Hiến pháp Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam

Quốc hội Lập Hiến VNCH

QuocHuy_VNÝ thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng tạo hoá và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh nhân bản, bảo vệ và phát triển con người toàn diện. (Lời mở đầu, “Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà 1956”, trang 2.)

Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà 1956
Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà 1956

3 Comments on “Hiến pháp Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam

  1. CÁC NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG VÀ CĂN BẢN NHẤT CỦA MỘT HIẾN PHÁP

    Hiến pháp là luật đầu tiên, luật nền tảng, luật bao quát nhất của một quốc gia. Hiến pháp có thể coi như văn bản lập quốc, văn bản thiết lập nên một chế độ, tức một thể chế chính trị chính thức, một cơ sở chính phủ và chính quyền hợp pháp của một đất nước, bởi vậy hiến pháp cần phải có những nguyên tắc xác định và sâu sắc nhất để có thể chi phối, quyết định được tất cả.

    Người lập ra hiến pháp tất nhiên phải là những nghị sĩ hay dân biểu đầu tiên. Đó phải là những con người hoàn toàn độc lập, có trình độ hiểu biết, có quan điểm và tinh thần yêu nước tự chủ thật sự. Họ phải thuộc mọi thành phần giai cấp trong xã hội, không bị ai chi phối cả, họ phải được toàn dân bầu ra thật sự, cho dù họ thuộc đảng phái hay đoàn thể xã hội nào, mục đích của họ chỉ là mục đích chung của đất nước, không phải mục đích riêng của đảng hay đoàn thể xã hội mà họ xuất phát.

    Có nghĩa nguyên tắc nguyên tắc đầu tiên và cuối cùng, hay nguyên tắc xây dựng và hoạt động của hiến pháp, phải luôn là nguyên tắc khoa học khách quan và nguyên tắc tự do dân chủ. Nguyên tắc khoa học khách quan thì không lệ thuộc bất kỳ ý nghĩa chủ quan nào, nguyên tắc tự do dân chủ thì bảo đảm quyền hạn thuộc toàn dân mà không ai khác. Có nghĩa nếu hiến pháp lệ thuộc
    quan điểm cá nhân nào đó, lệ thuộc đảng phái, giai cấp, tôn giáo, hay ý thức hệ chính trị, tức một học thuyết chính trị riêng biệt, đặc thù nào đó, đó cũng không phải là hiến pháp của toàn dân, cũng không còn tính cách của hiến pháp tự do dân chủ.

    Từ các nguyên tắc nền tảng và cơ bản nhất đó, phần nội dung còn lại của hiến pháp chỉ là cụ thể và chi tiết hóa ra tất cả mọi điều gì cần thiết có liên qua đến việc tổ chức thực hiện hay thực thi hiến pháp. Đó là các vấn đề về lập pháp, hành pháp, tư pháp, về các quy định bầu cử đối với cá nhân hay tập thể nào đó lãnh đạo hay cầm quyền chung đất nước, về cơ chế bảo vệ hiến pháp, về tam quyền phân lập, về quyền lợi và nghĩa vụ của toàn dân, về các công cụ giám sát thi hành hiến pháp, về ý nghĩa kiểm tra giám sát quyền lực tối cao của hành pháp chẳng hạn. Tính cách độc lập, không kiêm nhiệm của dân biểu, nghị sĩ, đó chính là sự bảo đảm tính an toàn, hiệu lực và lâu dài của hiến pháp, bởi không có nó, hiến pháp trở thành vô nghĩa.

    Bên cạnh tất cả những cái đó, lời mở đầu của hiến pháp là ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lời mở đầu là cái nhìn chung, quan điểm chung, quan niệm chung của hiến pháp. Điều đó cũng đặt ra ý nghĩa bao quát, tức yêu cầu khoa học hay yêu cầu ý thức hệ của hiến pháp. Khoa học thì hoàn toàn khách quan, không thể có quan điểm chủ quan nào cả. Khoa học cũng hoàn toàn thực tiển, tránh xa mọi vấn đề ý thức hệ cạn hẹp, thiển cận hay mù quáng. Hiến pháp có thể có niềm tin duy tâm chung nhất nào đó, nhưng không thể có niềm tin duy tâm cụ thể nhất định hay rõ ràng tức hoàn toàn riêng biệt. Bởi quan điểm toàn dân là quan điểm chung nhất, không thể bất kỳ quan điểm cục bộ, đặc thù nào.

    Cũng từ đó, quan điểm hiến pháp cũng không thể là quan điểm duy vật. Vì quan điểm duy vật chỉ mơ hồ và không có cơ sở. Qua điểm duy vật cũng nông cạn, tầm thường và phi lý, từ đó nó cũng dẫn đến nhiều hậu quả phi lý khác di ngược lại mọi nguyên tắc cơ bản bao quát chung nhất của hiến pháp, phản lại mọi tinh thần, ý nghĩa và mục đích dân chủ tự do trong xã hội của hiến pháp. Quan điểm duy vật thực chất chỉ là quan điểm hoàn toàn và đầy chất cảm tính, do đó cũng không thể là quan điểm nhân văn đúng đắn và làm nền tảng cho mọi ý nghĩa nhân văn đúng đắn của cá nhân và xã hội. Bởi vậy quan điểm duy vật, quan điểm giai cấp, quan điểm đấu tranh giai cấp, quan điểm độc tài đảng trị hay toàn trị thực chất đều là những quan điểm phản hiến pháp, phi hiến pháp, bởi vì nó chỉ là những quan điểm chủ quân, lệch lạc về mặt ý thức hệ, không phải quan điểm thực tế, khoa học bao quát, tức không thể là quan điểm của toàn dân.

    Ở các nước cộng sản, hiến pháp chỉ là hiến pháp cộng sản, tức hiến pháp theo ý thức hệ mác xít, hiến pháp làm công cụ để thực hiện ý thức hệ mác xít, thực hiên quan điểm chủ quan, lệch lạc, phi khoa học khách quan của Mác. Bởi thế mọi hiến pháp các nước cộng sản đều nhân danh giai cấp, nhưng thực sự chỉ là lợi dụng giai cấp, lũng đoạn xã hội. Bởi nguyên tắc giai cấp là nguyên tắc kinh tế, còn nguyên tắc hiến pháp là nguyên tắc xã hội, nguyên tắc chính trị. Đem đánh đồng nguyên tắc kinh tế cục bộ với nguyên tắc xã hội chính trị bao quát, đó là ý nghĩa hỏa mù, ý nghĩa lập lờ, ngụy biện của ý nghĩa mập mờ đánh lận con đen. Nên nói chung lại trong mọi nước cộng sản mác xít, hiến pháp không bao giờ là hiến pháp của toàn dân mà chỉ là hiến pháp của đảng cộng sản. Mác luôn nhân danh giai cấp vô sản, nhưng lấy gì bảo đảm trong thực tế đó không phải là ý nghĩa lợi dụng mà không hề thực chất.

    Mác hoàn toàn phủ nhận xã hội tự do dân chủ, phủ nhận nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh theo cách lành mạnh, Mác phủ nhận mọi ý nghĩa hiến pháp và luật pháp khách quan khoa học, chỉ quy vào đó là hiến pháp và luật pháp tư sản. Học thuyết của Mác thực chất chỉ là học thuyết phi nhân văn, phản khoa học nhưng lại đóng vai trò và tự nhân danh quan điểm nhân văn, quan điểm khoa học. Nhưng mọi cái nhân danh thì không thể bao giờ thực chất. Do vậy học thuyết Mác lừa dối được nhiều người, đặc biệt những người cộng sản ngay từ thuở nó ra đời, nhưng điều đó không có nghĩa nó sẽ đạt đến thành công, nhân văn và khoa học về mọi phương diện. Nó thu hút nhiều người chỉ là nhờ vào lý luận ngụy biện, ngụy biện theo kiểu không tự biết, hay theo kiểu ngụy tín nếu không phải thực chất là gian dối. Bởi nhân danh khoa học, nhân danh con người, nhân danh xã hội, nhân danh giai cấp, nhân danh nhân bản, mà thực tế đi ngược lại những cái đó, không phục vụ được gì hữu ích cho những cái đó, chỉ phản lại những cái đó, thì thực chất học thuyết Mác vẫn chỉ là học thuyết phản động, phản con người, phản xã hội, phản lịch sử, phản khoa học, phản chân lý khách quan, tức cũng phản nhân văn là như thế.

    ĐỈNH NGÀN
    (02/8/16)

  2. Một kẻ thiếu hiểu biết thời đại mình sống nên đã có những
    ý kiến cực đoan như trên.

  3. TẦM THƯỜNG

    Ở đời những kẻ tầm thường
    Óc toàn bã đậu có tường điều chi
    Chỉ toàn có thói cu ly
    Biết gì lịch sử biết gì nhân văn

    Thở hơi là nói cuội nhăng
    Thối hơn bã rượu có bằng được ai
    Bởi vì lịch sử đường dài
    Chỉ người hiểu biết mới hoài văn minh

    NON NGÀN
    (10/8/16)