Mỹ và Trung Quốc trong thế cờ mới?
Lữ Giang
VNCH mà Mỹ cũng bỏ, CHXHCNVN mà nghĩa lý gì?
Mỹ – Trung Quốc đang tiêu lòn?
Bài “Biển Đông: Mỹ – Trung hòa dịu, nhiều nước Đông Nam Á quan ngại” do đài RFI cho phổ biến ngày 1-7-2013 đã làm nhiều người Việt chống cộng ngạc nhiên vì nó hoàn toàn khác với những gì giới bình luận chống cộng ở hải ngoại đang rao truyền trên các các cơ quan truyền thông, đó là Mỹ đang xoay trục về Đông Nam Á để bao vây Trung Quốc về cả quân sự lẫn kinh tế.
Những điều đáng lo ngại
Bài báo nói trên đã nhận định:
“Sự chú ý muộn màng của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đến một khu vực từng được người tiền nhiệm ưu tiên đã làm dấy lên quan ngại từ nhiều nước nhỏ trong vùng, vốn chờ đợi hậu thuẫn mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ để giải tỏa sức ép ngày càng mạnh của Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
“Mối quan ngại tại Đông Nam Á lại càng tăng vào lúc Washington – bị phân tâm vì hồ sơ Trung Đông – đang cố gắng tìm kiếm một quan hệ hòa dịu hơn với Bắc Kinh, mà biểu hiện nổi bật là cuộc họp thượng đỉnh Obama – Tập Cận Bình tại California hồi tháng 6/2013.”
Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Tập Cận Bình đã nói với nhau những gì khiến các quốc gia Đông Nam Á lo ngại?
Chúng tôi xin nhắc lại, trong cuộc gặp gỡ hôm 7-06-2013, Tổng thống Obama nói:
“Mỹ hoan nghênh sự vươn lên của Trung Quốc. Trên thực tế, sự phát triển của Trung Quốc cũng là lợi ích của Mỹ. Mỹ tin tưởng rằng, một Trung Quốc hòa bình, thịnh vượng và ổn định không chỉ tốt cho Trung Quốc mà còn cho cả Mỹ và cộng đồng quốc tế.”
Ông Tập Cận Bình trả lời:
“Tôi và Tổng thống Obama gặp nhau để vạch ra tương lai cho quan hệ Trung-Mỹ và thiết kế kiểu quan hệ mới. Năm ngoái khi tới thăm Mỹ tôi đã từng nói, ‘Thái Bình Dương rộng lớn đủ không gian dung nạp cả hai nước lớn Trung – Mỹ chúng ta, và bây giờ tôi vẫn cho là như vậy’.” (Tân Hoa Xã ngày 8.6.2013)
Qua hai lời tuyên bố này, một số trong giới phân tích đã đặt ra hai câu hỏi:
(1) Phải chăng đã có một sự thỏa thuận ngầm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông? Nếu Trung Quốc từ bỏ việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và tôn trọng quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
(2) Phải chăng việc Trung Quốc đẩy mạnh cuộc tranh chấp về quần đảo Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông trong những tháng đầu năm nay là để làm vật đối chác với Mỹ khi Chủ Tịch Tập Cận Bình gặp Tổng Thống Obama?
Nhiều nhà quan sát tin rằng các cuộc thao diễn quân sự giữa Mỹ với một số nước Á Châu trên Thái Bình Dương vừa qua và lời tuyên bố triển khai “Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ chỉ là một cách trấn an.
Con đường hoa kỳ đi tới
Trong bài “The Future of U.S. – Chinese Relations, Conflict Is a Choice, Not a Necessity” (Tương lai của quan hệ Mỹ – Trung Quốc, xung đột là một sự lựa chọn, không phải là một điều cần thiết) đăng trên tạp chí Foreign Affairs tháng 3 và tháng 4 năm 2012, Tiến Sĩ Henry A. Kissinger đã bàn về sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước hết ông nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào ngày 19-01-2011. Trong cuộc gặp gỡ này hai bên đã đưa ra một bản tuyên bố chung cam kết chia sẻ “một mối quan hệ Mỹ-Trung tích cực, hợp tác và toàn diện.” Hoa Kỳ đã nhắc lại rằng Hoa Kỳ “hoan nghênh một Trung Quốc phú cường và thành công và đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề thế giới.” Trong khi đó, Trung Quốc “hoan nghênh việc Hoa Kỳ là một quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.”
Nếu so sánh lời cam kết giữa Obama và Hồ Cẩm Đào năm 2011 và lời cam giữa Obama với Tập Cận Bình năm nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã xích lại với nhau gần hơn.
Khác với khi xâm nhập vào các quốc gia nhược tiểu, Kissinger cho rằng khi xâm nhập vào Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã không bao giờ tìm cách làm thay đổi thực tế của Trung Quốc như một trong những quốc gia lớn trên thế giới, về nền kinh tế và văn minh. Tại sao?
Tại vì tại các nước nhược tiểu như VNCH trước đây hay Iraq, Lybia, Ai Cập, v.v. hiện nay, Hoa Kỳ có thể dùng viện trợ, hệ thống tình báo và quân sự để thay đổi chính thể ở các nước đó theo ý muốn của Hoa Kỳ, nhất là đưa bọn tay sai lên cầm quyền và chi phối toàn bộ, còn Trung Quốc quá to lớn về cả lãnh thổ, văn hóa lẫn kinh tế, nên Hoa Kỳ khó làm được chuyện đó. Nhưng cũng có thể Kissinger đưa ra nhận định như vậy là để trấn an Trung Quốc. Kissinger nói thêm:
“Mỹ sẽ làm tốt để nhớ rằng ngay cả khi GDP của Trung Quốc là tương đương với Hoa Kỳ, nó sẽ cần phải được phân bố trên một dân số gấp bốn lần lớn, lão hóa, và tham gia vào các biến đổi trong nước phức tạp gây ra bởi sự tăng trưởng và đô thị hóa của Trung Quốc.”
Do đó, Hoa Kỳ không lo sợ Trung Quốc có thể vượt lên trên Hoa Kỳ.
Kissinger khuyên: “Cả hai bên nên mở cửa cho việc nhận thức các hoạt động của nhau như là một phần bình thường của đời sống quốc tế và không phải chính nó là một nguyên nhân để báo động.”
Bài này rất dài, chúng tôi chỉ tóm lược một số nét chính.
Hà Nội phản ứng nhanh
Theo dõi chuyến đi của Tập Cận Bình, Hà Nội tiên đoán được số phận của các quốc gia nhược tiểu trong vùng Biển Đông trong những ngày sắp tới, nên đã cố gằng tìm một lối thoát. Ngày 19-06-2013, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đã sang Bắc Kinh và chiều hôm đó, 10 “văn kiện hợp tác” đã được ký kết giữa Hà Nội và Bắc Kinh, trong đó có thỏa thuận thăm dò dầu khí chung trong Vịnh Bắc Việt: Mở rộng khu vực xác định từ 1.541km2 lên thành 4.076km2.
Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết: “Theo dự báo, khu vực này có cấu tạo địa chất liền nhau, có khả năng có dầu khí, nên hai bên xác định để có lợi cao nhất, thì cùng hợp tác thăm dò và tiến tới khai thác. Điều này chỉ phục vụ lợi ích kinh tế hai nước, không liên quan đến nước thứ ba.”
Ngày 21-06-2013, hai bên đã đưa ra một thông cáo chung nói rằng hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện tốt “Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc” được ký kết trong chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.
Đầu tháng 7 này, ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế trung ương của Đảng CSVN lại dẫn một phái đoàn qua Trung Quốc để “tìm hiểu kinh nghiệm quản lý kinh tế của nước láng giềng.”
Tưởng cấn nhắc lại, theo bản tin của hãng thông tấn Kyodo ngày 21-01-2012, trong cuộc viếng thăm Việt Nam vào tháng 12, 2011, ông Tập Cận Bình, lúc đó còn là Phó Chủ Tịch Nước, đã cảnh cáo nhà cầm quyền CSVN “không được dựa vào Mỹ trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông”. Thế nhưng trong khi Chủ Tịch Trương Tấn Sang qua Trung Quốc, Hà Nội cho Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam, đến Washington gặp Tướng Martin Dempsey, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ. Phát ngôn viên của Tướng Dempsey cho biết “ngoài các vấn đề khu vực [châu Á-Thái Bình Dương], hai ông Dempsey và Đỗ Bá Tỵ còn thảo luận về chính sách chuyển dịch trọng tâm về khu vực của chính quyền Obama”.
Như vậy, mặc dầu có sự cảnh cáo của Bắc Kinh, Hà Nội vẫn tiếp tục chơi trò đu dây.
Mỹ không chọn xung đột
Chúng ta nhớ lại, ngày 10-01-2012 một nhóm tác giả thuộc Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới đã đưa ra một tài liệu có đề tựa là “Hợp tác từ Sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Nam Trung Hoa”. Trong tài liệu này, các tác giả đã kêu gọi Washington thi hành chính sách hợp tác trong thế mạnh trên Biển Đông để tránh xung đột và bảo vệ tự do đi lại cùng độc lập của các nước nhỏ hơn.
Nhiều người tin rằng tài liệu này được đưa ra là nhắm ngăn chận Hoa Kỳ bỏ rơi các nước trong Biển Đông, nhầt là Philippines và Việt Nam. Vấn đề được đặt ra là Hoa Kỳ đang tiến tới hợp tác với Trung Quốc “trong thế mạnh” hay bằng “quan hệ hòa dịu”?
Hiện nay, ngoài những lời tuyên bố suông, chúng ta chưa thấy Hoa Kỳ có hành động cụ thể nào cho thấy Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chận sự lộng hành của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngày 1.7.2013 khi đến dự hội nghị ASEAN tại Brunei, Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry chỉ nói một cách vu vơ:
“Với tư cách là một quốc gia ở Thái Bình Dương và là cường quốc trong khu vực này, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và an ninh, tôn trọng luật pháp quốc tế, trao đổi thương mại không bị ngăn cản và tự do hàng hải tại Biển Đông.”
Ông còn tái khẳng định: “Hành động chúng tôi không nhằm làm chủ hoặc chống lại một nước nào.”
Ngoài việc bận lo vấn đề Trung Đông và xây dựng lại sự hợp tác với Âu Châu, Hoa Kỳ còn nhận thấy rằng những quyền lợi của họ tại Trung Quốc còn lớn hơn gấp nhiều lần quyền lợi của 10 nước ASEAN cộng lại, nên xung đột với Trung Quốc về Biển Đông không có lợi gì. Còn vấn đề khai thác dầu lửa tại Biển Đông, các chuyên gia ước tính Trung Quốc phải cải tiến kỹ thuật ít là 20 năm nữa mới khai thác được. Vì vậy, trong hiện tại, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào Biển Đông trừ khi Trung Quốc ngăm chận hải lộ quốc tế trên biển này, một điều ít ai tin rằng có thể xảy ra.
Lời nhận định của ông Ellen Tordesillas, một nhà phân tích kỳ cựu của Philippines, được coi là chính xác:
“Mặc dù Mỹ muốn ngăn chặn thế lực của Trung Quốc, nhưng nước này sẽ không muốn làm kẻ thù của người khổng lồ Châu Á. Họ cũng không muốn bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa Philippines và Trung Quốc.”
Hà Nội chắc chắn cũng đã có nhận định như thế đối với Việt Nam. VNCH mà Mỹ cũng bỏ, CHXHCNVN mà nghĩa lý gì?
04-07-2013
Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ.
Viết hươu, viết vượn, viết lung tung, cuối cùng ông thần phán ” VNCH mà Mỹ cũng bỏ, CHXHCNVN mả nghĩa lý gì?”.
Chứng tỏ ông nầy chẳng biết gì về địa lý chính trị của vùng Đông Nam Á. Hiện nay cả Tàu lẫn Mỹ, nước nào cũng muốn ảnh hưởng lớn trên vùng đất nầy, ngoài tiềm năng về dầu khí, dân số và một nền kinh tế đa dạng, Mỹ không bao giờ để cho Tàu phô trương thanh thế ở ĐNÁ, Lý do Tàu luôn luôn là kẻ thù tiềm ẩn của Mỹ, dù bên ngoài vẫn buôn bán với nhau.
Bỏ VNCH là một sai lầm, không lẻ Mỹ sai lầm thêm lần nữa !
Chào ông chủ,
” Em” sắp chở ông bạn Không Quân đi xin bấm huyệt thần kinh tọa.
Trưa dìa, xin hầu chuyện ông Lũ Giang.
Mỹ bỏ VNCH năm 1975, là như…Khổng Minh bỏ thành trống, đó mà.
( Ông chủ cho “em’ hỏi thăm anh Lê Văn…hay giỗi như con gái 7-H).
Hê lô, Mr Tú Chọt! Chà, lâu ngày quá héng. Mợ Đào chọt mạnh giỏi? hehehe…
“VNCH mà Mỹ cũng bỏ, CHXHCNVN mả [mà] nghĩa lý gì?”
Hay!
Dựa vào chánh sách đối ngoại của Huê kỳ, kể từ khi “Vietnamization” được đưa vào tự điển quốc tế; thì quả thật, đây là sự “phán đoán” có cơ sở đó chớ!!
Thôi rồi ta đã sang ngang…còn chi máu đỏ, í quên, pháo đỏ rượu hồng…
Từ nay hãy Tự Lập – Tự Cường nghen, em…Anh “rút ra” trong danh dự…Hơn 50 nghìn mạng lính của anh đã bỏ mình, còn lính Chệt lính Liên Xô…rung đùi!
Vietnamization là chánh sách các anh Huê kỳ chịu nhứt!
BỞI VÌ các em quân dân cán chánh VNCH uýnh Vc dở như hạch, sinh viên học sinh xuống đường, trốn lính, bàn thờ Phật chỉ còn là cái ghế cho khách qua đường nghỉ chưn, sư sãi thui nướng…Báo chí chửi tụi anh hà rầm!
Thượng đế hỡi có thấu cho Việt Nam này…??
Tôi vốn ngại đọc bài của ông Lữ Giang, như ngày xưa sợ đi nhậu với mấy ông lính ba gai. Mấy ổng thích phang tứ tung, có khi mình bị… trúng miểng oan gia!
Sợ nhưng lại vẫn thích, vì lắm lúc được nghe những phát ngôn hãi hùng mà ở “đời thường” không bao giờ được nghe.
LG cũng tiêu biểu cho giới trí thức Xè Goòng làm việc ở ra-dô Catinat, “chuyên trị” trích dịch. Đọc bài của ông sẽ được nghe những lời tuyên bố của những nhân vật nổi bật nhât thế giới, rất tiện lợi cho những ai ghiền cà-phê Factory, vừa nhâm nhi nhấp cà phê đắng vừa bình luận tương lai thế giới…
Tuy nhiên, cũng phải công nhận LG chịu khó phân tích – dù ít khi tới nới tới chốn, đọc có thể tức như.. bò đá – từ đó có những câu hỏi khá bất ngờ. Ở đây là câu hỏi có phải TQ tạo ra cuộc tranh chấp đảo Điều Ngư của Nhật dụng ý dùng làm mồi dụ khị Hoa Kỳ. Dấu hỏi ở đây chỉ là hình thức, cho có vẻ bài báo. Sự thực trong thâm tâm ông LG có lẽ đây là một thực tế, được dẫn chứng bằng câu thoòng của họ Tập, rằng TBD đủ rộng lớn để chứa hai chúa sơn lâm.
Cụ LG còn đi xa hơn, khi – trong câu cuối – hầu như tiên đoán là Hoa Kỳ rất có thể sẽ hay đã “ký giấy” nhượng CHXHCNVN hẳn cho Tầu. Trong chính trị ngày nay chẳng có gì không thể xẩy ra và, dù chúng ta “không công nhận” nhà nước CSVN (là chính thống), viễn tượng này vẫn thật hãi hùng.
Hãi hùng hay không, hẳn ai cũng phải công nhận là số mạng VN vẫn là cái đê be làn sóng xâm lăng của Tầu, như GS Tsuboi nhận định. Một khi cái đê không đủ vững thì tất nhiên sẽ bể. Lúc đó, Hoa Kỳ nhân đạo lắm cũng chỉ đi vớt những người Việt bị sóng cuốn đi…
Mềnh đọc dân bóng tròn Lê Văn, thấy có hai từ ” lính ba gai” đụng chạm quá à,
lại như mũi kim châm vô ký ức, nên mềnh trình làng cái ý ” nhớn ‘ như bò đá rằng:
Mềnh có thói quen đặt mềnh vô vị trí đối phương để biết về đối phương, Ấy
a, ngày xưa ấy, Trung sĩ Dâm tui có ông trưởng Ban Hai tình Báo, Dâm tui “bắt”
hắn ta ngày ngày phải cho Dâm biết, nếu ” ta” đóng quân chỗ ni, khi ta ” hành quân chỗ nớ…thì liệu quân của ông Tonydo sẽ chào đón ta ra sao ri rà…Với cách này, mềnh mần cho quân lính của ông Tony nhiều khi xính vính với mềnh…( nhưng trận cuối cùng, mênh thua…là thua ông …Dương văn Minh…cho lệnh mềnh buông súng…không cho mềnh chạy sang Campuchea…đánh tiếp! ). Hè hè…lạc đề…
Nay nói về chú Sam, thì mềnh cũng ví thử mềnh là chú ấy, xem chú ấy mần chi với chú Chệt Ba Tàu, thì thấy rằng, ông tác giả đặt tiều đề bài này là SAI,
phải nói rằng “Mỹ và Tàu trong thế cờ CŨ ” mới đúng, thay vì Mới. Này ơi”
Mỹ là đầu sõ trong thế Tam quốc Mỹ – Nga – Tàu, nên Mỹ ma giáo …dọn chỗ
trước cho Tàu, bằng cách tha mạng cho Tàu trong chiến tranh Triều tiên, lại cho Tàu thắng Pháp trong chiến tranh Việt Pháp. lại cho Tàu… bí mật nguyên tử, lại cho Mao Xếnh Xáng biết âm mưu tạo phản của Lâm Bưu…và sau này bắt tay Tàu qua chiến tranh Vn, ký kết Thông Cáo Thượng Hải 1972 làm bằng.
Vậy Mỹ và Tàu vẫn còn giữ cam kết CŨ…chia hai thiên hạ, cùng làm ăn, …chứ không uýnh nhau, bất lợi .. ( nhưng nếu Ba Tàu bị chia năm xẻ bảy trong tương lai, là chuyện nội bộ có… bàn tay ngầm của Mỹ, là vấn đề khác nhá.. đọc đến đây… như…bò đá,..mà sẽ trúng mánh, cho mà coi…)
…
Xin chia sẻ với Lê Văn trước. Ngài không ở Mỹ nên không biết, nếu không có những người như cụ Lữ Giang thì thiên hạ ra sao, bởi vì cứ ra rả tối ngày ta thắng địch thua, rồi hết thằng Mạnh tới thằng Trọng, thằng Sang qua Tàu qùi gối liếm tay thằng Đào, thằng Bình .v.v thì chắc chắn bà con mình lại bị bưng tai, bịt mắt như hồi hai đồng chí Duẩn, Thọ còn chia nhau ngồi trên Ngai Vàng. Mình vốn hơi ngang nên “nhảy sang bên Cờ Vàng với cụ Tô Mã Ý” mặc dù có trận cụ ( “dần” mình tơi tả) cho đầy chất Tự Do, Nhân Vị. Vì vậy cứ thấy bài có tên Lữ Giang là phải đọc, tuy nhiên bài này cụ bảo Mỹ nó không ngại bỏ VN thì cụ nên nghĩ lại, sau này nói chuyện thêm nhé. Đêm tối xông vô vây Tô Mã Ý, hai quả cối bắn chỉnh trước rồi nếu trúng sẽ cấp tập (luật đánh điểm ban đêm). Hai quả cối vừa nổ, Tô mã Ý gọi máy về hậu cứ: VC bắn đúng hầm chỉ huy của Trâu Điên rồi, xin yểm trợ gấp.Bắt được tần số, em hạ lệnh trúng mục tiêu rồi, “cấp tập”. sau mấy chục quả pháo, cho lệnh bộ binh xung phong, chết gần hết vì hai quả pháo chỉnh đã trật ra xa cả trăm thước. Bị Tô Mã Ý Cờ Đỏ lừa. Ngả mũ chào họ Tô.
Cám ơn bác Tony. Đúng là dù sao cụ LG cũng là một “tiếng nói đối lập” – phản biện – cần thiết trong hàng ngũ “phe ta”!
Bác gửi mà em không hồi đáp thì bất lễ, nhưng thật tình em muốn ngừng và tìm Luật Sư để đưa trang mạng này ra Toà ,vì họ xâm phạm quyền Tự Do Ngôn Luận của nhân dân. Bao nhiêu Comments mà em vắt óc ra để chia sẻ với bạn đọc, đặc biệt là bác và cụ Tô đều đã bị họ deleted. Bỏ Cờ Đỏ qua Cờ Vàng tưởng rằng kiếm được Tự Do, mình muốn nói gì thì nói, ai ngờ ở đâu rồi cũng có “đứa” nó cầm trịch. Nhớ các bác em lại vô, hơn nữa cô con gái Luật Sư của em nó bảo là không thể thắng được nên khỏi kiện cáo gì cả cho mệt. Chắc phải chờ lên Trên kia thì mới có Tự Do bác ạ. Tự Do trong Chúa. Thân Kính.
Vậy sao? Thế thì không thể chấp nhen được… Nhưng chưa chắc là “cờ vàng” đâu bác Tony ơi! Tôi là dân “cờ vàng” chính gốc nên biết kiểu cách của họ. Dù sao “cờ vàng” cũng không thích chơi trò “nắm đá giấu tay”. Họ có thể biểu tình ném đá (hay ném thứ gì khác), chửi bác thậm tệ, hoặc khóa “account” của bác lại chứ không lén lút delete…
Nếu muốn bác Tony có thể viết cho tôi ở địa chỉ [email protected]
Thân kính
Chắc là “Trăm hoa đua nở”, “Cách mạng văn hóa”, “Bước nhẩy vọt”… của Mao cũng đều do “chú Sam” chủ mưu?
Chú SAM chủ mưu ráo trọi ? No, No not at all…không, đó là
” chú Văn ” đấy. Có mỗi một bóng hồng nơi đây, chú Văn lượm
ngon lành…
Thế nhưng:
Đích thị chú Sam đã cứu sống ông Hồ tại Tân Trào from serious
malaria…và mang ông về thành Thăng Long mà lên ngôi báu;
để sau này ông Hồ cứ …như thế như thế mà mần…cho chú Sam.
Ông Hồ không là con Ngựa Thành Troie, thì còn ai vào đây?
Con… (đĩ) ngựa Hà Thành thì có: thấy anh nào có sức mạnh, lắm tiền là tới hôn hít xin làm “lẽ”… hết chú Xít, đến chú Sam lại đến chú Mao 🙁
Lưu ý quý bạn góp ý tại đây.
Yêu cầu quý bạn đọc tôn trọng điều lệ sinh hoạt của diễn đàn.
Những ý kiến ngoài chủ đề, v.v. sẽ được ban điều hợp quét ra khỏi diễn đàn.
Mods