Ấn Độ sẽ bán tàu cho Việt Nam

Sanjeev Miglani | DCVOnline lược dịch

vn-india28 tháng 10 (Reuters) – Hôm Thứ Ba, Thủ tướng Narendra Modi nói Ấn Độ sẽ bán tàu cho Việt Nam, đây việc chuyển giao quân sự quan trọng đầu tiên cho Hà Nội trong khi Việt Nam đang có cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Cư dân địa phương đi xe một tàu đánh cá qua tàu tìm kiếm và cứu hộ hải quân trước khi tàu khởi hành đi khu vực tìm kiếm cho một thiếu máy bay Malaysia Airlines, tại một bến cảng trên đảo Phú Quốc của Việt Nam vào ngày 09 tháng 3, năm 2014. Ảnh: Reuters / Nguyễn Phương Linh.
Dân địa phương trên tàu đánh cá đi qua tàu tìm và cứu của hải quân VN trước khi những tàu này khởi hành đến khu vực tìm kiếm máy bay Malaysia Airlines mất tich, tại một bến cảng trên đảo Phú Quốc của Việt Nam vào ngày 09 tháng 3, năm 2014. Ảnh: Reuters / Nguyễn Phương Linh.

Thủ tướng Modi đưa ra tuyên bố sau khi đã hội đàm với Thủ tướng CHXHCNVN Nguyễn Tấn Dũng đang viếng thăm Ấn Độ; trong cuộc hội đàm hai bên đồng ý hiện đại hóa quân đội Việt Nam cũng như nâng cấp sự tham gia của Ấn Độ trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam.

Cả Ấn Độ và Việt Nam đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Ấn Độ tranh chấp ở dãy Himalaya và Việt Nam có tranh chấp ở Biển Đông New Delhi và Hà Nội được tăng cường lực lượng quốc phòng ngay cả khi cả hai nước vẫn có quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Hợp tác quốc phòng của chúng tôi với Việt Nam là một trong những hợp tác quan trọng nhất của chúng tôi,” Thủ tướng Modi nói với các phóng viên, hợp tác này sẽ được mở rộng thêm.

Đứng đầu chương trình nghị sự là việc bán bốn tàu tuần tra để Việt Nam cải tiến phương tiện phòng thủ ở vùng Biển Đông nhiều năng lượng, nơi Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyên với Trung Quốc.

Cuộc đàm phán về việc mua bán tàu đã tăng tốc độ kể từ tháng trước khi Ấn Độ công bố hạn mức tín dụng 100 triệu USD cho Việt Nam mua dụng cụ quốc phòng, một viên chức chính phủ Ấn Độ trước đó đã nói với Reuters.

“Chúng tôi sẽ nhanh chóng hiện thực hóa 100 triệu USD tín dụng cho phép Việt Nam có thể mua được các tàu tuần tra mới từ Ấn Độ,” Modi nói.

Việt Nam muốn có tàu mới để giám sát bờ biển ngoài khơi và xung quanh các căn cứ quân sự của mình trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, nơi Việt Nam đang xây dựng một lực lượng hải quân đáng tin cậy để ngăn chặn Trung Quốc bằng tàu ngầm loại Kilo mua của LB Nga.

Sự kiện một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn ở vùng biển phía nam Trung Hoa đã đặt TQ vào thế trực tiếp chống lại các đồng minh của Mỹ, Việt Nam và Philippines. Brunei, Đài Loan và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền ở một phần của vùng biển này.

Việc Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào thềm lục địa Việt Nam đã gây tức giận cho Hà Nội nhưng tàu bảo vệ bờ biển của Việt Nam mỗi khi tiến đến gần HD-981 đều bị tàu Trung Quốc lớn hơn đuổi chạy.

Ấn Độ và Việt Nam kêu gọi giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp trong khu vực.

Tuyên bố chung của hai nước cho biết “Họ đồng ý tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông / Biển Nam Trung Hoa không nên không bị cản trở và kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế, tránh việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.”

Hai bên cũng đã ký một thỏa thuận để công ty thăm dò dầu khí nhà nước của Ấn Độ, ONGC Videsh Ltd, sẽ tăng cường hợp tác với PetroVietnam.

“Thỏa thuận này nhấn mạnh lời mời của Việt Nam với công ty dầu khí Ấn Độ để phát triển việc khai thác tại Việt Nam và tiếp tục củng cố hợp tác trong việc thăm dò và các lĩnh vực khác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng,” tuyên bố chung cho biết thêm.

Trung Quốc trước đây đã chỉ trích Ấn Độ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí, và cho rằng các hoạt động thăm dò ngoài khơi bờ biển Việt Nam là bất hợp pháp.

Hôm thứ ba, trả lời một câu hỏi về việc Ấn Độ và Việt Nam hợp tác thăm dò dầu trong vùng biển Nam Trung Hoa, Bắc Kinh cho biết sẽ không có vấn đề, miễn là việc thăm dò được thực hiện ở các vùng biển không có tranh chấp.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hong Lei nói, “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở với quần đảo Trường Sa và vùng biển lân cận. Chúng tôi không phản đối các nước khác muốn hợp tác khai thác dầu khí hợp pháp trong vùng biển mà chúng tôi không có tranh chấp.”

“Nhưng nếu những hợp tác đó làm tổn hại đến chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc, chúng tôi sẽ kiên quyết phản đối.”

(Tường trình bổ túc của Sui-Lee Wee ở Bắc Kinh; Nick Macfie hiệu đính)

© 2014 DCVOnline


Nguồn: India to supply Vietnam with naval vessels amid China disputes. By Sanjeev Miglani. Oct 28, 2014.