Đến đảo Chí Ma, Obama khỏi bệnh “Hà Nội”?

Trà Mi

FILE - In this Friday, Dec. 18, 2015, file photo, President Barack Obama speaks during a news conference in the White House Brady Press Briefing Room in Washington. Obama is slated Monday, Jan. 4, 2016, to finalize a set of new executive actions tightening the nation’s gun laws. (AP Photo/Pablo Martinez Monsivais, File)

ISE-SHIMA, Japan | Hôm 25 tháng 5 khi sang đến bán đảo Chí Ma ở Nhật Bản, Tổng thống Mỹ, Barack Obama, có một cuộc họp báo ngắn ở khách sạn Shima Kanko vào lúc 10:40 sáng với Thủ tướng Nhật Shinzō Abe.

Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhật Bản (25/5/2015). Nguồn; india.com
Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhật Bản (25/5/2015). Nguồn; india.com

Một nhà báo, Christi Parson (LA Times), đã đặt câu hỏi sau đây với Tổng thống Mỹ

“Thưa Tổng thống, trong chuyến đi này, ông đang phải đối diện với những chiến trường cũ và việc sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ ở đó.

[…] Tôi cũng xin hỏi thêm phản ứng của Thổng thống trước những lời cảnh cáo của Trung Quốc trong tuần này rằng Hoa Kỳ và đối tác trong khu vực này có thể đang tạo ra mồi lửa có thể sẽ dẫn đến xung đột trong khu vực?”

Tổng thống Mỹ Barack Obama trả lời,

“Christi, liên quan đến câu hỏi tổng quát của ông, tôi không hiểu rõ lắm những liên kết “giống nhau” ông đề cập đến. Là Tổng tư lệnh và là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi có trách nhiệm bảo vệ dân Mỹ. Tôi mong rằng trong trách nhiệm đó không bao giờ chúng ta cần phải có những hành động quân sự. Đó không phải là thế giới chúng ta đang sống.

Rõ ràng, có rất ít điểm tương đồng giữa việc đưa 500.000 quân đến Việt Nam và việc chúng ta có những cuộc tấn công chống lại những kẻ khủng bố đang giết quân đội Mỹ ở Afghanistan hoặc có thể thực hiện các cuộc tấn công tại Hoa Kỳ.

Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể rút ra một bài học hữu ích từ những chuyến đi của tôi tới Afghanistan – hoặc đến Việt Nam – là những cơ hội phi thường chúng ta đã có qua ngả ngoại giao mà chúng ta đã thực hiện trong bảy năm qua, và thực tế là kẻ cựu thù hiện đang hợp tác với Hoa Kỳ để tạo ra những cơ hội kinh tế cho dân của cả hai nước, để mở rộng thương mại, giáo dục những người trẻ xuất sắc trong cuộc hội thoại hôm nay. Và tôi đang đầu tư một lượng lớn thời gian và năng lượng và tài nguyên vào những sáng kiến ngoại giao vì chúng đã thành công, thu nhỏ các khu vực xung đột, làm giảm sự cần thiết phải có các hoạt động quân sự.”

[…]

“Đây, thật vắn tắt về Trung Quốc. Quan hệ đối tác đang ngày càng phát triển của chúng ta với Việt Nam, xẩy ra hoàn toàn độc lập với Trung Quốc, đặt nền tảng trên những quan tâm chung về việc mở rộng thương mại, mở rộng hợp tác về mọi mặt, và là nỗ lực của hai bên trong 30 năm qua. Như thế, nếu Trung Quốc vẫn cứ coi đó là một sự khiêu khích đối với họ thì tôi nghĩ điều đó cho thiên hạ thấy rõ hơn về thái độ của Trung Quốc, chứ chẳng nói lên được điều gì về thái độ của chúng tôi.

Sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, hoặc giữa Trung Quốc và Philippines, hoặc là giữa Trung Quốc với các nước khác về tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông (South China Sea) không phải là do chúng ta gây ra. Và chúng ta rất mong thấy có những giải pháp hòa bình cho các tranh chấp này. Tại sao chưa có những giải pháp đó cũng không phải vì chúng ta đã có hành động gì. Chúng ta hoan nghênh Trung Quốc và Việt Nam đối thoại và có thể giải quyết những tranh chấp đó với nhau. Chúng ta không đứng về phe nào trong những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Cho nên việc giải quyết tranh chấp hoàn toàn trong tay của Trung Quốc [và các quốc gia liên hệ – TM].

Mục đích của chúng ta trước lợi ích riêng của Hoa Kỳ tại biển Đông chỉ đơn giản là để duy trì tự do hàng hải, tự do trong không phận bay và việc duy trì những quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế ở đây vì chúng ta cho rằng chúng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người kể cả Trung Quốc.”

Câu trả lời trên đây của Tổng thống Mỹ cho thấy ông đã thẳng thắn nêu đích danh Trung Quốc trong những xung đột về chủ quyền, về nước lớn nước nhỏ, giữa hai quốc gia Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) và Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Việt Cộng).

Trong ba ngày ở Việt Nam, Barack Obama không nhắc đến Trung Cộng không phải vì ông đã bị lây bệnh méo miệng của Hà Nội. Tổng thống Mỹ không nói đến Trung Cộng vì không có nhà báo Việt Cộng nào dám đặt câu hỏi như Christi Parson của LA Times với ông mà thôi.

Có lẽ tiên liệu được việc đó nên ban cố vấn Toà Bạch Ốc đã mượn thơ “Nam Quốc Sơn Hà” đặt vào bài phát biểu của ông ở Hà Nội.

Bài viết ngắn này cũng là lời xin lỗi gởi đến bạn đọc và Tổng thống Hoa Kỳ vì đã sai lầm ngờ rằng ông Obama “đã mắc hội chứng Hà Nội ngay tại Hà Nội”.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Tham khảo: Remarks by President Obama and Prime Minister Abe after Bilateral Meeting. The White House | Office of the Press Secretary, May 25, 2016.
Bài của tác giả gởi. DCVOnline minh hoạ.

1 Comment on “Đến đảo Chí Ma, Obama khỏi bệnh “Hà Nội”?

  1. CHÍNH TRỊ BÌNH THƯỜNG VÀ CHÍNH TRỊ KHÔNG BÌNH THƯỜNG

    Tổng Thống Hoa kỳ Barack Obama khi rời Việt Nam sau chuyến viếng thăm để tới dự hội nghị tại Nhật Bản, trong lúc trả lời một phóng viên nhà báo tại cuộc họp báo ở đây đã nói “Là Tổng tư lệnh và là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi có trách nhiệm bảo vệ dân Mỹ”. Thật là câu nói đơn sơ nhưng chính xác và đầy ý nghĩa. Nó nơi lên một nội dung bình thường mà nước Mỹ luôn có và nhiệm vụ của vị Tổng Thống của họ luôn có.

    Tức xã hội Mỹ là xã hội luôn luôn sinh hoạt bình thường, có nghĩa chỉ làm ăn và sống bình thường mọi mặt. Nhiệm vụ của Tổng Thống là bảo vệ nhân dân họ và đất nước họ trong mục đích và ý nghĩa đơn giản như vậy. Có nghĩa đời sống dân sự và đời sống chính trị cũng chỉ là một mà không có gì phân biệt. Xã hội dân sự là xã hội kinh tế, văn hóa, đời sống chính trị là đời sống pháp luật trong nước và đời sống ngoại giao trên thế giới vậy thôi. Có nghĩa đó chính là kiểu chính trị bình thường mà chẳng có gì kỳ dị hay bất thường cả. Cá nhân sống và phát triển, đất nước chăm lo toàn dân, và nhiệm vụ của chính quyền hay chính phủ là chỉ nhằm ổn định trật tự, bảo đảm cho mọi sự phát triển chung như thế. Nói rõ ràng hơn, lịch sử của nước Mỹ, dân Mỹ, cũng như lịch sử của thế giới là tùy theo sự thích nghi của mọi người như thế. Chẳng có gì phải bận tâm tính toán khác thường về mọi mặt, kiểu muốn chủ quan làm nên lịch sử theo hướng hay theo kiểu thế nào đó.

    Trong khi đó những nước được gọi là xã hội chủ nghĩa hay những nước cộng sản trước kia lại trở thành những nước có nền chính trị không bình thường hay có thể nói là lạ thường. Họ căn cứ vào chủ thuyết Mác và từ đó chủ trương làm cách mạng để muốn thay đổi toàn thế giới. Nhưng vấn đề đặt ra là liệu học thuyết Mác có là khách quan hay khoa học hay không, đó là điều hầu như không bao giờ nghĩ tới. Người ta chỉ sống bằng niềm tin. sự tuyên truyền và tính cưỡng chế bó buộc, không bao giờ thoát ra khỏi được trạng thái đó. Ở đây quả thật tính cách bất bình thường của con người, của xã hội, của chính trị, và kể cả của lịch sử là như thế. Mác chỉ vẽ ra những điều không tưởng, không căn cứ, rồi mọi lãnh đạo cộng sản cứ đi theo và thực hành bằng mọi biện pháp không tự nhiên, không bình thường về điều ấy thế thôi. Thế nhưng nhân dân bị buộc phải ca ngợi những người đưa ra nhiều chính sách chính trị không bình thường kiểu Stalin, Mao Trạch Đông v.v…. của cà một thời, rồi cuối cùng mọi sự cũng đều trôi qua hết chẳng khác chi những dòng nước chảy xiết.

    Bởi vậy chỉ nhìn tính cách hoàn toàn bình dân, tự nhiên của ông Obama khi qua thăm Việt Nam người ta cũng hoàn toàn thấy ra được tính chất của một xã hội, một nền chính trị tự nhiên, bình thường mà ông ta biểu hiện. Trong khi đó từ xưa đến nay mọi lãnh tụ cộng sản đều được thần thánh hóa, miệng thì hô dân chủ và nhân dân, nhưng sự thật đó chỉ là mớ ngôn ngữ bề ngoài còn không mấy ai gần gủi hay tiếp cận được, bởi lúc nào họ cũng lo sợ sự an ninh là trên hết. Điều đó cũng cho thấy chỉ có những cơ chế tự do dân chủ trong xã hội mang tính thực chất đó mới là những xã hội hay chính trị bình thường. Trái lại mọi chế độ độc tài độc đoán đều là những xã hội không bình thường hay không tự nhiên, phản tự nhiên và bất thường, đó là điều mọi người thảy đều biết. Chẳng qua ngay từ đầu chủ thuyết Mác đã là một học thuyết không bình thường nên nó mới tạo ra những xã hội không bình thường khi bước đi theo nó là như thế. Cái không bình thường đó không phải ngay từ đầu không có ai thấy, nhưng thấy mà không dám nói, không thể nói, nếu không sẽ bị tiêu diệt. Và cái bất bình thường khởi điểm lại tạo ra vô số những bất bình thường khác nhau về sau, đó chính là trách nhiệm, lỗi lầm và cả ngày nay có thể nói được là tội lỗi của Mác.

    Bởi vì nếu nó đúng, nó tốt, tất nhiên sẽ không ai phản đối nó, mà mọi người sẽ đều tự do tự nguyện đi theo nó. Nhưng chính vì tự biết ra điều gì đó tự nó là không ổn, cho nên Mác mới chủ trương độc tài vô sản. Tức giai cấp vô sản lãnh đạo theo đường lối độc đoán, chuyên quyền. Sự suy nghĩa này của Mác chứa cả ba điều sai trong đó. Bởi vì giai cấp vô sản thì có gì tinh hoa và chon loc mà nắm vai trò lãnh đạo xã hội. Chẳng qua vì Mác mê tính vào biện chứng luận vu vơ của Hegel mà phong tướng lên cho một giai cấp không lấy gì làm thực chất thế thôi. Đã vậy mà thêm nạn độc tài thì hỏi xã hội naò chịu nổi. Đó là chưa nói đó chỉnh là quan niệm dung hình của Mác. VÌ dễ gì chẳng có người của giai cấp cấp khác hùa theo đó, nhân danh nó để lợi dụng nhằm thủ lợi. Sự mù quáng của Mác đã thủ tiêu nguyên lý tự do dân chủ khách quan tự nhiên của toàn xã hội. Trách nhiệm và tội lỗi của Mác cũng chính là ở đó. Bởi thế mãi đến cuối đời mình rốt cuộc chính Mác mới nhận ra điều này. Ông ta cải chính lại, không công nhận hay rút lại nguyên lý độc tài, nhưng khi đó đã quá trễ rồi, vì nó đã nhiễm vào máu trong lý lý thuyết của ông từ lâu rồi nên hết phương cứu chữa.

    Bởi trong cõi đời này không ai dại gì tự nguyên bỏ đi cái gì người ta có thể lợi dụng được. Lý do vì không ai là thánh trong cuộc đời này cả. MọI chế độ độc tài đều tự mình phong thánh, đó cũng là điều bất thường, không tự nhiên. Chính sự sụp đổ và tan biến của thế giới cộng sản cũ trước đây đã cho thấy điều đó. Nó cũng càng cho thấy trong thực tế là lý thuyết Mác không đúng, bởi nếu đúng thì đã không xảy ra điều đó. Nhưng rất tiếc là cho tới tận ngày nay thì mọi người nào bênh vực nó mới phải đành im miệng. Có nghĩa mọi sự quay lại với thị trường toàn cầu và sự hội nhập chung chỉ là điều khách quan, tự nhiên. cho dù đã có thời kỳ người ta kỳ cượng xài chữ đổi mới hay là định hướng gì đó thì thực chất nó cũng không hề có ý nghĩa lội ngược được dòng lịch sử. Đó cũng là lý do tuy không làm cộng sản nữa, nhưng độc tài độc đoán thì chưa chắc gì người ta chịu bỏ. Do đó, nói chung lại, chỉ tư tưởng hay ý thức nào phù hợp với thực tế thì mới là tư tưởng và ý thức đúng, còn không thì ngược lại. Và ngay từ ngay sưa dân ta vẫn nói làm thầy địa lý sai lầm chỉ giết một gia đình hay một dòng tộc, làm thấy giáo sai lầm chỉ giết một thế hệ, làm chính trị sai lầm chỉ giết một đất nước, dân tộc, như làm tư tưởng sai lầm lại giết cả muôn đời là như vậy.

    THƯỢNG NGÀN
    (31/5/16)