Đại học | Số 10

Viện Đại học Huế

10Ngày 2 tháng 11 năm 1840 (tháng mười năm Minh-Mệnh thứ 20) một sứ bộ Việt Nam đi trên tầu “L’Alexanfre” cập bến Locmarvaquer gần Vannes đặt chân lến đất nước Pháp […] “vua Thánh -Tổ thấy cấm thế nào cũng không được những người đi giảng đạo trong nước, bèn sai sứ sang nước Pháp để điều đình với chính phủ Pháp vền việc ấy.” – Nguyễn Toại


DCVOnline: Đọc thêm Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015

3 Comments on “Đại học | Số 10

  1. NÓI VỀ NGUYÊN LÝ KHOA HỌC VÀ NGUYÊN LÝ TRIẾT HỌC

    Nhân đọc lại các bài viết “Cạnh tranh sinh tồn” của cố giáo sư Trần Văn Toàn, bài “Tìm hiểu xã hội học” của GS Lâm Ngọc Huỳnh, bài “Sứ bộ Việt Nam Trần Viết Xương sang Pháp 1840” của ông Nguyễn Toại, được đăng trên Tạp Chí Đại Học Huế những năm 1950, tức cách đây trên nửa thế kỷ, vừa rồi được ông Nguyễn Văn Lục cho số hóa và đưa lên báo điện tử DCV online, tôi muốn có bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng này, coi như một điểm xuyết thêm với các ý tưởng của những bậc tiền bối.

    Thật vậy mọi sự tìm tòi, hiểu biết, nghiên cứu của con người về mọi mặt đều không ra ngoài hai khu vực nền tảng là khoa học và triết học, đó mới là điều đáng nói nhất. Nhưng cả khoa học và triết học đều đặt cơ sở trên lý trí và tư duy con người, đó là tiêu chuẩn chung nhất, và đó cũng là điều ý nghĩa nhất. Có điều đối tượng của khoa học là mọi cái cụ thể, còn đối tượng của triết học là mọi cái trừu tượng. Như thế cũng có thể nói khoa học và triết học luôn không khác nhau, nhưng triết học chính là thượng tầng kiến trúc còn khoa học là hạ tầng cơ sở, tức cả hai không hề triệt tiêu nhau mà hỗ trợ hay đòi hỏi nhau để có trong những ý nghĩa nào đó. Nói khác đi, không gian của khoa học là không gian phẳng, tức không gian bề mặt, còn không gian của triết học là không gian chiều sâu, tức không gian nhiều chiều. Vì khoa học bao giờ cũng chỉ bắt buộc dừng lại ở cấu trúc cụ thể, còn triết học thì phải đi tới tận kỳ cùng nhằm lý giải ý nghĩa bên trong.

    Thế nhưng nguyên tắc của cả hai là nguyên tắc tư duy lô-gích, có nghĩa nguyên lý lô-gích hay hữu lý hoặc thuần lý của vấn đề chính là điều bó buộc mà cả hai không thể nào tách rời được. Như thế cũng hiểu được không gian cụ thể là vô cùng, nhưng có đi đâu cũng chỉ gặp có cái cụ thể. Trong khi đó không gian chiều sâu cũng là cái vô cùng, và có đi tới đâu cũng không bao giờ cùng tận.

    Nói như thế cũng để thấy rằng triết lý tư biện thuần túy cũng chỉ là triết lý nghèo nàn nhất, và nhà triết học danh tiếng Hegel là trường hợp như thế. Hegel nổi tiếng không phải do cái gì ông ta tìm thấy mà là do chính cái gì ông ta suy nghĩ trong đầu óc của ông ta. Cũng tương tự như thế, nếu triết học mà chỉ mượn thực tiển hay khoa học một cách thô thiển, thiếu căn cơ, triết học đó cũng chỉ chỉ vớ vẩn hay cạn hẹp, đó là trường hợp của Mác. Cho nên từ Hegel tới Mác chỉ là từ cái cực đoan này tới cái cực đoan khác, và cái gọi là biện chứng luận chẳng qua cũng chỉ là lối nói suông, thậm chí vô nghĩa và dư thừa về mặt khoa học cụ thể cũng như về mặt triết học chiều sâu.

    Chuyển qua khoa học xã hội hay xã hội học, thực ra cơ bản đây vẫn là khoa học về con người hay nhân học. Vì xã hội cũng chỉ là tổ hợp mọi vận động của từng cá nhân con người. Nhưng nơi con người ý nghĩa quan trọng nhất là ý nghĩa ý thức, tâm lý, không phải ý nghĩa sinh học như mọi loài sinh vật khác. Có nghĩa xã hội học con người không phải kiểu xã hội học sinh vật, cũng không phải khoa tổ hợp yếu tố thể lý nơi mọi cá nhân. Nhưng tâm lý ý thức con người lại là cái gì trừu tượng, bởi vậy xã hội học nhân văn vừa có nền tảng triết học lại vừa có cơ sở khoa học thực nghiệm. Nhưng cái sau lại nặng hơn cái trước, đó mới là ý nghĩa thực chất của khoa xã hội học. Cho nên cũng có thể nói khoa kinh tế học, khoa chính trị học, khoa lịch sử học, thực chất cũng chỉ là những khía cạnh, những bộ phận riêng của khoa xã hội học thế thôi.

    Bây giờ chuyển sang lịch sử học. Phái bộ Trần Viết Xương của triều Nguyễn ta sang Pháp vào giữa thế kỷ 19 đó là vấn đề sử học. Nó nhằm giải quyết mối căng thẳng của Việt Nam với tác động của phương Tây đang xảy ra lúc đó, mà cụ thể là vấn đề thực dân và vấn đề truyền đạo. Khi đó người ta biết rõ các thủ đoạn của thực dân Anh đối với các nước thuộc địa như thế nào, và chính sách của nước Pháp cũng không đi ra ngoài ý nghĩa đó. Tuy thế ý nghĩa truyền đạo chỉ là ý nghĩa riêng, còn ý nghĩa thực dân cũng là ý nghĩa riêng, nó có thể gắn với nhau về mặt nào đó, hay gắn với chính trị chính quốc về mặt nào đó, nhưng tuyệt đối không thể nhập nhằng hay úp bộ cả ba vào một. Có nghĩa vấn đề chính trị quốc tế của châu Âu thời đó, vấn đề truyền bá tôn giáo mà cụ thể là tôn giáo độc thần Thiên chúa giáo cũng là bối cảnh chung thời ấy mà các nước Á đông phải hứng chịu. Tôn giáo là về mặt triết học, còn thực dân là ý nghĩa kinh tế. Nhưng chính sự vụng về, lạc hậu về mọi tầm nhìn và hiểu biết của triều Nguyễn lúc đó đối với thời cuộc đương thời mới là ý nghĩa đáng nói nhất. Triều Nguyễn đã cấm đạo một cách hẹp hòi, đã thúc thủ trước yêu cầu bành trướng hay xâm lược của thực dân chính là yếu tố thất bại về ngoại giao và chính trị quân sự để tạo ra sự mất nước.

    Thế nên chính trị thực chất phải đòi hỏi như một chính trị khoa học, cụ thể, khách quan, sáng suốt, không thể chính trị kiểu ý thức hệ mù mờ vu vơ như chính trị phong kiến kiểu Khổng giáo ngày xưa và ngày nay là chính trị kiểu ý hệ mác xít cộng sản. Bởi ý thức hệ hay hệ thống tư tưởng chẳng phải dó khoa học khách quan tạo nên, cũng chẳng phải mặc khải huyền bí từ trời rơi xuống. Nên cá nhân đưa ra một hệ thống tư duy thì làm sao không thiếu sót, không gắn vào hoàn cảnh lịch sử mỗi lúc. Cho dù Khổng từ hay Các mác cũng thế. Nhưng cái ít tệ hại của Khổng tử là một triết học nhân văn, lấy đạo nhân làm nền tảng, lấy đạo đức làm khuyến thiện. Trong khi đó tư tưởng của Mác lấy duy vật làm nền móng, lấy đấu tranh giai cấp làm tiêu chí, và lấy bạo lực, cưỡng chế làm công cụ. Đã thê nó lại nhân danh khoa học nên khiến một bộ phận lớn trong nhân loại đã từng nhầm lẫn. Nên cái tệ hại nữa của nó là tuyên truyền, mà tuyên truyền là nói sai sự thật một cách sai trái. Ngược lại tuy thời đại của Khổng tử là phong kiến, ông không có gì về tư duy khoa học để nhân danh cả, nhưng ông chỉ nhân danh luân lý đạo đức, nhất là ông đề cao tính chân chính, chân thực cả cá nhân con người và xã hội, đó là điều nổi bật và ưu việt nhất của Khổng tử so với Mác. Bởi Khổng tử luôn luôn nêu cao thuyết chính danh, trong khi Mác chỉ bám vào quan điểm vô sản và quan điểm đấu tranh giai cấp bằng bạo lực. Đó là lý do qua hàng ngàn năm học thuyết Nho giáo của Khổng tử được áp dụng khắp hầu Á đông, vẫn không có hệ lụy nào thật sự khủng khiếp, và nó vẫn lan tỏa trong xã hội với nhiều cảm tình. Ngược lại học thuyết Mác mới chỉ được áp dụng non một thế kỷ đã mang đến quá nhiều hệ lụy và thất bại, làm vong thân cá nhân và xã hội quá nhiều mặt không thể nói hết. Bởi vì nó không phải là học thuyết triết học chiều sâu, chính danh và xứng đáng, cũng chỉ là một học thuyết khoa học nông cạn, phi thực tế và nửa mùa. Đấy đó là ý nghĩa khác nhau của sự có hay không có nguyên lý khoa học và triết học đúng đắn cũng như sự vô cùng cần thiết các nguyên lý khoa học và triết học đúng đắn đều luôn luôn như vậy.

    THƯỢNG NGÀN
    (08/6/16)

  2. Trích: “Còn phát âm miệng thì đương nhiên giọng Hà nội là giọng chuẩn, nó phải được dùng trong ca hát đúng phát âm chuẩn” ngưng trích. Xin ông Ngàn Khơi vui lòng giảng giải thêm tại sao giọng Hà nội “chuẩn”, tại sao nó “chuẩn” và “chuẩn” là như thế naò? Chân thành cảm ơn.

  3. Tri8ch: “Còn phát âm miệng thì đương nhiên giọng Hà nội là giọng chuẩn, nó phải được dùng trong ca hát đúng phát âm chuẩn” Ngưng trích.
    Xin ông Ngàn Khơi vui lòng giải thích cho tại sao giọng Hà Nội “chuẩn”? tại sao nó “chuẩn” và “chuẩn” là gì?