Đại Học | Số 4&5 (a)

Viện Đại học Huế

No4-bigNgày nay nếu có một vần đề say sưa, sôi nổi cho tư tưởng, chắc hẳn là vấn đề con người. Như thế không phải bảo chỉ bây giờ vấn đề con người mới đặt ra. Đó là vấn đề muôn thuở. – Đại học


DCVOnline: Đọc thêm  Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015

1 Comment on “Đại Học | Số 4&5 (a)

  1. CON NGƯỜI VÀ SỰ NHẬN THỨC

    Ông Nguyễn Văn Lục đã nổ lực sưu tầm và số hóa các số Tạp Chí Đại Học của Đại Học Huế trước kia của Miền Nam của những năm giữa thế kỷ 20 đã qua để giới thiệu với các bạn đọc nhất là lớp trẻ ngày nay thật là một điều rất đáng trân trọng và bổ ích.

    Tất nhiên những lớp lớn tuổi thì ngày nay it có thời giờ đọc lại, nhưng đối với các thế hệ trẻ nói chung, cho dù mãi sau này, thì việc đọc lại những tài liệu như trên thật sự đều luôn luôn cần thiết.

    Riêng đối với số 4 & 5 của loạt tạp chí được giới thiệu, vấn đề con người được nêu ra một cách sâu sắc, phong phú và hữu ích. Con người được nhìn dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ triết học, khoa học, xã hội, đến văn học, kể cả đến bạo lực, lịch sử, cách mạng, nhân văn v.v… là điều đáng nói nhất. Những bài viết ở đây dĩ nhiên hoàn toàn tự do, tác già của chúng tự chịu trách nhiệm trước dư luận và xã hội mà không chịu bất cứ sự chỉ đạo, ràng buộc hay khuôn khổ bên ngoài nào khác. Nhất là có những nội dung nói về người trí thức, vai trò và ý nghĩa của trí thức, cho thấy một tầm nhìn hết sức đa dạng và cởi mở, phóng khoáng.

    Có nghĩa vấn đề con người là vấn đề muôn thuở của nhân loại, bởi đó là đề tài con người nói về chính mình, nhân loại nói về chính bản thân mình. Người ta tưởng chừng đó chỉ là ý nghĩa đơn giản, nhưng thật ra không phải như vậy. Bởi vì ý nghĩa con người không phải chỉ là ý nghĩa cụ thể hay trừu tượng, ý nghĩa cá nhân hay xã hội, ý nghĩa kiện tính hay ý thức, ý nghĩa nhân văn hay vật chất, ý nghĩa kinh tế hay văn hóa, ý nghĩa khoa học hay triết học, ý nghĩa chính trị hay xã hội, ý nghĩa độc đoán hay dân chủ, ý nghĩa, ý nghĩa hiện tại hay lịch sử, mà lai bao gồm và bao quát tất cả mọi thứ đó.

    Dĩ nhiên, nhìn chung lại thì con người bao giờ cũng có hai phần, phần thân xác và phần nhận thức, hay phần vật chất và phần ý thức, nói khác đi là phần cụ thể và phần trừu tượng, hoặc nói theo kiểu tôn giáo là phần xác và phần hồn. Hay nói theo kiểu trường ốc là phần sinh lý học và phần tâm lý học. Tất yếu hai phần này chỉ là một hay là hệ thống lưỡng nguyên nào đó là còn tùy sự quan niệm. Bởi thế xuất hiện hai trào lưu tư tưởng từ xưa đã có là quan điểm duy tâm hay quan điểm duy vật. Duy tâm hẳn nhiên cũng có nhiều thứ, và ngay cả duy vật cũng vậy. Nhưng thực tiển hơn hết, khi bàn về con người người ta hay nói đến ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa xã hội, đó là điều mà sau này các ý thức hệ chính trị thường quan tâm đến.

    Từ những cơ sở tiên quyết đó, điều đặt ra trước hết cho con người là tính nhân cách, tính lao động, tính xã hội, tính chính trị hay tính tổ chức. Đây cũng là ý nghĩa hay bị tranh cãi nhất. Như Miền Bắc trước kia chỉ ưa nhấn mạnh đến lao động và xã hội, được lồng khuôn trong ý thức hệ mác xít. Miền Nam ngược lại có thời kỳ ưa nhấn mạnh đến cần lao, nhân vị, nhất là luôn luôn đặt nặng về ý nghĩa tự do dân chủ của cá nhân con người trong khung cảnh xã hội. Tính cách của Miền Bắc thường có khuynh hướng coi thường, đặt nhẹ, hay thậm chí ác cảm với tôn giáo. Tính cách của Miền Nam thì hoàn toàn ngược lại, luôn gần gủi với tôn giáo và coi tôn giáo mọi loại như là yếu tố khách quan tự nhiên không thể loại bỏ hay cũng còn cần thiết trong xã hội loài người.

    Tuy vậy khi đọc vào nội dung các Tạp Chí Đại Học đã nói, người ta thấy rõ khuynh hướng của Miền Nam nơi các tác giả của nó là khuynh hướng tư sản hay nói đúng là tự do dân chủ kiểu tư sản như Mác nói. Trong khi đó ai cũng biết khuynh hướng của mọi loại tạp chí do dù học thuật đi nữa của Miền Bắc cũng thời kỳ là khuynh hướng chuyên chính vô sản. Đó là điều hoàn toàn tương phản và lộ rõ ra khắp nơi như trên lòng bàn tay. Duy có điều, khi đọc vào các bài viết của các tác giả Nguyến Văn Trung, Trần Văn Toàn, người ta luôn luôn thấy hơi hướm của khía cạnh tư tương mác xít nào đó. Tất nhiên nó không hoàn toàn lộ rõ, nhưng ai tinh ý, có thể thấy trong chiều sâu nó luôn luôn không thoát ra khỏi điều đó. Chỉ có điều, tư tưởng mác xít ở đây nó như một cảm thức chung nào đó, một kiểu thời trang, tời thượng nào đó, hay một thị hiếu kiểu khuynh tả nào đó nhưng không bao giờ nó được phân tích một cách toàn diện và thật sâu xa bao quát theo theo yêu cầu khoa học và triết học thật sự khách quan đúng nghĩa.

    Ông Nguyễn Văn Trung hay nói về ý hướng xã hội theo kiểu mác xít. Nhiều khi còn nói cả ý hướng lao động theo kiểu praxis mà Mác vẫn luôn nhấn mạnh. Bởi vậy ý nghĩa xã hội tập thể, một đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản, vẫn là điều mà ông Nguyến Văn Trung it khi rời xa lắm. Điều này hoàn toàn đúng ý khuynh tả mà ông Nguyễn Văn Trung và nhiều nhân vật khuynh tả Miền Nam khi ấy thường có. Chỉ có điều họ không hoàn toàn nhìn thấy đó là cách giản lược thô bạo nhất về con người đối với xã hội mà khuynh hướng mác xít vẫn mắc phải. Khuynh hướng này vẫn tự hào đây là chân lý thực tiển, đây là ưu việt của lý thuyết và chế độ, họ không thấy rằng đó đó là ý nghĩa của hạt nhân độc tài toàn trị vẫn luôn luôn trà trộn hay ẩn mình hoặc ngụy trang trong đó.

    Thật ra, con người là đơn vị căn bản của xã hội, con người mới là yếu tố xã hội mà hoàn toàn không phải ngược lại. Đây là cách nhìn khách quan khoa học, cách nhìn nguyên tử luận về xã hội mà không phải cái nhìn bản thể luận về xã hội theo kiểu mê tín hay cuồng tín mác xít. Ngay như mọi vật trong thiên nhiên cũng thể, mọi cái ta tưởng như bản thể (như chất lỏng nào đó) thực chất đều là những tổ hợp của các cấu trúc nguyên tử. Kể cả thành phần của một nguyên tử hay bản thân của mọi vật vật chất nói chung cũng thế. Chủ nghĩa duy vật thật ra chỉ là một cảm quan về thế giới thực tại trong ý nghĩa giản lược và tổng gộp chung nhất của nó mà không là gì khác. Tất nhiên ở đây cũng không tuyệt đối hóa ý nghĩa quan điểm duy tâm, nhưng dầu sao đây cũng là khía cạnh nhận thức phong phú, sâu sắc, đa dạng và linh hoạt hơn quan điểm duy vật thô lậu. giản lược hóa rất nhiều.

    Về ý nghĩa lao động cũng vậy. Lao động là yếu tố tồn tại và phát triển của mọi cá nhân. lao động cá thể và lao động xã hội như vậy chỉ là hai mặt của một vấn đề. Nhưng trong hai mặt đó, mặt lao động cá nhân vẫn luôn là ý nghĩa tiên quyết và cụ thể nhất. Có điều lao động không chỉ thuần túy cơ bắp, nhưng lao động trí óc, lao động tinh thân, lao động trí tuệ nói chung là điều khiến con người thành người, xã hội thành người quan trọng nhất. Bởi vì mọi loài vật cũng có lao động, nhưng đó chỉ là lao động thân xác, như con gà bươi, con gà mổ, con sói săn mồi, vồ mồi, đó chỉ hoàn toàn là lao động loài vật, không bao giờ là lao động kiểu loài người. Tuy vậy học thuyết Mác bản chất của nó là duy vật, mọi cái nó chỉ nhìn dưới khía cạnh kinh tế vật chat, do vậy chính yếu nó chỉ giản lược con người vào tồn tại sinh học là chính, tồn tại xã hội cũng chỉ được hiểu là tồn tại sinh vật, nên đó là khía cạnh ưa thích kiểu lao động bề ngoài, lao động tập thể, kiểu lao động đời sống đàn bầy được áp đặt trong khuôn đúc chuyên chính toàn diện.

    Trái lại con người theo đúng nghĩa thì thật sự là tự do và bình đẳng, bởi vì trời đất hay bản thân tự nhiên vốn tự mang lại như vậy. Nên con người có thân xác tự do và ý thức tự do cũng là thế. Tập thể chẳng qua chỉ là sự ghép lại tạm thời các cá nhân. Nhận thức luôn cá nhân là chủ yếu, cái gọi là nhận thức tập thể chỉ là cách trừu tượng hóa từ nhận thức cá cá nhân hợp lại. Điều này không những đúng trên bình diện xã hội nhất thời nào đó mà còn đúng cả trên phương diện lịch sử liên tục bất tận. Trong khi đó Mác cho rằng ý thức côn người chỉ là hiện tượng thứ sinh của hoạt động óc não, hoạt động vật chất. Do vậy mọi cái được Mác cho là tinh thần, văn hóa chỉ là vô nghĩa, bởi vì rốt cuộc cũng chỉ có ý nghĩa vật chất mà không có ý nghĩa gì khác. Nhưng thực sự đây chỉ là cách nhìn thiển cận và hàm hồ. Bởi ý thức con người hay cả nhận thức con người đều là một thực thể trừu tượng, phi vật chất, không thể nào chỉ đồng hóa với vật chất một cách thổ thiển. Ngay như Lênin cũng biết rằng khi phân tích vật chất đến tận kỳ cùng, cũng chẳng còn lại cái gì cụ thể cả. Nhưng ông ta cứ nói bừa đó là vật chất dưới dạng năng lượng. Nói như vậy chỉ là nói theo quan điểm khoa học thực nghiệm mà không còn nói theo ý nghĩa triết học nào nữa cả.

    Vậy thì văn minh văn hóa của con người là gì, đó là kết quả của tích lũy lao động thân xác và lao động trí tuệ hàng ngàn năm. Học thuyết tiến hóa của Darwin là điều khách quan, nó là hiện tượng sinh học, mà đồng thời cũng còn là hiện tượng tinh thần, ý thức hay cả nhận thức của con người. Song khoa học và triết học là vô hạn, bởi vì trí thông minh của loài người cũng vô hạn. Tuy nhiên vô hạn đến đâu nó cũng chỉ trong lòng cái vô hạn tuyệt đối lớn hơn, bao trùm hơn hay nói khác đi nó cũng chỉ là cái hữu hạn. Tính cách nhân văn của chùng loài con người là tính cách tích lũy thường xuyên và liên tục qua lịch sử mà không thể chỉ giản lược thô nhám vào riêng một khía cạnh nào cả. Như suốt hàng ngàn năm qua than xác con người không còn tiến hóa điều gì đáng kể nữa, nhưng nhận thức và trí tuệ con người có vẻ như vẫn phát triển không ngừng. Như vậy sự nhận thức của con người là ý nghĩa quan trọng nhất mà không phải chỉ sự tổ chức thuần túy về mặt bề ngoài của xã hội.

    Và chăng khía cạnh xã hội nhân loại là khía cạnh đa dạng nhiều mặt. Trong đó mặt hoạt động kinh tế và mặt cấu trúc xã hội chỉ là hai khía cạnh của một vấn đề. Bởi vậy người ta dễ dàng nhận ra nguyên tắc tổ chức kinh tế kiểu tập thể xã hội mà Mác quan niệm đã hoàn toàn vô bổ và phá sản. Trái lại hoạt động kinh tế theo cơ chế tự động vận hành của xã hội khách quan là ý nghĩa tối ưu và tiết kiệm cũng như hiệu quả nhất. Đó là lý do tại sao chủ nghĩa tư bản không tự đào hố chôn nó hay nó không phải đêm trươc của chủ nghĩa cộng sản như Mác và Lênin nói mà nó vẫn tự điều chình để hợp lý hóa và đi lên không ngừng bằng chính mọi phát triển về nhận thức và khoa học kỹ thuật của loài người. Do vậy ý nghĩa của công thức đề – phản đề – hợp đề mà nhiều người khuynh tả trước kia vẫn tâm đắcvà được thể hiện khá nhiều trong Tạp Chí Đại Học, thực chất chỉ là cái nhìn giản lược hóa, trừu tượng hóa thô lậu về thực tại mà không gì khác nhưng lại được họ tự hào như là một khám phá lớn của nguyên lý biện chứng. Nói đúng ra, phát triển lịch sử và xã hội chỉ là phát triển theo dạng tuyến tính mà không gì khác. Cái gọi là phát triển biện chứng, là xoáy trôn ốc, thực chất chỉ là cái nhìn tưởng tượng từ những hiện tượng có vẻ going nhau thế thôi. Đó là lý do tại sao ngày nay học thuyết Mác không còn sức sống nữa. Đến nỗi như Nghị viện châu Âu còn vì nó như một thứ giẻ rách của thời kỳ quá khứ còn sót lại.

    Trở lại vấn đề hay ý nghĩa khuynh tà của Giáo Sư Nguyễn Văn Trung trước kia. Đó chỉ là sự thị hiếu mác xít mà trong thế hệ của ông nhiều người từng mắc phải thế thôi. Nhưng đó cũng chỉ là một ao ước kiểu tiểu tư sản mà không gì khác. Bởi vì trong thực tế nó không bao giờ giống vậy. Vì con người luôn luôn gắn liền với bản năng và sự nhận thức. Khi cái này yếu thì cái kia phải mạnh, cái này nhiều thì cái kia phải it. Có nghĩa khi nhận thức thiếu sót mà được phong thánh cho giai cấp vô sản nó chỉ dẫn tới những sự độc tài tai hại cho mọi sự phát triển của xã hội là điều tự nhiên. Nên cái cho là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản chỉ là sự cường điệu hay sự mê tín mang tính siêu hình học của học thuyết Mác. Bởi vì con người tự ngàn xưa vẫn là tâm điểm của xã hội mà không phải là giai cấp kinh tế hay xã hội nào cả. Bởi nếp nào cũng thành ra xôi, sông nào cũng đều chảy ra biển. Chính trí tuệ mỗi người, đạo đức mỗi người, cho dù họ ở giai tang, giai cấp nào là có khả năng hay hoàn cảnh đóng góp chung cho xã hội vậy thôi. Nhưng mọi vấn đề đặt ra với trí tuệ nhân loại đều phải do trí tuệ nhân loại giải quyết mà không phải do thân xác con người giải quyết. Kiểu khuynh tà trước kia của một số giáo sư đại học Miền Nam chỉ là kiểu lơ lửng con cá vàng. Và khi nước bị khô rồi thì con cá vàng cũng không còn lơ lửng được nữa thế thôi. Đây có lẽ là điều mà thầy Nguyễn Văn Trung trong những bài viết của Tạp Chí Đại Học ở Huế trước kia đã từng thấm thía nhất.

    THƯỢNG NGÀN
    (17/5/16)