Danh sách thường dân bị cộng sản thảm sát trong dịp Tết Mậu Thân tại tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế

Trần Giao Thuỷ

Dưới đây là tài liệu của chính phủ Việt Nam Cộng hoà ghi lại danh sách của 4.062 nạn nhân bị cộng sản thảm sát và bắt đi mất tích trong dịp Tết Mậu Thân 1968 ở 13 quận trong thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên. Cộng sản Việt Nam giết hại từ trẻ thơ đến phụ lão, nam nữ, đủ mọi thành phần trong xã hội. 

Thảm sát Tết Mậu Thân — Huế, 1968. Nguồn: DCVOnline tổng hợp

Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, theo tác giả Paul Schmehl, đã xẩy ra dựa trên với những sự kiện sau đây:

  • Quân cộng sản Việt Nam, trước khi khai chiến, đã nhận lệnh chi tiết trong đó có lệnh phải thủ tiêu những người ủng hộ chính phủ VNCH. Cộng quân đã được cung cấp đầy đủ danh sách chi tiết những người phải bị thủ tiêu.
  • Nhiều bản báo cáo của quân cộng sản tịch thu được sau chiến trận liệt kê số lượng người đã bị thủ tiêu, trong một số trường hợp xác định cả họ là ai và vai trò của họ trong chính quyền và cho biết rằng lệnh thủ tiêu đã được chấp hành một cách nghiêm chỉnh.
  • Nhiều nhân chứng ở cả hai phía, người dân địa phương và các nhà báo, xác nhận rằng nhiều người đã bị hành quyết. Cách họ chết tương ứng với dấu vết tìm thấy trên xác nạn nhân. Nhiều người trong số những nạn nhân cũng trùng hợp với những phúc trình của quân cộng sản cho biết ai là những người đã bị thủ tiêu.
  • Cuối cùng, những phúc trình chi tiết về những ngôi mộ tập thể đã được phát giác và số nạn nhân ở những nơi đó, được chứng thực bằng phúc trình của Douglas Pike, của US News release, phúc trình của Chính phủ Việt Nam và tài liệu của Alje Vennema xác nhận rằng cuộc thảm sát đã xảy ra và đã cung cấp bằng chứng về kích cỡ kinh hoàng của nó.

Theo bảng thống kê, gồm nhiều nguồn khác nhau, cho thấy cách nạn nhân chết tương ứng với dấu vết tìm thấy trên xác người chết: bị trói tay, trói chân, bị bắn vào đầu, bị chôn sống, bị đập vỡ sọ, bị ngộp nước, bị giết bằng lựu đạn, bị chém đầu, v.v. Nạn nhân thuộc nhiều thành phần khác nhau như người buôn bán, sinh viên, cảnh sát, quân nhân, thợ may, nhà thầu, công chức, nhân viên sứ quán Mỹ, nhân viên USAID, thầy giáo, xã trưởng và vợ, học sinh, linh mục (Urbain và Guy), nhân dân tự vệ, thợ máy, thợ hồ, phụ nữ, bác sĩ (người Đức), chủng sinh, thượng nghị sĩ (Trần Điền), người Đại Hàn, người Tầu, lãnh đạo VNQDĐ, v.v.

Trong phân tích sau cùng, có thể nói rằng đã có khoảng 5.000 người đã bị thảm sát và bị bắt đi mất tích; đã tìm được khoảng 3.000 xác người và có khoảng 2.000 nạn nhân đã được xác định nhân thân. Số nạn nhân còn lại chưa bao giờ được tìm được. Sau cùng 4.062 nạn nhân — bị giết và bị bắt đi mất tích — đã được xác định, và còn khoảng 1.000 người biến mất vào lịch sử không để lại một dấu vết nào.

Dưới đây là tài liệu của chính phủ Việt Nam Cộng hoà ghi lại danh sách của 4.062 nạn nhân (thường dân) bị cộng sản thảm sát và bắt đi mất tích trong dịp Tết Mậu Thân 1968 ở 13 quận trong thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên. Cộng sản Việt Nam giết hại từ trẻ thơ đến phụ lão, nam nữ, đủ mọi thành phần trong xã hội.

Đầu tháng Hai, 2017

Đọc thêm “Tết Mậu Thân – Bốn mươi năm sau (1968-2008)”, p1, p2, kết

© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Paul Schmehl, “Tet In Hue: A Study in Communist Policy and Tactics”, May 2, 2014

1 Comment on “Danh sách thường dân bị cộng sản thảm sát trong dịp Tết Mậu Thân tại tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế

  1. MẬU THÂN HUẾ,
    MỘT THỜI ĐAU XÓT

    Bây giờ mọi chuyện qua rồi
    Năm mươi năm ấy cuộc đời xót xa
    Ngàn năm chưa hẳn xóa nhòa
    Bao điều oan tức nói ra ngậm ngùi

    Ai hay thân phận con người
    Tuyên truyền ý hệ cũng rồi ra chi
    Một thời chỉ khiến lâm li
    Căm thù xương tủy có gì lạ đâu

    Âm u đất nước một màu
    Bây giờ sáng lại cũng hầu như không
    Khác chi con nước đôi dòng
    Bên trong bên đục có mong được gì

    Bao điều khuất lấp một thì
    Nhân văn nghiêng ngã làm chi chẳng buồn
    Nói ra cho tận ngọn nguồn
    Con người lạc điệu cũng tuồng vậy thôi

    Thù nhau chôn sống mấy hồi
    Đập đầu thoáng chốc để rồi phủi tay
    Chiến tranh chỉ tựa đêm ngày
    Lật qua lật lại bấy chày rồi qua

    Người đi ôm hận xót xa
    Còn người ở lại hóa ra phũ phàng
    Tiếng kêu dậy đất không oan
    Một dòng máu lạnh chỉ toàn trước sau

    Chẳng qua cùng một kiếp người
    Mà đi bôi mặt để đời đảo điên
    Dùi đánh đục đục đánh săng
    Thảy toàn một duộc núi sông ngượng ngùng

    Oan hồn giờ chỉ mông lung
    Công danh sự nghiệp cuối cùng đáng chi
    Mây giăng phố Huế đen sì
    Sông Hương núi Ngự tối đi một thời

    Bốn ngàn thây rãi khắp nơi
    Người về từ núi một đời huênh hoang
    Thần kinh hóa chốn điều tàn
    Bao giờ sống lại thảy bao oan hồn

    Quả là thảm não ngọn nguồn
    Một lần rên xiết hãy còn muôn năm
    Nhân danh mọi nghĩa nhân văn
    Giờ đây chuyện cũ qua rồi mới hay

    NGÀN TRĂNG
    (20/02/17)