Biên giới dài nhất của Pháp ở đâu?
Arthur Asseraf | DCVOnline
Với Tây Ban Nha? Với Bỉ? Với Ý? Tại sao không phải với Brazil!
Một bài viết ngắn về biên giới Nam Mỹ duy nhất của EU
Guyane là một trong những tỉnh hải ngoại của Pháp – hoàn toàn thuộc Cộng hòa Pháp và EU. Nhưng đó là tỉnh duy nhất không nằm trên một hòn đảo và do đó có biên giới đất liền dài đáng kể với Brazil và Suriname.
Phần lớn biên giới này (730km) chạy qua rừng già Amazon. Guyane có mật độ dân số rất thấp và các vùng lân cận của Brazil cũng vậy, mặc dù tiểu bang Amapá có dân số gần gấp đôi Guyane
Tuy nhiên, có rất nhiều dao động ở biên giới này: Guyane nghèo theo tiêu chuẩn của Pháp nhưng giàu theo tiêu chuẩn của Brazil, vì vậy có rất nhiều người đến làm việc ở đó. Guyane có tỷ lệ dân di cư cao nhất so với bất kỳ vùng nào của Pháp – 37% dân số! (Nguồn: Trente ans d’immigration en Guyane | Un processus d’intégration sociale et économique sous contrainte Frédéric Piantoni Dans Après-demain 2016/3 (N ° 39, NF), pages 27 à 31)
Nếu bạn đọc muốn so sánh, khu vực có tỷ lệ dân di cư cao kế tiếp là khu vực Paris (Île de France), nơi dân di cư chiếm khoảng 17% dân số… thấp hơn một nửa so với Guyane.
Mặt khác, giá sinh hoạt ở Guyane, giống như ở nhiều tỉnh hải ngoại khác của Pháp, rất rất đắt đỏ nên nhiều người đến Brazil để mua sắm.
Tuy nhiên, biên giới này không bị kiểm soát gắt gao. Do mật độ dân số thấp và đầu tư của nhà nước vào khu vực ngoại vi cho cả những tỉnh bang của Pháp và Brazil, đồng thời thực tế là phần lớn biên giới chạy trong rừng rậm nên không có sự kiểm soát thường xuyên. Chỉ có MỘT cây cầu chính.
Nếu muốn so sánh, đường biên giới dài thứ hai của Pháp, là biên giới với Tây Ban Nha (623km) còn nhiều con đường băng ngang hơn.
Điều này dẫn đến rất nhiều sự hoảng loạn ở Guyane: lo ngại về buôn lậu (ma túy, con người, v.v.), và đào mỏ trái phép (“orpaillage”) vì Guyane rất giàu tài nguyên. Cảnh sát và binh lính Pháp bị thợ đào vàng trong vùng sát hại. (Orpaillage illégal en Guyane : un documentaire et un podcast pour comprendre)
Nhiều hoạt động qua biên giới diễn ra trên những chiếc thuyền qua sông Oyapock, tuieesng Pháp gọi là pirogues, hay catraia theo tiếng Bồ Đào Nha của Brazil, và nhiều tên gọi khác nhau trong ngôn ngữ bản địa (sẽ trở lại vấn đề này)
Buôn lậu cocain, vận chuyển hoặc phá hoại bất hợp pháp và tỷ lệ giết người cao đã dẫn đến cảm giác bất an ở Guyane, điều này gây ảnh hưởng mạnh đến chính trị địa phương. Đã có những cuộc biểu tình chống lại sự mất an ninh và gần đây hơn là sự cám dỗ về phía cực hữu. (En Guyane, une flambée d’insécurité réveille le fantôme des grandes manifests de 2017)
Trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, Guyane đã bỏ phiếu 60% ủng hộ Marine Le Pen chống lại Macron, một tỷ lệ tương đương với những khu vực hải ngoại khác như Mayotte hay Guadeloupe (có tỷ lệ cử tri đi bầu rất thấp). Có nhiều giả thuyết để giải thích điều này. (Guyane: résultats de l’élection présidentielle 2022)
Tôi không suy đoán ở đây và nói thay cho những người từ những khu vực đó. Nhưng rõ ràng có một sự cấu hình lại rộng lớn hơn về mối quan hệ giữa phe cực hữu và các vùng lãnh thổ này. Điều này đã không thể tưởng tượng được một vài năm trước đây.
Nhiều người Pháp da đen, kể cả người Hồi giáo da đen ở một nơi như Mayotte, giờ đây cảm thấy thoải mái khi bỏ phiếu cho Le Pen. Một phần của sự kiện này là cảm giác rằng họ có một số quyền bị người Pháp và những người khác (người di cư) đang chiếm đoạt.
Đây cũng là một phần trong chiến lược của Rassemblement National nhằm cố gắng làm cho vấn đề di cư giống như một vấn đề phi chủng tộc để làm cho nó có vẻ dễ chịu hơn, và do đó các liên minh mới được hình thành
Nhưng sự thay đổi này thậm chí còn thú vị hơn nếu chúng ta xoay quanh lịch sử lâu đời hơn của biên giới này
Về mặt lịch sử, những đường biên giới lỏng lẻo của Guyane là phương tiện để người dân sinh tồn và phát triển. Mặc dù đã có sự hiện diện của người Pháp ở Cayenne từ thế kỷ 17 (xem quốc huy ngộ nghĩnh theo sau), phần lớn Guyane đã và vẫn còn cách xa sự hiện diện của nhà nước Pháp.
Chính phủ Pháp thất bại trong việc thu hút đủ người định cư đến cư trú ở Guyane đồng nghĩa với việc họ cũng không kiểm soát được lãnh thổ và khả năng di chuyển của người dân bản địa, những người mà biên giới Pháp-Brasil không hoàn toàn có nghĩa. (La construction de l’État français en Guyane à l’épreuve de la mobilité des peuples amérindiens, Geoffroy Filoche, Damien Davy, Armelle Guignier, Françoise Armanville Dans Critique internationale 2017/2 (N° 75), pages 71 à 88).
Dưới chế độ nô lệ đồn điền thống trị nền kinh tế Guyane thuộc địa, những người nô lệ đã bỏ trốn vào rừng để hình thành những cộng đồng hoang dã (chạy trốn) tồn tại cho đến ngày nay. Sử gia Jean Moomou đã chỉ ra cách những cộng đồng chạy trốn dùng biên giới Suriname-Guyane để tạo ra các cộng đồng độc lập.
Tuy nhiên, nói rằng phần lớn dân số hiện tại của Guyane tồn tại là do di cư từ Suriname, Brazil hoặc Haiti không mang lại lợi ích chính trị trong môi trường hiện tại: vị thế là một khu vực cận biên của Pháp và EU có thể được sử dụng để khai thác tài nguyên.
Vì vậy, về cơ bản, biên giới đã thay đổi ý nghĩa kể từ khi Guyane trở thành một tỉnh vào năm 1946 và sau đó là một phần của EU, thu hút đầu tư từ Pháp và Brussels, và liên tục thay đổi tùy thuộc vào tỷ giá hối đoái thực của đồng euro.
Tuy nhiên, tóm lại, mặc dù có nhiều lo ngại ở Guyane và những chuyến công du của bộ trưởng nội vụ, việc kiểm soát biên giới ở Guyane vẫn chưa trở thành một vấn đề chính trị quốc gia lớn ở Pháp, và thật thú vị khi nghĩ về cả hai vấn đề này một cách tương đối.
Một cuốn sách về dân tộc học quan trọng (bằng tiếng Anh!) viết về tài nguyên ở biên giới Pháp-Brazil của Fabio Santos @dr_fabiosatos.
(Bridging Fluid Borders Entanglements in the French-Brazilian Borderland By Fabio Santos)
Đan xen trong những mô tả phong phú về dân tộc học với cách tiếp cận lý thuyết sáng tạo, cuốn sách này khám phá và làm đảo lộn các bản đồ và cách hiểu thông thường về
Châu Âu và châu Mỹ.
Bài báo xã hội học bằng tiếng Pháp này có phần tóm tắt chặt chẽ ‘dòng tài nguyên của nhà nước Pháp và gần đây là Liên minh Châu Âu kể từ khi tiến trình phân cấp hóa đã cho phép mức sống cao hơn các lãnh thổ Amazon khác’
Carmentilla das Chagas Martins, Eliane Superti, Manoel de Jesus de Souza Pint Dans Cahiers internationaux de sociolinguistique 2016/1 (N° 9), pages 221 à 242)
Nói rộng hơn về lịch sử Guyane, tác giả quan trọng là Serge Mam Lam Fouck.
Gần đây hơn, Edenz Maurice đã thể hiện một cách tinh tế ý nghĩa của hợp đồng cộng hòa Pháp ở Guyane và những ảnh hưởng cụ thể của đầu tư nhà nước, chẳng hạn như trong giáo dục.
Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Jean Moomou, đã đề cập ở trên, đã làm công việc quan trọng là kết hợp truyền thống truyền khẩu của các cộng đồng chạy rốn (mà ông là một thanh viên) với tác phẩm lịch sử thành văn để viết nên bộ lịch sử biên cương này.
© 2023 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: What’s France’s longest border? | Arthur Asseraf | Twitter.com | May 3, 2023