4 lý do Trung Quốc rút giàn khoan HYSY-981 sớm hơn dự định
Carl Thayer | Trà Mi lược dịch
Ngày 15 tháng Bẩy Trung Quốc thông báo rút giàn khoan dầu khổng lồ Hải Dương Thạch Du 981 (HYSY-981) sau khi đã hoàn thành các hoạt động thăm dò dầu khí và giàn khoan sẽ được kéo về lại đảo Hải Nam. Trung Quốc rút giàn khoan của họ đến một tháng trước thời hạn đã định ban đầu là ngày 15 tháng 8.
Những lý do khiến Trung Quốc rút giàn khoan HYSY-981 sớm hơn kế hoạch đã định phức tạp nhưng cho thấy ý định của họ.
HYSY-981 đã hoạt động trong vùng biển tranh chấp nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) từ đầu táng Năm. Việt Nam phản ứng bằng cách gửi tàu Cảnh sát biển và lực lượng Giám sát Thủy sản để phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền tài Việt Nam. Quyết định của Trung Quốc rút HYSY-981 khiến cuộc đối đầu trên biển giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam kết thúc một cách nhanh chóng như đã bắt đầu.
Thông báo rút giàn khoan của Trung Quốc ngày 15 tháng 7 làm lu mờ một bản tin cùng ngày là họ đã thả mười ba ngư dân Việt Nam bị bắt giữ trước đó.
Hai sự kiện này cho thấy sự thay đổi chiến thuật trong chính sách của Trung Quốc từ đối đầu trên biển sang ngoại giao và đối thoại chính trị. Giai đoạn hiện nay đang chuẩn bi cho các cuộc đàm phán cấp cao giữa Bắc Kinh và Hà Nội để chỉnh sửa mối quan hệ song phương của họ.
1. Chấm dứt hoạt động thm dò
Giới chức ngành công nghiệp dầu của Trung Quốc đưa ra hai cách giải thích tại sao TQ ngưng hoạt động thăm dò và di chuyển giàn khoan HYSY-981 tới đảo Hải Nam. Theo thông báo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc thì “việc khoan dầu khí và hoạt động thăm dò của dự án Zhongjiannan đã hoàn tất đúng thời biểu vào ngày 15 tháng 7.” Trong thời gian giàn khoan HYSY-981 hoạt động, TQ đã cho khoan hai giếng thăm dò.
Wu Shicun, Giám đốc của Viện Quốc gia về Biển Đông Học của TQ (National Institute for South China Sea Studies, NISCSS), lưu ý rằng kế hoạch ban đầu cho hoạt động khoan thăm dò của HYSY-981 là một ước tính bảo thủ “đã dành nhiều thời gian hơn là thực sự cần thiết.”
Tuyên bố của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cũng ghi nhận rằng
“một đánh giá toàn diện trữ lượng dầu khí sẽ được thực hiện dựa trên các dữ liệu và phân tích địa chất thu được nhờ những hoạt động khoan và thăm dò đó. Hoạt động trong giai đoạn tiếp theo sẽ tùy vào sự đánh giá toàn diện nêu trên.”
Trước khi giàn khoan HYSY-981 hoạt động thăn dò ở vùng Hoàng Sa, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã đưa ra một phúc trình năm 2013, kết luận rằng khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa không có tiềm năng dầu khí đáng kể.
Vào tháng Năm, các nhà ngoại giao tại Bắc Kinh báo cáo rằng giới chức của Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc tâm sự rằng khi được yêu cầu đưa giàn khoan HYSY-981 (đến vùng Hoàng Sa) họ đã từ chối, cho rằng khu vực thăm dò đó không phải là một ưu tiên cao vì nowi đó không có chứa trữ lượng dầu khí đáng kể.
Giới phân tích an ninh hàng hải truy cập được hình ảnh vệ tinh cho biết vào cuối tháng Năm hình ảnh từ giàn khoan HYSY-981cho thấy rằng HYSY-981 đã tìm được dầu khí. Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng chỉ có khoảng 10% trữ lượng dầu khí khai thác sẽ sử dụng được.
Với kết quả của hoạt động thăm dò các nhà phân tích Trung Quốc đưa ra những đánh giá lạc quan về trữ lượng dầu khí trong khu vực phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Kang Lin, một người làm nghiên cứu tại NISCSS của Trung Quốc, báo cáo rằng HYSY-981 đã tìm thấy được một “số lượng đáng kể” dự trữ năng lượng có “giá trị thương mại khổng lồ”.
2. Bão Rammasun và vấn đề an toàn
Một bản tin của Tân Hoa Xã ngày 16 tháng 7 đưa ra lời giải thích thứ hai. Trung Quốc rút giàn khoan dầu để tránh thiệt hại vì một cơn bão sắp đến. Bản tin đã trích dẫn Qiu Zhongjian, một chuyên viên địa chất học của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, nêu rõ chương trình khoan của HYSY-981 đã tính đến những “tai biến địa chất, các vấn đề kỹ thuật và những trận bão có thể xẩy ra.” Bản tin Tân Hoa Xã kết luận, “vì lý do an toàn, HYSY-981 đã không có ngay lập tức những hoạt động thử nghiệm vì tháng bảy là đầu của mùa mưa bão.”
Thông báo ban đầu của Cục An toàn Hàng hải Hải Nam về hoạt động của giàn khoan cho biết, “công tác khoan ở Biển Đông của ‘Hai Yang Shi You 091′ … [sẽ được tiến hành từ] từ 2 Tháng năm dến 15 tháng tám …” Người ta giả hiểu rằng 15 tháng 8 là ngày liên quan đến mùa mưa bão. Và nó cũng có nghĩa là Trung Quốc đã tránh được một cam kết vô hạn định.
Vào tuần thứ hai của tháng bảy chuyên viên khí tượng học đã xác định một cơn bão đang hướng đến Philippines. Cơn bão đó đã trở thành bão cấp bavà được đặt tên là Typhoon Rammasun. Bão Rammasun đã đến đảo Luzon ngày 15-16 tháng 7 trước khi vào Biển Đông hướng đến đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam.
Giới phân tích và bình luận không thống nhất về việc cơn bão Rammasun có thể là một mối đe dọa cho HYSY-981 hay không. Một số cho rằng giàn khoan chịu được bão. Nhưng, như Sourabh Gupta của hãng Samuels International đã nói, “giàn khoan đã được sửa chữa vào năm 2013 và có thể không có khả năng chịu được những cơn bão lớn trong mùa mưa bão (Tháng Bảy-Tháng chín).”
Điều mà hầu hết các nhà bình luận bỏ qua là cơn bão Rammasun là một mối đe dọa cho hạm đội hơn một trăm tàu Trung Quốc đang bảo vệ giàn khoan HYSY-981. Giới chức Trung Quốc rõ ràng đã quyết định thận trọng để ngưng hoạt động. HYSY-981 được kéo trở lại vùng lân cận của đảo Hải Nam và lực lượng hải quân hai bên đã phân tán về các cảng gần đó để tránh bão.
3. Áp lực chính trị và ngoại giao của Mỹ
Ngay sau khi Trung Quốc công bố quyết định rút giàn khoan, đã có những suy đoán về những yếu tố khác – như địa chính trị – có thể có ảnh hưởng đến quyết định của TQ. Bonnie Glasser, một nhà phân tích Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, đã được trích dẫn trên tờ The New York Times, là bà không “loại trừ khả năng Trung Quốc đã rút giàn khoan đi như một cách giữ thể diện để hầu xoa dịu căng thẳng với Việt Nam.”
Các nhà phân tích khác nói rằng áp lực của Hoa Kỳ là nguyên nhân TQ rút giàn khoan. Họ đã dựa trên những trao đổi giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 9-10, và nghị quyết của Thượng viện Mỹ (S. RES.412) thông qua ngày 10 tháng 7 kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan dầu và hạm đội, và lời kêu gọi Trung Quốc “ngưng ngay” những hành động khiêu khích của Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Fuchs tại hội nghị CSIS lần thứ tư CSIS về Biển Đông vào ngày 11 tháng bảy, và một cuộc điện đàm hôm 14 tháng 7 giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình, hôm ấy Obama kêu gọi ứng xử xây dựng để giải quyết những khác biệt.
Hong Lei, người phát ngôn chính thức cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã nhanh chóng bác bỏ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Hồng nói rằng HYSY-981 rút về Hải Nam vì đã hoàn thànhdự án sớm và
“không bị ản hưởng vì bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.” Wu Shicun, khi trao đổi Global Times, lập luận, “hoàn tất hoạt động của giàn khoan sớm hơn dự định không có liên hệ gi với ảnh hưởng của Mỹ.”
4. Ngăn chặn Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc
Thông tin mới cho thấy một yếu tố thứ tư có thể giải thích được sự ngưng hoạt động thăm dò của giàn khoan HYSY-981. Bắc Kinh đã rút giàn khoan của họ sớm để ngăn chặn mối quan hệ với Hà Nội từ ngày càng tồi tệ đến mức mà Việt Nam không chỉ có thể kiện TQ mà còn liên kết chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Ngay sau khi cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu bùng nổ, giới lãnh đạo Việt Nam đã chọn một tư thế ngoại giao hòa giải. Việt Nam yêu cầu ngay lập tức kích hoạt các đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao. Bị từ chối, Việt Nam xin gửi đặc sứ và sau đó đã nài nỉ TQ để tổng bí thư đảng CSVN được sang thăm TQ.
Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh, trong câu trả lời cho một câu hỏi tại Đối thoại Shangri-La, Việt Nam thực hiện ba mươi nỗ lực hoặc nhiều hơn để bắt đầu thảo luận với Trung Quốc nhưng, tính đến 31 tháng năm, Bắc Kinh vẫn chưa trả lời bất kỳ yêu cầu nào của Việt Nam.
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập phiên họp lần thứ chín từ 8 đến 14 tháng 5. Một cuộc tranh luận nóng bùng nổ về cách Việt Nam cần đáp ứng với thách thức của Trung Quốc về chủ quyền của Việt Nam. Thông cáo cuối cùng ra sau Hội nghị cho người ta hiểu rằng “mọi việc đều bình thường” và không cho thất có những bất đồng trong nội bộ đảng CSVN về chính sách Biển Đông.
Trong lúc Trung ương Đảng CSVN đang họp những cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc đã diễn ra tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực đô thị khác vào ngày 11 tháng 5. Những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của công nhân Việt Nam tại Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh trở thành bạo loạn vào ngày 13-14 tháng 5. Quan hệ với Trung Quốc xuống dốc sau khi công nhân đốt các nhà máy của Trung Quốc và các nước khác. Trung Quốc kịp thời tổ chức di tản công dân của họ.
Sau khi Hội nghị Trung ương lần thứ chín, và đối đòi với sự ù lì ngoại giao của Trung Quốc, áp lực tiếp tục lên cao trong xã hội Việt Nam buộc đản CSVN phải đi kiện Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành người công khai ủng hộ hành động (đi kiện) này, và nói rằng thời điểm là rất quan trọng. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã lên tiếng tại Đối thoại Shangri-La cho rằng những hành động thua kiện là “một phương sách cuối cùng.”
Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về Việt Nam, lưu ý rằng ý kiến quần chúng tại Việt Nam đã bắt đầu đòi Việt Nam phải thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc hay “thoát Trung”. Nói cách khác, dư luận đã chuyển sang có lợi cho sự liên kết với Hoa Kỳ.
Vào ngày 21 tháng Năm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đi một bước chưa từng thấy là điện thoại cho Ngoại trưởng Mỹ John Kerry để thảo luận về căng thẳng ở Biển Đông. Minh cũng hứa sẽ phối hợp với Mỹ trong việc thực hiện các biện pháp cụ thể để phát triển hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã mời Minh sang Washington để tham vấn.
Việt Nam đã hoãn chuyến đi của Minh tới Washington để chờ đợi kết quả của chuyến thăm của Ủy viên Quốc Vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. Giới chức Việt Nam nói với tác giả này là việc gởi Minh sang Hoa Kỳ ngay lập tức là việc “quá nhạy cảm” vào thời điểm này.
Vào ngày 18 tháng 6, Ủy viên Quốc Vụ TQ Dương Khiết Trì đến Hà Nội tham dự cuộc họp thường niên của Uỷ ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Hỗn hợp Việt Nam-Trung Quốc. Ủy ban này giám sát toàn bộ các quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Các cuộc thảo luận giữa Yang và đối tác Việt Nam, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, không được triệu tập chỉ để thảo luận về một vấn đề Biển Đông; nhưng rõ ràng là cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu đã chi phối cuộc đàm phán. Trong phát biểu kín Dương Khiết Trì mạnh miệng khuyên Việt Nam không nên có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc vì lợi ích của quan hệ song phương (“đại cục”).
Họ Dương cũng đã tổ chức các cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Cuộc họp sau đặc biệt quan trọng vì nó đã dẫn đến một sự đồng ý không chính thức tìm cách mà cả hai bên chấp nhận được để ra khỏi bế tắc hiện nay. Để dọn đường cho các cuộc thảo luận song phương hai bên đã đồng ý tiến hành các cuộc thảo luận tiếp theo của các giới chức hai bên có trách nhiệm về các vấn đề ngoại giao.
Trong khi chuyên viên ngoại giao của hai bên Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu thăm dò lẫn nhau thì lãnh đạo đảng CSVN đồng ý triệu tập một cuộc họp đặc biệt của Trung ương Đảng tập trung vào vấn đề tranh chấp Biển Đông và đề nghị khởi kiện Trung Quốc. Với công luận Việt Nam và ý kiến trong đảng CSVN chống Trung Quốc đòi “phải thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc,” người ta nghĩ rằng có khả năng Trung ương đảng CSVN sẽ không chỉ chấp nhận hành động kiện Trung Quốc mà còn thông qua các bước để liên minh chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Chuyến đi của Ngoại trưởng Minh đã được phê duyệt và ông dự kiến sẽ thăm Washington vào tháng Chín.
Chính trong bối cảnh này Trung Quốc đã quyết định công bố rút (sớm) giàn khoan HYSY-981 khỏi vùng biển tranh chấp. Theo Tướng về hưu Nguyễn Trọng Vĩnh (xuandienhannom blog, ngày 16 tháng bảy), Trung Quốc cố tình rút giàn khoan để gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc họp trung ương đảng CSVN. Cơn bão Rammasun chỉ tình cờ được dùng làm lý cớ. Nếu Trung Quốc lo ngại về sự an toàn của HYSY-981 họ đã nên để nó ở lai vị trí chứ không phải kéo nó về phía đảo Hải Nam, nơi bão Rammasun đang hướng tới.
Hành động rút giàn khoan dầu và hạm đội bảo vệ của Trung Quốc đã hà hơi cho phe “thân Trung Quốc” hay phe nhượng bộ trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Phe bảo thủ trong đảng CSVN nói chung là sợ nguy cơ và thận trọng. Thế cờ của Trung Quốc là một món quà cho những ai tin quan hệ với người láng giềng phía bắc của Việt Nam có thể được quản lý tốt nhất bằng quan hệ giữa hai đảng cộng sản.
Các đảng viên cộng sản Việt Nam khác xem lợi ích quốc gia quan trọng hơn ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Họ xem hệ thống các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam đặt Trung Quốc lên hàng đầu như một “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” đã hoàn toàn tiêu tan. Họ lưu ý rằng Hoa Kỳ, chỉ là một “đối tác toàn diện” đã đóng góp nhiều hơn so với Nga, được xếp hàng “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” thứ hai của Việt Nam trong việc hỗ trợ chủ quyền của Việt Nam.
Gới lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay phải đối diện với một số quyết định khó khăn. Nếu họ bỏ, không đi kiện Trung Quốc và kiefm chế không đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và an ninh với Hoa Kỳ, có gì đảm bảo giàn khoan dầu và hạm đội của Trung Quốc sẽ không trở lại Biển Đông trong tương lai? Nếu Việt Nam quyết định đi kiện, thì những biện pháp trừng phạt của Trung Quốc với Việt Nam sẽ ra sao?
Hành động của Trung Quốc nhằm hóa giải căng thẳng và chuyển từ những đối đầu trên biển sang ngoại giao đã gần như vô hiệu hóa các nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy mạnh mẽ cho sự tuân thủ quy định của luật pháp quốc tế tại Hội nghị Bộ trưởng sắp tới của Diễn đàn Khu vực ASEAN vào tháng Tám. Chuyển đổi chiến thuật của Trung Quốc có khả năng sẽ được các thành viên ASEAN hoan nghênh vì họ đều lo lắng về sự quyết đoán hung hăng gần đây của Trung Quốc và đều ngại ngùng phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.
© 2014 DCVOnline
Nguồn: 4 Reasons China Removed Oil Rig HYSY-981 Sooner Than Planned. The reasons China withdrew oil rig HYSY-981 sooner than planned are complex but revealing about its intentions. By Carl Thayer. The Diplomat.com, July 22, 2014.
Tu01b0 tu01b0u1edfng ru1ea5t ngu1eafn gu1ecdn cu1ee7a Thomas u00dd, du00e2n pu1eb1ng pu1eb1ng..nnNu1ebfu thu1eb1ng Mu1ef9 khu00f4ng ban phu00e9p lu00e0nh, thu00ec thu1eafng Tu00e0u khu00f4ng chiu1ebfm Hou00e0ng Sau2026nnNu1ebfu thu1eb1ng Mu1ef9 khu00f4ng ru00fat khu1ecfi Biu1ec3n u0110u00f4ng, thu00ec cu Tu00e0u khu00f4ng du00e1m cu00f3 lu01b0u1ee1i bu00f2.nnNu1ebfu Mu1ef9 khu00f4ng OK vu1edbi u0110u1ea1ng Tiu1ec3u Bu00ecnh, thu00ec Tu00e0u u00d4 khu00f4ng uu00fdnh Cu1ed9ng Phu1ec9 tu1ea1i nbiu00ean giu1edbi 1979..nnNu1ebfu thu1eb1ng Mu1ef9 khu00f4ng cho phep ngu1ea7m ,thu00ec thu1eb1ng Tu00e0u 0 du00e1m cu00f3 du00e0n khoanu2026nnNay thu1eb1ng Tu00e0u lu1ea1i lu1ecbch ku1ecbch du1ecdn u0111i.nnXin bu00e0 con khu00f4ng nu00ean sa vu00f4 bu00e0i bu1ea3n ku1ecbch cu1ecdp cu1ee7a hai thu1eb1ng u0111u1ea1i cu01b0u1eddng nu00e0y!