Thư mở gởi Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam

Trương Nhân Tuấn

tntLập luận thứ nhất sẽ khép lại mọi khả năng đòi lại Hoàng Sa của các thế hệ Việt Nam trong tương lai bằng thủ tục pháp lý. Lập luận thứ hai sẽ đóng lại mọi khả năng kiện tụng của Việt Nam hôm nay (là nhà nước tiếp nối nhà nước VNDCCH).

May 26, 2014

Kính gởi: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh.

V/v Các tuyên bố của các viên chức Việt Nam về giàn khoan 981 trong các cuộc họp báo.

Kính thưa Thủ tướng, kính thưa Bộ trưởng,

Đầu tháng 5 năm 2014 Trung Quốc đã đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 tại địa điểm cách đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) khoảng 18 hải lý, cách đảo Lý Sơn (của Việt Nam) khoảng 119 hải lý. Việc này đã gây phẫn nộ cho mọi người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước. Đó là một hành vi có thể ghép vào hạng mục xâm lược, không bằng vũ trang sức mạnh, mà bằng một thủ đoạn tinh vi bao bọc dưới lớp vỏ khai thác dầu khí.

Các nỗ lực của nhà nước Việt Nam hôm nay, quốc tế và quốc nội, tố giác hành vi xâm lược này đồng thời khẳng định trước quốc tế tư cách (tự vệ) chính đáng của Việt Nam. Điều này được mọi tầng lớp người Việt Nam ủng hộ.

Đảo Lý Sơn, một đảo cận bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đảo Tri Tôn là một cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Hoàng Sa mà quần đảo này đã thuộc về Việt Nam từ thời xa xưa. Những nhà cầm quyền Việt Nam, liên tục qua các triều đại vua chúa, nhà cầm quyền khác nhau, đã khám phá, khai thác, quản lý và tuyên bố chủ quyền trên các đảo này mà không hề gặp bất kỳ một chống đối, hay phản đối nào của các triều đại, hay nhà cầm quyền Trung Quốc, cho đến sau Thế chiến thứ II.

Do hoàn cảnh lịch sử, nước Việt Nam bị phân chia thành hai vùng lãnh thổ tại vĩ tuyến 17, lần lượt mang tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Chiếu theo tinh thần Hiệp định Genève 1954 (được các nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, TQ bảo trợ), các nước công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Vĩ tuyến 17 là đường ranh quân sự tạm thời, không phải là đường phân định biên giới về chính trị hay lãnh thổ.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do ở phía nam vĩ tuyến 17, do đó thuộc quyền quản lý của VNCH.

Vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam được tái xác định theo Hiệp định Paris năm 1973: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam đã công nhận.”

Tinh thần hai hiệp định, cũng là một chân lý làm nên chất keo gắn bó nhân dân và đất nước Việt Nam: đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…

Điều này thể hiện lên thực tế. Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1973, không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhìn nhận sự hiện hữu của hai quốc gia Việt Nam. Khối Tư bản nhìn nhận VNCH là đại diện của nước Việt Nam duy nhất. Khối XHCN công nhận VNDCCH là đại diện nước Việt Nam duy nhất. Nước này nhìn nhận phía này thì không nhìn nhận phía kia, hay ngược lại.

Thưa Thủ tướng, thưa Bộ trưởng

Trên tinh thần tôn trọng “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam” như qui định của các hiệp ước quốc tế này (mà các nước Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp… đồng bảo trợ chúng), bất kỳ các tuyên bố, các hành vi đơn phương của một bên (VNCH hay VNDCCH), nếu có làm tổn hại đến chủ quyền, hay đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chúng đều không có giá trị.

Nhà cầm quyền Trung Quốc viện dẫn công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết nhằm ủng hộ tuyên bố về lãnh thổ và hải phận của Trung Quốc tháng 9 năm 1958, cho rằng nhà nước VNDCCH đã nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa (và Trường Sa).

Điều này hiển nhiên không đúng.

Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng viết trong khoản thời gian 1954-1973, vì có liên quan đến chủ quyền và đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần hai Hiệp định 1954 và 1973, do đó không có giá trị pháp lý ràng buộc.

Công hàm 1958. Nguoogn: VNDCCH
Công hàm 1958. Nguồn: VNDCCH

Dầu vậy, những ngày vừa qua, trong các cuộc hồnọp báo, các viên chức của Việt Nam, thuộc Bộ Ngoại Giao vì muốn phản biện lại lý lẽ của Trung Quốc (khi vịn vào công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng), đã có những tuyên bố bất lợi. Các tuyên bố này có thể làm tổn hại đến quyền lợi của dân tộc Việt Nam, đến sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước Việt Nam, đồng thời khép mọi khả năng đòi lại Hoàng Sa (và các đảo TS) đã lọt vào tay Trung Quốc của các thế hệ Việt Nam tương lai.

Những người này, nhân các cuộc hóp báo, có cho rằng “Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia độc lập, có chủ quyền…” hoặc “bạn không thể cho ai thứ mà bạn không có chủ quyền…”

Lập luận cho rằng “Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia độc lập, có chủ quyền…” từ miệng một viên chức cao cấp thuộc bộ ngoại giao, có thể vô hiệu hóa yếu tố nền tảng của quốc gia Việt Nam được xác định do hai hiệp định 1954 và 1973: “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam”.

Lập luận cho rằng “bạn không thể cho ai thứ mà bạn không có chủ quyền…”, từ miệng một viên chức cao cấp thuộc bộ ngoại giao, mặc nhiên nhìn nhận VNDCCH chưa bao giờ có chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập luận thứ nhất sẽ khép lại mọi khả năng đòi lại Hoàng Sa của các thế hệ Việt Nam trong tương lai bằng thủ tục pháp lý.

Lập luận thứ hai sẽ đóng lại mọi khả năng kiện tụng của Việt Nam hôm nay (là nhà nước tiếp nối nhà nước Việt NamDCCH).

Vì các lẽ này, tôi trân trọng yêu cầu:

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng,

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh,

Nhanh chóng có biện pháp đính chánh, hay sửa chữa lại các phát ngôn thiếu dè dặt và sự chín chắn của các viên chức bộ Ngoại giao trong buổi họp báo vừa qua.

Tôi trân trọng cám ơn.

Pháp quốc, Ngày 26 tháng 5 năm 2014

Trương Nhân Tuấn ([email protected])

Nhà nghiên cứu nghiệp dư về lịch sử và tranh chấp biên giới Việt-Trung


Nguồn: Thư mở kính gởi: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trương Nhân Tuấn. Facebook. May 26, 2014

1 Comment on “Thư mở gởi Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam

  1. Tru01b0u1edbc hu1ebft, xin khen u00f4ng Tuu1ea5n trong hu00ecnh, khu00e1 u0111u1eb9p trai. Khen !nnThu1ee9 hai, mu1eddi u00f4ng Tuu1ea5n so su00e1nh tru01b0u1eddng hu1ee3p bu00ec phu00e2n chia thu00e0nh HAInchu1ebf u0111u1ed9 , chu00e1nh quyu1ec1n cu1ee7a Triu1ec1u Tiu00ean vu00e0 Viu1ec7t Nam.nnCu1ea3 hai nu01b0u1edbc u0111u1ec1u phu1ea3i tuu00e2n thu1ee7 u0111iu1ec1u khou1ea3n quy u0111u1ecbnh u201d tu1ed5ng tuyu1ec3n cu1eednthu1ed1ng nhu1ee9t du01b0u1edbi su1ef1 giu00e1m su00e1t cu1ee7a LHQ.u201dnnVu1eady cho nu00ean, nu1ebfu u00f4ng Tuu1ea5n yu00eau cu1ea7u Thu1ee7 Tu01b0u1edbng Du0169ng phu1ea3i cu1ea3i chu00e1nhnvu00e0 u0111u1ea3o ngu01b0u1ee3c vu1ec1 lu1eddi tuyu00ean bu1ed1 ru1eb1ng u201d Hou00e0ng Sa thuu1ed9c vu1ec1 nu01b0u1edbc VNCH,u201d nnThu00ec u00f4ng Du0169ng cu0169ng u0111u1ebfn :u201d ngu1ea9n tu00f2 teu201d mu00e0 giu1ea3 vu1edd nhu0103n mu1eb7t tu01b0 duy, ru1ed3inu0111u00e1nh tru1ed1ng lu1ea3ng thu00f4i mu1edd. Tu00f4i chu1eafc ru1eb1ng u00f4ng Du0169ng nu1eafm u0111u00fa cu00e1c yu1ebfu tu1ed1nliu00ean quan tu1edbi Hou00e0ng Sa vu00e0 VNCH hu01a1n u00f4ng Tuu1ea5n nhiu1ec1u nhiu1ec1u lu0103m cu01a1, u1ea1.