Trung Quốc nói mối quan hệ với Việt Nam cần đi ‘đúng đường’

DCVOnline | Tin Reuters

dcthanhBẮC KINH (Reuters) – Trung Quốc muốn có quan hệ với Việt Nam tiến hành “đúng đường”, một người lãnh đạo cao cấp Trung Quốc đến thăm Việt Nam cho biết, và cam kết sẽ cải thiện sự tin tưởng lẫn nhau, khi tình hình căng thẳng giữa hai nước về việc tuyên bố chủ quyền trong khu vực Biển Đông.

Du Chính Thanh (Giữa),  Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.
Du Chính Thanh (trái), thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và cũng là Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), tiếp xúc với Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, ngày 25 tháng mười hai năm 2014. Nguồn Tân Hoa Xã.

Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết vào cuối ngày thứ Năm là Yu Zhengsheng (Du Chính Thanh), người đứng đầu một cơ quan tư vấn chính trị mang tính nghi lễ cho quốc hội Trung Quốc, nhưng được xem là nhân vật xếp hạng thứ tư trong ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã phát biểu trong một cuộc họp tại Hà Nội với Lê Hồng Anh, thành viên của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam; theo hãng tin Tân Hoa Xã, Yu nói,

“Chuyến thăm hhoom nay của tôi tại Việt Nam, do Chủ tịch Tập Cận Bình ủy nhiệm, nhằm tăng cường lòng tin cậy lẫn nhau, tạo sự đồng thuận và thúc đẩy sự tiến bộ trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam theo đúng đường.”

Yu nói thêm, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường giao tiếp với Việt Nam, và giải quyết các mối quan hệ song phương từ một tầm nhìn chiến lược và dài hạn.

Hai đảng Cộng sản cai trị ở cả hai nước và thương mại của họ đã tăng lên đến 50 tỷ USD mỗi năm, nhưng Việt Nam từ lâu đã nghi ngờ của người hàng xóm khổng lồ, đặc biệt là trong lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bao trùm gần như toàn bộ vùng biển phía Nam Trung Hoa.

Biểu tình bạo động chống Trung Quốc bùng lên ở Việt Nam trong tháng Năm khi một giàn khoan bạn tỉ của công ty dầu khí CNOOC của nhà nước của Trung Quốc đặt ở 240 km (150 dặm) ngoài khơi bờ biển của Việt Nam ở Biển Đông.

Kể từ đó, mặc dù, Trung Quốc đã tìm cách làm hòa với Việt Nam, kể cả việc gửi cán bộ cao cấp tại Hà Nội.

Tuy nhiên, hai nước đã đụng độ một lần nữa trong tháng này sau khi Việt Nam nộp hồ sơ về những tranh chấp biển đảo giữa một số quốc gia, ra Toà án trọng tài quốc tế, do Philippines khởi xướng.

Lê Hồng Anh đã tới thăm Bắc Kinh vào tháng Tám, được Tân Hoa Xã trích lời kêu gọi “hai bên cần thực hiện sự đồng thuận đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao của họ về các vấn đề hàng hải, và giải quyết đúng cách sự khác biệt của họ.”

Lê HHoodng Anh nói, hai nước cũng có “trách nhiệm kế thừa và phát triển tình hữu nghị truyền thống đã được các thế hệ lãnh đạo cũ của họ nuôi dưỡng.”

Trung Quốc tuyên bố khoảng 90 phần trăm Biển Đông bằng một cái gọi là đường chín đoạn trên bản đồ chính thức, lấn sâu vào trung tâm hàng hải của khu vực Đông Nam Á.

Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này, nơi có tiềm năng giàu năng lượng và cũng là con đường biển toàn cầu quan trọng.

© 2014 DCVOnline


Nguồn: Senior Chinese leader says Vietnam ties need ‘correct path’. Reuters. December 25, 2014. (Ben Blanchard đưa tin; Robert Birsel hiệu đính).