Thư Hà Nội

Nguyễn Quốc

One_Pillar_Pagoda_Hanoi_VietnamKhông thể và đừng cố rành mạch Hà Nội là của riêng ai, Ngữ à. Cũng như Sài Gòn, nơi Ngữ đang sống đang làm tiền, Hà Nội là đất tụ của những con người dám mơ ước về tương lai.

Em Ngữ mến,

Nhận và đọc thư em gửi cho từ mấy tháng trước, cũng muốn trả lời ngay, nhưng rồi bận sa vào việc này việc nọ, đầu óc đầy ắp những mưu mô ủ ấp không thành, nên chưa ngay được.

Hôm nay thấy đầu óc thư thái, bèn hứng khởi, trong sáng nghĩ về những điều trong sáng của cuộc đời, nên ngồi viết cho em mấy dòng.

Chắc tại Hà nội đang đông, cái thời tiết đặc trưng của xứ Bắc, trời rét nên lòng người trở nên ấm áp.
Thư em nhiều nhận xét về Hà Nội, có thương có khen có chê. Có quý nhau mến nhau mới thế, anh hiểu mà. Nhưng có vài điều, cho phép anh giải thích.

Không thể và đừng cố rành mạch Hà Nội là của riêng ai, Ngữ à. Cũng như Sài Gòn, nơi Ngữ đang sống đang làm tiền, Hà Nội là đất tụ của những con người dám mơ ước về tương lai. Tứ xứ xô về. Từ cổ chí kim vẫn vậy.

Hà Nội hơn 1/2 thế kỷ trước, Nguồn: LIFE, 10/1954.
Hà Nội hơn 1/2 thế kỷ trước. Nguồn: LIFE, 10/1954.

Nó cũng có đào thải. Xuất xứ nơi khác, vất vưởng mãi không lấy được chồng hay vợ ở đây, hoặc ở đây nhưng thua lô đề bán đất, thì rồi cũng mếu máo quay về với vùng miền hơi xa hồ Gươm 1 tẹo.
Vài người thì do sinh ra rồi lớn lên ở đây, lại được thừa kế sổ đỏ, nên yêu, có thể gấp đôi so với một số người khác…

Yêu chốn mình sinh ra. Như bao người, chả có gì lạ. Như một lẽ đương nhiên. Tình cảm vốn dĩ không có công thức đúng sai, nó tự nhiên như mầm lá đâm chồi nảy lộc. Ngữ đừng bắt anh và bao người khác phải chí khí hoài bão trở thành Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, leo lên “top ten” các đại gia giàu nhất chứng khoán. Có thể tầm 15 hay 20 năm trước xúi bẩy thì có thể, vì khi đó anh còn trẻ. Ngày xưa cả đất nước nghèo, chả ai thấy bức bối cần làm giàu. Bây giờ, anh yêu những điều vụn vụn, nhỏ bé. em từng nhận xét là anh hay viết “văn bikini” còn gì. Anh cũng hay nhớ nữa. Chắc đã đến tuổi, hoặc do cái tạng người. Vả lại, những tác giả sáng tác trường ca đâu phải đương nhiên ngồi chiếu trên trong lòng độc giả và trong làng viết so với mấy gã lụi cụi nghĩ ra mấy chuyện tạp bút.

Anh thì chả phải hai loại trên, chỉ dừng ở mức giọng lưỡi thôi.

Cá nhân anh không cho rằng những cái anh viết ra đều dung tục hóa mọi thứ. Em biết thừa là có rất nhiều điều anh nâng niu. Có thể do anh toàn bỡn cợt khi bàn chuyện nên em mới nghĩ thành ra thế.

Anh thì thích phở lẫn cơm từ bé đến lớn, tính lại thíc tìm hiểu, nên em đừng lục ra mấy tài liệu về phở em có, rồi đem dọa và chê anh không hiểu về phở, a tủi thân lắm.

Hà nội đúng là nhiều thứ tí ti thật. Chắc là khác với Sài gòn phóng khoáng, vạm vỡ. Có thể do đấy là thói quen của hơn 1000 năm chật chội.

Nhưng mà em Ngữ ơi, quá khứ thì mãi là quá khứ. Dòng sông có bao giờ chảy ngược. Hoài niệm là thuộc tính của những người chớm tuổi trung niên trở lên. Chứ phải lý trí chứ, phải thừa nhận thôi. Cũng như phụ nữ ngoài 30 hay lử đử bồi hồi gặm nhấm từng khoảnh khắc thời thiếu nữ, hồi đang yêu đang hôn mối tình đầu. Không giấu giếm kỹ, chồng nó đánh, người ta cười cho.

Với lại thế giới phẳng dần. Người trẻ sẽ làm nên những cái mới hay & thơm hơn. Trước anh không thích những bàn tay sơn móng, tóc tai xanh đỏ tím vàng. Nhưng giờ anh cũng thừa nhận, không khó chịu nữa, thấy cuộc sống them phần màu sắc. Cái gì, điều gì hợp lý thì tồn tại, em nhỉ?

Tình dài, mực vắn.

Sắp đến giờ đi đổ rác chiều.

Thôi, cho anh dừng bút nhé.

Nhớ em.

Anh của em.

Đang ngồi nhà cách hồ Gươm 25 ngàn đồng xe ôm – 5 ngàn xe bus.

Hồ Gươm Hà Nội. Nguồn: forum.guitarpro.vn
Hồ Gươm Hà Nội. Nguồn: forum.guitarpro.vn

Nguồn: Báo Người Đưa Tin hôm 7/12/2013. Thư này trả lời Hwng & Hà Nội đương thời, thư của gã Đặng Ngữ đăng trên DCVOnline. DCVOnline minh hoạ.

1 Comment on “Thư Hà Nội

  1. Tôi thấy cái sự này hơi là lạ, như ri :
    Ngay sau ngày Dại thắng mùa xoan, Thủ tướng Đồng, văn Phạm ( viết tên
    theo lối…Mỹ) nhiều lần tuyên bố rằng, ” Chúng ta đã thống nhất về mặt
    nhà nước.” Tôi tò mò : “về mặt nhà nước ,và về mặt lịch sử,” có cái gì khác
    nhau và chửi nhau không?)
    Thế rồi một chiều thu, khoảng năm 2000, Tổng Bí Nguyễn Văn Linh có
    lời phân bua rằng, ” Theo thực tế, vẫn có hai miền Nam và Bắc khác nhau,
    do khác nhau về kinh tế và văn hóa.” — Sao mà lọa thế ? Đã thống nhất
    rồi kia mà ? — Ý tôi đặc biệt chú ý tới cái ” khác nhau về Văn Hóa,” bởi Ý
    tôi có nhớ cô Dương Thu Hương phản tỉnh rằng,” Một chế độ văn minh
    Miền Nam đã…thua một chế độ…mọi rợ Miền Bắc,”= Nghe mà thảm thê!
    Trở lại cái sự thống nhút, thì tôi hỏi rằng, có thật Miền Bắc cộng Sản đã
    dùng vũ lực mà thống nhất, hay là đã…thống nhất qua lời van xin của cu
    MTGPMN ? mà lẽ ra phải do hiệp thương với chủ nhà Việt Nam Cộng Hòa.
    Vấn đề “pháp lý và lịch sử” còn đó, có phải chăng hai vị Đồng và Linh ?