Vợ xuất ngoại, đàn ông Việt Nam trở thành ông nội trợ

MIKE IVES (AP) | DCVOnline lược dịch

chaconVŨ HỘI (Việt Nam) — Từ khi vợ ông sang Đài Loan chín năm trước đây để làm người giúp việc – kiếm được nhiều tiền hơn so với công việc đồng áng ở miền Bắc Việt Nam – ông Phạm Đức Việt đã lãnh công việc chăm sóc gia đình và nuôi dạy hai người con và làm việc hàng ngày như một người nông dân và thợ mộc.

Ô. Phạm Đức Việt (Vũ Hối). Ảnh: Mike Ives/AP
Ô. Phạm Đức Việt (Vũ Hối). Ảnh: Mike Ives/AP

Đến nay thì thi hành hai nhiệm vụ trở thành thói quen cho ông Việt, 48 tuổi, cũng như nhiều ông hàng xóm khác. Hàng trăm phụ nữ đã rời làng Vũ Hội, 120 km về phía nam của Hà Nội, để đi làm việc lương cao hơn tại Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc và gửi tiền về nhà, là một phần của đợ phụ nữ Việt Nam đi lao động ở nước ngoài từhơn 15 năm qua.

“Không phải là một vấn đề lớn,” Việt nói về việc thêm trách nhiệm trong nhà. “Tôi sẵn sàng hy sinh để các con tôi có thể có một cuộc sống tốt hơn.” Thu nhập của vợ ông sẽ dùng trang trả học phí đại học cho hai người con của họ và trả chi phí xây một xưởng mộc làm bàn tủ bên cạnh ngôi nhà của họ.

Ngày càng nhiều nhiều phụ nữ rời bỏ làng quê, Việt Nam đang đi theo một xu hướng đã thấy ở các quốc gia châu Á khác như Indonesia, Philippines và Sri Lanka, nơi mà phụ nữ chiếm ít nhất hai phần ba số người lao động rời bỏ quê hương. Theo Liên Hiệp Quốc, phụ nữ Việt Nam chiếm khoảng một phần ba số người lao động nước ngoài trong năm 2011.

Làm việc như người giúp việc nhà hoặc y tá ở nước ngoài, phụ nữ thường có thể kiếm được nhiều tiền hơn đàn ông làm lao động chân tay ở công trường, hay đồng ruộng.

Khuynh hướng này đã để lại vô số những người mà các chuyên gia gọi là những “người cha–nội trợ,” những người ở tại các quốc gia trước đây đã phân định rõ ràng về công việc nội trợ và nuôi con (là của phụ nữ.)

Những thay đổi này đưa dến một số vấn đề xã hội ở Việt Nam, và báo chí trong nước đã miêu tả Vũ Hội như một ngôi làng nơi có nhiều ông bố “bị bỏ lại” đã trở thành nghiện ma túy, rượu chè và gái mại dâm.

Những người cha ở làng Vũ Hối và Vũ Tiến trong vùng lân cận khi được phỏng vấn đã nói rằng trong khi những tệ nạn xã hội nêu trên có thể đúng trong một số trường hợp, và những bản tin như thế thường được phóng đại. Hầu hết đàn ông sẵn sàng làm thêm việc để hỗ trợ gia đình của họ.

Nấu ăn là một thách thức, một số đàn ông cho biết, nhưng đấy không bao giờ là một trở ngại không thể vượt qua.

“Trong những gia đình nông dân như gia đình chúng tôi, dù sao thì bữa ăn tối cũng khá là đơn giản,” ông Vũ Đức Hằng cho hay và hai con của ông cũng phụ giúp nấu nướng và lau dọnkhi chúng có mặt ở nhà. Và bây giờ họ đã có thể đi học đại học.

Có rất ít nghiên cứu toàn diện về hiện tượng người cha–nội trợ, và giới học giả nói rằng tác động xã hội và tâm lý của vấn đề phụ nữ lao động ở nước ngoài trên xã hội châu Á vẫn còn chưa rõ ràng.

Một số nghiên cứu về di cư của các cộng đồng Đông Nam Á đã nhận ra rằng họ hàng nữ giới thường nhận trách nhiệm nuôi dạy con cái cho những người mẹ đã phải đi làm việc ở nước ngoài.

Nhưng một cuộc khảo sát năm 2008 theo dõi khoảng 1.100 gia đình Việt Nam và Indonesia có những người mẹ làm lao động nước ngoài báo cáo rằng hơn hai phần ba số người chăm sóc gia đình chính là người cha – đây là một trái ngược với những phát hiện trước đó tại Philippines và Sri Lanka, nơi mà chỉ một phần tư các ông bố đóng một vai trò tương tự khi phải những người mẹ đi làm xa nhà. Một nghiên cứu liên hệ về các gia đình ở Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Philippines cho thấy rằng Việt Nam là nước duy nhất mà ông – đặc biệt là những ông nội – thường đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định của gia đình.

Việc nhà. Nguồn: kienthuc.net.vn
Việc nhà. Nguồn: kienthuc.net.vn

© 2014 DCVOnline


Nguồn: As Vietnam’s Women Go Abroad, Dads Tend the Home. By MIKE IVES Associated Press — Jul 17, 2014.