Bắc Kinh thắng trận nhưng đang thua trong cuộc chiến ở Hồng Kông
By Ling A. Shiao | DCVOnline lược dịch
Những người biểu tình có thể kiệt lực, nhưng vấn đề của Trung Quốc với Hồng Kông chắc chắn vẫn còn đó.
Sau hai tháng dài, những người biểu tình ủng hộ dân chủ của Hồng Kông đang kiệt lực và chia rẽ. Nỗ lực của họ trong tuần vừa qua để thú đẩy phong trào bằng cách bao vây trụ sở chính phủ đã thất bại vì dùi cui, hơi cay và bị cảnh sát bắt giữ. Sau đó, người lãnh đạo cấp tiến sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) đã tuyệt thực, nay đã ngừng, trong khi nhóm đồng sáng lập Phong trào Chiếm Trung, những người đã mở màn cho các cuộc biểu tình, lại lên tiếng kêu gọi sinh viên phải rút lui. Chia rẽ nội bộ này nhấn mạnh một thực tế là sinh viên Hong Kong đã không còn lựa chọn khả thi. Bắc Kinh có thể nay mai sẽ vui vẻ tuyên bố chiến thắng huy hoàng.
Tuy nhiên, trên thực tế, Bắc Kinh đang đánh mất Hồng Kông.
Khi Bắc Kinh hứa hẹn “một quốc gia, hai chế độ”, thì nó vật vã để hội nhập kinh tế Hồng Kông với Hoa lục, hầu đưa người Hồng Kông vào nếp gấp chung của căn cước Trung Quốc. Mục tiêu cuối cùng là để đoàn kết Trung Quốc với Hồng Kông thành một quốc gia. Để đạt mục tiêu này, Bắc Kinh đã dành cho giới đầu tư và các doanh nghiệp Hông Kong những ưu đãi ở thị trường Hoa Lục. Bắc Kinh thúc đẩy trao đổi bằng cách bỏ hạn chế du lịch cho người Hoa Lục để họ dễ đến Hồng Kông. Bắc Kinh cũng đã cố gắng đưa “giáo dục yêu nước” vào chương trình giảng dạy của các trường học ở Hồng Kông.
Bắc Kinh đã khá thành công trong việc đưa Hồng Kông gần gũi hơn với Trung Quốc về mặt kinh tế. Năm ngoái, con số một đáng kinh ngạc 40 triệu du khách Hoa lục đã góp một phần ba tổng số doanh thu bán lẻ của Hong Kong. Đến nay, gần một nửa số doanh thương của Hong Kong là với Trung Quốc. Tuy nhiên, mục tiêu chiếm được lòng trung thành của người dân Hong Kong ngày càng trở nên ngoài tầm với của bắc Kinh. Người Hồng Kông phàn nàn về giá cả hàng hóa và giá nhà ở tăng cao vì cơn sóng thần du khách và giới đầu tư từ đại lục. Giới trẻ ở Hong Kong đang ngày càng sợ thua thiệt so với người đến từ Hoa Lục cạnh tranh lấy mất chỗ tại những đại học hàng đầu và cơ hội có việc làm. Năm 2012, cuộc phản kháng mãnh liệt đã đẩy kế hoạch “giáo dục yêu nước” của chính quyền trung ương đến thất bại.
Lòng oán giận sôi sục của thành phố với Hoa lục phản ảnh trong các cuộc thăm dò. Tỷ lệ người Hồng Kông, nhận mình là người Trung Quốc đang giảm dần và chỉ còn 31% trong các cuộc thăm dò gần đây nhất. Ý nghĩa hơn nữa là số người trẻ trong độ tuổi từ 18-29 nhận mình là người Trung Quốc hiện nay đã giảm từ 20-30 % mười năm trước đây xuống chỉ còn 4-8 %. Không giống như lớp cha mẹ và ông bà của họ, phần lớn là những người di cư đến Hồng Kông từ Trung Quốc, đa số những người trẻ đã sinh ra và lớn lên ở thành phố này và do đó họ có một mong muốn mạnh mẽ hơn cho một bản sắc địa phương riêng biệt. Chính là những người trẻ đó là những người đã xuống đường. Lập trường quyết liệt của Bắc Kinh đã khiến cho giới trẻ ở Hong Kong ngày thêm cay đắng và có thể đưa họ chọn theo hướng hoàn toàn bác bỏ Trung Quốc và di sản Trung Quốc của họ.
Bắc Kinh có thể làm gì để đảo ngược xu hướng này?
Trước nhất, Bắc Kinh nên khôn ngoan để chấp nhận yêu cầu của những người biểu tình đòi có cuộc bầu cử tự do cho vai trò trưởng cơ quan điều hành thành phố, hoặc ít nhất, có một nhượng bộ có ý nghĩa trước cuộc bầu cử sắp tới. Những bất bình thúc bách nhất ở Hồng Kông vì sự thất bại của chính phủ phù giới kinh doanh, do quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn giữa Hoa Lục và Hong Kong, đã không quan tâm để giải quyết các tác động gây hại cho thường dân. Ðã có một số cuộc biểu tình của quần chúng đòi ông Lưu Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying, 梁振英) đương nhiệm trưởng cơ quan điều hành đặc khu hành chính từ chức. Hai người tiền nhiệm của họ Lương cũng không được ưa chuộng gì: Đổng Kiến Hoa (Tung Chee-Hwa) đã từ chức do làm việc kém, trong khi Tăng Ấm Quyền (Tsang Yam-Kuen) đã bị chê trách là đã làm gia tăng khoảng giàu-nghèo ở Hong Kong. Để cho người Hồng Kông thực sự tự lựa chọn trưởng cơ quan điều hành của họ là Bắc Kinh nuôi dưỡng thiện chí tại Hồng Kông và mang lại niềm hy vọng cho thế hệ trẻ.
Quan trọng hơn, Bắc Kinh cần phải đẩy mạnh cải cách chính trị và pháp luật ngay tại lục địa. Nguyên nhân chính của sự chán ghét Trung Quốc của Hồng Kông không phải là văn hóa mà là chính trị.
Trong khi đa số người dân Hồng Kông vẫn có thể còn khắng khít với “Trung Quốc”, nhưng Trung Quốc đó không phải là nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, một đất nước váng bóng dân chủ, và chế độ pháp trị vẫn còn hạn chế, quyền cơ bản của con người rất mong manh, tham nhũng vẫn tràn lan. Hồng Kông, với hệ thống đa đảng, tư pháp độc lập, tự do báo chí, và tự do hiến định, tiếp tục rời xa Hoa lục.
Sau cùng, Bắc Kinh phải có biện pháp táo bạo để tự đổi mới thì người Hồng Kông sẽ không còn cảm thấy xấu hổ nhận họ là người Trung Quốc.
Ling A. Shiao là phó giáo sư tại Đại học Southern Methodist chuyên về lịch sử văn hóa, phong trào thanh niên, và chính trị bản sắc ở Trung Quốc hiện đại. Bà cũng từng là một người hoạt động trong Phong Trào Dân Chủ 1989 ở Trung Quốc.
© 2014 DCVOnline
Nguồn: Beijing Is Winning the Battle But Losing the War in Hong Kong. By Ling A. Shiao. The Diplomat.com, December 10, 2014
It should be Lu01b0u01a1ng Chu1ea5n Anh , not Lu01b0u Chu1ea5n Anh .
u0110u00e3 cu00f3 mu1ed9t su1ef1 tu00ednh tou00e1n tinh vi.nTrong 50 nu0103m Hu1ed3ng Kong bu1ecb trao vu1ec1 Trung Coocntheo u0111u1ec1u kiu1ec7n ” tu1ef1 tru1ecb,”nThu00ec cu0169ng trong 50 nu0103m u1ea5y, mu01b0a su1ebd thu00f4i ru01a1i tru00eannhu00e0ng cu1edd u0111u1ecf tu1ea1i Trung Cooc. Tu00e2y Phu01b0u01a1ng hu1ecd chu1eb3ngncu00f3 ngu u0111u00e2u, phu1ea3i chu0103ng ngu00e0i Tu1eadp Cu1eadn Bu00ecnh.nChu00fac su1ee9c khu1ecfe vu00e0 tru00ed sang suu1ed1t cho ngu00e0i Bu00ecnh (An).