Một hòn đảo cho người tị nạn cộng sản

DCVOnline – Tin SMH

Vietnamese_boat_peopleDCVOnline – Nhân dịp cựu Thủ tướng Anh, bà Magaret Thatcher vừa qua đời, và cũng là một nhắc nhớ về một mốc lịch sử – Tháng Tư 1957 – và hệ quả, DCVOnline  đăng tải một bản tin rất cũ, nói về tài liệu đã được chính phủ Anh Quốc giữ kín 30 năm [1979-2009].

Vì lo ngại phản ứng chống lại người tị nạn Việt Nam, bà Margaret Thatcher yêu cầu Úc (Australia) giúp mua một hòn đảo để tái định cư họ, tài liệu của Nội các Anh từ năm 1979 tiết lộ.

Phổ biến sau 30 năm bắt buộc giữ kín, hồ sơ của Văn phòng Thủ tướng cho thấy mức độ lo ngại của Thủ tướng Anh về việc cấp tư cách tỵ nạn cho 10.000 thuyền nhân theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc.

Bà Thatcher cảnh báo với các bộ trưởng của mình về những cuộc “bạo loạn trên đường phố” và đưa ra một kế hoạch để cùng Thủ tướng Úc Malcolm Fraser mua một hòn đảo ở Indonesia hay Philippines – “không chỉ là một căn cứ tạm dung nhưng như là một nơi định cư” cho thuyền nhân tỵ nạn, hồ sơ cho hay.

Thuyền nhân Việt Nam trên đường vượt biển, tị nạn cộng sản. Nguồn Wikipedia.
Thuyền nhân Việt Nam trên đường vượt biển, tị nạn cộng sản. Nguồn Wikipedia.

Kế hoạch thành lập một khu kiều dân cho người tị nạn Việt Nam đã bị Lý Quang Diệu của Singapore chặn lại, vì lo ngại một hòn đảo như thế có thể trở thành thành phố kinh doanh “đối thủ” của Singapore.

Cựu Thủ tướng Tự do, Malcolm Fraser, hôm qua đã không thể nhớ lại đề nghị này nhưng ông lưu ý việc chính phủ Anh miễn cưỡng góp phần vào các nỗ lực tái định cư. “Tôi hoàn toàn không nhớ được sự kiện này. Tuy tôi nhớ khá rõ những gì đã xảy ra vào thời điểm đó,” ông Fraser nói.

“Anh Quốc không tham gia trong việc nhận một số lượng lớn người tị nạn Việt Nam. Chúng tôi, Canada, Mỹ và Pháp đã nhận rất nhiều người Việt tị nạn.”

Úc đã trở thành quê hương của khoảng 220.000 người tị nạn Việt Nam. Canada đã nhận hơn Úc một chút, và Mỹ đã nhận hơn một triệu người, và Pháp có khoảng 90.000 người Việt tị nạn cộng sản.

“Một trong những vấn đề là rất nhiều người rời bỏ Việt Nam bằng tàu thuyền … là điều hoàn toàn không thích hợp cho sự sống còn trên biển cả,” ông Fraser nói.

“Vì vậy, cần thiết phải thành lập những trung tâm mà họ có thể đến được mà không trải qua cuộc hành trình dài.”

Malaysia, ban đầu đã đẩy thuyền tị nạn trở ra biển và nhiều người tị nạn đã chết đuối.

“Như một kết quả của chính sách ngoại giao, họ đồng ý thành lập các trung tâm tạm cư. Họ đã làm thế vì hiểu rằng chúng tôi, và các nước tiếp nhận người tị nạn khác, đã có thể nhận một số lượng rất lớn và như thế sẽ người tị nạn Việt Nam sẽ không phải là vấn đề bỏ lại cho Malaysia giải quyết,” ông nói.

Một nỗ lực toàn cầu tương tự là điều cần thiết bây giờ, ông Fraser nói. Chỉ trích của phe đối lập đã lập lại nhiều lần là chính phủ có chính sách bảo vệ biên giới là một huyền thoại,” ông nói.

Margaret Thatcher and Malcolm Fraser meet in Canberra in 1979. Photo: The Age (File)
Margaret Thatcher và Malcolm Fraser hội kiến tại  Canberra năm 1979.
Photo: The Age (File)

 

“Đó rõ ràng là điều vô nghĩa. Các chính khách sẽ phải ngạc nhiên khi biết một chính đảng sẽ nhận được biết bao nhiêu sự ủng hộ nếu họ thực sự vận động cho hoàn cảnh của những người tị nạn và giải thích hoàn cảnh tại sao họ phải chạy trốn đi tị nạn.

“Phải có thật nhiều can đảm để bỏ lại tất cả mọi thứ thân quý để cố gắng đi tìm một tương lai tốt hơn cho gia đình của bạn.”

Chính sách tự do và cở mở của chính phủ Fraser đối với người tị nạn Việt Nam đã không gặp đối lập về mạt chính trị.

© 2013 DCVOnline


Nguồn: Thatcher wanted Fraser to buy island for refugees. Yuko Narushima, Immigration Correspondent. The Sydney Morning Herald. 31-12-2009.

3 Comments on “Một hòn đảo cho người tị nạn cộng sản

  1. Trích: “Một trong những vấn đề là rất nhiều người rời bỏ Việt Nam bằng tàu
    thuyền … là điều hoàn toàn không thích hợp cho sự sống còn trên biển
    cả,’” ông Fraser nói…”
    Dịch thế này thì… bố thằng Tầu cũng chẳng hiểu được!

    Câu tiếng Anh là: “One of the problems was a lot of the people fleeing Vietnam were doing so in boats that … were totally unsuitable for survival at sea”.

    Dịch nghĩa: “Một trong những vấn đề là rất nhiều người rời bỏ Việt Nam trên những
    thuyền hoàn toàn không đủ điều kiện để sống còn trên biển khơi”.

    (Chử “that” chỉ những con thuyền vượt biên chứ không phải là “điều” gì cả!)

  2. Góp ý phiên dịch:

    Một trong những vấn đề là có rất nhiều người rời bỏ Việt Nam như thế trên những con thuyền (mà) hoàn toàn không thích hợp cho sự sống còn trên biển cả.

    Nếu bỏ chữ “mà” thì thay bằng “dấu phảy”.