Quốc gia, tỉnh bang và dân tộc: Lý do nào khiến người Québécois là một dân tộc? (II)

Howard Anglin | DCVOnline

“Vẽ lằn ranh”,  bạch thư do Chính phủ Saskatchewan  xuất bản gần đây cổ động cho việc xác định mạnh hơn về quyền tự trị của tỉnh bang, lặp lại tuyên bố của Thủ tướng Saskatchewan, Scott Moe, năm ngoái rằng “Saskatchewan cần phải là một quốc gia trong một quốc gia.

Người Québécois phất cờ của Québec trong lễ Fete Nationale trên Plaines of Abraham Thứ Năm ngày 23 tháng 6 năm 2005 tại Thành phố Québec. Ảnh Jacques Boissinot / CP.

Phần II

Phần I bắt đầu khám phá sự khác biệt giữa một quốc gia và một tỉnh bang theo bạch thư “Vẽ lằn ranh” gần đây của Saskatchewan. Phần II trả lời cho lý do tại sao Québécois là một dân tộc, và tại sao Saskatchewan lại không là. Phần III sẽ giải thích lý do tại sao sự khác biệt không quan trọng đối với hoạt động chính đáng của chính thể liên bang Canada.

“Vẽ lằn ranh”,  bạch thư do Chính phủ Saskatchewan  xuất bản gần đây cổ động cho việc xác định mạnh hơn về quyền tự trị của tỉnh bang, lặp lại tuyên bố của Thủ tướng Saskatchewan, Scott Moe, năm ngoái rằng “Saskatchewan cần phải là một quốc gia trong một quốc gia.” Đó là một sự gồm vào gây tò mò. Tại sao đòi thêm quyền lực cho tỉnh bang như một tỉnh bang lại không đủ? Tại sao lại đem chủ đề rắc rối về sắc tộc và dân tộc vào? Như vậy, hẳn là vì dân tộc là một cái gì đó hơn là một tỉnh bang (hoặc một quốc gia), và chính phủ nghĩ rằng bất nó là gì điều này thêm sức cho những yêu sách hiến pháp của họ. Nó đúng ở điểm đầu tiên, nhưng không đúng ở điểm thứ hai.

Tuyên bố rằng Saskatchewan cần phải là “một quốc gia trong một quốc gia” là hỏi ngầm lý do tại sao chúng ta công nhận Québécois (hoặc Québec) là một dân tộc mà không không phải là Saskatchewan. Đây là một câu hỏi quan trọng, mặc dù không phải là một câu hỏi đặc biệt khó. Câu trả lời là có điều gì đó về phong cách của người Québécois khác với những người Canada khác và vượt qua cách mà người dân của những tỉnh bang khác khác với nhau. Trong trường hợp của Québec, những phong cách đó rất rõ ràng. Người ta thậm chí không cần phải chấp nhận sự thích đáng từ trước đến nay của khái niệm Hai dân tộc sáng lập (3) để công nhận rằng người Québécois (và, về phương diện đó, Québec) là sự khác biệt duy nhất ở Canada.

Tuyên bố rằng người Québécois có một nền văn hóa khác biệt về phẩm chất (hoặc Québec tạo thành một xã hội riêng biệt) xứng đáng với địa vị “dân tộc” là không thể tách rời khỏi thực tế của ngôn ngữ Pháp. Charles Taylor đã viết rất nhiều về cách, trong thế giới hậu Lãng mạn của chúng ta, nhu cầu về căn cước (và quan trọng là, sự thừa nhận bản chất của một người) cũng là một dự án giải phóng (4). Viết riêng về Québec, ông đã giải thích rằng “sự xếp riêng ngôn ngữ dân tộc như là một cực luận thuyết của sự tự nhận diện bản thân là một phần của động lực hiện đại này để giải phóng (5).” Đơn giản là không có động lực nào có thể so sánh được cho sự tự sáng tạo ở bất kỳ tỉnh bang nào khác.

Nhưng nếu sự khác biệt rõ ràng nhất là ngôn ngữ, thì sự khác biệt không chỉ là ngôn ngữ (6). Trong khi tiếng Pháp là đặc điểm trung tâm của chủ nghĩa dân tộc Québécois, thực tế là một số người dân của tỉnh bang được kể  là “người Québécois” nói tiếng Pháp không hoàn hảo và những người khác lại không biết nói tiếng Pháp, trong khi những người khác ở ngay bên kia sông Ottawa và Restigouche nói thông thạo tiếng Pháp nhưng không được bao gồm trong dân tộc đó, có nghĩa là phải có một thành phần của bản sắc dân tộc ngoài ngôn ngữ.

Muốn có một thuật ngữ chính xác hơn, thành phần ngoài ngôn ngữ này của bản sắc là văn hóa, và cụ thể là “văn hóa” theo nghĩa sâu xa hơn những gì chúng ta muốn nói khi nói về văn hóa của Calgary khác với văn hóa của Edmonton.

Để văn hóa trở thành một phần tử chính yếu của bản sắc dân tộc, nó phải được bắt nguồn và củng cố bằng những yếu tố không chỉ riêng biệt về mức độ mà còn về hiện vật với bất cứ điều gì kinh qua ở những vùng khác của đất nước. Vậy thì, văn hóa Québécois đến từ đâu? Một lần nữa, sự khác biệt về ngôn ngữ là vấn đề quan trọng. Ý tưởng rằng ngôn ngữ chúng ta nói ảnh hưởng đến cách chúng ta nghĩ không phải là mới. Có khả năng chỉ vì nói (và nghĩ bằng) một ngôn ngữ khác mà một dân tộc đã phát triển một nền văn hóa riêng biệt. Có thể nói rằng những vùng phần lớn dân nói tiếng Pháp của Canada sau đó có một nền văn hóa riêng biệt theo cách mà không một khu vực phần lớn dân nói tiếng Anh nào có được.

Chúng ta cũng không nên đánh giá thấp những ảnh hưởng của môi trường truyền thông khép kín mà sự tách biệt ngôn ngữ này đòi hỏi. Hơn bất kỳ khu vực nào khác, Québec nói với chính nó. Hầu hết người Québécois nghe/xem tin tức của phần còn lại của Canada ở bậc thứ cấp, chỉ sau khi chúng đã được giới truyền thông của tỉnh bang Québec dịch theo cả nghĩa đen và nghĩa văn hóa. Sự cô lập về mặt ngôn ngữ này dường như tự củng cố: những khác biệt nhỏ được phóng đại, trong khi những khác biệt lớn được củng cố như giáo điều chính trị và văn hóa.

Nhưng ngôn ngữ chỉ là một phần của vấn đề. Nguồn gốc khác của sự khác biệt văn hóa của Québec là tôn giáo. Điều này rõ ràng trong nửa đầu của lịch sử Canada khi tỉnh này nổi bật như một xã hội Thiên Chúa giáo rõ rệt trong một nước Canada ngày càng theo đạo Tin lành. Cuộc cách mạng phủ nhận bản sắc Thiên chúa giáo của tỉnh bang trong ba thế hệ vừa qua có nghĩa là sức nặng của bản sắc văn hóa từng nằm trên ba cột trụ — ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo — nay chỉ do ngôn ngữ và văn hóa chống đỡ, điều này làm gia tăng lo ngại về sống còn của ngôn ngữ và nhận thức về sự khác biệt văn hóa.

Quan trọng hơn, điều đó có nghĩa là thái độ của Québec đối với tôn giáo, độc nhất ở Canada, được xác định bằng sự từ chối tôn giáo một cách tỉnh thức. Trong một thời gian tương đối ngắn, một xã hội Thiên chúa giáo sâu sắc trở nên chống giáo sĩ một cách triệt để. Không có gì tương tự như vậy xảy ra ở bất kỳ tỉnh bang nào khác. Như Marshall McLuhan đã mô tả hiện tượng này (trong bài điểm sách lạ lùng của ông về tập tiểu luận Chính thể Liên bang năm 1967 của Pierre Trudeau và Người Canada gốc Pháp cho Thời báo New York), “Canada nói tiếng Pháp đã nhảy vọt sang thế kỷ 20 mà không đi qua thế kỷ 19”. Đây là một sự phóng đại, nhưng chỉ là hơi một chút, và di sản của bước nhảy vọt đột ngột này có thể gây khó hiểu cho những người không phải là người Québecois (7).

Cây thánh giá sáng rực trên ngọn đồi Mont Royal, ở giữa đô thị, chiếu xuống một khu rừng đầy những chóp bạc của giáo đường trong khắp thành phố Montreal. Nguồn: https://livingnomads.com/

Đối với những người ngoài cuộc, việc Québec nhấn mạnh rằng sự biệt lập tôn giáo triệt để (militant laïcité) như một giá trị văn hóa riêng biệt là một điều mỉa mai hơn một chút. Chủ nghĩa thế tục rõ ràng không phải là một giá trị truyền thống của Québec, vì cây thánh giá sáng rực trên ngọn đồi Mont Royal, ở giữa đô thị, chiếu xuống một khu rừng đầy những chóp bạc của giáo đường trong khắp thành phố Montréal đã chứng thực (8). Trong cuộc đời của thủ tướng Québec đương nhiệm, bệnh viện, trường học và cơ sở từ thiện của tỉnh bang này đã vẫn được điều hành một phần do những linh mục và những vị nữ tu, những người có biểu tượng tôn giáo nổi bật và khăn trùm đầu là một ví dụ rõ ràng về xã hội khác biệt của Québec. Và tỉnh vẫn lốm đốm với ký ức của bốn thế kỷ đầu tiên của nó. Từ sông (9) và hồ (10), thị trấn (11) và núi (12), bệnh viện (13), trường đại học, (14) và ga xe điện ngầm (15), bản sắc truyền thống [Thiên chúa giáo] của tỉnh bang tràn ngập cảnh quan.

Tuy nhiên, đề cập đến điểm này đồng nghĩa với mời lời buộc tội rằng, không phải là một người người Québecois, quý vị đơn giản là không thể hiểu được di sản liên tục của La Grande Noirceur

[Nhóm chữ “Bóng tối Vĩ đại”, ngược với “Cách mạng Thầm lặng (the Quiet Revolution)] mà chính khách dùng chỉ trích những chính sách của chính phủ Duplessis (từ 1944 đến năm 1959). Đồng thời, nó cũng tấn công tự do kinh tế, chống  công đoàn và việc bảo tồn Giáo hội Công giáo trong các lĩnh vực giáo dục và xã hội. Tuy nhiên giá trị của nhóm chữ này này đã bị các sử gia và chuyên gia xã hội học nghi ngờ.]

Điều này tất nhiên là đúng, nhưng nó cũng vẽ lên  ngay cả một sự thay đổi thần-thoại-nên-thơ gần đây cũng có thể tạo nên tình trạng văn hóa thần thoại một cách nhanh chóng như thế nào. Cho đến những năm 1950, Chính phủ Québec không chính thức coi chính phủ sau cách mạng Pháp là một chế độ chiếm đoạt. Sau đó, trong khoảng thời gian một chục năm, ban lãnh đạo của tỉnh bang đã đánh đổi một bản sắc lịch sử trong nước lấy một bản sắc dựa trên tư tưởng thế tục hóa của nước ngoài (16). Người ta phải thừa nhận rằng cuộc cấy ghép đã thành công: do một lớp nhỏ trí thức Québec nhập cảng vào, thời thượng triết học Paris thời hậu chiến đã được áp dụng hoàn toàn ở Québec đến nỗi bây giờ khó mà phân biệt được đâu là gốc ghép đâu là cành mới (17).

Những đặc điểm khác biệt này của xã hội Québec — ngôn ngữ (khi ra đời) và văn hóa (do tiếp nhận) — là có thật. Họ cùng nhau tạo nên người Québécois, theo bất kỳ định nghĩa thông thường nào, là một dân tộc. Sự công nhận muộn màng của quốc hội liên bang vào năm 2006 chỉ là sự chấp nhận thực tế. Cùng lý do tương tự, Saskatchewan không phải là một dân tộc.

Saskatchewan chắc chắn khác với Ontario, và cả hai đều khác theo cách riêng của chúng so với British Columbia và Newfoundland (18). Không ai có thể phủ nhận điều đó. Nhưng chúng khác nhau trong những thông số khác biệt thông thường trong một quốc gia rộng lớn và lan tỏa. Sẽ không có ý nghĩa gì khi nói rằng Saskatchewan là một dân tộc hơn là tưởng tượng rằng Wyoming là một dân tộc thuộc Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.

Tác giả | Howard Anglin là một chuyên viên nghiên cứu hậu đại học tại Đại học Oxford. Trước đây, ông từng là Phụ tá Chánh Văn phòng của Thủ tướng Stephen Harper, Thư ký chính của Thủ tướng tirng bang Alberta, Jason Kenney, và là luật sư ở New York, London và Washington, DC. @howardanglin

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Country, Province, and Nation: What makes the Québécois a nation? | Howard Anglin | The Hub | October 25, 2022

(3) Or “two founding races,” to use the old and now unfashionable term. See, eg, Mr Pearson’s 1963 Royal Commission on Bilingualism and Biculturalism, which was to “inquire and report upon the existing state of bilingualism and biculturalism in Canada and to recommend what steps should be taken to develop the Canadian Confederation on the basis of an equal partnership between the two founding races, taking into account the contribution made by the other ethnic groups to the cultural enrichment of Canada.”

(4) See, eg Charles Taylor, Why Do Nations Have to Become States?, in Stanley French (ed), Philosophers Look at Canadian Confederation (1979).

(5) id.

(6) At least since the 1960s, the Government of Québec has claimed to be the political expression of a Québécois nation but it doesn’t seek to include Franco-Ontarians or New Brunswick Acadians within the definition of “Québécois” or to expand the borders of Québec to include these contiguous people, which would be logical if the identity were purely linguistic. This is a consequence of the separatist movement’s recognition that the French language and a distinct culture were best defended by a political entity that was majority French Canadian. Hence the definition of the Québécois in geographic terms as well as along cultural (and, usually, linguistic) lines. René Lévesque even went so far as to label French Canadians outside the province “dead ducks.” By contrast, Pierre Trudeau insisted that “the Québec Legislature has no authority to speak on behalf of ‘French Canada’” because of the reality of non-Québec French-Canada, though even he accepted that “because of historical circumstances Québec has had to, and must still, assume responsibility for the French language and culture.”

(7) The speed of the Quiet Revolution is captured in a poignant scene from Denys Arcand’s Les Invasions Barbares in which a priest showing an auction-house rep around a warehouse of surplus Catholic statuary explains how one day in 1966 everyone stopped coming to church and never came back.

(8) The cross, which is a reminder of the original cross erected by Paul Chomedey de Maisonneuve in 1643, was installed in 1924 by the Société Saint-Jean-Baptiste. It is lit in purple to mark the death of a Pope.

(9) The St Lawrence river.

(10) Lac Saint-Jean.

(11) Saint-Jean-sur-Richelieu.

(12) The Notre Dame Mountains.

(13) In Québec City alone, there are hospitals named: Hôpital Saint-François d’Assise; Hôpital de l’Enfant-Jésus; Hôpital du Saint-Sacrement; and Hôtel-Dieu de Québec.

(14) Université Laval (the successor to the Séminaire de Québec, now named after the first bishop of New France)

(15) Métro Pie IX; Métro Lionel-Groulx.

(16) For an English perspective on this process, see Charles Taylor, “Nationalism and the Political Intelligentsia: A Case Study,” Queen’s Quarterly (Spring 1965).

(17) One can imagine an alternative history in which Quebec remained Catholic and defended its traditional religious-cultural identity against claims by competing religions instead of policing them as a violation of a newly-adopted secular cultural identity (with possible exceptions for religious symbols and references magically denuded of their religious content and existing now as purely “historical” objects and customs). It could be argued that this reactionary path would have been more consistent and coherent. However, Charles Taylor was probably right when he wrote that “the context of a federal Canada would never permit a Quebec leader” to repress democracy enough to allow Quebec to follow the contemporary example of Salazar’s Portugal. See Charles Taylor, “Nationalism and the Political Intelligentsia: A Case Study”, Queen’s Quarterly (Spring 1965).

(18) Years ago, Charles Taylor wrote that “for all people east of the Rocky Mountains, British Columbia is a strange place, not quite believable,” and yet even he didn’t believe this grounded a claim for nationhood. Charles Taylor, “A Canadian Future?”, in The Pattern of Politics (1970).