Đọc “Cuộc Chiến Việt-Hoa-Miên, 1979-1989” của Hoàng Dung

Trịnh Bình An

hd1Tủ Sách Tiếng Quê Hương vừa cho ra đời tác phẩm “Cuộc Chiến Việt-Hoa-Miên, 1979-1989” vào những ngày đông giá rét 2013, đúng vào lúc nổ ra những sự kiện đáng báo động trên hai nước Lào và Campuchia (Cao Miên) có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới Việt Nam.

Sự kiện thứ nhất là việc tiến hành xây dựng con đập Xayaburi trên dòng chảy chính của sông Mekong. Nếu đập thủy điện này được đưa vào xử dụng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dòng chảy của sông Mekong cùng độ màu mỡ của vùng đồng bằng Cửu Long, đe dọa an ninh lương thực của hàng triệu người dân Việt Nam và Campuchia. Chính phủ CS Lào không ngừng xây dựng con đập này dù đã bị phản đối quyết liệt từ phía Việt Nam-Campuchia và nhiều tổ chức bảo vệ môi trường.

Sự kiện thứ hai là việc hàng trăm ngàn người dân Campuchia xuống đường trong tháng 12/2013 ủng hộ phe đối lập biểu tình chống Thủ Tướng Hun Sen, trong đó có việc phản đối chính phủ cấp đất cho các công ty từ Việt Nam phá rừng trồng cao su tại xứ chùa Tháp. Tổ chức Global Witness đã tố cáo công ty Hoàng Anh Gia Lai và Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su đã được phân bổ tổng cộng hơn 280.000 héc-ta đất để dựng đồn điền cao su ở Lào và Campuchia; những người dân sống trên các khu đất này bị đuổi ra khỏi nhà mà không được bồi thường thỏa đáng hoặc không được bồi thường chút nào.

Đoạn sông Mekhong chảy qua Laos. Nguồn TBA.
Đoạn sông Mekhong chảy qua Laos. Nguồn TBA.

Việt Nam, Lào và Campuchia là ba nước có biên giới sát kề nhau, cùng chia xẻ dòng sông Mekong trù phú, cùng từng chịu ách thống trị của Pháp, và rồi cùng bị nhuộm đỏ sau Tháng Tư 1975. Cả ba đảng cộng sản cùng chung cái-gọi-là “tình đồng chí anh em” luôn được các cán bộ ĐCSVN lải nhải tuyên truyền là “sức mạnh liên minh chiến đấu bền vững và lâu dài”(1).

Vậy tại sao bỗng dưng có việc Lào xé lẻ xây dựng một đập thủy điện (và dự tính còn xây thêm nhiều đập khác trong tương lai) có nguy cơ đẩy Việt Nam vào tình trạng cạn kiệt nguồn nước?(2)

Và việc người Miên căm hận người Việt có phải đơn thuần chi qua vài vụ cưỡng chiếm đất đai, hay, sự căm thù ấy đã có một nguồn cội sâu xa hơn?

Để trả lời hai câu hỏi trên, cần đọc toàn bộ “Cuộc Chiến Việt-Hoa-Miên, 1979-1989”. “Cuộc Chiến Việt-Hoa-Miên, 1979-1989” gồm có 3 Phần và 16 Chương.

Phần Thứ Nhất – Chiến Trường Biên Giới Tây Nam (từ Chương 1 đến Chương 9)

Phần này chú trọng đến mối liên hệ Việt Nam-Campuchia. Sự tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước đã có từ lâu đời, bắt đầu từ cuộc Nam tiến mở rộng bờ cõi. Trớ trêu thay, người Việt ghét Tàu vì bị Tàu đô hộ nhưng cũng chính người Việt (cùng với người Thái) lại xâm chiếm vùng Chân Lạp vốn của người Miên. Và cũng trớ trêu thay, tuy người Pháp đặt ách thực dân lên Campuchia nhưng đồng thời lại giúp đất nước nhỏ bé này không bị các nước láng giềng xâm phạm nữa.

Khi Liên Xô và Trung Cộng ngày càng tỏ ra đối nghịch nhau, Khơme Đỏ Campuchia được Trung Cộng yểm trợ còn Việt Nam lại ngả về phía Liên Xô. Quân đội CSVN sau 1975 có quân số đứng hàng thứ tư trên thế giới (nhiều hơn quân số của sáu nước ASEAN cộng lại). Năm 1978, CSVN đã tiến quân thẳng vào lãnh thổ Campuchia và đánh đuổi được Pol Pot trong một thời gian ngắn. Thế nhưng, sau đó CSVN đã bị tố cáo là kẻ xâm lược và phải rút quân ra khỏi Campuchia.

Phần Thứ Hai – Mặt Trận Biên Giới Phía Bắc (từ Chương 10 đến Chương 13)

Sau 1970, CSVN dần dần thiên về phía Liên Xô. Khi Trung Cộng muốn cho Liên Xô biết thái độ không tương nhượng, đồng thời cũng cho các nước Đông Nam Á thấy có thể tin cậy Trung Cộng ngăn chặn tham vọng bành trướng của CSVN, Trung Cộng đã chuẩn bị cuộc tấn công VN. Sáng 17-2-1979, hơn tám chục ngàn quân Trung Cộng vượt biên giới Việt-Hoa tấn công vào VN.

Sau mấy ngày đêm bị pháo kích, các công sự phòng thủ của VN bị phá sập, và quân Trung Cộng dù bị tổn thất nặng đã chiếm được một số mục tiêu. Đêm 4-3-1979, Trung Cộng hoàn toàn làm chủ thị xã Lạng Sơn và tuyên bố đã đạt mục đích “dạy cho các lãnh đạo VN một bài học”, rồi đơn phương ngưng bắn và rút quân sau khi đã phá hủy tất cả cầu đường, nhà cửa, trường học, nhà máy… ở các thị xã đã chiếm đóng, kể cả hang Pác Bó, “suối Lênin”, núi Các Mác”. (3)

Phần Thứ Ba – Cuộc Chiến Đợt II, Trận Chiến Tiêu Hao (từ Chương 14 đến Chương 16)

Tuy rút quân và tuyên bố “không lấy một tấc đất nào của VN”, Trung Cộng đã giữ lại một số địa điểm trọng yếu và lấn thêm một phần đất VN sát Hữu Nghị Quan, nhưng CSVN đã không dám phản kích chiếm lại và cũng không dám cho người dân biết. Ngay sau trận chiến, trong khi Hà Nội vẫn một lòng sùng bái Liên Xô thúc đẩy cả nước tiến lên XHCN khiến tình trạng kinh tế ngày một lụn bại thì Bắc Kinh thực hiện một cuộc “chiến tranh đa diện” nhằm mục đích đẩy VN vào thế “chảy máu” đến chỗ suy kiệt.

Vết thương nhỏ Trung Cộng khơi ra để VN âm thầm chảy máu là một khoảng núi đồi hoang vu sát biên giới Việt-Hoa thuộc quận Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Trong năm năm, những trận đánh ở đây đã làm tiêu hao nhân lực và kinh tế VN. Đến năm 1985-1986, cùng với đà suy sụp của Liên Xô, CSVN dần dần yếu thế, Trung Cộng bắt đầu mở chiến dịch chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, lực lượng hải quân hùng hậu của Liên Xô ở Cam Ranh không hề phản ứng. Năm 1989, khi Hoa Lục bị khủng hoảng nội bộ và bị thế giới lên án qua cuộc thảm sát tại Thiên An Môn, Bắc Kinh đã cho Hà Nội tái lập bang giao và rút khỏi một số vị trí chiếm đóng tại biên giới. Thế nhưng Trung Cộng đã khiến cho nhà cầm quyền CSVN phải thần phục hoàn toàn.

***

Qua 300 trang sách, “Cuộc Chiến Việt-Hoa-Miên, 1979-1989” liệt kê và phân tích những cuộc chiến biên giới đã nổ ra giữa CSVN với CS Campuchia và CSVN với CS Hoa Lục, không thấy có xích mích gì giữa CSVN và CS Lào. Thế nhưng, ta có thể hiểu được khi nào CSVN còn giữ tham vọng thành lập một “Liên Bang Đông Dương – Việt-Miên-Lào” thì chẳng phải chỉ có Campuchia tức tối mà Lào cũng không thể chịu đựng mãi.

Nước Lào với vị trí thua thiệt vì nằm sâu trong đất liền với nền kinh tế lạc hậu, đại đa số người dân vẫn sống trong cảnh đói nghèo. Cho tới ngày nay, khi các tư bản đỏ CSVN phè phỡn nhờ chia chác nguồn tài nguyên phong phú của VN thì rất nhiều người dân Lào vần còn phải ăn côn trùng để sống (4). Khi CS Lào thấy Hà Nội nem nép sợ hãi Bắc Kinh thì không có lý do gì họ phải sợ CSVN nữa. Và vì thế Lào ngang ngạnh tiến hành xây dựng đập Xayaburi dù biết sẽ làm VN nổi giận.

***

“Cuộc Chiến Việt-Hoa-Miên, 1979-1989”với những chi tiết tường tận về các cuộc chiến tranh biên giới xảy ra từ 1979-1989 đã làm nổi bật rõ những tính chất sau của các Đảng Cộng Sản dù đó là Việt, Miên, Lào hay Hoa:

1 – Cái-gọi-là “tình đồng chí anh em” giữa các nước theo chế độ cộng sản là điều hoàn toàn dối trá. Họ không ngừng lợi dụng nhau, tìm mọi cách để chỉ cai trị, bắt chẹt nhau; khi kẻ nào chiếm được ưu thế thì sẽ ra tay không khoan nhượng với kẻ kém thế hơn. 2 – Những cam kết, quy tắc, công ước, đều không được tôn trọng. Hôm nay hứa, mai phản bội; nếu có chăng một nguyên tắc chung thì đó là chỉ là hành vi đểu cáng và tráo trở! 3 – Chủ nghĩa Cộng Sản không hề tạo ra sự ổn định lâu bền, trái lại luôn gây ra chiến tranh và bất ổn xã hội. 4 – Cuối cùng, chỉ có người dân phải gánh chịu hậu quả từ các hành vi ngông cuồng và tàn ác của bọn lãnh đạo cộng sản.

*** Cho đến tận hôm nay, cuộc chiến biên giới Việt-Hoa 1979 vẫn còn là một sự kiện bị nhà cầm quyền CSVN tìm mọi cách bưng bít. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái, có tên trong danh sách 75 nhân sĩ trí thức ký tên vào tâm thư đăng trên trang web Bauxite Việt Nam ngày 14/2/2014 lên tiếng với đài RFA (Radio Free Asia) rằng: “Chúng tôi đứng với nhau để đòi hỏi một điều: phải lên tiếng công khai và minh bạch về cuộc chiến 1979 tại biên giới phía Bắc mà con em của chúng ta đã bao nhiêu năm không được biết đến, không được tìm hiểụ” (5)

Trên các tỉnh phía Bắc, nơi xảy ra cuộc chiến, những tấm bia nào có ghi dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược” đều bị xóa sạch. Nguồn: OntheNet
Trên các tỉnh phía Bắc, nơi xảy ra cuộc chiến, những tấm bia nào có ghi dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược” đều bị xóa sạch. Nguồn: OntheNet

“Cuộc Chiến Việt-Hoa-Miên, 1979-1989” với những mốc điểm rành rọt, với các chi tiết mạch lạc cùng cái nhìn toàn cảnh cục diện thế giới đã đưa ra những chứng cứ không thể chối cãi về tham vọng bành trướng bá quyền của Cộng Sản Hoa Lục, đồng thời chỉ ra bộ mặt xảo trá gian dối của lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam.

Tình thế bi đát của Việt Nam hiện nay đang bày ra quá sức rõ ràng: Phía bắc, “đàn anh” Trung Cộng vươn móng vuốt hòng chộp lấy Biển Đông; Phía Tây, “đàn em” Lào về phe Trung Cộng, chịt họng bằng những con đập làm tắc nguồn nước chính; Phía Tây Nam, “đàn em” Campuchia không ngừng quấy phá các tỉnh biên giới. Đảng CSVN sẽ phải làm sao để giải quyết các mối tranh chấp sinh tử này. Và từ đó cho thấy nguy cơ bọn chóp bu cộng sản dâng hẳn đất nước cha ông ngàn năm cho Tàu để giữ đảng là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong nay mai. Trừ khi… người Việt đồng lòng đứng lên đập tan chế độ cộng sản để bảo vệ đất nước và bảo vệ cuộc sống chính mình.

Có thể nói “Cuộc Chiến Việt-Hoa-Miên, 1979-1989” là một nhân chứng lịch sử. Nhưng cũng có thể nói đó là tiếng chim báo bão, kêu gọi quốc dân hãy tìm cách ứng phó cơn bão lửa hung hãn đang đe dọa toàn cõi nước Nam.

(1) Bài “Liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia trong kháng chiến chống Mỹ” (QĐND – 04/05/2010 – Đại tá, TS Dương Đình Lập) có đoạn mở đầu:

“Trong lịch sử, đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia chống ngoại xâm là một tất yếu khách quan đã sớm hình thành để chống thực dân Pháp. Sức mạnh liên minh này được phát triển lên tầm cao mới trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia trong kháng chiến chống Mỹ”.

(2) Bài “Xayaburi: Con cờ Domino trong chuỗi đập Mekong hạ lưu” (22/11/2011, Ngô Thế Vinh) có đoạn mở đầu:

“Nếu không trì hoãn được ít nhất một thập niên, Xayaburi như con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, sẽ kéo theo những bước khai thác ồ ạt các con đập hạ lưu khác và hậu quả tác hại trước mắt và lâu dài ra sao trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long là không sao lường trước được”.

(3) Trích “Cuộc Chiến Biên Giới 1979” của Thủy Giang, 17/02/2013, BBC

“Trên đường tấn công, quân Trung Cộng nã súng không thương tiếc đối với bất kỳ ai, bất kỳ vật gì mà họ gặp trên đường tiến quân. Sư đoàn 163 của họ nhận được lệnh từ cấp trên là “sát cách vô luận” tức“giết người không bi buộc tội” do vậy lính Trung Cộng đã thẳng tay xử dụng đại bác, hỏa tiễn, súng phun lửa, mìn và kể cả xăng để tiêu diệt từ làng này sang làng khác, hết chục người này đến trăm, đến ngàn người khác. Nếu như, ở Bát Xát, thuộc Lào Cai, hàng trăm phụ nữ bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang, thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9/3/1979, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người gồm 23 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao. 10 người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.”

(4) Có nhiều bài viết ca ngợi côn trùng như một nét ẩm thực đặc biệt của người Lào, nhưng sự thật thì người dân quê xứ Lào quá nghèo đến mức phải kiếm côn trùng để ăn độn thêm. Trong bài “To improve nutrition Lao government promotes insect farming and consumption” 8/24/2011, tác giả Jim (thuộc We Help War Victim.org) đã viết:

“But travelers in Laos don’t need to peruse medical literature to confirm that people here lack proper nutrition. When children bathe next to me in the river or at the village well, I can usually count their every rib; I see shoulder blades protruding from children’s tiny backs like folded angle wings. One interesting movement gaining traction here is a concerted effort to promote insect farming and consumption” [Nhưng những du khách đến Lào không cần đụng tới mấy trang y học vẫn dư biết người dân xứ này bị suy dinh dưỡng. Khi các trẻ em tắm bên cạnh tôi ở bến sông hay giếng làng, tôi thường đếm xương sườn của chúng; tôi thấy xương bả vai của các em nhô hẳn ra trên cái lưng bé xíu như những cái cánh nhọn gập lại. Một hoạt động đáng chú ý đang tạo ảnh hưởng ở đây là những nỗ lực chung nhằm khuyến khích lập các trang trại nuôi côn trùng và chế biến chúng thành thức ăn]

(5) Trích “Tường thuật lễ tưởng niệm 35 năm Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc xâm lược”, blog Dân Làm Báo

CSVN còn tìm mọi cách ngăn chận người dân làm lễ kỷ niệm. Sáng Chủ nhật ngày 16/2/2014, tại Hà Nội, nhiều người đã dự tính làm buổi lễ kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2 – Tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979 – 17/2/2014). Nhưng bắt đầu từ hôm thứ bảy, 15/2/2014, trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đột nhiên xuất hiện một sân khấu được dựng lên, đồ đạc xây dựng và máy móc lại bày ra bừa bộn, gây choáng chỗ. Đằng sau tượng đài Lý Thái Tổ còn dựng sẵn một tấm bảng hoành tráng, lòe loẹt mang dòng chữ “mừng đảng mừng xuân”!

Về tác giả

Hoàng Dung tên thật Hoàng Xuân Trường, sinh năm 1944 tại Hà Nội. Ông là cựu học sinh Nguyễn Trãi và Chu Văn An, tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ (Khóa 17 Bác Sĩ Quân Y) vào năm 1970, và trở thành đại úy quân y trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau 1975 ông bị giam giữ 3 năm trong các trại cải tạo. Vượt biên đến Mỹ năm 1980, đi học lại và tiếp tục hàng nghề từ năm 1984. Hoàng Xuân Trường được nhiều người nhắc tới như một thày thuốc tận tụy, một người bạn hiền lành và ít nói. Còn tác giả Hoàng Dung có bốn cuốn sách đã xuất bản: “Sau Bức Màn Đỏ” (Tủ Sách Tiếng Quê Hương), “Chiến Tranh Đông Dương III” (Nxb Văn Nghệ California), “Cõi Trời Cõi Ta” (Tủ Sách Tiếng Quê Hương); riêng cuốn “Đi Vào Cõi Vô Cùng” do Nxb Trẻ (VN) in trong nước.


Bài do tác giả gởi. DCVOnline minh họa.

hd4

Mua sách của Hoàng Dung 1. “Sau Bức Màn Đỏ”. Amazon.com [25.USD – 456 tr]; 2. “Cõi Trời Cõi Ta”. Amazon.com [25.USD – 380 tr.]; 3. “Cuộc Chiến Việt-Hoa-Miên, 1979-1989” [20.USD – 380 tr.] Tủ sách Tiếng Quê Hương – P.O Box 4653- Falls Church-VA 22044 – USA 1. Uyên Thao – Tel : (001)703 573 – 1207 & [email protected] 2. Trần Phong Vũ – Tel : (001)949485 – 6078 & [email protected] Check (trong Hoa Kỳ) hay International Money Order (ngoài Hoa Kỳ) Ghi trả cho: VLAC/TIẾNG QUÊ HƯƠNG (Vietnamese Literary and Artistic Club (VLAC) of the Washington D.C. Metropolitan). Bưu phí giao sách tới nhà: 3. USD tại Hoa Kỳ – 10. USD gửi ra nước ngoài

1 Comment on “Đọc “Cuộc Chiến Việt-Hoa-Miên, 1979-1989” của Hoàng Dung

  1. Nhu00ecn ku1ef9, thu00ec cuu1ed9c chiu1ebfn Viu1ec7t-Hoa-Miu00ean cu00f3 du00f2ng du00f5i vu1edbi cuu1ed9c chiu1ebfn VN, mu00e0 u00f4ng Hu1ed3 vu00e0 chu00fa Sam cu00f9ng tung hu1ee9ng vu1edbi nhau. u00c0 u01a1i, sau khi Mu1ef9…su1ee3 quu00e1, thua quu00e1 (?) bu00e8n thu00e1o chu1ea1y, thu00ec quu00e2n Bu1eafc Ku1ef3 lu00e0m u01a1n diu1ec7t tu1ee5i MTGPMN theo Tu00e0u, cu0169ng diu1ec7tnluu00f4n Polpot cu0169ng…theo Tu00e0u mu00f3i hay cu1ee9 lu1ecb ( chu1eb3ng ngu1edd, bu1ed9 u0111u1ed9i K u1ee5 Gu1ed3 lu1ea1i u0111u00e1nh cho u00fd u0111u1ed3 Mu1ef9,nhu1eb1m chia u0111u00f4i Nga Hoa mu00e0 uu00fdnh thu1eafng!)nCho nu00ean, nhu00ecn tu1ed5ng quu00e1t, thu00ec sau cu00f9ng thu1eafng Mu1ef9ntu00f3m ngon lu00e0nh cu00e1i Lion’s shares ,mu00f3n bu1edf, quu01a1 tiu1ec1n cu1ea3 su00f2ng bu00e0i ! ( Sao ? u00d4ng Tru1ecdng Lu00fa cu00f2n gu00e2n cu1ed5 tuyu00ean…lu00e1o ru1eb1ng, ta uu00fdnh thu1eafng cu1ea3 banu0111u1ebf—du00e9p khu00f4ng?)