Nhân quyền và vũ khí sát thương

Lolita C. Baldor | DCVOnline

human-rights-issuesPhùng Quang Thanh nói Mỹ không nên để việc vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam ảnh hưởng đến quyết định bán vũ khí sát thương.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, phải, và đối tác Việt Nam của ông tướng Phùng Quang Thanh, trung tâm, xem xét lại một đội danh dự tại Hà Nội, Việt Nam Monday, June 01, 2015. Carter là trên một chuyến thăm ba ngày tới Việt Nam tăng cường hợp tác quân sự giữa hai cựu thù. (AP Photo / Trần Văn Minh)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, phải, và đối tác Việt Nam tướng Phùng Quang Thanh, giữa, duyệt đội quân danh dự tại Hà Nội, Việt Nam,  June 01, 2015. Carter đến thăm Việt Nam trong 3 ngày để thảo luận tăng cường hợp tác quân sự giữa hai cựu thù. (AP Photo / Trần Văn Minh)

HÀ NỘI, Việt Nam (AP) – Hôm qua sau cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho biết, vấn đề vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam không nên ảnh hưởng tới việc liệu Mỹ có nên loại bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội hay không.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cộng sản Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Mỹ Carter cho biết hai nước đang mở rộng hợp tác quốc phòng gồm các kế hoạch để tiến hành các hoạt động quân sự chung. Mỹ cũng sẽ giúp Việt Nam chuẩn bị để bắt đầu tham gia vào các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Khi được hỏi vấn đề nhân quyền có nên có một vai trò thế nào trong mối quan hệ quân sự của Hoa Kỳ với Việt Nam, ông Carter chỉ nói rằng giới chức Mỹ thường xuyên có các cuộc thảo luận “rất thẳng thắn” về các vấn đề chính trị và nội bộ với giới lãnh đạo Việt Nam, và cho biết những vấn đề đó đan chen với các vấn đề an ninh.

Các quốc gia phương Tây và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về những vi phạm nhân quyền của chính quyền độc tài của Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia độc đảng đàn áp người bất đồng chính kiến, và Tổ chức Ân xá Quốc tế đã nói rằng vẫn còn nhiều người đang bị giam giữ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận. Hà Nội chỉ nói những người vi phạm pháp luật mới bị bỏ tù.

Phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc họp với Carter, Thanh nói qua một thông dịch viên, rằng việc loại bỏ hoàn toàn việc hạn chế bán vũ khí sẽ “phù hợp với lợi ích của cả hai nước. Và tôi nghĩ chúng ta không nên kèm vấn đề quyền con người vào quyết định đó.”

Và ông biện hộ cho chính phủ độc tài Việt Nam, nói rằng nó tôn trọng các quyền và tự do của người dân.

Tháng Mười năm ngoái Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, chỉ cho phép bán các loại vũ khí có khả năng giám sát và an ninh hàng hải sát thương. Cho đến nay không có loại vũ khí nào của Mỹ bán cho Việt Nam.

Carter cũng nói rằng Hoa Kỳ sẽ viện trợ 18 triệu USD cho Việt Nam để mua tàu cho Cảnh sát biển. Và hai Bộ trưởng đã ký một tuyên bố chung kêu gọi hợp tác mở rộng giữa hai quân đội.

Trong nhiều năm qua, chính quyền Mỹ và Lầu Năm Góc đã tập trung nhiều hơn vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong chính sách xoay trục chiến lược sau hơn mời năm tập trung cao độ vaafo chiến tranh ở Trung Đông. Mỹ khẳng định chính sách tái cân bằng không nhằm vào Trung Quốc và lực lượng quân sự ngày càng tăng của nó, nhưng Hoa Kỳ đã mở rộng và củng cố quan hệ với các quốc gia trong khu vực, trong đó có nhiều nước đang có mâu thuẫn với các hành động của Trung Quốc kiên định chủ quyền của nó ở Biển Đông, nơi mà Hoa Kỳ và những nước khác coi là vùng biển quốc tế.

Bắc Kinh cũng đã nổi giận khi Mỹ đã đua thêm tàu và chiến cụ khác đến khu vực này, mở rộng các cuộc tập trận và xoay chuyển quân nhân thường xuyên hơn ở các nước khác trong và ngoài Thái Bình Dương.

Một vấn đề chính được Carter và Thanh thảo luận liên quan đến các dự án đổ cát xây đảo mà Trung Quốc, Việt Nam và những nước khác đang tiến hành ở Biển Đông.

Carter đã nói ông sẽ hối thúc giới chức Việt Nam bỏ những dự án xây đảo và Thanh công nhận vấn đề này đã được tahro luận. Khi được hỏi liệu Việt Nam sẽ đồng ý với yêu cầu hay không, ông Thanh không hứa hẹn, chỉ nói rằng Hà Nội đã không mở rộng các hoạt động xây dựng đảo trong vùng Biển Đông.

Thay vào đó, ông cho biết, các công việc đang được thực hiện là ngăn chặn xói mòn đất để bảo đảm sự an toàn của người dân và các quan nhân sống trên cạn. Và ông cho biết có những quân nhân trên 19 hòn đảo ở ngoài khơi.

Carter, tuy nhiên, cho biết chính phủ của Việt Nam đang xem xét việc vĩnh viễn ngưng chương trình đáp đảo, và họ ủng hộ một tiến trình đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt các tuyên bố tranh chấp ở Biển Đông.

Dự án xây dựng mở rộng nhanh chóng của Trung Quốc đã gây căng thẳng và gây ra mối quan ngại giữa Hoa Kỳ, Việt Nam và các nước khác trong khu vực.

Theo chính phủ Mỹ thì chương trình xây dựng đảo của Bắc Kinh trên rạn san hô và đảo san hô hiện nay tổng số đến hơn 2.000 mẫu Anh,

Trung Quốc đang hết sức bảo vệ các dự án mặc những lời chỉ trích liên tục từ giới lãnh đạo Hoa Kỳ cho rằng các chương trình xây dựng đó sẽ cho Bắc Kinh có thêm chủ quyền biển đảo. Mỹ và những nước khác đang lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng các đảo nhân tạo làm căn cứ quân sự và để khẳng định quyền kiểm soát hàng hải ở Biển Đông.

Gần đây nhất, giới chức Mỹ nói rằng Trung Quốc đã có hai chiếc xe pháo binh trên một trong các đảo đang đượcxây rộng của nó, nhưng nay hai chiến xa đó đã được đem đi nơi khác.

Đây là chuyến đi đầu tiên của Carter đến Việt Nam với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng, và là một phần của một chuyến đi kéo dài 11 ngày đến châu Á.

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam, ông Carter trao lại cho ông Thanh một cuốn nhật ký do một binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ từng phục vụ ở Việt Nam trong những năm đầu thập niên 1970 lấy được lấy từ xác của một người lính Việt Cộng. Giới chức Mỹ cho biết họ hy vọng cuốn nhật ký có thể được trả lại cho gia đình của người lính đã chết.

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Vietnam: Don’t tie US weapons sales to human rights issues. By Lolita C. Baldor, Associated Press