Điều gì khiến cho Trương Duy Nhất bị bắt?

Kami

tdn-03Các cá nhân tham gia trò chơi chính trị của các phe nhóm trong đảng, tự biến mình thành thứ đồ chơi trong ván bài tranh giành quyền lực.

Như thường lệ, người Việt nam lại một lần nữa chóng quên. Những sự kiện mang tính thời sự thường được truyền thông khai thác hết công suất trong một vài ngày, rồi bẵng đi. Chẳng ai còn nhớ tới người hôm qua còn là đỉnh điểm của một sự kiện. Đến hôm nay, cựu nhà báo Trương Duy Nhất cũng là một người như thế. Đó là lý do để tôi viết bài này, vì sợ chúng ta quên họ.

Việc Trương Duy Nhất bị bắt, ngay lập tức chính quyền bị phản đối, vì khi họ dùng điều 258 của Bộ Luật hình sự để bắt Trương Duy Nhất ngoài việc là sự vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân mà nó còn cho thấy sự khuất tất của chính quyền trong việc làm này. Vì việc làm từ trước đến nay của Trương Duy Nhất, thông qua các bài viết không hề xâm hại đến các cá nhân hay các tổ chức khác. Điều này là chắc chắn. Kể cả bài viết cuối cùng “Bỏ phiếu cùng Quốc hội”, bị coi là nguyên nhân của việc ra lệnh bắt giữ khẩn cấp cũng thế, hoàn toàn không vi phạm. Hay vì Trương Duy Nhất để lộ “bí mật” quốc gia là trên thực tế dân tin tưởng các vị lãnh đạo đương nhiệm thấp lắm? Đó là một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi. Không phải đi đâu xa, chỉ cần ra chợ, các quán nước bến tàu, bến xe hay các quán nhậu … để mà nghe dư luận xã hội nói về các vị như thế nào?

Xung quanh sự kiện Trương Duy Nhất bị bắt đã có nhiều đánh giá và nhận định ở các góc độ khác nhau. Khi đánh giá một vấn đề cần phải làm rõ được bản chất của nó, không thể dùng cảm tính để đánh giá một cách hời hợt vô trách nhiệm, hoặc cố tình gò ép nó vào một mục đích của cá nhân mình. Nếu rút ra được bản chất của vấn đề, điều đó sẽ giúp cho mọi người rút ra một bài học cho mình để tránh.

Trương Duy Nhất không bao giờ là một nhân vật dấn thân đấu tranh cho dân chủ, mà chỉ là một người con cộng sản nhà nòi, nhưng dũng cảm để cất lên tiếng nói với trách nhiệm của một người cầm bút. Hãy nghe Trương Duy Nhất bộc bạch trong bài “Điều tra lý lịch tôi” như sau:

“Lý lịch cá nhân tôi cũng chẳng có gì đáng nói. Thẻ nhà báo thì tôi đã tự trả gần 2 năm rồi. Không chống phá, không phản động, không đảng phái, chẳng phe nhóm nào. Tôi chỉ là riêng tôi, một góc nhìn khác với những góp bàn cá nhân trong mong ước, khát vọng đổi thay tích cực. Tôi cũng đã nhiều lần ra nước ngoài, hai lần sang Mỹ nhưng toàn đi chuyên cơ với Chủ tịch nước.”

Và người ta đánh giá Trương Duy Nhất còn là một trong những trí thức “phản biện trung thành” có mang hơi hướng cực đoan do tính khí ngang tàng và tự tin của một người đàn ông xứ Quảng. Thực ra Trương Duy Nhất cũng chỉ làm đúng vai trò của người cầm bút đúng nghĩa. Trong một xã hội có một nền báo chí tự do thì là điều hết sức bình thường, vì hầu hết các nhà báo đều làm như thế. Ở đó báo chí là quyền lực thứ tư, nhà báo nói thay tiếng nói của người dân, để phản ảnh nguyện vọng của họ, đáng lẽ ra thì phía chính quyền cần phải khuyến khích và cảm ơn. Nhưng ở Việt nam và một vài quốc gia khác, một khi đụng đến các lãnh tụ, lãnh đạo cao cấp thì bị coi là phạm húy.

Hình minh họa của Trương Duy Nhất trong blog Một góc nhìn khác.
Hình minh họa của Trương Duy Nhất trong blog Một góc nhìn khác.

Trên thực tế, trong một xã hội mà ý thức của người dân đa phần vẫn có tư tưởng coi trọng sự đạo hiếu như ở Việt nam, thì có người cho rằng cách Trương Duy Nhất viết hơi hỗn. Kiểu cách viết lách “hỗn” của Trương Duy Nhất, nếu mà ở Thái lan một xã hội còn mang nặng tư tưởng phong kiến thì chắc Trương Duy Nhất cũng đã đi xa từ tám đời rồi. Nói thế để thấy ở Việt nam chuyện chửi lãnh đạo, bôi xấu đảng cầm quyền hay chửi cả cơ quan ngôn luận của đảng là báo Nhân dân v.v… như các bloggers vẫn làm, với nội dung “phản động” hơn nhiều những bài của Trương Duy Nhất viết là chuyện bình thường. Hầu như chả ai bị bắt vì những việc đó, nếu ai không tin thì thử thống kê xem có đúng không. Do vậy việc nói Trương Duy Nhất bị bắt là với lý do viết hỗn, viết láo là chuyện không thuyết phục.

Vậy tại sao chính quyền họ lại bắt Trương Duy Nhất và bắt bằng lệnh bắt khẩn cấp chứ không phải là lệnh bắt bình thường? Và vì sao việc này lại được cả hệ thống truyền thông lập tức đưa tin rầm rộ sau có một vài tiếng đồng hồ sau khi Trương Duy Nhất bị bắt? Thử trả lời các câu hỏi sau:

Trương Duy Nhất có là phần tử nguy hiểm không? Không!
Trương Duy Nhất có biểu hiện bỏ trốn không? Không!
Trương Duy Nhất có phản động không? Không!
Trương Duy Nhất có chống đối không? Không!
V.v… tất cả câu trả lời sẽ là không.

Vậy tại sao họ bắt và bắt Trương Duy Nhất với mục đích gì? Phải chăng là bắt, nói theo đúng giọng anh Hai là bắt để giỡn chơi.
Ngược lại dòng thời gian không lâu, khi Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng đã không ít hơn ba lần bị cơ quan công an mời đi uống cafe vì các nội dung viết trên blog cá nhân. Trong bài “Viết sau 3 cuộc làm việc với công an”, khi ấy khoảng tháng 10/2012 Trương Duy Nhất thừa nhận

“Hơn 4 năm trước, khi một ông Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương phán định trang Trương Duy Nhất có “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội.”

nhưng rút cục khi ấy dù có kích động dư luận xã hội thì Trương Duy Nhất cũng chẳng sao. Và cũng trong bài viết đó Trương Duy Nhất thừa nhận

“Tôi không phải tội phạm. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất – Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang ‘cõng rắn cắn gà nhà, những ‘nhóm lợi ích’ đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những ‘bầy sâu ăn hết phần của dân’, những ‘bộ phận không nhỏ’ trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ. Đấy mới là cách bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ.”

Qua đoạn trích trên đã cho thấy Trương Duy Nhất đang công kích và chĩa mũi dùi vào ai, đồng chí nào là đại diện của những ‘nhóm lợi ích’ đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia? Cái đó cũng phần nào lý giải ai là người đứng sau vụ bắt Trương Duy Nhất.

Đáng chú ý là các cuộc làm việc nói trên với Trương Duy Nhất, đều có sự phối hợp giữa cán bộ của Bộ Công an và Công an Đà Nẵng, nhưng dưới sự chủ trì của Công an Đà Nẵng. Vào thời điểm đó, phe bảo thủ trong đảng đang nắm thế thượng phong thể hiện qua diễn biến của Hội nghị TW 6, và sự hiện diện của ông Nguyễn Bá Thanh trong vai lãnh chúa Đà Nẵng vẫn đang còn. Với bối cảnh chính trị khi đó đã phần nào đảm bảo cho tính mạng Trương Duy Nhất vững như bàn thạch và đảm bảo chắc chắn sẽ không hề suy suyển. Và câu “Chú mày cứ mạnh tay viết, không can chi hết” là một lời bảo chứng vô giá, đó là lý do vì sao Trương Duy Nhất bất chấp lời cảnh báo của nhân vật Tôm Cát nào đó. Ở Đà Nẵng, chuyện này  mấy người không hiểu.

Trương Duy Nhất trong lần tháp tùng đoàn công du sang Mỹ với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Nguồn: OntheNet
Trương Duy Nhất trong lần tháp tùng đoàn công du sang Mỹ với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Nguồn: OntheNet

Song ở đời, khi lúc ta cảm thấy là mình an toàn nhất, thì là lúc ta bộc lộ những điểm yếu của mình cho đối phương nhìn thấy, ở Trương Duy Nhất sẽ là khi mà cái chống lưng không còn giá trị. Vấn đề sống còn của Trương Duy Nhất khi đó chỉ là thời gian, đó là khi nào thế cờ bị sẽ bị lật ngược. Nhưng vào thời điểm đó có sự thay đổi theo xu hướng có lợi cho Trương Duy Nhất, khi ông Nguyễn Bá Thanh rời Đà Nẵng ra Trung ương giữ trọng trách Trưởng Ban Nội chính TW đồng thời làm phó Ban Phòng chống Tham nhũng thường trực, mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Trưởng ban. Tương lai của Nguyễn Bá Thanh vụt chói lòa. Khi ấy người ta đã khẳng định 99,99 % chủ nhân chiếc ghế Ủy viên Bộ Chính trị thứ 15 chắc chắn sẽ mang tên ông Nguyễn Bá Thanh chứ không có ai khác. Và việc đó đã làm cho người người hy vọng, nhà nhà kỳ vọng ở Nguyễn Bá Thanh, một Bao Thanh thiên sẽ ra tay thực hiện công lý. Vì quá tự tin và thiếu kinh nghiệm chính trị, trong một phút bốc đồng cũng vì không để người hâm mộ thất vọng, ông Nguyễn Bá Thanh đã mắc sai lầm chết người khi tuyên bố “Sẽ bắt ngay, sẽ hốt liền, không nói nhiều”. Đó là câu nói đã giết chết sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Bá Thanh. Và câu nói đó vô tình đã biến Trương Duy Nhất lọt vào vòng ngắm để trở thành con vật tế thần. Trong cuộc chinh phạt của phe nhóm lợi ích trong Hội nghị TW 7, mà kết quả là hai ngôi sao sáng là Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh và Trưởng Ban Kinh tế Vương Đình Huệ bỗng vụt tắt trong sự ngỡ ngàng của muôn triệu người và… sự bẽ bàng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng . Khi đó việc bắt Trương Duy Nhất đã được chuẩn bị triển khai.

Không ai học được chữ ngờ, cái thâm hiểm nhất của phe nhóm lợi ích mà ít người biết đến là bắn một mũi tên trúng hai đích. Vô hình chung việc hai ông Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh và Trưởng Ban Kinh tế Vương Đình Huệ không lọt vào được Bộ Chính trị, đã vô hiệu hóa được hai con bài chủ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà không hề tốn công sức. Các ông Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh và Trưởng Ban Kinh tế Vương Đình Huệ bây giờ đang ở tình trạng có chức mà không có quyền, tiền thì càng không có. Hai ông tưởng sẽ rơi vào chĩnh vàng, như các Ban của đảng trước đây đã từng kiếm bộn tiền. Nay thì khác, ngày ngày chỉ ngồi nhổ râu và uống nước chè vặt, buồn thì gọi mấy chú lái xe đến làm mấy ván cờ thế giải sầu. Và lòng thầm mong bao giờ cho đến ngày xưa. Bây giờ, thân các anh còn lo chả xong thì nói gì chuyện bao cho thằng nọ, chắn cho thằng kia nữa.

Thế là đến lúc tình thế đã hoàn toàn đảo ngược, chính là lúc phe nhóm lợi ích quyết định bắt đầu giỡn chơi.

Việc bắt Trương Duy Nhất với mục đích thể hiện sức mạnh và dạy cho phe bảo thủ một bài học, đại loại “Có phải ông Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh từng tuyên bố ‘Sẽ bắt ngay, sẽ hốt liền, không nói nhiều’ không? Ông từng tuyên bố bắt ngay, sẽ hốt liền, không nói nhiều, nhưng ông đã bắt được ai, hốt được ai chưa hay ông chỉ nói nhiều? Để chúng tôi không nói, mà tôi hốt luôn cho ông coi, cho đáng mặt đàn ông.”

Đó là câu trả lời cho câu hỏi tại sao họ lại bắt Trương Duy Nhất bằng lệnh bắt khẩn cấp chứ không phải là lệnh bắt bình thường? Và vì sao việc này lại được cả hệ thống truyền thông lập tức đưa tin rầm rộ sau có một vài tiếng đồng hồ sau khi Trương Duy Nhất bị bắt? Và cũng là lý do vì sao có tin đồn ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị thả Trương Duy Nhất.

Tóm lại, bản chất việc Trương Duy Nhất bị bắt thì cũng chả khác gì việc Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến bị bãi nhiệm rồi bỏ chạy sang Mỹ, hay như việc Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm thú thực đã chán làm chính trị gia v.v. Nó là hệ quả tất yếu của việc các cá nhân tham gia trò chơi chính trị của các phe nhóm trong đảng, tự biến mình thành thứ đồ chơi trong ván bài tranh giành quyền lực. Mà họ không hiểu rằng sẽ tới một lúc họ sẽ trở thành con vật tế thần. Đây cũng là bài học cho những kẻ có sở thích chụp ảnh với lãnh đạo để lấy le với mọi người, vì từ “vinh dự” được chụp ảnh chung với họ đến chỗ chấp nhận hợp tác và bị họ lợi dụng để biến mình trở thành những tên lính xung kích của các thế lực chính trị thì kết cục không bao giờ có hậu. Tới một lúc nào đó những người đó sẽ bị sử dụng thành công cụ cho việc “Cắt tiết gà dọa khỉ”.

Qua đó để thấy mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN chỉ là sự bằng mặt và không bằng lòng. Nó chứa đựng rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho việc xung đột lợi ích giữa các phe nhóm trong đảng ở mọi cấp độ đều có thể xảy ra. Nó sẽ có nguy cơ trở thành mâu thuẫn đối kháng, khi đó sẽ là sự đấu tranh một mất một còn giữa các phe để loại trừ lẫn nhau bất chấp thủ đoạn.

Ngày 03 tháng 6 năm 2013


Nguồn:Điều gì khiến cho Trương Duy Nhất bị bắt?. © Kami – RFA Blog’s. Bài do tác giả gửi tới Tin Tức Hàng Ngày Online, Jun 5, 2013.

3 Comments on “Điều gì khiến cho Trương Duy Nhất bị bắt?

  1. Tuy nhiều người (trong nước) khẳng định rằng blogger Kami là bút danh của một người của phe nào đó trong đám cần quyền, nhưng dù sao giải thích tại sao Truơng Duy Nhất lại bị bắt vào lúc này nghe rất hợp lý.

    Thế nhưng, câu kết luận “Tóm lại, bản chất việc Trương Duy Nhất bị bắt thì cũng chả khác gì việc
    Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến bị bãi nhiệm rồi bỏ chạy sang Mỹ,
    hay như việc Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm thú thực đã chán làm chính
    trị gia v.v.” thật là “chớt wớt” chẳng liên quan với phân tích đầy những chi tiết “hậu trường” trước đó…

    • Bài viết phân tích hay. Dâm lấy làm khoái lắm, cơ.
      Từ, lâu, từ khi trang nhà ĐCV còn khoáng đạt, Dâm tôi từng nói thõng ra
      rằng, có những nhân vật hay phong trào, đảng phái họ tranh dành đấu
      đá lẫn nhau trong cái vòng luẫn quẩn cộng sản,
      mà bà con hít hà vỗ tay han hô cô này, hoan hô cậu lia, rối rít cả lên.
      Bà con ta lại còn đứng vòng ngoài, kiến cò kiến nghị gì gì đó, XIN
      Cộng sản tha cho người ta, làm phước! Như vậy là..giết đời nhau có
      biết không?
      Thế thì Dâm tui không chống Cộng hay sao? Tui vẫn chống Cộng
      theo con đường chú Sam đi, tuy chú ta đã làm nhục tui, cũng vì nhu
      cầu nhứt thời của chú áy. Tôi chống Cộng vẫn với tư cách công dân
      chế độ cộng hòa của Saigon xưa. Lạ quá, chăng? ( Kụ 108)

      • Mạn phép ” chú,” mình khuấy động chút chút cho các bạn
        Dân Hèn, Cua rốc Đồng Chiêm,,Dư Âm, cháu cụ hồ là HH,
        cháu chú Giáp là Vo Binh, cô Bẫy-Rữ, UncleFox, Triệu Lương Dân…lần mò về sân chơi.
        Mà họ đi đâu vắng biệt, chẳng đến ” chưởi” cho mềnh một
        trận ! để mềnh…truyền cái tưng tửng cho, hà hà…
        Lạ thay, quen nước quen cái, nên nhớ nhau ra phết. Thời gian
        hồ dễ mấy ai quên?