someone who speaks and is accultured in a distinct way. As noted in the previous footnote, the case of First Nations in Quebec raises even more questions about Duceppe’s sweeping definition.