Hội nghị giới lãnh đạo Đông Nam Á
Andreo Calonzo và Ian C Sayson | DCVOnline
Trung Quốc đã được sự chấp thuận của giới lãnh đạo Đông Nam Á vào hôm thứ Bảy tại một cuộc họp mà các đồng minh Hoa Kỳ ở châu Á trước đây đã chỉ trích Bắc Kinh về những hành động trong những vụ tranh chấp lãnh hải.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, đang tăng cường quan hệ với Trung Quốc, đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh ở Manila với một tuyên bố ghi nhận “sự hợp tác tốt hơn giữa ASEAN và Trung Quốc” ở Biển Đông.
Giới lãnh đạo ASEAN cũng hoan nghênh những “tiến bộ để hoàn thành khung Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông” vào giữa năm nay và công nhận “lợi ích lâu dài” về hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trong khu vực.
Giới lãnh đạo ASEAN tránh đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như xây đắp hoặc quân sự hoá những quần đảo ở biển Đông, hay phán quyết năm ngoái của tòa án quốc tế đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền ở hơn 80 phần trăm Biển Đông trong cụ kiện mà Philippines dưới thời cựu tổng thống Benigno Aquino.
Các nỗ lực của Trung Quốc nhằm khẳng định sự thống trị ở Biển Đông, một trong những đường vận chuyển bận rộn nhất trên thế giới, chuyên chở hành hoá thương mại hàng năm hơn 5 nghìn tỷ đô la, đã khiến các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines tức giận và đã có nững tuyên bố tranh chấp tròng chéo. Đường thủy đã trở thành điểm nóng trong cuộc xung đột rộng hơn về ảnh hưởng khu vực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Châu Á.
Phát biểu sau cuộc họp, Tổng thống Philippines và Chủ tịch ASEAN hiện nay, ông Rodrigo Duterte cho biết những hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông không được thảo luận tại cuộc họp của giới lãnh đạo ASEAN hôm thứ BBaryy, nói rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào về vấn đề này là “vô dụng.”
Lauro Baja, cựu thứ trưởng ngoại giao Philippines, cho biết: “Kẻ thắng lớn nhất về ngoại giao trong hội nghị thượng đỉnh lần này là Trung Quốc. ASEAN dường như cảm thấy và hành động dưới bóng của Trung Quốc.”
Baja nói, “Trung Quốc đang đưa ASEAN vào một vị thế ngoại giao rất thành công. ASEAN phải xét những gì Trung Quốc cảm thấy, những gì Trung Quốc nghĩ và Trung Quốc sẽ hành động ra sao trong các quyết định của nó.”
Trước hội nghị thượng đỉnh, Duterte nói với các phóng viên rằng những tranh cãi giữa Philippines và Trung Quốc về tranh chấp lãnh hải không phải là vấn đề của ASEAN. Một phái đoàn Philippines sẽ đến Trung Quốc vào tháng Năm để thảo luận các vấn đề liên quan đến Biển Đông.
Trong một email hôm thứ bảy, ông Wilfrido Villacorta, cựu Đại sứ Philippine tại ASEAN và cũng từng là Phó Tổng thư ký của ASEAN, nói: “Những quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc đã giúp cho ASEAN trở nên gắn kết hơn và hứa hẹn ngăn chặn cuộc chiến tranh và leo thang xung đột trong khu vực của chúng ta trên thế giới.”
“Chính sách đối ngoại tổng thể của Tổng thống Duterte đã chuyển đổi đáng kể kiến trúc an ninh và cân bằng quyền lực ở Đông Nam Á.”
Cuộc gọi điện thoại của Trump
Sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Duterte đã nói chuyện với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để thông qua những quan tâm của ASEAN về an ninh khu vực, gồm cả mối đe doạ của Bắc Triều Tiên, theo một thông báo của cuộc gọi do Toà Bạch Ốc công bố.
Theo Toà Bạch Ốc, “Tổng thống Trump rất thích thú về cuộc đối thoại và nói rằng ông đang trông chờ chuyến thăm Philippines vào tháng 11 để tham dự Hội nghị Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị thương đỉnh Mỹ-ASEAN.”
Trump cũng thừa nhận rằng “chính phủ Philippines đang chiến đấu rất vất vả để giải quyết nạn ma túy trong nước” và mời Duterte đến thăm Toà Bạch Ốc để thảo luận về tầm quan trọng của liên minh Hoa Kỳ-Philipines, “hiện dang hướng tới một hướng rất tích cực.”
Kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào tháng 6 năm ngoái, Duterte đã mở cuộc đàn áp tàn bạo với người dùng ma túy đã gây thiệt mạng cho hàng nghìn người và bị khắp nói trên thế giới lên án.
Thương mại, hội nhập
Tại hội nghị, giới lãnh đạo ASEAN cũng chỉ đạo các bộ trưởng tăng cường nỗ lực để đưa Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực với đối tác của ASEAN, gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Australia, có hiệu lực càng sớm càng tốt.
Với tổng sản phẩm quốc nội chung là 2,55 nghìn tỷ đô la vào năm 2016 và tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hàng năm là 4,7 % dự kiến sẽ tăng lên 4,8 % trong năm nay, giới lãnh đạo ASEAN cũng cam kết tiếp tục các nỗ lực để tích hợp hơn nữa các nền kinh tế của khu vực.
Giới lãnh đạo ASEAN cũng hoan nghênh tiến trình xây dựng mạng lưới chuyển hàng roll-on/roll-off giữa Davao ở Philippines và Indonesia và nhấn mạnh sự cần thiết hợp tác chống lại nạn cướp biển và các tội phạm khác trên biển.
Quyết định
Về quyết định của ASEAN không đưa phán quyết của tòa án quốc tế năm ngoái về Biển Đông ra thảo luận, cựu phó thứ trưởng Baja nói rằng đó là “một quyết định” của Duterte. Baja nói thêm,
“Hầu hết chúng tôi đều mong đợi điều đó, với tư cách là chủ tịch của ASEAN, chúng tôi có thể thể hiện và quyết đoán hơn trong việc thúc đẩy các cuộc vận động cho quyền lợi của Philippines. Quyết định của Toà án Trọng tài là một trong những việc đó.”
Albert del Rosario, Ngoại trưởng Philippines dới thời Benigno Aquino từ 2011 đến 2016, cũng chỉ trích quyết định này.
Rosario nói trong một tin nhắn văn bản Thứ bảy, “Chính phủ của chúng tôi, với mong muốn nhanh chóng dàn xếp với nước láng giềng hung hăng ở phía bắc, có thể đã chọn một con đường nguy hiểm rất ít hoặc không có chỗ để dựa vào sức mạnh của thắng và cơ hội sang số nếu cần.”
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: China Scores Tacit Victory at Southeast Asian Leaders’ Meeting. Andreo Calonzo and Ian C Sayson. Bloomberg, April 30, 2017.