Đại Học | Số 1 năm thứ V
Viện Đại học Huế
“Không phải là có một Hiến pháp dân chủ là đương nhiên một nước trở nên dân chủ. Dân chủ hay không là còn do nơi ý chí của người dân nước ấy!” – Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Ngô Đình Diệm. (Phan Văn Thiết, “Một vấn đề công lý”, TCĐH Số 1, tháng 2, năm 1962, trang 172.)
DCVOnline: Đọc thêm Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015
KHÁI NIỆM “VONG THÂN” : TỪ HEGEL ĐẾN MÁC
Trong Tạp chí Đại Học (Huế), năm thứ V, số 1, tháng 2/1962, có bài viết của Giáo sư Trần Văn Toàn, người khá nổi tiếng lúc đó, “Vong thân, ý niệm căn bản trong nhân sinh quan của Mác”. Tôi là học trò cũ của GS Toàn tại Đại học Saigon, nhưng thú thật tôi chưa hề có dịp đọc được bài này.
Đến nay đọc được tôi cũng thấy thú vị, vì GS Toàn hiện không còn trên đời nữa, nên bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng của tôi ở đây coi như một ý kiến thêm của lớp hậu bối của Giáo sư, đặc biết đối với vấn đề mà hiện nay nhiều người chưa hết quan tâm, đó là ý nghĩa nội dung ý niệm “Vong thân” mà rõ ràng ai cũng biết nó từng xuất hiện từ nhà triết học Hegel đến nhà tư tưởng Các Mác.
Tất nhiên phần lớn những người cộng sản bình thường xưa nay đều chưa biết ý niệm này là gì, họ cũng chẳng cần quan tâm mấy đến, vì đây là ý niệm thuộc vê triết học nơi Hegel, và thuộc về thực tiển nơi Mác, nhưng lại là ý nghĩa nền tảng nhất trong học thuyết kinh tế chính trị học của Mác nói chung mà người ta không thể không biết đến.
Nói cách cụ thể, Mác không phải là nhà triết học như kiểu Hegel, vì Mác chỉ là nhà duy vật luận (materialiste), chỉ coi vật chất (matière) là tồn tại duy nhất, thế thì còn gì là nhà triết học nữa. Quan niệm phủ nhận triết học, phủ nhận tinh thần (esprit), nhưng Mác lại lấy lại ý niệm duy tâm của Hegel về Vong thân (Entfremdung, Entaeusserung) để xài cho mình, đó là ý nghĩa trái khoáy mà ai hiểu nhiều về học thuyết của Mác đều thấy được. Mác chính là người học trò duy vật của ông thầy duy tâm Hegel của mình là như thế.
Trong nguyên bản tiếng Đức, tiếp đầu ngữ Ent có nghĩa là tách rời. Bởi vậy trong tiếng Việt được dịch ra là vong (đánh mất). Fremdung có nghĩa là sự xa lạ. Aeusserung có nghĩa là đi ra khỏi mình. Nói chung lại, vong thân là sự đi ra khỏi bản thân mình để trở thành cái khác với mình, cái xa lạ, đối kháng lại với mình, sự vong thân, sự phóng thân, sự đánh mất bản thân đều có nghĩa như thế.
Hegel là nhà triết học duy tâm, ông cho khởi thủy bản thể của vũ trụ là Tinh thần (Geist), tức tồn tại tuyệt đối siêu nhiên, vô hạn. Nhưng nếu cứ tồn tại như thế là vô nghĩa. Bởi vậy Tinh thần nguyên thủy tự ra khỏi mình, biến thành cái khác với mình, đó là thế giới vật chất, thiên nhiên chung quanh ta. Rồi thế giới tự nhiên đó tự biện chứng tiếp tục, tự đi ra khỏi mình tiếp tục, cuối cùng tiến trình biện chứng (dialecktisieren) tạo nên thế giới nhân loại để nhận thức về tất cả. Đó là lý thuyết biện chứng luận (Dialektik) của Hegel.
Mác là người chủ trương duy vật. Chỉ coi vật chất (Materie) là bản thể đầu tiên duy nhất. Chính vật chất tự biện chứng mà làm nên thế giới, cũng vậy đấu tranh giai cấp trong xã hội loài người đưa đến ý nghĩa vong thân trong xã hội loài người, đó là duy vật biện chứng, cuối cùng cũng đấu tranh giai cấp đi đến xóa bỏ vong thân trong xã hội loài người để đi đến xã hội cộng sản cuối cùng được giải phóng vì không còn giai cấp, đó là duy vật lịch sử theo quan niệm của Mác.
Rõ ràng Mác đã làm kiểu trích đoạn từ học thuyết Hegel, nhưng sự trích đoạn vụng về đó cho thấy sự ngu dốt của Mác, bởi vật chất chỉ là chất liệu thô, hoàn toàn không có nội hàm tự thân đặc biệt, làm sao mà tự biện chứng được. Tính nông cạn về mặt lô-gích học của Mác là như thế, hay nói khác Mác chỉ kiểu cương đại, không ý nghĩa khoa học hay triết học xác đáng, bao quát gì hết. Kiểu lý luận của Mác như kiểu điếc không sợ súng, một mình một chợ, cả vú lấp miệng em, kiểu độc tài độc đoán, một chiều trong tư duy, bởi thế cuối cùng Mác chủ trương chuyên chính vô sản là điều phi nhân văn và ngổ ngáo nhất trong lịch sử nhân loại.
Nhưng riêng về ý niệm vong thân của Mác, ông ta chủ trương có các hình thức vong thân chính nơi con người trong xã hội, vong thân kinh tế, vong thân chính trị, vong thân xã hội, vong thân văn hóa. Vong thân kinh tế là sản phẩm do lao động của người thợ làm ra đều bị giới chủ tư bản chiếm đoạt, công nhân bị bóc lột thậm tệ, bản thân họ bị vong thân cùng cực, vì bản thân họ bị đổi thành sản phẩm, mà sản phẩm thì hoàn toàn bị mất, trở thành lực lượng thù địch chống lại bản thân họ, trở thành hoàn toàn xa lạ với họ. Từ vong thân kinh tế cũng dẫn đến vong thân chính trị, vong thân xã hội, vong thân văn hóa. Tức giới chiếm hữu lao động trở thành giới thống trị, văn hóa xã hội thành văn hóa tư sản, giới công nhân trở thành bị trị, giai cấp cùng khổ, họ lại bị vong thân trong tôn giáo như là nguồn an ủi, bản thân chính họ trở thành thứ Thượng đế bên ngoài mà họ phải tôn thờ.
Lý luận như vậy của Mác quả trở thành lý luận ngụy biện, lý luận quỷ biên, bởi chỉ nhìn một chiều mà không nhìn ngược lại. Thật sự tôn giáo và triết học không liên quan gì đến vong thân kinh tế như Mác hiểu cả. Mác cho đó chỉ là thượng tầng kiến trúc, vì chính hạ tầng cơ sở kinh tế tạo ra những sự ảo ảnh là chúng. Mác coi cả chính trị, văn hóa, thẩm mỹ nghệ thuật nói chung đều thuộc thượng tầng kiến trúc hư ảo do vong thân kinh tế tạo nên hết. Quan điểm duy vật của Mác trở thành quan điểm phịa đặt cực kỳ. Mác không hề thấy ra yếu tố nhân văn như yếu tố khởi đầu của tò bộ thế giới kinh tế của xã hội về sau, yếu tố siêu hình học là yếu tố khởi đầu của mọi tồn tại vật chất và thiên nhiên về sau. Thực chất Mác chỉ là người đảo lộn tùng phèo, lấy cái đuôi làm cái đầu, giống như Mác tự hào lật ngược Hegel lại một cách ngu ngốc. Nói chung Mác nếu chẳng phải điên loạn cũng không hề có đầu óc lô-gích của mọi con người bình thường.
Tuy vậy, kết quả của độc tài hay chuyên chính vô sản mà Mác chủ xướng thực hiện lại mang lại cho xã hội và con người mọi hình thức vong thân ghê gớm nhất mà Mác từng phản kháng và lên án. Vong thân kinh tế, vong thân chính trị, vong thân văn hóa, vong thân nhân cách là điều mà nếu có sống lại Mác cũng không hề tưởng tượng nổi. Các tệ trạng quan liêu bao cấp, các tệ nạn trại tập trung, các hủ lậu quân chủ phong kiến sống dậy mọi mặt dưới thời Stalin ở Liên Xô cũ, dưới thời Mao Trạch Đông trước khi Đặng Tiểu Bình vựt dậy, rồi ý nghĩa kinh tế bao cấp khiến xã hội và con người bị vong thân cực kỳ trong cả hơn nửa thế kỷ dằng dặc không thể nào kể hết về tất cả mọi phương diện, đặc biệt nhất tổ chức xã hội ăngca kiều Khmer đỏ, không những vong thân tột cùng mà còn hủy diệt con người mọi mặt một cách thậm tệ, điều đó cả toàn thế giới đều thấy rõ. Duy ở mọi nước cộng sản, toàn dân và mọi đảng viên cộng sản cũng đều thấy rõ, nhưng không thể ai nói lên được, không thể ai làm gì được, đó quả là xã hội vong thân khổng lồ trong thế giới văn minh loài người do chính học thuyết của Mác tạo ra mà không ai khác.
Nói khác, Mác không hiểu cơ chế xã hội kinh tế thị trường tư bản tự do gì cả, hay chỉ hiểu một cách hụt hẫng hoặc bóp méo. Kiểu lý luận của Mác là kiểu gọt chân xã hội cho đi vừa chiếc giày biện chứng luận giả tạo do Hegel làm ra. Cái sai của Mác là cái sai từ tiền đề hay khởi điểm. Bất kỳ kiểu lý luận nào, cho dù lý luận toán học, nếu tiền đề hay giả thiết đặt sai cũng sẽ kéo theo mọi kết quả và mọi hệ luận đều sai. Mác xuyên tạc về lao động, về hàng hóa, về thị trường, về giai cấp, về chính trị, về tôn giáo, cả về khoa học và về văn hóa, nên nói chung cả con người và xã hội đều bị Mác hiểu méo mó, nhầm lẫn hoặc xuyên tạc, đó là điều tai hại nhất trong mọi lý luận của Mác. Bởi lập luận sai thì cũng không thể nào đi tới hay rút ra được kết luận đúng. Hay nói khác đi học thuyết Mác chỉ là học thuyết ngụy biện. Cho nên hoặc Mác chỉ là con người ngây thơ, non kém về nhận thức thực tiển và khoa học, hoặc chỉ là con người xạo xự, kiểu ngụy quân tử, ngụy khoa học, ngụy triết học, ngụy tư tưởng thế thôi. Nó chỉ khuyến dụ, thuyết phục được những người yếu hay thiếu tư duy lô-gich đích thực, hay chỉ nghiêng về thuần cảm tính, hay thậm chí với ý đồ lợi dụng nó mà không gì khác.
Giả dụ nếu học thuyết Mác thành công, thế giới đã trở thành cộng sản hóa tốt đẹp hết, mọi sự hi sinh, mọi sự vong thân quá khứ trong một giai đoạn rồi thôi cũng chẳng có gì đáng phàn nàn hay đáng nói. Đằng này học thuyết Mác ngày nay đã hoàn toàn phá sản, vì kinh tế hội nhập toàn cầu đã hoàn toàn thay thế một cách thành công và triển vọng. Nhưng vậy hóa ra học thuyết Mác đã làm xã hội loài người mất cả chì lẫn chài trong quá khứ, không phải thoáng chốc mà kéo dài gần cả trăm năm kể từ khi học thuyết đó được đem ra áp dụng. Thế giới đã thống kê từng có cả một trăm triệu người trên toàn cầu đã bị hi sinh vì nó một cách oan uổng và đau xót.
Người Việt xưa nói sai con toán bán con trâu, nhưng tuy duy sai lầm, mạo hiểm mà ngoan cố, bất chấp, ngụy biện cũng như thủ đoạn trong lập luận của Mác từng làm hại bao nhiêu người nhất là những người cộng sản ngây thơ đã từng một thời cuồng tín vì say mê theo nó. Nên thực chất Mác chẳng phải đỉnh cao trí tuệ loài người như cách khoa ngôn gì cả, nhưng trái lại là kẻ tội ác về khoa học, về tư duy triết học, về thực tiển chính trị xã hội nói chung, tức tội ác với cả lịch sử nhân loại trong quá khứ mà lần hồi mọi người chắc càng thấy rõ. Chỉ có điều những giới trí thức phương Tây vì cung cách thận trọng cố hữu vì văn hóa và lịch sự của họ chưa bao giờ từng phê phán học thuyết Mác một cách toàn diện, đầy đù và rốt ráo nhất. Như Giáo sư Trần Văn Toàn trong bài viết về khái niệm vong thân trong học thuyết Mác cách đây đã trên nửa thế kỷ cũng như thế. Vẫn chỉ nhìn một cách nhẹ nhàng, kiểu kính nhi viễn chi, cho thấy ý thức về mặt khoa học và mặt triết học của giới trí thức trước đây cũng chẳng ra ngô ra khoai gì cả.
ĐỈNH NGÀN
(02/8/16)
CÔNG LÝ VÀ HIẾN PHÁP
Trong Tạp chí Đại Học (Huế) số 1 năm thứ V, tháng 2 năm 1962 có bài viết của tác giả Phan Văn Thiết, Giáo sư đại học Huế, “Từ quyền quản trị người đến sự quản trị tài vật”, đây là bài viết đến nay cũng nên đọc. Nhân đó ở đây thấy cũng cần phân tích thêm ý nghĩa mối quan hệ giữa công lý và hiến pháp.
Công lý là khái niệm chung về sự đúng đắn khách quan mà mọi người hay toàn xã hội cùng thừa nhận. Công lý như vậy không thuộc về ai mà thuộc tất cả mọi người. Công lý như thế cũng không chỉ là ý nghĩa pháp lý mà còn là ý nghĩa đạo đức hay cả ý nghĩa nhận thức. Nhận thức về công lý tức cũng nhận thức về đạo đức hay ngược lại.
Trong khi đó, hiến pháp là luật chung nhất hay là luật mẹ của một đất nước. Vậy rõ ràng hiến pháp cũng là công lý hay không thể đi ngược lại với công lý. Nhưng hiến pháp do con người làm ra và áp dụng trước nhất cho một đất nước, tức cho xã hội con người. Tính cách của hiến pháp như vậy cũng phải là tính cách công lý và tính cách nhân văn, hay công lý cũng là nhân văn hoặc ngược lại.
Bởi vậy nguyên tắc tạo lập hiến pháp, nguyên tắc áp dụng, thực thi hay điều hành hiến pháp, nguyên tắc kiểm tra giám sát bảo đảm sự thi hành hiến pháp, đó đều là những nguyên tắc nền tảng nhất không thể nào thiếu được đối với mọi hiến pháp thật sự tự do dân chủ. Có nghĩa nguyên lý tự do dân chủ là nguyên lý nền tảng nhất của mọi hiến pháp. Thiếu nguyên lý này, hiến pháp có cũng như không có, cũng chẳng khác gì mảnh giấy lộn, vì nó chẳng nhằm phục vụ sự công chính của bất kỳ ai cả.
Bởi con người không bao giờ hoàn toàn tốt đẹp, nhưng con người lại hoàn toàn bình đẳng tự do theo nguyên tắc, bởi thế hiến pháp chính là phương tiện và công cụ thiết yếu để điều hòa điều đó trước nhất. Mọi tính cách độc tài độc đoán trong xã hội đều trái với nguyên tắc trên, đều phá hoại hay hủy diệt nguyên tắc trên. Và bất kỳ trường hợp nào cũng vậy, cho độc tài là cần thiết để đưa vào hiến pháp đều hoàn toàn sai trái và bất hợp lý.
Bởi trong những trường hợp đặc thù hoặc khẩn cấp, người cầm quyền có thể tạm thời áp dụng những biện pháp cưỡng chế trong xã hội, song đó chỉ là bất khả kháng, chỉ nhất thời, không bao giờ được trở thành một nguyên tắc thường xuyên hay tối thượng trong hiến pháp. Tức hiến pháp có thể quy định những trường hợp độc đoán khẩn cấp, nhưng là nhất thời, không thể đưa nguyên tắc độc tài thường xuyên để tạo nên hiến pháp, bởi như vậy là hoàn toàn nghịch lý, hoàn toàn sai trái và phi công lý.
Cho nên để bảo đảm công lý cho mọi trường hợp, nguyên tắc kế đến trong hiến pháp là nguyên tắc phân quyền. Vì phân quyền là ý nghĩa thực tế và khoa học đề con người kiểm soát nhau, các cơ quan của hiến pháp đặt ra có quyền và có thể kiểm soát nhau, ngăn chặn hay tránh được mọi hệ lụy lạm quyền của con người hay của các cơ quan, định chế đó. Nguyên tắc giám sát cũng là nguyên tăc bảo đảm tính tự do dân chủ và tính công lý của xã hội mà hiến pháp nhằm thực hiện. Vì một hiến pháp độc tài thì chắc chắn không phải là hiến pháp của toàn dân mà chỉ là văn kiện của thiểu số nhằm thống trị toàn dân.
Có nghĩa luật pháp thì phải đi gần sát công lý. Luật pháp độc tài không hề đi gần sát công lý mà đi xa ra công lý, bởi nó chỉ có lợi cho cá nhân hay nhóm thiểu số cầm quyền mà không hề lợi cho đa số hay cho toàn xã hội. Bởi vậy hiến pháp của các nước cộng sản mác xít theo đúng học thuyết Mác, đó là hiến pháp của thiểu số được mệnh danh là hiến pháp của đảng cầm quyền hay của giai cấp, thực chất đó chỉ là sự mệnh danh, không phải là công lý chung, không phải nguyện vọng hay ý muốn, ý chí của tất cả mọi người. Bởi hiến pháp không do bầu cử tự do mà có nhưng chỉ do những thủ thuật đạo diễn nào đó để tạo ra thì đều nhất thiết như thế.
Bởi vậy, dù sao chăng nữa, hiến pháp muốn có ý nghĩa và gí trị chắc chắn, đều không thể không thông qua ý chí và ước muốn của con người. Ý chí và ước muốn dân chủ tự do thật sự khi người ta lập ra hiến pháp, ý muốn dân chủ tự do thật sự khi người ta thi hành hay điều hành hiến pháp, cuối cùng ý chí và ý muốn dân chủ tự do thật sự khi người ta áp dụng những biện pháp kiểm tra giám sát thi hành hiến pháp. Tức là nếu dẹp bỏ hay không có nguyên tắc phân quyền ngay từ đầu thì không bao giờ có được những điều đó. Chuyện không ai vừa đá bóng vừa thổi còi chỉ là điều tự nhiên. Chuyện không có phân quyền nhưng chỉ có phân công hoặc phân nhiệm cũng chỉ là tính độc tài tự nhiên. Đó là kiểu dùng danh từ để né tránh chân lý, né tranh sự thật, đó là sự gian giảo trong ý chí và cả trong hành động lẫn lời nói.
Con người và con người gian dối thì có nhiều cách, nhưng cách nào thì cũng tạo nên xã hội gian dối, mà xã hội gian dối trước nhất phải phát sinh do chính quyền gian dối, bởi chính quyền quản lý xã hội mà không phải ngược lại. Nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc xã hội chính quyền. Nguyên tắc độc tài thì hoàn toàn ngược lại. Con người chân thật luôn luôn là con người chân chính nên là con người phục vụ con người. Con người không chân thật là con người gian dối thì chỉ con người thống trị con người, chà đạp lên con người. Xã hội phản ảnh con người sống trong nó, nhưng con người cũng phản ảnh xã hội trong đó nó sống.
Người ngay thẳng thành thật là người luôn có ngôn ngữ ngay thẳng thành thật. Người gian dối không thành thật luôn là người có ngôn ngữ và các mưu mẹo, thủ đoạn tuyên truyền không thành thật trong xã hội. Quản lý con người hoàn toàn khác với quản lý đồ vật. Bởi con người có giá trị tinh thần, có ý thức, có hiểu biết. Quản lý con người mà làm triệt tiêu tất cả những thứ đó chỉ biến con người thành sự vật, đó là điều hoàn toàn phản nhân bản và phi nhân bản. Chính xã hội dân chủ tự do thật sự và xã hội độc tài độc đoán luôn luôn cơ bản khác hẳn nhau về điều đó. Bởi vậy nếu xã hội và cá nhân không biết tranh đấu cho tự do dân chủ đích thực thì hiến pháp trong xã hội đó cũng chẳng để làm gì cả.
THƯỢNG NGÀN
(02/8/16)
CON NGƯỜI VÀ SỰ NHẬN THỨC CHÂN LÝ KHÁCH QUAN
Trong Tạp chí Đại Học (Huế) năm thứ V, số 1, tháng 2/1962 có bài viết mào đầu “Chung quanh học thuyết Mác”. Bài viết này nay đọc lại cũng thấy thú vị, bởi vậy khiến tôi cảm hứng viết thêm bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng này, để coi như bàn thêm một chút luận điểm qua thời gian.
Quả vậy, chân lý khách quan là sự thật khách quan ở ngoài con người và không phụ thuộc vào nhận thức của con người. Có những loại chân lý khách quan như chân lý triết học, chân lý khoa học, sự thật thường nghiệm. Chân lý triết học là chân lý thuộc sự lãnh hội của tư duy trừu tượng mà đầu óc con người có được. Chân lý khoa học là chân lý thực nghiệm trong lãnh vực nghiên cứu thế giới vật chất, tự nhiên con người tìm ra được qua các nhận thức thực nghiệm. Chân lý thường nghiệm nói chung là những sự thật thường nhật, đời thường con người có được bằng các dữ liệu thông tin được giác quan mang đến.
Nhưng dầu trên lãnh vực nào, phạm vi nào, đối tượng nào, sự nhận thức chân lý khách quan của con người luôn phải phụ thuộc vào năng lực nhận thức của con người. Năng lực nhận thức này phụ thuộc cụ thể vào trình độ nhận thức, khả năng nhận thức của từng người, khung cảnh nhận thức chung của toàn xã hội, tính cách phát triển qua từng hoàn cảnh hay giai đoạn lịch sử cụ thể. Nói chung lại khả năng nhận thức đều mang tính cách sử tính, tức phát triển qua thời gian, không gian, phạm vi cá thể cũng thế, phạm vi xã hội cũng thế. Cái này có người còn gọi tính cách biện chứng trong nhận thức.
Vậy thì nhận thức chân lý khách quan là khả năng đạt tới được của con người đối với chân lý khách quan. Trong tư duy triết học, đó là sự bén nhạy, tính thông minh, thậm chí còn gọi được là tài năng hay năng lực của cá nhân đó. Đó là trình độ riêng của mỗi nhà triết học, không ai giống ai. Riêng trong phạm vi khoa học thực nghiệm, nó còn được trợ lực thêm bởi sự tinh xảo của các công cụ khoa học vốn vẫn phát triển, tiến bộ qua lịch sử. Ngay như toán học, vẫn phụ thuộc vào những tài năng bẩm sinh hay thậm chí cả những thiên tài toán học. Còn lãnh vực đời thường hay thường nghiệm, nó phụ thuộc vào điều kiện tin tức hay thông tin thực tế hoặc trực tiếp mà đầu óc con người đó tiếp thu, thụ đắc hay lãnh hội được.
Điều đó có nghĩa chân lý khách quan thì luôn bất biến, nhưng khả năng nhận thức của con người thì thường biến. Chân lý nếu được hiểu như sự phù hợp giữa sự việc nhận thức và đối tượng bên ngoài, thì đó chỉ là cách hiểu tầm thường. Hoặc hiểu chân lý chỉ là sản phẩm của nhận thức, cũng là cách hiểu theo kiểu duy tâm máy móc. Còn hiểu chân lý chỉ như phản ảnh gương của khách quan qua óc não con người, đó cũng chỉ là kiểu duy vật nông cạn, thiển cận và ấu trí. Đây là kiểu của quan niệm duy vật mác xít. Nói chung, chân lý khách quan là vô hạn, mọi sự nhận thức của con người chỉ là sự tiếp cận, sự nhận thức không hề thay đổi được chân lý cũng không hề chiếm hữu hay chiếm đoạt được toàn diện và tuyệt đối về chân lý.
Khi Mác bảo chân lý chỉ là thực tiển (praxis) hay Mao nói thực tế đẻ ra chân lý, đó cũng chỉ là những quan điểm duy vật thiển cận, chẳng khác gì quan niệm não bộ tiết ra tư tưởng như gan tiết ra mật mà Ănghen từng đề xuất. Mác còn cho rằng tư tưởng con người chỉ là sự phản ảnh gương của sự vật bên ngoài qua óc não, mà ý nghĩa cơ bản đó là hạ tầng cơ sở tức kinh tế xã hội tạo nên thượng tầng kiến trúc là mọi hiện tượng ý thức hệ của con người như văn hóa, tôn giáo, bởi vì Mác hoàn toàn duy vật, cho vật chất là bản thân tồn tại duy nhất của vũ trụ. Mác còn nói đấu tranh giai cấp là cha đẻ của mọi ý thức hệ, thượng tầng kiến trúc chỉ là kết quả phản ảnh của hạ tầng cơ sở đấu tranh giai cấp trong kinh tế xã hội.
Mác quả thật ngu ngốc và hàm hồ, ông ta không thấy được hay không chịu thấy được bản thân của vật chất và bản thân của tư duy ý thức là hai cái hoàn toàn khác nhau. Một cái với mọi thuộc tính hoàn toàn cụ thể, một cái với mọi thuộc tính hoàn toàn trừu tượng. Cho rằng cái cụ thể tạo ra được cái trừu tượng quả là ngu ngốc vì nhập nhằng giữa hai bản chất hoàn toàn dị biệt. Chẳng hạn nước là cái cụ thể, tạo ra hơi nước là cái trừu tượng vì giác quan con người không nhận ra được. Nhưng hơi nước chẳng qua cũng chỉ là trạng thái khác của bản chất vật chất cụ thể là nước. Có nghĩa cái cụ thể chỉ có thể biến chuyển ra cái cụ thể khác, và cái trừu tượng chỉ có thể biến chuyển ra cái trừu tượng khác. Tài năng nhà thơ biến ra tác phẩm thi ca nhưng hòn sỏi hay tế bào óc tức tế bào thần kinh thì bao giờ hoàn toàn cũng chỉ là nó. Sự sống là cái trừu tượng, óc não là cái cụ thể. Người ta có thể đem ngâm hóc mon óc não nhưng không ai đem ngâm hóc mon được tư tưởng đó là điều chính Mác ngây thơ không thể thấy.
Nhưng cái mà Mác cho là đấu tranh giai cấp thật sự không phải đấu tranh giữa những con người cụ thể, bởi nếu suy nghĩ như thế cũng chẳng có gì đáng nói. Đằng này Mác quan niệm giai cấp như một phạm trù trừu tượng bao gồm cùng chủng loại chung những con người cụ thể đó. Có như thế thì mới đúng theo quan điểm biện chứng luận trừu tượng trong ý nghĩa duy tâm của Hegel. Nên quan điểm đấu tranh giai cấp của Mác chỉ là quan điểm lai căng, đầu gà địt vịt, đầy tính hoang đường và mê tín, vì cái lõi duy tâm lại nằm trong cái vỏ duy vật của Mác hay ngược lại cái lõi duy vật của Mác lại nằm trong cái vỏ duy tâm thì cũng thế. Tức quan điểm của Mác là quan điểm nhập nhằng, đầy tính ức đoán, võ đoán, chẳng rạch ròi mà cũng chẳng lô-gích. Nhưng người bình dân nghe thấy đấu tranh giai cấp cứ tưởng là đấu tranh giàu nghèo nên khoái, nên bị thu hút, mê lầm và tin như điếu đổ.
Thực chất tính cách mơ hồ, huyền hoặc của học thuyết Mác là ở chỗ đó. Kiểu chỉ con mèo nói con hổ hay ngược lại chỉ con hổ nói con mèo cũng chẳng ai buồn cãi lại. Hai nói cách cụ thể, học thuyết tức lý luận của Mác phần lớn chỉ là ngụy biện, nhưng đối với những người ít học, không có khả năng tư duy lô-gích sâu sắc đều khó nhận ra được. Đó là lý do tại sao ngày nay thực tế trên thế giới chứng minh học thuyết Mác là sai, như điều ai cũng có thể hiểu được, vì hoàn toàn thấy được cụ thể. Trái lại trước kia về mặt lý luận không phải không ai thấy ra được những cái nghịch lý trong tư duy lý luận của Mác nhưng không thể nói ra được vì sức mạnh độc tài khống chế cũng như những đầu óc bình dân đại chúng thì thật khó mà tiếp thu được.
Nói chung lại vấn đề con người nhận thức chân lý khách quan là một ý nghĩa khá phức tạp mặc dầu nguyên tắc của nó thật sự chỉ đơn giản. Phức tạp vì do vị trí, khả năng, trình dộ, khuynh hướng, mục đích, ý nghĩa của con người trong nhận thức. Nghĩa là không có những tiêu chuẩn nào thống nhất, hay đồng nhất trong cơ sở nhận thức này cả. Cũng tựa như tùy theo chỗ đứng, góc nhìn, mục đích, thị hiếu, cá tính hay đôi khi cả tuổi tác mà người ta nhìn thấy sự vật theo cách khác nhau. Có nghĩa mọi sự nhận thức đều tự do, người ta có thể trao đổi, giao cảm nhau, nhưng không ai có thể bắt buộc người khác phải nhận thức giống với mình.
Tính cách sai trái của Mác không phải chỉ ở chỗ phương pháp luận nhận thức mà còn cả ý nghĩa độc tài, trịch thượng, cưỡng chế trong nhận thức. Vì thế quan điểm độc tài vô sản của Mác không những sai trái, bậy bạ trong ý nghĩa nhận thức mà còn cả trong đời sống hành động thực tế. Đó không những là tính cách phản tri thức mà còn phản cả thực tiển trong hành động. Nói tóm tính cách phản khoa học trong nguyên tắc mà lại mệnh danh và nhân danh khoa học trong nguyên tắc, đó chính là tính phản chân lý và phản cả đạo đức trong học thuyết Mác.
THƯỢNG NGÀN
(02/8/16)
THỰC TẠI VÀ Ý THỨC
Tạp chí Đại Học (Huế) số 1 năm thứ V, tháng 2/1962 có đăng bài của Giáo sư Trần Văn Toàn, giáo sư triết học rất nổi tiếng khi đó, “Ý THỨC CỘNG SẢN”. Đây là bài viết rất thú vị, khá chuyên sâu, và đến nay nhiều người có thể cũng nên đọc lại. Đọc lại để thấy nhiều cách lý luận trong đó thế nào, nhiều cách nắm vấn đề ra sao, để thấy sự khác nhau trong bút pháp và trong ý thức nhận thức của Trần Văn Toàn và Trần Đức Thảo, hoặc so sánh với cách viết triết học tầm ruồng, hạ đẳng, bạt mạng, giả dối, lếu láo, nhưng lại từng một thời làm huyên náo kiểu mưa gió cả Miền Nam cũ, và từng được một số người nhẹ dạ, đặc biệt là giới trẻ không biết gì, tôn xưng là thiên tài, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, của tay Phạm Công Thiện.
Thực tại và ý thức vẫn và chính là hai nội dung chủ đề then yếu của triết học từ xưa đến nay. Tuy mỗi nhà triết học trong lịch sử có sự phân tích và nhìn nhận mỗi khác, tuy nhiên có hai nhà tư duy nổi bật đáng nói nhất, đó là Hegel và Các Mác. Hegel và Mác đều là hai nhà tư tưởng người Đức trước đây, nhưng cách nhìn nhận vấn đề thì hoàn toàn đi ngược nhau. Đó là ý nghĩa tại sao Mác tự hào cho rằng mình lật ngược Hegel lại, Hegel đi chổng ngược chân lên trời, Mác cho rằng mình là người làm cho Hegel đi trên đất. Có nghĩa Mác và Hegel đều không khác nhau về quan điểm nhất nguyên luận (monismus) nơi hai người, nhưng bản chất thì hoàn toàn trái lại nhau.
Hegel cho bản chất của thế gian là thuần ý thức, thực tại chẳng qua là các trạng thái ý thức khác nhau. Ý thức vong thân là ý thức biến thành sự vật, ý thức đạt thân là ý thức tự nhận thức lại được chính mình. Mác ngược lại cho thế gian chỉ là thuần vật chất, ý thức con người chỉ là trạng thái của vật chất, có nghĩa cũng chỉ là vật chất thuần túy, con người đạt thân là con người đạt tới ý thức cộng sản thuần túy, tức không còn vong thân như trong xã hội kinh tế tư sản. Ý nghĩa này cũng được Giáo sư Trần Văn Toàn phân tích trước đó trong bài viết nói về khái niệm vong thân. Như vậy cũng thấy được rằng quan điểm của Hegel là quan điểm duy tâm một chiều, còn quan điểm của Mác là quan điểm duy vật một chiều, nhưng một chiều thì không hẳn đã là chân lý mà vẫn có thể chỉ là cách nhìn phiến diện.
Quan điểm triết học của Mác không đâu khác là sự thoát thai từ quan điểm triết học của Hegel, nhưng bị đặt ngược lại. Tuy thế, nếu có lý thì ở đây Hegel có lý hơn là Mác có lý. Bởi biện chứng luận (Dialektik) của Hegel là biện chứng luận duy tâm, còn biện chứng luận của Mác là biện chứng luận duy vật. Thật ra Mác không lật ngược được Hegel như ông ta ảo tưởng, Mác chỉ xuyên tạc Hegel theo ý của mình. Bởi Tinh thần vô hạn (Geist) như kiểu Hegel thì còn mang ý nghĩa biện chứng được, trái lại vật chất thuần túy (Materie) kiểu Mác, thì đó chỉ là sự phịa đặt hoàn toàn phi lý hay nghịch lý. Nên cái gọi là tri thức tuyệt đối (absolutes Wissen) của Hegel chỉ là ảo tưởng, thì cái gọi là ý thức cộng sản (kommunistisches Bewusstsein) của Mác nhắm tới cũng chỉ là không tưởng hay thuần túy tưởng tượng. Vậy nhưng xã hội con người thì thường hay thích những cái kỳ lạ, nên những cách lý luận ồm ào mà rỗng tuếch của Mác từng một thời hấp dẫn được nhiều người, nó cũng tương tự như trường hợp Phạm Công Thiện mà trên đã nói.
Thực ra, thực tại là gì ? Thực tại là toàn bộ thế giới, vũ trụ chung quanh ta. Cái đó vô hạn hay hữu hạn chưa nói. Ngay cả thân xác ta cũng là thực tại chung quanh ý thức của ta. Bởi thực tại bao gồm cả vật chất vô cơ, vật chất hữu cơ, tức là cơ thể sống. Có nghĩa có hai thực tại căn bản, dễ thấy, hay luôn có trong thế giới khách quan, đó là thực tại vật chất, thực tại sinh học hay sự sống, cũng gọi là nhiên giới nói chung. Con người thuộc thực tại nhiên giới, nhưng ý thức con người thuộc thực tại tinh thần, không phải thực tại nhiên giới. Còn ý thức là gì ? Ý thức là khả năng hiểu biết và khả năng tự hiểu biết của con người. Ý thức nắm bắt sự vật nhưng ý thức cũng nắm bắt chính nó, đó là điều mà vật chất thuần túy không bao giờ có được. Loài vật tức mọi sinh vật cũng có ý thức, nhưng ở nhiều dạng thức và trình độ khác nhau, chỉ ý thức con người là cao nhất, vì con người tiến tới được ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa khoa học thực nghiệm, và ý nghĩa triết học trừu tượng.
Thế thực tại do đâu mà có, và ý thức do đâu mà có ? Hiện giờ loài người đạt tới chỗ hiểu biết về Vụ nổ lớn (Big Bang) của vũ trụ làm phát sinh ra các nguyên tử như các viên gạch cơ bản và đầu tiên tạo nên thế giới muôn loài. Tuy đó là giả thiết hợp lý, đầy tính lô-gích nhưng cũng chỉ mới là giả thiết, không có gì khẳng định được sự xác nhận hay phủ nhận tuyệt đối vì chưa có gì chứng minh thực chứng được. Tức con người có thể biết rất nhiều cái cụ thể, nhưng vẫn chưa biết được hết mọi cái toàn diện. Thế giới sinh học hay sự sống cũng thế, con người hiện tại biết được cấu trúc gien và bản đồ gien trong nhân tế bào, cái quyết định quy luật di truyền trong thế giới sống, nhưng cũng đều là những cái biết cụ thể, vẫn chưa vượt lên được cái trừu tượng nằm sâu bên trong, nằm bên trên, hay nằm bên ngoài cái cụ thể. Nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, hạt cơ bản vẫn đều luôn là cái cụ thể. Tế bào, nhân tế bào, chuỗi ADN, cấu trúc gien, sự tồn tại các thiên hà, nói chung đều chỉ là thế giới vật chất không gì khác. Nhưng ý thức con người lại không phải bản thân vật chất, đó là điều có thật, không thể nhầm lẫn với vật chất, đó là ý nghĩa khách quan, xác định, là điều cần nói tới trước nhất. Bởi ý thức nhận thức được thế giới, nhưng thế giới không nhận thức được ý thức, đó vốn vẫn là chân lý khách quan sơ đẳng nhất.
Có nghĩa cấu trúc vật chất, cơ chế vật chất là điều mà ai cũng biết. Nhưng cuối cùng chính bản thân vật chất là gì thì không phải con người đã biết. Vì sau rốt vật chất chỉ là năng lượng, nhưng năng lượng lại chỉ là dạng trừu tượng, không bao giờ có thể định hình nó ra được cả, đó là điều đặc biệt hoàn toàn hấp dẫn và thú vị. Cơ chế sống, cấu trúc tế bào sống thì ai cũng biết. Song bản thân chính sự sống là gì, đó là điều con người hoàn toàn chưa biết. Nên không phải cái gì con người nhìn thấy, can người cảm biết, đó chính là thực tại rốt ráo. Có những cái giác quan ta không nhìn thấy, không cảm nhận được, chưa chắc đã không có, không tồn tại. Tri thức thường nghiệm trái với tri thức khoa học là ở chỗ đó, tri thức triết học trái với tri thức khoa học thực nghiệm cũng chính là ở chỗ đó. Đó là lý lẽ tại sao tôn giáo vẫn đã luôn có mặt, dù thế giới thường nhật vẫn luôn là thế giới của mọi biện luận lô-gích. Thế nên ngày nay toán học đã đưa ra khái niệm tập mờ, đó là điều hoàn toàn thú vị. mặc dầu toán học bao giờ cũng chỉ là khoa học lô-gích mà không bao giờ là khoa học triết học.
Đó là ý nghĩa tại sao triết học chắc chắn phải là một khoa học, nhưng là một khoa học về trí tuệ, khoa học về ý thức, khoa học về sự nhận thức, mà không bao giờ chỉ là khoa học thực nghiệm. Bởi khoa học thực nghiệm chỉ lấy nền tảng là vật chất, là cái cụ thể, kể cả cái trừu tượng trong toán học cũng luôn chỉ là cái cụ thể, đặt địa bàn và mục đích của mình trên cái cụ thể, trên thế giới vật chất. Trong khi đó triết học thì hoàn toàn khác, không phủ nhận khoa học thực nghiệm, dù phải sát cánh với khoa học thực nghiệm, nhưng triết học là lãnh vực khoa học của nhận thức, khoa học về ý thức, đó là điều triết học luôn vươn lên trên, luôn bao quát hơn, luôn triệt để hơn mặt nhận thức so với khoa học thực nghiệm. Điều đó cho thấy Mác chỉ là anh lùn trong tư duy triết học, bởi chỉ nhìn thấy có vật chất cụ thể trong thế giới, bởi muốn loại bỏ triết học tự cho là thực hiện triết học trong cái được gọi là ý thức cộng sản.
Bởi khách quan mà nói, con người trong thế giới chỉ có thể luôn luôn là con người cụ thể. Con người cụ thể đó chịu chi phối bởi các quy luật của vật lý học, của hóa học, của sinh học, của tâm lý, của xã hội, của lịch sử. Bản thân nó và bản thân xã hội của nó luôn luôn phát triển qua lịch sử. Nhưng có cái mà nó không vượt qua được là vòng đời cá thể của nó, và có cái mà bản thân xã hội của nó không vượt qua được, đó là thế giới cụ thể, thực tế. Bởi nếu vượt qua được những cái đó thì cũng không còn là con người nữa. Cho nên ý nghĩa của định luật tiến hóa, của sự chọn lọc tự nhiên là điều khách quan không thể phủ nhận, nhưng những quy luật đó luôn tạo nên một trạng thái sinh lý trong thế giới sinh học tác động trực tiếp lên trạng thái tâm lý ý thức của con người nhưng lại không bao giờ biến đổi hẳn hay thay thế được nó. Có cái khởi đầu phân biệt không nhẩm lẫn giữa tiến hóa khách quan, từ vũ trụ đến sinh học của thế giới vật chất và thế giới ý thức, và cả cái tận cùng phân biệt không thay đổi giữa cả hai thực chất cũng là thế.
Tiến hóa vũ trụ là tiến hóa bao quát nhất, nhưng tiến hóa hay phát triển tâm lý ý thức cá nhân cũng như tâm lý ý thức xã hội, cả hai đều không cùng bản chất. Tựu trung lại cũng chỉ có ý thức nhìn nhận được vật chất mà vật chất không bao giờ nhìn nhận được ý thức. Cho dù con người có chế tạo ra được loại người máy tinh vi nhất, cũng chính ý thức con người nhận biết về nó, mà cái rô bốt đó không bao giờ tự nhận biết chính nó hay nhận biết được con người. Nhưng có điều đặc biệt ý thức con người nhận biết được lẫn nhau, thừa nhận lẫn nhau, khiến con người nhận thức tha nhân là địa ngục như Sartre nói, hay tha nhân là huynh đệ như Thích Ca hay Jesus nói lại là chuyện khác. Mác chỉ nhìn thế giới toàn vật chất mà phủ nhận bản chất tinh thần của ý thức con người, Mác phủ nhận cả văn hóa, cho đó chỉ là phản ảnh giả ảo trong thượng tầng kiến trúc trên nền tảng hạ tầng kinh tế. Mác coi văn hóa mọi loại, trong đó có cả luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật, đều chỉ là trạng thái vật chất được thăng hoa, được kết tinh, thật đó là quan điểm duy vật toàn diện đến độ phi lý, đến độ hư vô hóa tất cả, hạ giá hóa tất cả, tầm thường hóa tất cả, quả thật là quan điểm vưa ngu ngốc vừa đầy tính kinh hoàng của Mác.
Thị hiếu của Mác là chủ nghĩa cộng sản, xã hội cộng sản, được Mác phong lên là cộng sản khoa học. Đó là thủ thuật trá hình của Mác, nhưng lại làm nhiều người hấp dẫn ở ý niệm khoa học, coi như cái gì đó mang tính cách quy luật, khách quan và chắc chắn. Ấy chẳng qua do Mác muốn tránh né mọi ý niệm xã hội cộng sản vốn có trước đó và luôn luôn thất bại, khiến Mác coi là cộng sản không tưởng. Còn cộng sản của Mác tự cho là đích thật, là khoa học, vì Mác dựa vào nguyên lý biện chứng luận của Hegel, tính phát triển của thực tại bằng phủ định của phủ định (Negation der Negation). Mác cho nếu xã hội tư sản là phủ định của xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội cộng sản khoa học phải là sự phủ định của xã hội tư sản, xã hội tư bản mà giai đoạn cuối cùng được Mác và Lênin mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc. Lênin cho rằng chủ nghĩa đế quốc là tột cùng của chủ nghĩa tư bản, và là đêm trước của xã hội cộng sản.
Mác cho rằng lịch sử xã hội loài người từ trước tới nay chỉ là xã hội đấu tranh giai cấp. Nhưng khái niệm xã hội cộng sản nguyên thủy của Mác chỉ là khái niệm hàm hồ. Đó chỉ là xã hội hoang dã, chưa có ý niệm tư hữu, chưa có thực tế tư hữu, thì lấy gì gọi là cộng sản nguyên thủy. Tính cách của Mác luôn chỉ là tính cách áp đặt danh từ, cả vú lấp miệng em, cưỡng chế khái niệm. Chẳng hạn Mác bảo ai không cùng quan điểm như Mác đều là bọn tư sản, bọn phản động. Còn chính Mác phản động thì Mác không tự thấy. Quan điểm đấu tranh giai cấp của Mác thực chất chỉ một phần dựa vào ý niệm đấu tranh sinh tồn trong học thuyết của Darwin, kết hợp chủ yếu với ý nghĩa biện chứng luận của Hegel. Nhưng đem quy luật duy tâm áp dụng vào cho duy vật, thật sự hoàn toàn trái khoáy, phi lô-gích, phản lô-gích, đến độ không ai có thể ngu như Mác. Hai bản chất khác nhau mà quy luật lại cùng một, kiểu như nước và lửa, lỏng và đặc, phi vật chất và vật chất, hữu hình và vô hình v.v… thì một người bình thường nhất cũng không thể nào quan niệm được. Thật ra đấu tranh xã hội luôn luôn là đấu tranh con người, vì con người là cá thể cụ thể, đấu tranh trong tự nhiên, sinh vật cũng vậy. Giai cấp chỉ là khái niệm trừu tượng, làm gì khái niệm trừu tượng lại đấu tranh với nhau. Đây chỉ là sự mê tín của Mác vào ý niệm biện chứng luận của Hegel mà bất kỳ ai hiểu biết cũng có thể nhận thấy ra được.
Mà ý thức thì chỉ có ý thức riêng, không thể có ý thức chung. Ý thức chung chẳng qua là sự tương đồng, sự giống nhau nào đó được liên kết, trừu tượng hóa, hay cùng được nối lại. Ý thức tập thể, ý thức giai cấp cũng chỉ là kiểu đó. Nó chỉ là bề ngoài, hình thức, mà không là bản chất hay bản thân thật sự. Bởi ý thức con người thì gắn theo với thân xác thể lý cụ thể của con người, còn ý thức giai cấp, ý thức xã hội thi gắn vào đâu vì không hề có thân xác nào cụ thể riêng biệt cả. Nên ngoài thân xác, mọi của cải vật chất khác bên ngoài đều là công cụ không thể thiếu nhằm bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển thuận lợi cho tồn tại thể lý và ý thức con người. Nó chỉ là phương tiện nhưng không bao giờ là mục đích. Cả thân xác luôn cũng chỉ là phương tiện của ý thức con người huống gì là của cải tài sản. Nên khái niệm vô sản của Mác là khái niệm phản thực chất, phản thực tế, phản nguyên tắc, phản ý thức, và nói chung là phản khoa học, phản khách quan, phản động. Hữu sản vẫn luôn là điều kiện và thực tế tồn tại tự nhiên, khách quan của con người, ngay cả loài vật cũng thế, hay ngay cả trong cơ thể sinh học cũng thế, bởi mỗi cá thể luôn luôn có mục đích và yêu cầu riêng cho phần mình, nên ý nghĩa của tư hữu cũng chính là thế. Nói chung tư hữu là phương tiện thiết yếu, không bao giờ là mục đích tối hậu, chính ý nghĩa của nó là thế nên không thể bao giờ bỏ qua, xem thường hay phủ nhận trong mọi cách.
Thật thì sự phát triển của lịch sử nhân loại chủ yếu là do khoa học kỹ thuật, do văn hóa, tức do ý thức tinh thần mà không phải do tranh giành vật chất tức là đấu tranh giai cấp. Từ thời sơ khai nhất con người khám phá ra lửa, ra công cụ sản xuất, đời sống và tự vệ, rồi từ thời kỳ đồ đá, lên đồ đồng, đồ sắt, để tiến tới thời đại công nghiệp, kỹ thuật số hiện nay. Đó là sự phát triển về ý thức, về trí tuê. Ngay như nội dung của xã hội tư sản, tư bản, trong đó có các định chế về pháp luật, về kinh tế, như quyền tư hữu, tiền tệ, hàng hóa, ngân hàng, thị trường, thương mại, đầu tư và tái đầu tư sản xuất mở rộng v.v… đều là thành quả tiến bộ, phát triển chung liên tục, thường xuyên của toàn bộ lịch sử. Mác coi tất cả những thứ đó chỉ là sản phẩm, là kết quả của xã hội tư sản, muốn dẹp bỏ đi tất cả, triệt tiêu và tiêu hủy đi tất cả để thực hiện xã hội vô sản, thật là sự điên loạn, điên dại, coi trời bằng vung có khác. Mác coi giai cấp vô sản là giai cấp tiên phong, đảng vô sản hay đảng cộng sản đảng tiên phong của giai cấp tiên phong. Nhưng Mác quên hay không thấy ra một điều, con người không ai thần thánh hay sống ngoài thực tế cả, nhưng con người phụ thuộc vào tài năng, học vấn, nhận thức, cùng mọi sự lành mạnh trong cơ chế xã hội. Không có những cái đó, bất chấp những cái đó mà hô hào hay tin chắc vào sự phát triển đều chỉ là sự mù quáng, sự tăm tối và sự mê tín.
Chính sự phát triển đầu óc nơi các nhà khoa học tạo nên những thành quả về khoa học kỹ thuật, chính nhà kinh doanh là người đưa những kết quả kỹ thuật đó vào cuộc sống. Không có họ, nhiều khi các kết quả đó chỉ nhằm trên giấy. Giai cấp doanh nghiệp hay chủ tư bản cùng với giới thợ thuyền, công nhân thật ra đều là công cụ thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế của toàn xã hội. Khẩu phần ăn hay yêu cầu tiêu dùng hằng ngày của họ thật ra cũng không thể sai biệt vượt qua những ngưỡng, những giới hạn hay phạm vi nào đó, thế thì mọi cái thặng dư còn lại qua lao động đều thành của cái chung của toàn xã hội, mọi người cùng được hưởng. Cơ chế tư bản chủ nghĩa hoàn toàn là cơ chế tự động, hiệu suất và thông minh nên cũng luôn luôn hiệu quả và kết quả. Trái lại cơ chế cộng sản chủ nghĩa như Mác nói hoàn toàn không thể vượt lên được bản năng ích kỷ tự nhiên, bản năng tư hữu tự nhiên của con người, nên nó không thể nào thực hiện được hay luôn luôn thất bai chỉ là thế.
Quan niệm xã hội cộng sản của Mác là quan niệm hoàn toàn phi thực tế và phi lý. Cái Mác gọi là sự vong thân trong kinh tế chỉ là sự tưởng tượng. Dùng ý nghĩa vong thânnhát kinh tế, xã hội trong tưởng tượng để tổ chức lại một xã hội hoàn toàn giả tạo, chủ quan, hi sinh mọi quy luật, hiệu quả khách quan của nó, thật là quan niệm dại dột và ngu dốt của Mác. Hàng hóa và tiền tệ là hai công cụ thông minh, hiệu lực nhất trong xã hội tư bản, thế mà Mác đòi vất bỏ, tiêu diệt đi, để trở lại xã hội lao động tự phát, phân công và phân phối tự phát theo kiểu ý thức tự giác, tức ý thức cộng sản mơ hồ nào đó, quả là điều không thể có thực, là điều thụt lùi lại lịch sử phát triển tiến hóa đi lên là thế, tính cách đại phản động, cực kỳ phản động của tư duy Mác, của học thuyết Mác cũng chính như thế. Thay vì cải cách hợp lý xã hội, khoa học hóa mọi mặt xã hội trong tính khách quan, tạo sự công bằng tương đối lý tưởng trong xã hội, Mác lại không tưởng muốn cào bằng tất cả, chỉ để nhằm phục vụ cho trí tưởng tượng hoang đường, cho mọi thị hiếu tầm thường, thiển cận của Mác, thật đó là điều phản xã hội, phản lịch sử, phản nhân loại không thể nào nói hết.
Điều tệ hại nhất là Mác không bao giờ nhìn thấy ý nghĩa bản năng của con người, đặc biệt nhất là bản năng ích kỷ. Như vậy cái gọi là giai cấp tiên phong, đảng tiên phong, làm sao lại vượt lên được mọi thứ bản năng đó. Cho nên chủ trương chuyên chính vô sản tở thành cái ngu dốt tồi tệ nhất của Mác. Gậy ông lại đập lưng ông, khiến mọi cái vong thân do Mác tưởng tượng ra trong xã hội tư sản, xã hội tư bản khách quan lại trở thành vong thân thực sự, vong thân cực điểm trong xã hội chuyên chính vô sản của Mác. Đạo đức con người là do bản chất tự nhiên trời sinh kết hợp với nhận thức do học vấn và giáo dục mang lại. Phớt lờ những thứ đó mà chỉ mê tín và mù quáng tin vào giai cấp và giai cấp đấu tranh, đó quả thật là một sự tai hại, một sự phá hoại xã hội khách quan mà Mác mang lại do mọi sự nhận thức chủ quan, hẹp hòi, thiển cận và dốt nát của Mác. Nói chung hoc thuyết Mác chỉ toàn là những thứ mê hoặc và những thứ nghịch lý. Mê hoặc về giai cấp, mê hoặc về giải phóng, mê hoặc về lý tưởng, mê hoặc về đại đồng. Nhưng mê hoặc thì cũng phải ngụy biện, ngụy tín, gạc người khác và gạc chính mình, đó chính là những tai hại và những lỗi lầm của Mác. Lấy cái không thật làm cái có thật, lấy cái ảo tưởng làm cái lý tưởng, đó không những là tính phi khoa học, phản khoa học, mà còn phi thực tại, phản thực tại, phản lại mọi ý thức nhân văn mà Mác vấp phải.
Muốn cứu người, cứu xã hội cũng phải có phương pháp, đó là phương pháp thực tế, đặc biệt là phương pháp khoa học. Phương pháp không đúng cũng chẳng cứu ai cả mà chỉ khiến người chết trước. Cứu người đuối nước, cứu người lửa cháy, cứu người rắn cắn hay bị thương cũng đều như thế. Muốn giải phóng xã hội mà áp dụng độc tài thật không gì ngu bằng của Mác. Vì độc tài khi đã rơi vào tay của bản năng ích kỷ thì làm gì mà còn thoát ra được. Muốn tung một trái bóng lên lại nhét nó vào cái lỗ nào đó thì đến cả đứa trẻ cũng chẳng hề làm như thế. Vậy mà Mác bất chấp tất cả xã hội tự do tư sản, bôi bát đó là xã hội phản động để chủ trương độc tài chuyên chính vô sản, quả thật không ai điên khùng như Mác. Ý nghĩa vô sản đã là ý nghĩa bậy bạ, ý nghĩa độc tài còn bậy bạ gấp ngàn lần như thế, vậy nhận thức của Mác là đỉnh cao của trí tuệ loài người hay vực sâu của tư tưởng nhân loại thì nếu hiểu ra ai cũng có thể nhận thức ra được. Chỉ tiếc Trần Đức Thảo của Việt Nam từng chưa hề thấy ra được tất cả mọi điều đó. Ông ta từng cả một đời cặm cụi truyền bá, tuyên dương học thuyết chủ nghĩa Mác, cuối cùng mới sám hối, thật là tai hai của trí thức từ chương, trí thức sa lông bàn giấy là như thế. Đó là trí thức chỉ biết lý luận hay tư biện vô bổ mà không biết thực tế. Giáo sư Trần Văn Toàn trong bài viết của mình có khá hơn, có thận trọng và tự chủ hơn, nhưng cũng chỉ kiểu cung cách của trí thức tháp ngà, lý luận để lý luận phần lớn mà quên đi mọi yêu cầu nhận thức khách quan chân chính.
Nói tóm lại, thực tại và ý thức luôn luôn là những ý nghĩa căn cơ và những vấn đề thú vị thật sự. Thực tại là thực tại không có ý thức. Nhưng ý thức cũng là thực tại mà lại vượt lên thực tại. Chỉ nhìn nhận thực tại vật chất mà không nhìn nhận thực tại ý thức như là một tính chất riêng biệt quả là điều ngu dốt. Bởi không có ý thức trừu tượng lấy đâu mà nhận thức được cái thực tại cụ thể. Không có nhận thức hay không được nhận thức, cái thực tại phi ý thức cũng coi như không có, không mang ý nghĩa hay tính cách gì cả. Thực tại chỉ là đối tượng của khoa học thực nghiệm, nhưng ý thức lại là đối tượng chính yếu của triết học. Triết học không thể bị đồng hóa hay tự hạ thấp xuống thành khoa học thực nghiệm. Vì như vậy trở thành thừa và thành vô nghĩa. Mác muốn biến triết học thành thứ khoa học thực nghiệm bằng cách phi bác, thủ tiêu triết học. Đó là thứ quan điểm duy vật tầm thường, ấu trĩ của Mác. Nên nếu ý nghĩa của khoa học là vô hạn thì ý nghĩa của triết học cũng vô hạn, tức vấn đề không bao giờ tát cạn. Lịch sử là sự phát triển không giới hạn, thực tại phi vật chất và thực chất là hai cái tồn tại song hành, có liên quan, nhưng nhất thiết độc lập nhau. Nhà thực nghiệm dù tìm hoài cũng không bao giờ tìm ra được chân lý của triết học. Đó chỉ là chuyện tìm chim dưới nước, tìm cá trên trời. Nhưng tồn tại ý thức mới bao gồm được tồn tại vật chất mà không ngược lại.
Học thuyết Mác thực chất chỉ là học thuyết nghèo nàn về nhận thức, bởi nó giản lược tất cả mọi thứ vào vật chất bất chấp tinh thần và ý thức con người, bất chấp xã hội phát triển tự do dân chủ của con người, cái gọi là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản do Mác đưa ra một cách giả tạo thật ra chỉ là cái rọ để nhốt vào đó nền văn minh, văn hóa, tri thức và trí thức của toàn nhân loại, biến nhân loại thành trại chăn nuôi khổng lồ được mệnh danh là thiên đàng cộng sản mà nhiều người từng một thời ngộ nhận. Lại có người bô bô đặt vấn đề vật chất có trước hay ý thức có trước, rồi oang oác khẳng định vật chất có trước, vì như thế mới phù hợp theo quan điểm của Mác. Tính cách nguy hiểm của độc tài nó làm hạ thấp nhân cách con người là như thế. Bởi nói vật chất có trước ý thức cũng chỉ là nói theo kiểu trích đoạn. Mà không bất cứ trích đoạn nào lại cũng là toàn tác phẩm được. Vật chất tự nó không có nội hàm hay nội lực hoặc tiềm lực gì cao hơn chính bản thân chai ỳ, trần trụi của nó. Nên nói nó tự biện chứng theo kiểu duy vật biện chứng của Mác quan niệm là hoàn toàn ngờ nghệch và dốt nát. Nhưng ý thức cũng không thể tồn tại nếu không có thực tế vật chất làm nền, cơ sở cho nó. Cái khôn ngoan hữu lý và tuyệt diệu của điều vô hạn là như vậy. Vô hạn tức không có biên giới và phạm vi lãnh vực. Cái ý thức ban đầu tuyệt đối chính là cái vô hạn kỳ diệu đó như Hegel từng nhận thức được. Tiếc rằng Mác chỉ là anh học trò ngu dốt không hiểu ra được mọi lỹ lẽ nơi ông thầy của mình. Hegel chỉ sai lầm vào phút cuối, còn Mác sai lầm ngay khi khởi đầu, đó chính là sự khác nhau rõ ràng và hết sức thú vị giữa Hegel và Mác.
ĐỈNH NGÀN
(04/8/16)
ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN VÀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
Trong Tạp chí Đại Học (Huế) số 1 năm thứ V, tháng 2/1962 có bài viết của tác giả Thân Văn Tường, “Học thuyết Mác và vấn đề luân lý”. Đây là một bài viết khá công phu và bất cứ ai còn lờ mờ về ý nghĩa này đến nay vẫn có thể đọc được. Bởi vậy nhân đây tác giả bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng này cũng in cung cấp thêm một vài ý kiến nhỏ.
Thật vậy ý nghĩa luân lý đạo đức là ý nghĩa quan trong số một của cá nhân con người và xã hội con người. Chính nó làm cho con người được thành người và xã hội được thành người, vì nếu không có nó con người chỉ thuần là sinh vật và xã hội cũng chỉ thuần là chủng loài sinh vật. Luân có nghĩa là sợi dây ràng buộc có tính trật tự, lý là cái phù hợp với điều đúng, với trí óc, với chân lý. Luân lý như vậy cũng có nghĩa là đạo đức, như là con đường phát triển tốt đẹp về phẩm chất đối với cá nhân và xã hội.
Vật chất hay sự vật dĩ nhiên không cần luân lý đạo đức, vì nó không có ý thức, nhận thức. Loài vật cũng vậy, vì đó là tồn tại sinh học tự nhiên. Chúng phụ thuộc vào quy luật sinh tồn, mạnh được yếu thua của sự chọn lọc tự nhiên. Nhưng xã hội con người là xã hội nhân văn, cá nhân có tinh thần, có lý trí, xã hội có trật tự, có nề nếp, đó là ý nghĩa của luân lý đạo đức phải đặt ra trong mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp, và mọi thời đại. Có nghĩa tinh thần và lý trí nơi con người là nền tảng của luân lý đạo đức mà không gì khác. Mọi cái gì khác, đến sau, đều chỉ là phiên diễn thêm ra từ chính ý nghĩa này.
Bởi vậy có hai ý nghĩa, đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội. Chính cái trước làm tiền đề cho cái sau, còn cái sau làm nền tảng cho cái trước. Xã hội chỉ là xã hội do cá nhân ý thức, cá nhân chỉ là cá nhân trên nền tảng chung của xã hội. Đạo đức cá nhân là trên nền tảng, cơ sở của đạo đức xã hội. Đạo đức xã hội là trên mục đích, ý nghĩa của đạo đức cá nhân mà không phải tách biệt hay riêng rẽ, đôc lập. Một cá nhân duy nhất sống trong rừng núi hay trên hoang đảo có thể không cần đạo đức xã hội, vì không có nhu cầu hay mục đích, nhưng đạo đức cá nhân có thể vẫn có. Đạo đức như vậy mang ý nghĩa trải rộng, nó là phẩm chất riêng của cá nhân, đồng thời cũng là nhu cầu đòi hỏi chung của cộng đồng và xã hội.
Như thế rõ ràng tính đạo đức là tính nhân văn, đó là đặc điểm hay đặc trưng của con người và xã hội loài người. Vật chất và loài vật không cần và cũng không có những đặc trưng đó, vì chúng là tự nhiên, là hoang dã, mà chỉ riêng loài người mới có. Điều này không phải thổi phồng hay cường điệu như một số người có thể cho như vậy, nhưng đó là một sự thật khách quan, vì tính chất của con người đòi hỏi như thế, chỉ khi nào người ta phủ nhận chính tính cách của con người thì người ta mới có thể bất chấp, vượt qua, hay phủ nhận được điều đó. Vấn đề đạo đức là vấn đề nhận thức, vấn đề ý thức chiều sâu, không phải chỉ cái gì hời hợt, nông cạn, hoặc thuần túy chỉ mang tính giả tạo bề ngoài. Tính đạo đức là tính ý thức và nhận thức trong chiều sâu và về chiều sâu là như thế.
Có nghĩa tính đạo đức là tính thừa nhận con người lẫn nhau, thừa nhận xã hội con người lẫn nhau. Không có tính thừa nhận này ắt cũng không thể có tính cách luân lý đạo đức hay ngược lại. Luân lý có thể do thói quen, do truyền thống, do tập tục, nhưng đạo đức là do lý trí, do ý thức, do quan điểm nhân văn, nó mang tính phổ quát hơn, thậm chí tồn tại phổ biến và lâu dài, đồng thời vượt cả ra ngoài hay vượt cả lên trên mọi tính cách luân lý đặc thù hay hạn hẹp. Điều đó đúng cho cả đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội. Nên đồng nghĩa với giá trị và bản chất đạo đức, cũng còn có hay đi kèm theo với xúc cảm và tình cảm đạo đức. Yêu con người, yêu xã hội, yêu tha nhân, yêu dân tộc, yêu đất nước, yêu nhân loại, đó đều những tình cảm đạo đức. Nó không chỉ dừng lại ở lý trí hay thói quen, nhưng còn đi vào trong tình tự, trong tâm hồn cao quý, trong tình yêu chân thực, nó biến thành máu huyết mà người không có ý thức đạo đức hay vô cảm hoàn toàn không có.
Tuy vậy đặc thù học thuyết Mác thì không thừa nhận tất cả những thứ đó. Đây là điều có thật tự trong bản chất của nó mà không phải dựng chuyện hay hiểu sai hoặc nói ngoa, bởi vì Mác là người có quan điểm duy vật tuyệt đối, là người chủ trương đấu tranh giai cấp cách tuyệt đối, chủ trương vô sản cách tuyệt đối, do đó những cái trên, tức là mọi ý nghĩa nội dung đạo đức truyền thống xưa nay Mác đều cho là đạo đức tư sản, đạo đức tiểu tư sản, vì thực tế Mác chỉ nhìn nhận duy đạo đức giai cấp và đạo đức cách mạng. Có nghĩa Mác chỉ lấy quy luật biện chứng mà Mác xem là khách quan làm nền tảng. Do đó Mác cho rằng chỉ có ý nghĩa nào nhằm phục vụ cho con đường cách mạng vô sản, phù hợp tất yếu với quy luật phát triển khách quan tự nhiên của mục đích cách mạng vô sản mới là đạo đức, nếu không phải thế thì hoàn toàn ngược lại.
Mác cũng dựa vào các khái niệm như lao động, bóc lột, thặng dư giá trị, chiếm hữu giai cấp, để cho rằng những điều đó trong xã hội tư sản là phi đạo đức, cần phải dẹp bỏ chúng bằng mọi phương cách, tức mọi thủ đoạn đều tốt nếu chúng nhằm đến phục vụ cách mạng vô sản, đó chính là điều vẫn được hiểu như cứu cánh biện minh cho phương tiện, kể cả tuyên truyền xuyên tạc không đúng sự thật hay bạo lực cũng không sao cả, miễn là nó hữu ích cho hướng đi của lịch sử chung mà Mác quan niệm. Mác còn cho rằng hạ tầng cơ sở kinh tế quyết định tất cả, nên đạo đức tư sản chỉ là thứ hào nhoáng giả dối không cần thiết, chỉ có đạo đức vô sản, tức nhằm thực hiện đạt kết quả cách mạng vô sản thì đó mới là thứ đạo đức cần thiết và đích thực nhất. Đương nhiên những người nào đứng trên quan điểm đạo đức truyền thống, tức đạo đức tư sản thì cho quan niệm của Mác là phi đạo đức, cũng chẳng khác gì điều Mác quan niệm ngược lại.
Có điều cái mà Mác quan niệm là quy luật biện chứng khách quan của lịch sử đâu chắc gì đã khách qua hay xác đáng. Đó chỉ là ý niệm tư biện thuần túy của Hegel song lại được Mác lấy làm quy luật thực tế. Đây chỉ là sự mê tín, phỏng đoán, có lấy gì làm chính xác hay khoa học. Nhưng nếu biện chứng khách quan là đúng đắn, cần gì con người phải can thiệp, cần gì phải có đạo đức vô sản hay đạo đức cách mạng như Mác mong muốn. Còn nếu nó là sai tất, đó là kiểu mất cả chì lẫn chài, kiểu dã tràng xe cát, hi sinh con người, xã hội và lịch sử mọi mặt, đủ điều mà chỉ phá tán, hao phí, chẳng mang lại ý nghĩa tốt đẹp hay kết quả gì tích cưc cả. Đó là chưa nói Mác chỉ nhìn kinh tế kiểu vi mô mà không nhìn kinh tế dạng vĩ mô. Khái niệm bóc lột hay giá trị thặng dư do vậy cũng chỉ là quan niệm cục bộ, đặc thù của Mác, nó được cường điệu hóa một cách thiên lệch mà chưa hẳn đã là quy luật khách quan hay phổ biến của xã hội. Vả chăng phát triển kinh tế nói chung là do khoa học kỹ thuật, phát triển xã hội là do văn hóa, đâu phải chỉ là đấu tranh giai cấp kiểu giành giật quyền lợi riêng biệt, nhất thời, hay trong dạng biện chứng lịch sử theo niềm tin mê tín và mù quáng kiểu Mác quan niệm.
Nói cách khác, đạo đức con người thật sự và thực chất chỉ là đạo đức nhân văn mà không gì khác, điều này ngay từ đầu đã nói. Cần lao hay lao động là khuynh hướng tự nhiên cũng là nhu cầu thiết yếu nơi con người và xã hội. Chẳng lý do gì để coi thường hay thần thánh hóa nó một cách giả tạo hay quá đáng cả. Nói bóc lột sức lao động người công nhân chỉ là cách nói máy móc và cường điệu hóa. Thật ra mọi lao động đều là lao động xã hội. Ngay cả đối với con vật cũng còn có yêu cầu lao động huống là con người. Chỉ có con người sống riêng lẻ trong rừng sâu hay trên hoang đảo lao động khi đó mới không có tính cách xã hội vậy thôi. Nên nhìn lao động theo tầm vĩ mô và nhìn kinh tế theo tầm vĩ mô là điều Mác hoàn toàn bỏ qua chỉ vì thị hiếu theo hướng vô sản hóa cả thảy của ông ta. Bởi vậy Mác muốn tiến tới quay lại trạng thái xã hội lao động nguyên thủy, trực tiếp làm ra sản phẩm và trực tiếp phân phối nhau, đó là ý nghĩa thụt lùi mặt tiến hóa lịch sử, hay tính cách thoái hóa xã hội và tính cách phản động của Mác.
Hơn nữa Mác thổi phồng sứ mạng của giai cấp vô sản là sự phi lý, sự cuồng tín, vì Mác quá tin vào biện chứng luận của Hegel, bởi vậy cái gọi là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo Mác quan niệm đều chỉ là sự mê tín, phi khoa học không hơn không kém. Bởi con người là con người cụ thể trong tự nhiên và trong xã hội. Thân xác con người hay xã hội con người, thậm chí cả lịch sử nói chung cũng chẳng mang ý nghĩa gì là biện chứng cả. Quy luật biến đổi của vật chất là quy luật vật lý, quy luật biến đổi của thiên nhiên là quy luật biến đổi của sinh học. Quy luật biến đổi của xã hội con người là quy luật văn hóa. Quy luật biển đổi nơi cá nhân con người là quy luật tâm lý. Quy tất cả những cái đó vào khái niệm biện chứng kiểu toán học trừu tượng đều là sự ngu ngốc và dốt nát. Về phương diện này chính Ănghen còn ngu hơn cả Mác, vì Ănghen tin tưởng vào duy vật tối đa, Mác tin tưởng vào nhân văn tối thiểu. Tác phẩm có tên gọi Biện chứng của tự nhiên (Dialektik der Natur) của Ănghen chỉ là sự phịa đặt, sự xạo xự, không có ý nghĩa hay cơ sở gì về mặt khoa học và triết học khách quan cả. Tính cách giả tạo hay giả dối của Mác và Ănghen về mặt khoa học lẫn triết học đều là như thế.
Từ chỗ cường điệu giả tạo sứ mạng của giai cấp công nhân, Mác cũng cường điệu cả đảng chuyên chính nhân danh nó. Nhưng Mác quên rằng con người ai cũng con người thể lý và tâm lý như nhau chẳng có gì khác biệt cả. Khác biệt có chăng là tài năng và phẩm chất đạo đức riêng mà không có gì khác. Đảng vô sản cũng chỉ là đảng của mọi con người bình thường, cho dầu nó có nhân danh giai cấp vô sản thì giai cấp đó cũng chẳng có gì huyền bí hay đảng đó cũng chẳng có gì huyền bí cả. Như vậy rõ ràng não trạng của Mác chỉ là não trạng mê tín, não trạng quân chủ phong kiến nhưng trá hình là cách mạng kiểu vô sản mà không gì khác. Bởi vậy tính cách mê tín của Mác là tính cách phản tự nhiên, phản khách quan theo kiểu huyền hoặc đó chính là sự nguy hiểm của quan điểm tư tưởng của Mác trong lý thuyết lẫn trong thực tế.
Thật ra về thực tế, nguyên tắc con người ai cũng có bản năng sinh tồn, bản năng phát triển cả. Đó là cái nền của mọi cá nhân và của toàn xã hội. chính trên cái nền đó mà xây dựng lên tất cả mọi sự. Vậy mà Mác cường điệu hóa hạ tầng kinh tế xã hội. Kinh tế xã hội thực chất chỉ là cấp trung gian, và nội hàm khoa học kỹ thuật hay hàm lượng khoa học kỹ thuật trong đó mới là yếu tố quyết định mà không phải thuần túy là đấu tranh giai cấp. Bởi thế quan điểm triết học duy vật của Mác, quan điểm kinh tế chính trị học xuyên tạc và bóp méo của Mác thực chất chỉ là quan niệm lơ lửng, quan điểm lưng chừng, chẳng ra ngô ra khoai gì cả, và kết quả của nó luôn luôn đầu Ngô mình Sở là chính như thế. Bởi cái gì không xuất phát hay phát sinh từ khoa học cũng không thể nào đi tới kết quả khoa học được cả. Ý thức hệ của Mác hay học thuyết Mác chỉ là ý thức hệ không tưởng, ý thức hệ giả tạo chính là như vậy. Mọi cái ảo thì không thể thành cái thật, thân phận nói chung của học thuyết Mác trong quá trình lịch sử cận đại chỉ là như thế.
Vậy nên nói chung lại, đạo đức con người chỉ là đạo đức con người cụ thể và xây dựng trên nền tảng xã hội cụ thể. Không có cái gì mê tín hay huyền hoặc trong đạo đức này cả. Đạo đức là xây dựng trên lý trí và trên nhận thức nhân văn. Bất kỳ cái gì chống lại con người, chống lại xã hội tốt đẹp, lành mạnh, chỉ là phi đạo đức và phản đạo đức thế thôi. Bởi thế đạo đức cũng chỉ có thể xây dựng trên nền tảng tinh thần mà không bao giờ xây dựng trên nền tảng vật chất như Mác quan niệm. Có nghĩa các quan niệm của Mác hoàn toàn nghịch lý và đều chứa đầy tính cách nghịch lý. Như chủ trương nhân văn thì lại đặt nền tảng trên duy vật, chủ trương giải phóng thì đặt nền tảng trên độc tài, chủ trương cách mạng thì lại bất chấp đạo đức khách quan, truyền thống, chủ trương thực tế (praxis) thì lại huyền hoặc, mê tín, chủ trương công bằng thì mang lại đầy tính bất công, chủ tương xã hội thì lại hạ thấp con người xuống còn nhiên tính, chủ trương duy vật thực tiển thì lại mê tín vào quan điểm duy tâm máy móc hoang đường là quy tắc biện chứng của Hegel, nói chung học thuyết Mác chỉ là hệ thống thêu dệt, giả tạo, mơ hồ, không tưởng mà chẳng có gì thực chất hay thực tế cả.
Vậy để kết luận, có thể nói đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội luôn luôn quan trọng như nhau, có cái này phải có cái kia, cái này làm nền tảng và mục đích của cái kia cũng như ngược lại. Đạo đức không những là phẩm chất hay phẩm tính mà cũng còn là tính hữu ích và tính tinh thần, văn hóa. Đã duy vật thì không thể nào có đạo đức chiều sâu và đúng nghĩa. Và nếu quan niệm về xã hội lệch lạc cũng không thể nào có ý nghĩa đạo đức xã hội đúng cách. Bởi đạo đức trước hết là sự chân chính và sự trung thực, thành thực. Không trung thực với mình và không thành thật với người khác thì đó chỉ là thứ đạo đức hình thức, giả hiệu. Nên cái gọi là đạo đức cách mạng của Mác thực chất nó rất dễ bị lợi lợi dụng, lạm dụng để trở thành giả hiệu. Đó chính là quan điểm đạo đức sai lầm hay mê lầm của Mác. Thế nên học thuyết của Mác rốt cục có thể nói chỉ là học thuyết giả tạo, giả tạo về mặt triết học, mặt khoa học, lẫn cả mặt đạo đức. Vì nó chỉ dẫn con người và xã hội vào con đường cụt, con đường của đạo đức tập thể mơ hồ, huyền hoặc vì Mác phủ nhận mọi đạo đức cá nhân theo truyền thống vì chỉ mệnh danh, bôi bát đó là đạo đức tư sản. Quan niệm của Mác chủ quan, thiên lệch về mọi mặt nên cũng dẫn tới kết quả sai lầm về mọi mặt, đặc biệt nhất là mặt đạo đức chân chính khách quan đúng nghĩa, do đó cũng dẫn xã hội đến nhiều sự giả tạo ngang trái về mặt đức hạnh và đạo đức đích thực nơi nhiều cá nhân là như thế.
THƯỢNG NGÀN
(04/8/16)