Cách mạng Văn hóa: con tố mẹ, chồng tố vợ

DCVOnline

cmvhtq

“Sau 43 năm suy nghĩ lại, tôi thấy mình đã lầm lỗi. Hôm nay tôi phải xin lỗi mẹ tôi và phải tỏ ra hối hận. Tôi tin rằng cuộc Cách mạng Văn hóa là một thảm họa mà đất nước Trung Hoa đã phải gánh chịu. Chúng tôi phải ghi nhớ bài học lịch sử đau đớn này và không khi nào để nó tái diễn.”

Năm 1970, Phương Trung Mưu, một bác sĩ ở An Huy, một tỉnh phía đông Trung Quốc đã bị buộc tội phản cách mạng và bị đem đi xử bắn. Điều đang nói về trường hợp này là bà đã bị giết sau khi bị con trai 16 tuổi, Chương Oanh Bỉnh, và chồng bà tố cáo.

Ông Chương Oanh Bỉnh kể lại.

Khi cuộc Cách mạng Văn hóa bùng lên, chúng tôi không còn một gia đình đầm ấm nữa. Nó trở thành những quan hệ đẫm máu giũa những giai cấp. Vì họ xem ông ngoại tôi thuộc thành phần phản cách mạng, do đó nghi ngờ mẹ tôi thuộc hạng địa chủ nên bà đã bị cách ly và điểu tra suốt hai năm. Một ngày kia mẹ tôi lên tiếng bất đồng với lời Mao Chủ tịch, bà lấy ảnh Mao treo trên tường xuống và đem đi đốt. Cha tôi và tôi đã đi báo với công an và tòa án. Mẹ tôi không có luật sư biện hộ. Gần hai tháng sau, bà bị buộc tội phản cách mạng và bị đem đi bắn.” 

Ông Chương nay 60 tuổi, mô tả vai trò của mình trong cái chết của mẹ, giờ đây ông cay đắng hối tiếc, nhưng ông quyết định công bố sự việc để gióng lên tiếng trống về những ‘thảm cảnh’ do cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc 1966-76 đã gây ra.

Chúng ta phải ghi nhớ bài học lịch sử đau đớn này và không khi nào để nó tái diễn.
Chúng tôi phải ghi nhớ bài học lịch sử đau đớn này và không khi nào để nó tái diễn.

© 2013 DCVOnline


27 Comments on “Cách mạng Văn hóa: con tố mẹ, chồng tố vợ

    • 1. Yêu cầu bạn đọc ngưng “testing” [cảnh cáo sau cùng]. 2. Bạn cần xác định email với Disqus nếu muốn ý kiến hiển thị không cần được Mod cho phép.

    • Yêu cầu bạn đọc “Ph.D” gỡ hình ông HCM khỏi nick. Xin đọc lại “Diễn đàn DCVOnline – Điều lệ sinh hoạt”: —
      Biệt danh hiển thị của thành viên sinh hoạt ở diễn đàn phải nghiêm túc và không thể là tên của những nhân vật công chúng [public figure].

      Đây là yêu cầu và cảnh cáo duy nhất.
      DCVMods

  1. Với lịch sử không thể ngày hôm nay nói ngày hôm qua là sai trái, những sự kiện xảy ra là theo từng mốc thời gian là khách quan cho dù đó là quyết định của cá nhân hay một tập thể, nói ngắn gọn lịch sử không có gì gọi là “sai lầm”.

    • Nhầm khái niệm.

      Sự kiện (hay sự việc) khác với lịch sử. “Lịch sử” là chuỗi ghi nhận sự việc, sự kiện. Bản thân nó (lịch sử) không … phán. Nên “kịch sử” không (bao giờ) “nói thế này thế nọ”. Những rút ra từ sự việc, sự kiện sẽ làm cái việc … phán rằng thì là việc nào đúng, việc nào sai.
      Hề hề
      nguoivehuu
      P/s: lão phu … pót vì nghe hơi hướng có tiếng rao bán …quan tài. “Mỡ đấy mà húp”! Nếu không phải, lão cũng …hết hứng!

    • Nhầm khái niệm.
      Sự kiện (hay sự việc) khác với lịch sử. “Lịch sử” là chuỗi ghi nhận sự việc, sự kiện. Bản thân nó (lịch sử) không … phán. Nên “kịch sử” không (bao giờ) “nói thế này thế nọ”. Mà, đã là “quyết định của cá nhân hay tập thể” thì đã là …chủ quan rồi, không thể nấp vào “khách quan” nữa …
      Những rút ra từ sự việc, sự kiện sẽ làm cái việc … phán rằng thì là việc nào đúng, việc nào sai.
      Hề hề
      nguoivehuu
      P/s: lão phu … pót vì nghe hơi hướng có tiếng rao bán …quan tài. “Mỡ đấy mà húp”! Nếu không phải, lão cũng …hết hứng!

      • Đúng là cái “khách quan” đó đã tạo ra lắm vấn đề cho đất nước.

        Trong bài “Một người có tâm và có tầm” của GS Nguyễn Thành Giang (danchimviet.info) nói về “người tù kiệt xuất” Trần Huỳnh Duy Thức, cho biết cuốn “Con đường Việt Nam” của nhóm THDT & LTL cũng đã “minh chứng cho sự sai lầm của chủ nghĩa Mác hay đó là bài học quý giá để tránh sự giáo điều, duy ý chí, áp đặt quan điểm chủ quan (của những người vận dụng chủ nghĩa Mác) trở thành quy luật khách quan”.

    • Nói ngắn gọn là cứ nhân danh lịch sử là tội gì cũng được trắng hết! Hèn chi, như tôi nghe nói, người Nga mới có câu tục ngữ: “bài học duy nhất của lịch sử (vỏn vẹn) là chẳng có bài học nào cả”.

      • Bậy, không ai “nhân danh” một con vật, đồ vật hay bất cứ gì không phải là … nhân, đây mới là nhầm khái niệm hê hê hê .

        • Rất đúng là chỉ có thể “nhân danh” cái gì của con người, nhưng lịch sử – nói đến ở đây – chính là lịch sử con người (chứ không phải lịch sử cấu tạo trái đất hay lịch sử của loài khủng long etc.). Tòm lại, Ông Trùm hay Bà Trùm chỉ muốn chơi chữ (để gỡ tội) chứ làm gì có “lịch sử khách quan”?! (Dẫn Marx cho dễ hiểu: (chính Marx nói) lịch sử của loài người chính là lịch sử của đấu tranh giai cấp. Ngay “giai cấp” đã là chủ quan rồi, khách quan chỗ nào?).

          • Càng nói càng sai, giai cấp hiện hữu cho dù con người có nhận thức hay không, như vậy chủ quan ở chổ nào?

          • Nếu quả là sai tôi sẽ học hỏi, “Đảng” còn sai nữa là cá cá nhân một người! Nhưng ở đây tôi hoàn toàn đúng, ít nhất dựa trên cái nhìn của Marx – cha đẻ ra cái gọi là “đấu tranh giai cấp”. Đấu tranh chỉ có thể đến sau “ý thức giai cấp” (Klassenbewusstsein), không ý thức mình thuộc giai cấp đang bị bóc lột thì không thể có khái niệm “đấu tranh”. OK?

          • Không cần viện dẩn Marx hay Đảng vào đây vì giai cấp hiện hữu trước khi có Marx, Marx chỉ là người hệ thống hóa nó.

            “Cá lớn nuốt cá bé” là nhận thức của con người về sinh vật trên trái đất, loài cá có ý thức về “giai cấp” như vậy không? hình như là không. Loài người và các sinh vật hay ngay cả thực vật khác trên trái đất đều như nhau, “giai cấp” hay đấu tranh giai cấp đều hiện hữu cho dù chúng có ý thức được hay không.

          • Ông Trùm lại “lầm lẫn khái niệm” rồi! “Cá lớn nuốt cá bé” và “đấu tranh giai cấp” hoàn toàn khác nhau. Một đàng là “chuỗi sinh sản” của vạn vật, không thể không có nếu muốn tồn tại; một đàng là (loài người) bóc lột nhau vì lợi lộc.

            Càng tệ hơn nửa khi sư bóc lột nhau qua NHÂN DANH một ý tưởng. Tức là bằng lừa gạt. Phong kiến và tư bản cũng bóc lột nhưng ít nhất không bằng hình thức lường gạt.

            Ông Trùm khiến tôi nghi ngờ rằng, những kẻ lớn lên trong chế độ CS, tưởng rằng những ý niệm của chủ tuyết Mác, như “lịch sử khách quan”, “đấu tranh giai cấp”… là sự thật “ngàn đời”, cũng như cho rằng những kẻ không “biết” như thế chỉ vì chưa được “giải phóng”!

            Sự “ngụy tín” (mauvaise foi) chính là nguyên ủy của cái thảm kịch mang tên chế độ VNXHCN.

          • hề hề, trong đấu trường con bò tót cứ thấy mảnh vải đỏ ở đâu là húc, chẳng lẽ không biết biện chứng cho rằng xã hội phát triển cũng theo những qui luật của vạn vật hoặc nói rõ hơn là chủ nghĩa tư bản vận hành cũng như một hiện tượng tự nhiên không cần đấu tranh để tiêu diệt như trong tư tưởng Marx, là của các học giả tư sản à?

            Cho nên chỉ nói năng lăng nhăng, quan điểm không rõ ràng, chẳng biết có hiểu không chứ viết thì nồng nặc sáo ngữ, như cái chữ “nguyên ủy” kia, sao lại khổ sở dùng cái từ mà chả có ma nào dùng thế, chữ “nguồn gốc” không phổ thông hơn à?

            Còn vể ngụy tín, cần phân biệt ngụy tín tốt ngụy tín xấu, tôn giáo cũng là một hình thức ngụy tín, đúng không?

          • Có người tìm mãi ra được chữ “nguyên ủy” để chê bai!

            Có biết đâu hai chữ na ná nhau, nhưng người “hiểu chữ” thì biết phân biệt trong cách dùng. “Ngụy tín” là một quá trình (process) do đó dùng “nguyên ủy” chính xác hơn “nguồn gốc”.

            Chế độ Xã Nghĩa lấy danh nghĩa “bình đẳng” giản lược văn hóa, chữ nghĩa là để san bằng xã hội, dễ bề sai khiến hơn. Ai chỉ trích đều là… bò tót hết!

          • Lại phô trương nhưng lại vấp phải cái nhầm khái niệm, “giản lược văn hóa” hay giản lược văn học?

          • Ai nhầm ở đây cà? Chủ yếu tôi muốn nói đến giản lược chữ nghĩa, do đó đúng là giản lược văn hóa, vì chữ nghĩa là phần chính của văn hóa của dân tộc. Còn “văn học” theo tôi hiểu là “sự hiểu biết về văn hóa”, không liên quan đến chuyện tôi muốn nói.

            Dưới bài “Rối bời chữ nghĩa” – trong ấn bản cũa của DCVOnline – tôi có đưa ra thí dụ của sự giản lược chữ nghĩa, đó là việc dùng chữ “tốt” thay cho mọi tính từ chỉ sự tích cực, nhưng có lẽ ít ai để ý đến “hiện tượng” đó. Hôm nay tôi được đọc một phóng sự hình ảnh về một “ngôi trường” rất nghèo ở miền núi VN, trên tường lớp học có một dòng chữ kẻ lớn “Dạy tốt”. Từ thủa cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi mới thấy cụm từ này! Nhưng tranh luận thế này là đủ mệt rồi, xin cám ơn Ông Trùm và hẹn dịp khác.

          • Xin lỗi đã làm levan mệt, cũng xin cám ơn levan nhưng không dám chủ quan hẹn tái ngộ, tất cả đều tùy vào cái duyên khách quan thôi.

  2. Con cái tố cáo cha mẹ, người trong gia đình tố cáo lẫn nhau. Đó là cách của nhà Tần. Nho giáo xem gia đình là nền tảng của xã hội nên tình thân gia đình được xem trọng, không cho phép con cái đi tố cáo cha mẹ. Người trong nhà đi tố cáo nhau thì tình gia đình sẽ tan nát. Chế độ pháp trị dùng hình phạt nên khuyến khích dân tố cáo nhau. Chế độ đức trị của Nho giáo dùng giáo dục mà không giải quyết vấn đề bằng cách dùng chính quyền trừng phạt từ tội lớn đến tội nhỏ nên không chủ trương làm ổn định xã hội bằng cách xúi mọi người tố cáo nhau. Chẳng trách nào chế độ Trung Quốc ngày nay lập tượng Tần Thủy Hoàng để ca ngợi công lao.

  3. Chào bạn đọc Nguyễn Hữu Viện:

    Hiệ nay bạn có vài vấn đề trong việc góp ý kiến trên DCVOnline:

    1. Bạn đã không xác định email (thật) với Disqus do đó ý kiến không hiển thị
    2. Bạn chép văn vần và nhảy hàng (như cũ): vi phạm điều lệ sinh hoạt.
    3. Bạn lạc đề: : vi phạm điều lệ sinh hoạt.

    Do đó

    1. Chúng tôi sẽ xóa những ý kiến (chưa hiển thị) mà bạn đã viết.
    2. Nếu bạn tiếp tục vi phạm điều lệ sinh hoạt bạn sẽ không sinh hoạt tại diễn đàn.

    3. Nếu bạn đăng ý với Disqus mà không verified eamil tì ý kiến bạn sẽ không hiển thi
    4. Thư này viết gởi riêng đến email của bạn đọc Nguyễn Hữu Viện nhưng bị trả về do đó chúng tôi viết ở đây.
    Đây là lời chào và cixng là lời nhắn.

    DCVMods

  4. Trích từ góp ý với Dư thảo Sửa HP 1992 của FB Nguyễn Doãn Kiên (Láng Hạ, Hà Nội) tôi mới nhận được:

    “Hiến Pháp của nước CHXNCN Việt Nam đã hủ bại đến độ không thể sửa – chỉ có thể bị hủy.
    Chiêu trò giả vờ sửa đỗi Hiến Pháp chỉ là một trò “bài ba lá” mà đảng Cộng Sản cùng một số cò mồi (định hướng dư luận) bày ra để lừa bịp nhân dân và dư luận quốc tế, ý rằng “tôi sẽ thay đổi để trở nên tốt hơn” – kỳ thực sẽ không thay đổi gì !

    […]
    Ở đây xin nói thêm rằng Đảng Cộng Sản Việt nam không phải là Việt Nam. Đảng Cộng Sản trong suốt qua trình tồn tại của mình đã không ngừng tẩy não nhân dân, thay nhân tính bằng Đảng tính, khiến người dân lầm tưởng rằng yêu nước là yêu Đảng, bảo vệ Đảng là bảo vệ đất nước. Khi có người vạch ra sư thối nát của Đảng CS thì nhiều người cảm thấy bản thân bị xúc phạm – kỳ thực họ đang bị Tà Linh Cộng Sản lừa đảo lợi dụng mà không tự biết ./.”

    Người bạn chuyển Phiếu Xin Ý Kiến – mẫu của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành khố Hà Nội, góp ý được viết bằng mực – này đã gọi số đ/t ghi trên đó và có người (đứng tên?) trả lời.

  5. Ngay đầu bài có câu “Sau 43 năm suy nghĩ lại, tôi thấy mình lầm lỗi.” Rất tối nghĩa theo văn phạm tiếng tiếng Việt. Hối hận sau sự suy nghĩ trong 43 năm hay sau sự suy nghĩ sau 43 năm chẳng suy nghĩ gì? Không như một độc giả sau khi xem một video clip thấy có chữ “dạy tốt” trên một bức tường bèn chỉ trích ngay chế độ Xã (Hội Chủ) Nghĩa (*) theo tôi ông ta thật là quá dễ dãi với cái đầu óc của mình vì với một người đọc (hiểu biết) nhiều thì phải hiểu ngay đây là khẩu hiệu thi đua của ngành giáo dục cho thầy và trò, “Dạy tốt- Học tốt”, khẩu hiệu này thì có gì sai?

    (*) Nực cười là vị độc giả này lại thoải mái “giản lược văn hóa” một cách vô tư cụm từ XHCN thành xã nghĩa. Thật bó chân.

    • 1.

      Kể ra không tối nghĩa lắm. “Sau 43 năm suy nghĩ LẠI” thì người đọc phải hiểu là sau 43 năm mới thấy ra mình sai lầm (không cho biết 43 năm qua có suy nghĩ gì đến nó hay không).
      Nếu muốn viết để người đọc hiểu ra ngay, khỏi suy nghĩ lâu mất thì giờ, theo tôchỉ cần thêm dấu phẩy, thành ra: “Sau 43 năm, suy nghĩ lại, tôi thấy mình lầm lỗi.” Sự sơ xuất này có lẽ do thói quen “giản lược” mà ra…

      2.
      Khẩu hiệu “Dạy tốt – Học tốt” có gì sai?”. Không thể nói là sai, chỉ vô nghĩa.
      Chữ “tốt” chỉ nên dùng khi danh từ đi cùng tự nó có mục đích rõ ràng. Thí du:
      – con dao chỉ dùng một việc là để cắt, nên “con dao tốt” ai cũng hiểu là con dao sắc.
      – “ỉa tốt” cũng rõ ràng, vì nhiện vụ của “ỉa” chỉ là thải chất bã của đồ ăn.

      Còn “học tốt” có nghĩa gì? Thuộc bài? Nhắc lại lời thầy cô từng chữ? Điểm cao? v.v. Nhưng tôi nghĩ Ông Trùm thì dư hiểu những điều đó, chỉ muốn cà khịa cho vui thôi… hay là?

  6. Cộng sản lôi kéo người trẻ và khuyến khích người trẻ tố cáo người già, coi người già là có đầu óc lạc hậu ảnh hưởng của văn hóa cũ. Bằng cách này Cộng Sản xóa bỏ văn hóa cũ, hy vọng là văn hóa mới theo thuyết Mác xít sẽ tạo ra xã hội mới. Cộng Sản dùng bạo lực để bắt mọi người phải chấp nhận văn hóa của Cộng Sản. Nho Giáo dùng giáo dục mà truyền bá tư tưởng Khổng Tử. Hồi Giáo dùng bạo lực mà bắt dân vùng Trung Đông phải theo Hồi Giáo. Bằng các cách khác nhau tư tưởng Nho Giáo và tư tưởng Hồi Giáo tồn tại được còn tư tưởng Mác xít không tồn tại được. Tư tưởng Mác Xít phát xuất từ lý luận trên giấy tờ, có những điều không hợp với bản tính con người nên con người không theo được. Các đảng viên nhiều người cũng không theo được tư tưởng Mác Xít. Mao có theo đúng tư tưởng Mác Xít không khi cư xử và sống như một ông vua, với bề ngoài đóng kịch như đời sống bình dị? Tư tưởng Mác xít là xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ chính quyền sao chế độ CS tại Trung Quốc đặt ra nhiều đẳng cấp, đặc quyền và củng cố quyền lực cho chính quyền còn hơn là chế độ không Mác xít? Sao các đảng viên lại thích phục vụ cho chế độ ban phát đặc quyền mà không thích sống bình đẳng với dân thường?