Bình luận về bài “Hồng Bàng thị truyện” như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại” của Liam Kelley

Keith Weller Taylor  –  Người dịch: Hoa Quốc Văn

 hongbangHng Bàng th truyn và những câu chuyện khác xuất hiện không chỉ trong công trình đã trở thành biên niên sử chính thức của triều đình, tức Đi Vit s kí toàn thưmà còn trong một văn bản Kelley gọi là Lit truyn, tức Lĩnh Nam chích quái [lit truyn]. 

Tiểu luận của Kelley được gợi ý từ một câu chuyện xuất hiện trong các văn bản ở đời Lê Thánh Tông (1460 – 1497), một giai đoạn của nhiều hoạt động văn chương và nhiều đổi thay trong việc viết về lịch sử. Hng Bàng th truyn và những câu chuyện khác xuất hiện không chỉ trong công trình đã trở thành biên niên sử chính thức của triều đình, tức Đi Vit s kí toàn thưmà còn trong một văn bản Kelley gọi là Lit truyn, tức Lĩnh Nam chích quái [lit truyn]. Cả hai văn bản này đều được viết bằng chữ Hán và đều có liên quan đến các học giả tích cực ở cuối thế kỉ XV. Những vấn đề mà Kelley cố gắng trả lời là: câu chuyện này đến từ đâu; chúng đã được sử dụng như thế nào; và chúng ta nên đánh giá ý nghĩa của nó thế nào?

Hồng Bàng Thị Truyện. Nguồn: http://lib.agu.edu.vn/
Hồng Bàng Thị Truyện. Nguồn: http://lib.agu.edu.vn/

Trong khi Đi Vit s kí toàn thư được hoàn thành năm 1479, tồn tại trong văn bản mà ngày ngay chúng ta xem là một văn bản cố định, bản Chính Hoà in năm 1697, thì Lĩnh Nam chích quái chưa bao giờ được in và tồn tại đến ngày hôm nay trong ít nhất 10 dị bản chép tay khác nhau(1).  Một số dị bản chứa 2 lời tựa có niên đại 1490s và được viết bởi 2 học giả đều đỗ Tiến sĩ vào thập kỉ 1470s, tức Vũ Quỳnh(1415 – 1516)  và Kiều Phú (1447 – ?). Cả hai lời tựa đều chỉ ra rằng những người này đang biên tập và duyệt lại việc biên soạn các truyện mà họ tin là được viết trước đó ít nhất một trăm năm. Mặc dù đã có một số nghiên cứu và bản dịchLĩnh Nam chích quái trong suốt thế kỉ XX, nhưng vẫn có nhiều điều cần phải làm như việc phân loại những dị bản có chứa tiêu đề này, gắn kết chúng với các bài tựa, và đặt chúng trong các bối cảnh văn học và lịch sử của mình(2). Mặc dù Kelley đã tiến hành một số việc theo hướng này, nhưng anh coi Lĩnh Nam chích quái như thể nó không phải là một quá trình chồng xếp các tư liệu qua nhiều thế kỉ mà đơn giản chỉ là một văn bản chẳng có vấn đề gì(3).

Kelley hứng thú với câu chuyện đầu tiên trong Lĩnh Nam chích quái là Hng Bàng th truyn (từ đây gọi là “Truyện”). Truyện này cũng xuất hiện trong Đi Vit s kí toàn thư, được hoàn thành trước những bài tựa cho Lĩnh Nam chích quái hơn một thập kỉ. Việc cả hai văn bản có kế thừa một thực thể tư liệu tồn tại trước đó là một điều hợp lí. Hai bài tựa cho thấy rằng các tác giả của chúng đều có mục đích giáo huấn. Vũ Quỳnh và Kiều Phú quy những câu chuyện đó cho tri thức dân gian phổ thông và khẳng định rằng họ đã xoá bỏ những gì tục tĩu và mơ hồ và thêm vào những điều mà họ cho là sẽ nâng cao đạo đức cộng đồng. Những gì còn lại chính là chương trình giáo huấn của họ. Hệ quả là, những gì tồn tại đến hôm nay bao chứa những dấu ấn của học vấn uyên bác và chủ đích ý hệ của họ. Điều thú vị và hữu ích trong tiểu luận của Kelley là nỗ lực của anh trong việc tìm ra bối cảnh văn chương cho quá trình duyệt lại đã tạo ra diện mạo của “Truyện” như ngày hôm nay chúng ta thấy. Tuy nhiên, đồng thời, kết quả ấy cũng thất bại trong việc đạt tới những chuẩn mực mà tôi muốn thấy trong cách làm này.

Chẳng hạn, Kelley sử dụng một đoạn văn trích từ Hoa Dương quc chíđược gọi là Treatise on the Kingdoms South of [Mount] Hua trong tiểu luận này, để đề xuất một nguyên mẫu cho bảng phả hệ trong “Truyện”. Mô hình này [là] có một đứa con trai của một vị thủ lĩnh thời cổ cưới một phụ nữ địa phương sinh ra một đứa con trai sau này sẽ trở thành một vị Hoàng đế và rồi sẽ gửi những thành viên bàng hệ của gia tộc mình đến cai trị vùng đất chôn nhau cắt rốn của mẹ ông ta. Điều này hay, có vẻ nó đã đi khá xa, mặc dù nó không phải là mô hình chính xác dành cho “Truyện”, trong đó đứa cháu trai cả của một vị thủ lĩnh thời cổ lấy một người phụ nữ địa phương có con trai trở thành thủ lĩnh của một địa phương khác. Tuy nhiên, điều làm giảm bớt sự tin tưởng trong công trình ngữ văn của Kelley là anh miêu tả Nhân Hoàng là “một thủ lĩnh” đã “chia thế giới ra làm 9 châu”, đó là một sự đọc nhầm của Hoa Dương quc chíBiểu ngữ “Nhân Hoàng” (nghĩa đen là “[các] hoàng đế là con người”) thực ra không phải là tên của một vị thủ lĩnh, mà là nó chỉ chín anh em được cho là đã chia nhau [cai trị] 9 vùng lãnh thổ của Trung Hoa cổ(4). Dù vậy, chắc chắn Kelley đã đúng khi hoài nghi rằng ý tưởng về một bảng phả hệ kết nối vị thủ lĩnh địa phương “đầu tiên” với một vị vua thánh nhân trong kinh điển là không thể quy cho học thức phổ thông.

Kelley cũng muốn kết nối một số nhân tố của “Truyện” với “Truyện Liễu Nghị”, điều đó mang tính võ đoán bởi vì có vẻ không có lí do gì để bác bỏ một sự phỏng đoán hợp lí tương tự rằng cả hai văn bản đã sở hữu những nhân tố âm hưởng được kế thừa từ một kịch mục rộng lớn hơn của những dẫn chiếu đó. Tuy nhiên, ý tưởng chính rằng những nhân tố của “Truyện” có nhiều điểm chung với các văn bản kinh điển chắc chắn là chính xác(5).

Vấn đề về khái niệm “hùng” và “lạc” từ lâu trước các công trình học thuật hiện đại. Một lời bình luận trong bản Chính Hoà sách Đi Vit s kí toàn thư (1697) là chỉ dấu sớm nhất cho thấy nhận thức về một rắc rối với những khái niệm ấy và với ý tưởng rằng trong một số hoàn cảnh, “hùng” là do “lạc” viết sai mà thành(6). Năm 1955, Emile Gaspardone đã tổng kết các công trình học thuật tiếng Pháp về chủ đề này và đề xuất một giải pháp đề xuất rằng các truyền thống văn bản khác nhau về khái niệm này đã dựa trên những sự tiếp nhận khác nhau về Việt Nam thời cổ. Kelley muốn tranh luận với quan điểm này bằng việc ủng hộ quan niệm cho rằng những sự khác biệt trong các văn bản khác nhau đơn giản là kết quả của việc người ta đã sáng tạo ra những văn bản mới dựa trên các văn bản cũ, mà không hề tham chiếu tới thế giới hiện thực. Với tư cách là một đặc trưng của toàn bộ tiểu luận này, ở đây Kelley đã khá sắc sảo khi cách li thế giới ngữ văn khỏi những phiền toái hỗn độn của cuộc đời thực. Hệ quả là, với anh, “Truyện” phải là một hư cấu được kiến tạo dưới sự gợi ý của những văn bản đi trước và chẳng hàm chứa cái gì dựa trên trải nghiệm thực tế của con người.

Chẳng hạn, các văn bản dùng khái niệm “lạc” để miêu tả những cánh đồng có nước và nhấn mạnh việc lợi dụng sự lên xuống của con nước, trong khi các văn bản dùng khái niệm “hùng” để miêu tả vùng đất “đen và màu mỡ” và nhấn mạnh chất lượng của đất canh tác. Kelley chỉ ra rằng sự chỉ dẫn chất lượng của đất canh tác là “một bản sao gần y nguyên” một dòng trong thiên “Vũ Cống” viết về đất canh tác của một địa điểm cụ thể là “xốp và màu mỡ”. Thực tế là, thiên Vũ Cống cung cấp một sự miêu tả về đất canh tác ở một vùng đất khác thậm chí còn giống với văn bản dùng chữ “hùng” hơn là ví dụ của Kelley: “đen đen và màu mỡ” trong bản dịch của James Legge(7). Thiên “Vũ Cống” có những đoạn miêu tả đất canh tác ở mỗi châu trong 9 châu được liệt kê, [gồm]: “hơi trắng và xốp”, “đen đen và màu mỡ”, “hơi trắng và màu mỡ”, “đỏ, đất sét và màu mỡ”; “sình lầy” (2 lần); “hơi trắng”; “hơi xanh và xốp”; “vàng và xốp”(8). Nhưng trong khi văn bản chép chữ “hùng” sử dụng những cách miêu tả như thế để giải thích một khái niệm về tầm quan trọng của địa phương, thì thiên “Vũ Cống” lại không. Mặc dù đất canh tác ở bình địa sông Hồng không đen (nó màu nâu trừ nơi phù sa khiến nó có màu đỏ), màu mỡ và phì nhiêu. Kelley viết là thật “hợp lí để kết luận”  rằng người ta đã kiến tạo khái niệm “hùng” và rồi thêm vào chi tiết có tính giải thích được gợi ý từ thiên “Vũ Cống” bởi một khao khát muốn thay đổi “dị bản có chữ lc nhằm khiến nó trở nên rõ ràng hơn”. Tại sao điều này lại “rõ ràng hơn”?

Điều dường như không thành công là: trong khi “hùng” là một từ cổ kính hoàn hảo thì “lạc” lại giống về mặt ngữ âm với các từ trong tiếng Việt chỉ kênh hay mương [lch/rch]. Do đó, cũng có thể “có lí để kết luận” rằng hai khái niệm này có lẽ trên thực tế gắn với hai sự tiếp nhận vượt  ra ngoài văn bản khác nhau, và sự tiếp nhận này kinh điển hơn sự tiếp nhận kia. Kelley khẳng định rằng ai đó nghĩ sẽ là “rõ ràng” khi tạo ra một cái tên được gợi ý từ một dòng trong thiên “Vũ Cống” hơn là bám theo một khái niệm phi kinh điển được giải thích bởi một lĩnh vực ngữ dụng bên ngoài vốn từ vựng kinh điển. Tôi vẫn không biết nghĩ thế nào về câu đố lạc/hùng. Tôi chưa tin rằng Kelley đã giải quyết được vấn đề này.

Điều còn thiếu sót ở tiểu luận này là một sự đánh giá về cách thức văn hoá được tạo ra bởi sự tương tác giữa các truyện kể của giới tinh hoa và phi tinh hoa. Nếu những câu chuyện trong Lĩnh Nam chích quái hoàn toàn là sự kiến tạo của giới trí thức, thì hẳn chẳng cần các tác giả của các bài tựa thế kỉ XV phải giải thích rằng, mặc dù hoang đường và thậm chí tục tĩu, các câu chuyện vẫn có thể sửa chữa được để phục vụ cho các mục đích giáo huấn. Việc họ hẳn phải nhuận sắc lại các truyện đó bằng học vấn uyên bác của mình không có nghĩa là không còn gì khác ngoài việc đó.

85 năm trước, Jean Pryzluski đã sử dụng các truyện kể dân gian và thành văn từ một vài nền văn hoá ở Châu Á để đề xuất rằng ý tưởng về chủ quyền đến từ các nền văn hoá biển, với tư cách đối lập với các nền văn hoá “lục địa” ở Trung Hoa và Ấn Độ, được phổ biến rộng ở Đông Nam Á(9). Có một ý nghĩa chắc chắn nào đó là “Truyện” nhấn mạnh rằng người anh hùng văn hoá Việt Nam và là nguyên bản của vị vua đầu tiên đã thuộc về thủy phủ và ông ta thích rời bỏ gia đình mình để sống dưới biển – không đúng với đức hạnh của một nhà Nho như kinh điển. 40 năm sau, Yamamoto Tatsuro quan sát thấy rằng sự phân chia con cái của cha mẹ như được miêu tả trong “Truyện” giống với hệ thống gia đình song phương hơn là hệ thống gia trưởng của Trung Hoa(10). Ngô Sĩ Liên đã rất nhạy cảm với sự mâu thuẫn giữa tính chính thống về văn bản và những câu chuyện kì lạ như ta thấy ở sự chỉ trích của ông về sự ở rể (người chồng ở với gia đình vợ) trong một truyện khác thấy trong Đi Vit s kí toàn thư(11).

Sự tham khảo của Kelley với ý tưởng về “các truyền thống được kiến tạo” của Eric Hobsbawm là không rõ ràng. Anh viết rằng “mọi truyền thống đều được kiến tạo ở một thời điểm nào đó”, nhưng anh không phân biệt giữa kiểu phổ biến này với kiểu của Hobsbawn, một kiểu mà ông gọi là “một kiểu truyền thống đặc thù”(12). Hẳn nhiên là nhiều điều trong nền văn hoá đã được tạo ra bởi giới tinh hoa, nhưng chắc chắn sẽ là sai lầm khi tưởng tượng rằng giới phi tinh hoa đã không tham dự vào quá trình đó. Như Emile Gaspardone đã lưu ý năm 1934, [khi ông] đang nói về những nghiên cứu trước đó của Henri Maspero và Jean Przyluski, có những đề tài và chi tiết trong Lĩnh Nam chích quái hoặc có nguồn gốc từ các tư liệu rõ ràng là phi Hoa hoặc được chia sẻ với các nền văn hoá phi Hoa khác ở Đông Nam Á(13). Nhưng vấn đề này không phải là luận điểm chính trong tiểu luận của Kelley.

Một người có liên quan đến sự thảo luận này bị bỏ quên là Nguyễn Phương (1921 – 1982), một vị linh mục và học giả vốn là giáo sư về lịch sử của Trường Đại học Huế và là tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo ở thập kỉ 1950s – 1960s. Điều đáng ngạc nhiên nhưng là sự thật là tôi chưa bao giờ nghe nói đến ông cho đến gần 20 năm sau khi ông mất. Tôi đã học hỏi và nhận ra rằng sự diễn giải của ông về lịch sử Việt Nam thời cổ đúng hơn những gì tôi viết trong cuốn sách năm 1983 của mình(14). Nguyễn Phương viết đầy đủ chi tiết về cùng các vấn đề đã chiếm sự quan tâm của Kelley, và nếu tác phẩm của ông được biết nhiều hơn ngày hôm nay, tiểu luận của Kelley hẳn đã có một tiền lệ, bởi ông về cơ bản đã đưa ra những lập luận giống với Kelley.

Nhãn quan của Kelley rằng “Truyện” là một “truyền thống được kiến tạo” của thế kỉ XV chắc chắc là chính xác, mặc dù cần phải lưu ý là ngay cả khi các truyền thống được kiến tạo hiếm khi đến từ những hành động tưởng tượng thuần tuý hay sự mơ màng mờ mịt tách biệt. Ngay những ý tưởng tốt cũng cần được tác động từ một hoàn cảnh đời thực. Lĩnh Nam chích quái rõ ràng phổ biến trong những người Việt Nam biết chữ vào thập kỉ 1490s, vì Kiều Phú viết trong bài tựa của mình rằng ông chỉnh cho văn bản của mình rõ ràng hơn để tiện cho người đọc. Ngược lại, không nhiều người có thể tiếp cận được một công trình như Đi Vit s kí toàn thư. Lĩnh Nam chích quái tạo thuận lợi cho sự tiếp thụ rộng hơn các truyện kể, hơn những tác phẩm khác, những truyện đã đi vào “sử chính thống” lần đầu tiên vào thập kỉ 1470s.

Cụ thể, “Truyện” đã sáng chế ra một bảng phả hệ khẳng định “chủ quyền địa phương” không kém phần thiêng liêng so với đế chế phương Bắc. Nghị trình này là hợp lí và đáng mong ước đối với những người được giáo dục bởi chương trình học thiết lập dưới thời Minh thuộc đầu thế kỉ XV. Nhưng những học giả này cũng xem là hợp lí và đáng mong ước khi để cho vị thủ lĩnh đầu tiên đến từ và thuộc về biển, mặc dù cũng có nhu cầu được tiếp nhận một sự kết nối tổ tiên với một vị thủ lĩnh thời cổ nhằm khẳng định sự bình đẳng về niên đại với đế chế phương Bắc.

Liệu những độc giả của Lĩnh Nam chích quái ở thập kỉ 1490s có nghĩ rằng họ đang đọc truyện hư cấu? Việc họ quan sát sự khác biệt giữa hư cấu và phi hư cấu giống như chúng ta ngày nay là đáng ngờ. Xem xét những tuyên bố về mục đích trong các bài tựa, có vẻ như các nhà biên tập hiểu các câu chuyện có một số điều là “hư cấu đích thực”, tức những câu chuyện “kì lạ”, nhưng ở một cấp độ nào đó về mặt khẳng định luân lí và ý hệ, chúng cũng là “có thật”. Ngày nay, chúng ta có thể gọi những truyện đó là hư cấu nếu chúng ta muốn, nhưng việc làm đó giúp khám phá bản thân chúng ta nhiều hơn là khám phá Việt Nam ở thế kỉ XV.

Sức mạnh lập luận của Kelley lấy động lượng từ công trình hiện hành của John Duong Phan về ngôn ngữ học lịch sử Hán-Việt và lịch sử tiếng Việt(15). Phan cho rằng tiếng Việt bắt đầu xuất hiện ở dạng thức có thể nhận biết được là vào khoảng 1000 năm trước, khi sau những thế kỉ song ngữ rồi bị cắt đứt khỏi đế chế phương Bắc vào thế kỉ X, những người nói một phương ngữ tiếng Hoa bản thổ đã chuyển sang nói một ngôn ngữ địa phương phi Hoa, mang theo nó một lượng lớn từ vựng và nhiều phần tử ngữ pháp cũng như các mô hình cú pháp. Điều này ngụ ý rằng tiếng Việt và văn hoá Việt Nam có mối quan hệ gần gũi với Trung Hoa hơn nhiều so với [thực tế rằng] các nhà dân tộc chủ nghĩa Việt Nam đã và đang cố để thừa nhận và ủng hộ sự diễn giải của Nguyễn Phương về Việt Nam thời cổ, cũng như tiểu luận của Kelley.

K.W. Taylor là Giáo sư ở Khoa Châu Á học, Đại học Cornell.

Chú thích:

  1. Các dị bản được giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội: A.33, A.750, A.1200, A.1752, A.2017, A.2914, VHv.1266 và VHv.1473. Thư viện Hội Á châu ở Paris giữ bản A.1516.
  2. HenriMaspero,“Le Protectorate general d’Annamsous les T’ang”[The Protectorate General of Annam under the Tang], Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient [Bulletin of the French School of the Far East] 1o (1910), 584m; Henri Maspero,“Études d’histoire d’Annam I: La Dynastie des Li anterieurs”[Historical Studies of Annam I: The Early Lý Dynasty],Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient 16 (1916): 26 (xem chú thích); Émile Gaspardone, “Bibliographie annamite”[Annamite Bibliography], Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient 34 (1934): 128-130; TrầnVăn Giáp, Tìm hiukhosách HánNôm [Investigating the Treasury of Hán Nôm Books] (Hà Nội: Khoa Học Xã Hội, 1990), II: 186-192; Đinh Gia Khánh và NguyễnNgọcSan,Vũ Quỳnh, KiềuPhú:  Lĩnh Nam chích quái [VũQuỳnh, Kiều Phú and Wonders Gathered from South of the Passes] (Hà Nội, VănHóa, 1960); Lê HữuMục, Lĩnh Nam chích quái[Wonders Gathered from South of the Passes] (Sài Gòn: Khai Trí, 1961); Bùi Văn Nguyên, Tânđính Lĩnh Nam chích quái [New and Corrected Wonders Gathered from South of the Passes] (Hà Nội: Khoa HọcXãHội, 1993).
  3. Một điểm gây tò mò trong bài tiểu luận là Kelly chỉ ra trong một chú thích rằng anh đang chỉ văn bản  A.1200, nhưng trích dẫn của anh cho thấy anh không dùng văn bản ấy mà dùng văn bản A.33.
  4. Morohashi Tetsuji, Dai Kanwa Jiten [The Great Han-Japanese Dictionary] (Tokyo: Shukusha Ban, 1966 – 1968), I:559.
  5. Lê Quý Đôn đã xem xét tư liệu trong Lĩnh Nam chích quái ở thế kỉ XVIII trong Kiếnvăntiulc [Short Account of [what I have] Seen and Heard], Chương 4; Maspero và Gaspardone cũng làm như vậy ở thế kỉ XX  (xem chú thích 2).
  6. ĐiVitský toàn thư[Complete Annals ofĐạiViệt] (1479) (Hà Nội: Khoa HọcXãHội, 1993),“Ngoạikỷ”[Outer Records (chỉ phần văn bản miêu tả những sự kiện xảy trước thế kỉ X)], I:3a.
  7. JamesLegge,The Chinese Classics, Vol. III: The Shoo King (Taipei: SMC Publishing, 1991), 99.
  8. Như trên: 97, 99, 102, 105, 110, 115, 117, 121 và 125.
  9. JeanPrzyluski,“La Princesse a l’odeur de poisson et la Nagi dans les traditions de l’Asie oriental”[The Princess Who Smells Like Fish and the Nagi in the Traditions of Eastern Asia],Études Asiatique[Asian Studies],Publications, École Française d’Extrême-Orient (1925), I9-20 và II:265-285. Cũng xem: Keith Weller Taylor,“Madagascar and the Ancient Malayo-Polynesian Myths,” in Explorations in Early Southeast Asian History: The Origins of Southeast Asian Statecraft, eds. Kenneth R. Hall and John K. Whitmore (Ann Arabor: Michigan Papers on South and Southeast Asia, no. 11, 1976), 25-60.
  10. Yamamoto Tatsuro, “Myths Explaining the Vicissitudes of Political Power in Ancient Viet Nam,”Acta Asiatica(Bulletin of the Institute of Eastern Culture, Tokyo) 18 (1970): 83.
  11. ĐiVitský toàn thư, “Ngoạikỷ,”IV:20b.
  12. Eric Hobsbawm, “Introduction: Inventing Traditions,” in The Invention of Tradition, eds. Eric Hobsbawm and Terence Ranger (Cambridge: Cambridge University Press, 1992), 1-14.
  13. Gaspardone,“Bibliographie annamite,” 128-129.
  14. Khi NguyễnPhương đến Mỹ American tị nạn năm 1975, quỹ Ford Foundation tài trợ cho ông viết một cuốn sách, một phiên bản tiếng Anh của cuốn Vit Nam thikhaisinh [Vietnam at the Time of Its Birth] (Huế: Phòng Nghiên CứuSử,ViệnĐạiHọcHuế, 1965), cuốn sách đã khiến các sử gia dân tộc chủ nghĩa ở cả Việt Nam cộng hoà và Việt Nam dân chủ cộng hoà lúc bấy giờ bất bình. Cuốn sách viết sau khi sang Mỹ bằng tiếng Anh của ông chưa bao giờ được xuất bản nhưng nhiều bản sao của nó được phân phát cho các học giả và các thư viện ở Hoa Kỳ với tên “The Ancient History of Viet-Nam: A New Study”(1976). Ông viết cuốn này cùng lúc tôi viết luận án của mình sau đó được duyệt lại và xuất bản thành cuốn The Birth of Vietnam (Berkeley: University of California Press, 1983). Đáng tiếc là tôi không biết Nguyễn Phương hay sách của ông cho đến khi một bản sao bản thảo năm 1976 của ông đến tay tôi từ một thư viện cá nhân của học giả O.W.Wolters quá cố. Không may là ngành Việt Nam học ở Hoa kì phát triển trong suốt cuộc đời tôi với những hiểu biết ít ỏi về đời sống tri thức sáng tạo và sống động của Việt Nam cộng hoà.
  15. JohnD.Phan,“Re-imagining Annam: A New Analysis of Sino-Vietnamese Contact,”China Southern Diaspora Studies 4 (2010) [một tạp chí điện tử của Trường đại học Quốc gia Úc].

Nguồn: Journal of Vietnamese Studies, Vol. 7, No. 2 (Summer 2012), pp. 131-138

 


Nguồn: Bình luận về bài “Hồng Bàng thị truyện” như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại” của Liam Kelley ByKeith Weller Taylor . Người dịch: Hoa Quốc Văn. Blog LeMinhKhaiViet.