Mỹ đi ngược với thế giới? Mỹ của Trump và trật tự toàn cầu mới

Francis Fukuyama | Trà Mi

trump1Năm 1989, nhà khoa học chính trị tuyên bố dân chủ tự do đã chỉ dấu ‘cuối cùng của lịch sử’. Hôm nay Fukuyama nhận định chính trị dân tộc [chủ nghĩa] đang định hình lại phương Tây.

Chủ nghĩa kinh tến dân tộc. Nguofn: DCVOnline.
Chủ nghĩa kinh tế dân tộc. Nguồn: DCVOnline.

Donald Trump đánh bại Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua đánh dấu một bước ngoặt không chỉ trong chính trị Mỹ, mà còn đối với toàn bộ trật tự thế giới. Chúng ta dường như đang bước vào một kỷ nguyên mới của phái chủ nghĩa dân tộc dân túy, ở đó trật tự của tự do xây dựng từ những năm 1950 đã bị đa số dân chủ tức giận và tràn đầy sinh lực tấn công. Nguy cơ rơi vào một thế giới của chủ nghĩa dân tộc cạnh tranh và không kém phần giận dữ là rất lớn, và nếu xảy ra, nó sẽ đánh dấu một thời điểm quan trọng như sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989.

Cách chiến thắng của Trump và phơi trần nền tảng xã hội của phong trào mà ông ấy đã huy động. Nhìn vào bản đồ kết quả bầu cử, về mặt địa lý, cho thấy dân ủng hộ Clinton tập trung ở các thành phố dọc theo bờ biển, với hàng loạt những vùng nông thôn và thị trấn nhỏ Mỹ bỏ phiếu hết cho Trump. Thay đổi đáng ngạc nhiên nhất là ông ta đã lật thế cờ, chiếm Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, ba tiểu bang công nghiệp phía bắc, thành trì kiên cố của đảng Dân chủ trong những cuộc bầu cử gần đây mà Clinton đã không bận tâm đến vận động trong cuộc tranh cử vừa qua. Trump đã thắng bằng cách thuyết phục được công nhân của công đoàn, nạn nhân của cuộc phi công nghiệp hóa, hứa hẹn sẽ “làm cho Mỹ vĩ đại trở lại” bằng cách khôi phục những việc làm trong ngành sản xuất mà họ đã mất.

Chúng ta đã thấy chuyện thế này trước đây rồi. Đây là câu chuyện của Brexit, những người bỏ phiếu ủng hộ An Quốc ra khỏi khối Liên Âu (EU) tương tự, cũng tập trung ở khu vực nông thôn và các thị trấn nhỏ ngoài thành phố London. Nó cũng đúng ở Pháp, nơi mà các cử tri thuộc tầng lớp lao động, những người mà cha ông của họ đã bỏ phiếu cho đảng Cộng sản hay đảng Xã hội, đang bỏ phiếu cho Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen.

Nhưng phái dân tộc chủ nghĩa dân túy là một hiện tượng lớn hơn nhiều hơn thế. Vladimir Putin vẫn không được ưa chuộng trong giới cử tri có học nhiều hơn ở các thành phố lớn như St. Petersburg và Moscow, nhưng lại có một cơ sở ủng hộ rất lớn trong phần còn lại ở liên bang Nga. Điều này cũng đúng với trường hợp của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người được tầng lớp bảo thủ trung lưu thấp ủng hộ nhiệt tình, hay thủ tướng Hungary Viktor Orban, được ủng hộ ở khắp mọi nơi trừ Budapest.

Giai cấp xã hội, ngày nay định nghĩa bằng trình độ giáo dục, dường như đã trở thành vết nứt xã hội quan trọng nhất trong vô số những quốc gia công nghiệp hoá và thị trường đang lên. Vấn đề này, là hệ quả trực tiếp của sự toàn cầu hóa và tiến bộ của kỹ nghệ, đã được trật tự thế giới tự do – phần lớn do Mỹ tạo nên từ năm 1945 – tạo điều kiện.

Khi chúng ta nói về một trật tự thế giới tự do, chúng ta đang nói về các hệ thống dựa trên luật lệ thương mại quốc tế và đầu tư mà đã thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu trong những năm gần đây. Đây là hệ thống cho phép iPhone được lắp ráp tại Trung Quốc và gởi tới khách hàng tại Mỹ hay châu Âu vào tuần lễ trước Giáng sinh. Nó cũng đã tạo điều kiện di cư cho hàng triệu người từ các nước nghèo đến những nước giàu hơn, nơi họ có thể tìm thấy nhiều cơ hội cho bản thân và con cái của họ. Hệ thống này đã thực hiện đúng như lời quảng cáo: giữa năm 1970 và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, sản lượng hàng hóa và dịch vụ toàn cầu tăng gấp bốn lần, giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo, không chỉ ở Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng còn ở châu Mỹ Latinh và châu Phi, vùng dưới sa mạc Sahara.

Nhưng như tất cả mọi người nay đang đau đớn nhận thấy rằng những lợi ích của hệ thống này không ngấm vào toàn bộ dân số. Tầng lớp lao động tại các nước phát triển thấy việc làm của họ biến mất khi những công ty đưa việc làm ra nước ngoài và vắt năng sức hết cỡ để đáp ứng với một thị trường cạnh tranh một cách tàn nhẫn trên toàn cầu.

Câu chuyện dài hạn này đã trở thành vô cùng trầm trọng vì cuộc khủng hoảng tài chính (cho vay dưới chuẩn) của Mỹ năm 2008, và cuộc khủng hoảng đồng euro ở châu Âu một vài năm sau đó. Trong cả hai trường hợp, hệ thống do giới tinh hoa vẽ kiểu – tự do hóa thị trường tài chính trong trường hợp ở Hoa Kỳ, và các chính sách đồng euro ở châu Âu và hệ thống cho di cư tự do trong lục địa của Schengen – sụp đổ đột ngột khi đụng độ với những cú sốc bên ngoài. Một lần nữa giai cấp công nhân hơn là giới tinh hoa của xã hội đã phải trả giá nặng nề cho những thất bại này. Kể từ đó [2008-2010], câu hỏi thực sự không là tại sao chủ nghĩa dân túy nổi lên trong năm 2016, mà tại sao phải mất quá lâu nó mới trỗi dậy.

Ở Mỹ, có một thất bại chính trị là hệ thống hiện tại đã không đại diện trung thành cho gia cấp lao động truyền thống. Đảng Cộng hòa bị các công ty Mỹ và các đồng minh của họ kiềm chế, họ là tầng lớp đã hưởng lợi hậu hĩnh do sự toàn cầu hóa, trong khi đảng Dân chủ đã trở thành đảng theo chính trị căn cước, là một liên minh của phụ nữ, người Mỹ gốc Phi châu, gốc Tây Ban Nha, giới vận động giữ môi trường và cộng đồng LGBT, và mất tập trung vào các vấn đề kinh tế.

Sự thất bại của người Mỹ cánh tả trong việc đại diện cho tầng lớp lao động phản ảnh trong những thất bại tương tự ở khắp châu Âu. Dân chủ xã hội châu Âu đã làm hòa với toàn cầu hóa một vài chục năm trước đây, trong các hình thức ôn hoà của Blaire hoặc các loại cải cách tự do kiểu mới do đảng Dân chủ Xã hội Gerhard Schröder của những năm 2000 đề ra.

Nhưng thất bại lớn hơn của cánh tả giống như thất bại đã đưa đến 1914 và thế chiến thứ nhất, theo chữ của triết gia người Anh-Cộng hòa Séc, Ernest Gellner, một lá thư gửi đến một địa chỉ “giai cấp” đã bị chuyển nhầm vào hộp thư “dân tộc”. Dân tộc thì hầu như luôn luôn hơn hẳn giai cấp vì nó có thể khai thác nguồn sức mạnh của căn cước, mong muốn kết nối với một cộng đồng văn hóa hữu cơ. Nỗi khát khao vì bản sắc hiện đang trỗi dậy dưới hình thức của phe hữu khuynh bảo thủ chống chính phủ, một tập hợp trước đây bị tẩy chay gồm những nhóm da trắng tán thành chủ nghĩa dân tộc dưới hình thức này hay dạng khác. Nhưng thậm chí ngoài những phần tử cực đoan đó, nhiều thường dân Mỹ bắt đầu tự hỏi tại sao các cộng đồng của họ đầy những người mới nhập cư, và ai đã đẻ ra một hệ thống ngôn ngữ trung tính đến nỗi người ta thậm chí không thể phàn nàn về vấn đề này. Đây là lý do tại sao Donald Trump cũng nhận được một số lớn phiếu bầu từ giới cử tri có học hơn và khá giả hơn, những người không phải là nạn nhân của việc toàn cầu hóa nhưng vẫn cảm thấy đất nước của họ đã vuột khỏi tầm tay. Không cần phải nói thêm, tâm trạng này cũng đã đưa đến Brexit.

Vậy thì những gì sẽ là hậu quả cụ thể của chiến thắng của Trump đối với hệ thống quốc tế? Trái ngược với những người chỉ trích ông, Trump có một suy nghĩ xuyên suốt và kiên định: ông chủ trương có một chính sách kinh tế dân tộc đối với hệ thống chính trị toàn cầu. Ông đã tuyên bố rõ ràng rằng ông sẽ tìm cách đàm phán lại những hiệp định thương mại hiện có như HĐTM Bắc Mỹ (NAFTA) và có lẽ cả HĐTM của WTO, và nếu anh ta không đạt được những điều mong muốn, ông Trump sẵn sàng tính chuyệt rút khỏi những hiệp định đó. Và Trump đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các nhà lãnh đạo “mạnh” như Putin của Nga, người dù sao đã đạt kết quả bằng hành động quyết định. Mạt khác ông Trump ít say mê những đồng minh truyền thống của Mỹ như những nước trong khối NATO, hay Nhật Bản và Hàn Quốc [Fukuyama quên Phillipines? —  TM], những quốc gia mà ông đã cáo buộc đã dựa hơi vào sức mạnh của Mỹ. Điều này cho thấy rằng họ cũng sẽ cần đàm phán lại các thỏa thuận đã có để chia sẻ chi phí, như một điều kiện để được Trump ủng hộ.

Sự nguy hiểm của những chủ trương này cho cả nền kinh tế và hệ thống an ninh toàn cầu không thể nói bớt đi được. Thế giới ngày nay tràn ngập với chủ nghĩa kinh tế dân tộc. Theo truyền thống, một chế độ thương mại và đầu tư tự do phụ thuộc vào sức mạnh bá chủ của Mỹ để đứng vững. Nếu Mỹ bắt đầu hành động đơn phương thay đổi các điều khoản của hợp đồng, có rất nhiều nước mạnh trên toàn thế giới sẽ sẵn lòng trả đũa, và như thế sẽ tạo ra một vòng xoáy kinh tế suy sụp như những năm 1930.

Mối nguy hiểm cho hệ thống an ninh quốc tế cũng lớn vô cùng. Nga và Trung Quốc đã trỗi dậy trong những chục năm qua là những cường quốc độc tài hàng đầu, cả hai đều có tham vọng lãnh thổ [Nga ở Crimea, Trung Quốc ở Biển Đông]. Thái độ của Trump đối với Nga đặc biệt đáng lo ngại: ông ta chưa bao giờ thốt ra một lời chỉ trích Putin, và đã cho rằng việc Putin chiếm Crimea có lẽ là điều hợp lý. Do sự thiếu hiểu biết chung của Trump về hầu hết các khía cạnh của chính sách đối ngoại, đặc biết sự nhất quán của Trump đối với Nga cho thấy Putin có một số ảnh hưởng ngầm đối với Trump, có lẽ bằng một số hình thức của các khoản nợ mà Nga cho vay để giữ đế chế kinh doanh của Trump khỏi sụp đổ. Nạn nhân đầu tiên của bất kỳ chính sách Trumpist nào để “xoay xở tốt hơn” với Nga sẽ là Ukraine và Georgia, hai quốc gia đã dựa vào sự viện trợ Mỹ để giữ nền độc lập của họ là những nước mới phát triển dân chủ.

Nói rộng hơn, nhiệm kỳ tổng thống Trump báo hiệu sự kết thúc của một kỷ nguyên trong đó Mỹ là biểu tượng dân chủ tự cho những người dân đã/đang sống dưới những chính quyền độc tài tham nhũng trên toàn thế giới. Ảnh hưởng của Mỹ đã luôn luôn phụ thuộc nhiều hơn vào “quyền lực mềm” của nó chứ không phải là dựa vào bạo lực như cuộc xâm lăng lầm lẫn vào Iraq. Sự lựa chọn của Mỹ hôm thứ Ba, 8 tháng 11, đánh dấu một chuyển đổi từ trại chủ nghĩa tự do quốc tế qua phía của dân tộc chủ nghĩa dân túy. Không phải ngẫu nhiên mà Trump đã được Nigel Farage UKIP hỗ trợ mạnh mẽ, và một trong những người đầu tiên chúc mừng chiến thắng của Trump là Marine Le Pen của Mặt trận Quốc gia ở Pháp.

Trump, Putin, Farage, Le Pen: Trật tự thế giới mới?. gồn DCVOnline
Trump, Putin, Farage, Le Pen: Trật tự thế giới mới?. Nguồn DCVOnline

Trong năm qua, một khối quốc tế dân túy-dân tộc mới đã xuất hiện, theo đó các nhóm có cùng khuynh hướng chia sẻ thông tin và hỗ trợ vượt biên giới. Nga của Putin là một trong những nước đóng góp nhiệt tình nhất cho phong trào này, không phải vì nó quan tâm đến bản sắc dân tộc của người khác, nhưng chỉ đơn giản là để phá hoại. Các cuộc chiến thông tin mà Nga đã tiến hành bằng cách hacking vào máy chủ email của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ đã có một ảnh hưởng rát đỗi ăn mòn vào cơ chế của Mỹ, và chúng ta có thể tin rằng điều này sẽ tiếp tục.
Vẫn còn một số bất ổn lớn đối với nước Mỹ mới hôm nay. Trong khi Trump là một người theo chủ nghĩa dân tộc kiên định, ông cũng rất chuộng giao dịch. Ông Trump sẽ làm gì khi phát giác ra rằng các nước khác sẽ không muốn đàm phán lại hiệp ước thương mại hoặc những liên minh quân sự hiện có theo ý muốn của ông ta? Ông Trump sẽ giải quyết để đạt thỏa thuận tốt nhất có thể có được, hoặc chỉ đơn giản là bỏ đi? Hiện đã có rất nhiều thảo luận về sự nguy hiểm của ngón tay của Trump trên cò súng hạt nhân, nhưng tôi có cảm giác Trump là người theo chủ nghĩa biệt lập hơn là người sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự trên toàn thế giới. Khi Trump phải đối diện với thực tế để đối phó với cuộc nội chiến Syria, cuối cùng có thể ông ta sẽ phải mượn một trang từ sách của Obama và chỉ đơn giản là tiếp tục đứng ngoài cuộc chiến đó.

Đây là điểm mà tính khí con người sẽ quyết định. Giống như nhiều người Mỹ khác, tôi thấy nhận thấy khó chấp nhận một nhân cách không phù hợp để là người lãnh đạo của thế giới tự do. Điều này xuất phát, chỉ một phần, từ quan điểm chính sách tự tồn của Trump, phần lớn hơn, từ sự hợm minh cực đoan của Trump và sự nhạy cảm quá đáng khi tưởng rằng mình bị xem thường. Tuần trước, khi đứng trên sân khấu với những người được Medal of Honor, Trump buột miệng nói rằng ông quá là can đảm, “can đảm về mặt tài chính”. Ông đã khẳng định rằng ông muốn trả đủa tất cả những kẻ thù và những người chỉ trích ông. Như thế, khi đối đối diện với các nhà lãnh đạo thế giới khác, những người sẽ coi nhẹ ông ta, Trump sẽ phản ứng như một ông chủ Mafia bị thách thức, hoặc như một doanh nhân giao dịch?

Hôm nay, thách thức lớn nhất đối với nền dân chủ tự do không phải từ các nước công khai độc tài như Trung Quốc, nhưng từ bên trong. Tại Mỹ, Anh, châu Âu, và một loạt các nước khác, phần dân chủ của hệ thống chính trị trỗi dậy chống lại phần tự do, và đe dọa sử dụng tính hợp pháp hiển nhiên của nó để xoá bỏ các quy tắc đã kiềm chế ứng xử để giữ vững một thế giới mở và khoan dung. Các tầng lớp tinh hoa tự do đã tạo ra hệ thống dân chủ đó cần phải lắng nghe tiếng nói giận dữ ngoài cổng, và suy nghĩ về công bằng xã hội và bản sắc là vấn đề hàng đầu họ phải giải quyết. Cách này hay cách khác, chúng ta sẽ cùng đi trên một chuyến xe qua quãng đường gập ghềnh trong vài năm sắp tới.

© DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: US against the world? Trump’s America and the new global order. Francis Fukuyama, Financial Times, 11/11/2016.

1 Comment on “Mỹ đi ngược với thế giới? Mỹ của Trump và trật tự toàn cầu mới

  1. KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

    Loài người như bầy kiến
    Bu quanh trên địa cầu
    Càng ngày càng đông đúc
    Biết rồi sẽ về đâu

    Cái gì là chìa khóa
    Hiểu biết hay xác thân
    Sức mạnh của trí tuệ
    Hay sức mạnh hợp quần

    Xưa xã hội chủ nghĩa
    Một thời từng tưng bừng
    Nhưng đều toàn sáo ngữ
    Lịch sử thành rưng rưng

    Cốt lõi chỉ cá nhân
    Bên ngoài nói xã hội
    Giả dối thật muôn phần
    Đúng là điều tội lỗi

    Bởi con người nhân văn
    Phải cần toàn chân chính
    Nhận thức chỉ ngu tối
    Sao bảo được nhân văn

    Đấy sự thể loài người
    Với hai lần Thế chiến
    Kế rồi chiến tranh lạnh
    Cuộc đời thật đảo điên

    Nên hỏi Mác Lênin
    Lòng có vì xã hội
    Vì khách quan khoa học
    Hay chỉ tham vọng riêng

    Mà thủ thuật tuyên truyền
    Đi kèm theo tổ chức
    Kết liên cùng bạo lực
    Rõ toàn phi nhân văn

    Vậy phải nói cân phân
    Chính trị cần khoa học
    Nếu chính trị ngu dân
    Đều chỉ điều tàn ác

    Bởi khoa học chính xác
    Khoa học cần tư duy
    Chính nhân văn là thế
    Mới còn ý nghĩa hoài

    Chỉ hô lên giai cấp
    Để con người mù lòa
    Gây đấu tranh sắt máu
    Tội Mác khó xóa nhòa

    Bởi thật sự cá nhân
    Mỗi người đều phận mạng
    Mỗi người do nỗ lực
    Cùng hoàn cảnh riêng mình

    Xa cạ thảy mọi người
    Kiểu đếm đầu chia oản
    Cái ngu thật vĩ đại
    Đó của Mác không oan

    Lại nhắm mắt kêu gào
    Là đỉnh cao trí tuệ
    Kết quả toàn thế giới
    Trăm triệu người chết oan

    Đúng là kiểu bi hài
    Loài người là như thế
    Phần nhiều thường dốt nát
    Chủ yếu là bản năng

    Bản năng chỉ mù quáng
    Khiến dung dưỡng độc tài
    Phản tự do dân chủ
    Xã hội thành xạt xài

    Vậy nói chung khoa học
    Mới cứu vớt con người
    Mới giải phóng nhân loại
    Mọi việc đều rạch ròi

    Mác chỉ anh nói bướng
    Giải phóng sao ngược đời
    Con người toàn nô lệ
    Xã hội thành trò chơi

    Chơi thì đâu nghiêm chỉnh
    Chỉ gạt gẫm lẫn nhau
    Con người bị vật hóa
    Lịch sử thành linh tinh

    Giờ thế kỷ hai mốt
    Giải phóng cần thực tình
    Nhân văn cần vựt dậy
    Trong thế giới hòa bình

    Nhưng chiến tranh nếu có
    Cần chi phải giật mình
    Dĩ độc nhằm trị độc
    Tiêu diệt ngòi chiến tranh

    Loài người là thế đấy
    Đời người là thế kia
    Dẫu ngàn năm tồn tại
    Cũng sống gởi thác về

    Bọn ngu đần mới tưởng
    Mình sống là muôn năm
    Ưa độc tài giả dối
    Kẻ khờ răm rắp theo

    Nhưng ý nghĩa cuộc đời
    Bình đẳng nhau là chính
    Tự do và nhân bản
    Mới luôn điều nhân văn

    THƯỢNG NGÀN
    (14/11/16)