Từ chủ nghĩa yêu nước cuồng nhiệt tinh ranh đến mặt nạ của phe Tân tả

Lưu Hiểu Ba | Hồ Như Ý dịch

Tôi không tin những người thuộc phe Tả ở các quốc gia Phương Tây là những người theo chủ nghĩa nhân đạo thực sự, ví dụ: Romain Rolland đã từng ủng hộ Stalin, một Saudi Arabia đứng bên cạnh Fidel Castro, một Noam Chomsky đã từng tán tụng Hồ Chí Minh với chính phủ Bắc Việt là quốc gia văn minh nhất…

Chủ nghĩa yêu nước đi từ cuồng nhiệt tới tinh ranh

Sự kiện du khách Nhật Bản tổ chức mua dâm tập thể tại Chu Hải, chiếu theo pháp luật Trung Quốc hiện tại, nhiều nhất chỉ là vi phạm quy định về mua bán dâm, chỉ cần tiến hành xử lý theo pháp luật đối với hai bên mua bán dâm là được, tuyệt đối không nên vì số lượng người mua dâm hay quốc tịch khác nhau mà tiến hành phân biệt đối xử. Nếu như muốn truy cứu trách nhiệm kỹ càng hơn thì không những cần truy cứu sự thất trách của quản lý khách sạn, nhưng phải truy cứu trách nhiệm của nhà chức trách nghành du lịch và nhân viên các cơ quan chấp pháp ở địa phương đã không làm tròn trách nhiệm.

Tuy vậy, vì sự việc xảy ra vào khoảng thời gian nhạy cảm và tâm lý chống Nhật Bản của đám đông lên cao, sự kiện mua dâm tập thể này tiếp tục dẫn tới những tranh cãi trong dư luận Trung Quốc tiếp theo sau sự kiện vũ khí hóa học còn sót lại của quân đội đế quốc Nhật Bản trong chiến tranh bị rò rỉ và làm bị thương người dân. Không những thu hút sự quan tâm chú ý của gần như tất cả những cơ quan truyền thông báo chí quan trọng và đa số dân chúng, thậm chí còn thu hút sự chú ý của chính quyền tỉnh Quảng Đông thậm ngay cả chính quyền Trung ương. Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng tiến hành dàn xếp, giao thiệp với chính phủ Nhật Bản. Nhưng cũng giống với bất cứ một phong trào chủ nghĩa dân tộc lên cao trong những năm gần đây, tuy phía chính quyền thường lợi dụng chủ nghĩa yêu nước từ phía người dân nhưng khi tiến hành xử lý những sự kiện cụ thể, thì sự phản ứng của chính quyền và người dân không giống nhau. Phía chính quyền thường sẽ giải quyết sự việc trong im lặng còn phía người dân sẽ phản ứng mãnh liệt. Sự kiện lần này cũng không là ngoại lệ; ví dụ phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc thì ôn hòa và không làm căng thẳng tình hình, cốt yếu nhấn mạnh quan hệ hữu hảo Trung Quốc – Nhật Bản. Duy nhất có một điểm nghiêm khắc, đó là yêu cầu chính phủ Nhật Bản tăng cường giáo dục người dân về tinh thần hữu hảo Trung Nhật.

Phản ứng của người dân xã hội luôn mạnh mẽ, quyết liệt hơn nhiều so với phía chính quyền, âm thanh phẫn nộ của cư dân mạng đưa tới tình trạng diễn đàn BBS của các trang thông tin truyền thông bị ngập, lại bắt đầu một cao trào mới cho làn sóng chống Nhật Bản của chủ nghĩa yêu nước. Những người có tâm trạng thống thiết đau khổ hận không thể ngay lập tức thiến ngay những khách làng chơi Nhật Bản, hay hơn nữa lấy đầu của họ; những người đang bị lửa giận thiêu đốt có một chút hưng phấn không cách nào tả được, ăn nói lung tung. Điều hoang đường nhất là, bọn họ không những chửi người Nhật Bản, còn đem tai ương lan sang cả những cô gái hành nghề bán dâm cho người Nhật Bản, thậm chí có người còn muốn những cô gái này cùng với du khách Nhật Bản cút khỏi Trung Quốc, đi sang Nhật Bản bán dâm hay làm vợ lẽ.

Điều này làm tôi chợt nhớ lại sự kiện Triệu Vy mặc nhầm quần áo có quân kỳ của Đế quốc Nhật Bản. Khi đó, Triệu Vy bị công kích mãnh liệt bằng ngôn từ trên mạng Internet. Rõ ràng là một đám yêu nước lưu manh. Bọn họ chửi rủa bản thân Triệu Vy là “Phụ nữ giải khuây(1) tình nguyện” hoặc “kỹ nữ tình nguyện cho binh lính” nhưng như thế vẫn còn chưa đủ nghiền, nhất định phải chửi ngược lên tổ tiên ba đời, nhục mạ rằng gia đình Triệu Vy từ đời ông bà cô bắt đầu phục vụ tình dục cho quân đội Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc. Kiểu chửi bới như vậy, dùng tục ngữ Trung Quốc đó là “chửi tám đời tổ tông nhà nó”.

Triệu Vy với trang phục có hình quân kỳ của Đế quốc Nhật Bản. Nguồn Quora.

Nhìn từ góc độ đạo đức mà nói, kể cả mua dâm tập thể là đọa lạc thoái hóa về nhân tính, thì dó cũng là sự sỉ nhục của khách mua dâm Nhật Bản, không hề liên quan tới những cô gái bán dâm Trung Quốc. Kỹ nữ hành nghề bán dâm, cung cấp phục vụ về tình dục là nghề mưu sinh của họ.

Còn đối với ngày 18 tháng 9, tôi tin rằng có rất nhiều kỹ nữ cũng không hề biết giống như năm đó diễn viên Triệu Vy cũng không hề biết quân kỳ của quân đội đế quốc Nhật Bản như thế. Hơn nữa, nghành công nghiệp tình dục ở Trung Quốc đã không phải là ngày một ngày hai, kỹ nữ cao cấp ra vào các khách sạn hạng sang, chuyên môn phục vụ những khách mua dâm nước ngoài, cũng đã từng là một mốt thời thượng, cũng có một số cô kỹ nữ từ đó đi làm vợ người nước ngoài, nói bye bye đối với mảnh đất hoàng thổ.

Ngoài ra từ hiện tượng thương nhân Đài Loan Hong Kong nuôi vợ bé cho tới đám quan chức và những người có tiền bạc, thế lực ở Trung Quốc Đại Lục có bồ nhí vợ hai, “làn sóng nuôi vợ hai” đã sớm không còn là tin tức nóng hổi nữa. Nếu như chính quyền không làm ngơ, nhắm một con mắt mở một con mắt thả nổi, Trung Quốc cũng không thể phát triển nổi nghành công nghiệp tình dục với quy mô 6 triệu gái mại dâm to lớn như vậy. Huống hồ, bất luận xuất thân giàu nghèo, kỹ nữ đều là dựa vào thân xác của bản thân để kiếm tiền. Điều này khi đem so sánh với đám quan chức dựa vào quyền lực để kiếm lấy tiền của làm giàu, không biết là họ có thể diện và sạch sẽ hơn kỹ nữ biết bao nhiêu lần.

Thêm một đặc sắc của Trung Quốc nữa: Liên quan đến quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, cả người dân và phía chính quyền Trung Quốc Đại Lục đều biểu hiện ra một bộ tiêu chuẩn nước đôi giữa trong và ngoài nước. Ví dụ, quan chức cấp cao chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc khi xử lý xung đột trong quan hệ Trung Quốc Hoa Kỳ, công tác đối ngoại cực kỳ im lặng, biết điều và thực tế, nỗ lực duy trì mối quan hệ Trung Quốc Hoa Kỳ phát triển ổn định; Trong khi đó khi đối với trong nước thì giơ cao ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước bằng những hành động yêu ma hóa nước Mỹ để kích động tâm lý chống Mỹ của người dân.

Xem thêm biểu hiện của đám thanh niên yêu nước phẫn nộ, bất luận là đối với Hoa Kỳ, Nhật Bản thì khi hò hét ra oai đều cố hết sức phát tiết sự phẫn nộ thù hận và kêu gọi hòa bình chính nghĩa, cũng đem những ngôn từ bạo lực có trọng lượng tương tự đối với những đối tượng là “Người Mỹ một đêm”(2) và “Tư duy mới về Nhật Bản”. Tuy vậy, khi họ liên hệ và đối mặt với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì lại thể hiện một bộ mặt im lặng, khắc chế quá khích và tuân thủ pháp luật. Những thanh niên yêu nước đầy phẫn nộ kia, đều đã từng tổ chức những hoạt động ký tên trên mạng Internet rất hoành tráng, hơn nữa nhận được sự đồng ý ngầm từ phía chính quyền. Tuy vậy khi họ chuẩn bị một cuộc biểu tình mít tinh với quy mô cực nhỏ trước cổng Đại sứ quán hai quốc gia trên đóng tại Bắc Kinh, thì bị chính quyền dùng lý do là chưa được sự cho phép và bị cấm tổ chức, thì những thanh niên yêu nước đầy phẫn nộ này lại không có bất kỳ hành động kháng nghị giương cờ gióng trống nào cả. Bây giờ, đám thanh niên yêu nước phẫn nộ lại diễn lại vở kịch cũ, đem những ngôn từ nhục mạ bẩn thỉu hắt lên những khách làng chơi Nhật Bản và các kỹ nữ Trung Quốc nhưng khi chính phủ Trung Quốc ra mặt cảnh cáo Nhật Bản thì lại không có những từ ngữ bẩn thỉu, cố kỵ kia.

Như vậy có thể thấy, đám thanh niên yêu nước đầy phẫn nộ đem sự kiện người Nhật Bản mua dâm ở Trung Quốc nâng lên thành những “yêu nước”, “quốc nhục”, “tự tôn dân tộc” rồi sau đó thêm vào những thứ có vẻ chiều sâu như “tư duy lại đối với lịch sử” là biểu hiện của “ thiểu năng trí tuệ và cuồng nhiệt”. Nhưng bên trong sự thiểu năng trí tuệ đó lại cho thấy sự tính toán tinh khôn trong đó, bên trong sự cuồng nhiệt lại cho người ta thấy sự lý trí. Bọn họ thừa hiểu: Đối với ai thì có thể thoải mái không cố kị gì mà chửi rủa công kích, mùi vị thuốc súng bốc lên nồng nặc, ngược lại thì đối với những ai phải dùng lý trí khắc chế, bày ra một bộ thanh lịch văn nhã.

Có thể thấy, thứ Chủ nghĩa yêu nước lưu manh hóa của một số người dân Trung Quốc đã đến mức độ cảnh giới thành tinh mất rồi.

Ngày 1 tháng 10 năm 2003 tại nhà riêng, Bắc Kinh

Chống Mỹ trở thành mặt nạ của phe “Tân tả”

Phe Tân tả ở Trung Quốc. Nguồn: theworldofchinese.com

Ngày hôm nay, trên mạng nhìn thấy một bài “Bản tuyên bố phản đối kế hoạch chiến tranh của Hoa Kỳ đối với Iraq”, những người ký tên đều là những thành viên của “Phe tân tả” nổi tiếng Trung Quốc. Bản tuyên bố đưa ra những lý do phản đổi Hoa Kỳ dùng vũ lực lật đổ chính quyền Saddam Hussein, mới nhìn vào thì thấy rằng bản tuyên bố này có lý lẽ hơn nhiều so với những phát ngôn từ những cái miệng không che chắn của các thanh niên phẫn nộ yêu nước trên mạng. Tuy nhiên khi nghiên cứu kỹ lại, thì chỉ thấy đó bất quá là thứ được khoác lên cái vỏ suy nghĩ lý tính mà thôi.

Vũ khí lý tính của bọn họ, cũng không nằm ngoài “dân chủ”, “pháp trị” và “hòa bình”. Nhưng mà, thứ dân chủ mà họ cất cao tiếng để ca ngợi, tuyệt không phải là quyền lợi mà mọi người có thể hưởng thụ, mà đó là thứ có tên gọi “dân chủ quốc tế” chuyên dùng để nhằm chỉ trích Hoa Kỳ bá đạo. Rất tự nhiên, bọn họ cũng trở thành cán bộ chủ chốt cho cái gọi là “phe dân chủ quốc tế”, đối với vấn đề hành vi của Hoa Kỳ trên trường quốc tế, gần như tất cả đều yêu cầu Hoa Kỳ tuân thủ quy tắc dân chủ quốc tế. Trong khi đó, dân chủ bên trong nội bộ Liên Hiệp Quốc thì tương tự như thứ dân chủ ở Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc nơi mà Sudan trúng cử, được chọn, còn Hoa Kỳ thì thất cử, nơi mà các quốc gia độc tài liên kết thành liên minh vô lại lưu manh dùng số đông làm thành đòn sát thủ đối kháng lại các quốc gia dân chủ. Nếu không như thế thì tại sao họ không hề đưa ra tuyên bố nào đối với chính quyền độc tài Đảng Cộng sản Trung Quốc yêu cầu dân chủ? Tại sao từ trước đến nay bận rộn ở đâu mà không hề lên tiếng kêu gọi chính quyền độc tài Saddam Hussein cho phép người dân Iraq được tận hưởng nền dân chủ? Không hỏi xem những lực lượng chính trị đối lập ở Iraq kia lại nhiệt liệt đón chào một Hoa Kỳ bá đạo như vậy dùng vũ lực lật đổ chính quyền Saddam Hussein?

Bọn họ cũng đã quen thuộc với việc tự xưng dùng “Phe pháp trị quốc tế” để khoác lên mặt mình, rất thích lôi ra “Hiến chương Liên Hiệp Quốc” để chỉ trích Hoa Kỳ “vô pháp vô thiên”, chỉ trích Hoa Kỳ coi thường quyền uy và tôn nghiêm của Liên Hiệp Quốc. Ngược lại thì cuộc chiến tranh xâm lược Kuwait do Iraq phát động và sau đó thua trận từ 12 năm trước, nhiều lần vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, vốn là hành vi trộm danh lừa bịp thiên hạ coi khinh luật pháp quốc tế, lại được cho rằng đó không phải là “vô pháp vô thiên”, lại biến thành bằng chứng cho chế độ độc tài gặp nạn. Thậm chí những chế tài trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iraq, cũng trở thành nguồn gốc của những khổ nạn mà người dân Iraq nhận được. Có lẽ nào nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc không có hiệu lực về luật quốc tế? Hơn nữa, trong con mắt của một bạo chúa chuyên quyền cộng thêm lưu manh như Saddam Hussein, Liên Hiệp Quốc từ lúc nào thì có qua tôn nghiêm và quyền uy? Vào thời điểm 4 năm trước khi đoàn thanh tra vũ khí hủy diệt bị trục xuất khỏi Iraq, quyền uy và tôn nghiêm của Liên Hiệp Quốc đã mất hết. Nếu như Hoa Kỳ không tăng quân lên biên giới Iraq gây áp lực, đừng nói là đoàn thanh tra vũ khí hủy diệt không thể quay lại Iraq, ngay cả một loạt những kẻ phản đối lật đổ chính quyền Saddam dựa trên chiêu bài Liên Hiệp Quốc, cũng sẽ không còn tồn tại vấn đề lý luận cùng với hoa Kỳ về vấn đề Iraq. Kỳ thực, với những biểu hiện mà Phe tân tả trưng ra khi đối mặt với những vấn đề trong nước, thì căn bản không cần phải hỏi tại sao bọn họ không đứng lên chỉ trích chính quyền Saddam trắng trợn vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, bởi vì tôi chưa bao giờ nhìn thấy bọn họ có một từ một câu nào đứng lên nói ra sự bá đạo quyền lực xảy ra ngay bên cạnh chính họ, chưa bao giờ nghe thấy bọn họ đứng lên hô hào kêu gào nói rằng chính phủ của nhà chúng ta “vô pháp vô thiên”.

Còn đối với cái thứ gọi là “Chủ nghĩa hòa bình” mà bọn họ vẫn cất cao giọng, những người dân trong các quốc gia độc tài cũng tốt, phe tả ở các quốc gia tự do cũng được, thậm chí là những kẻ theo Chủ nghĩa cơ yếu(3) động một chút là lại vác quan tài diễu hành trên phố… Tất cả những kẻ chống Mỹ trên thế giới đều cùng một lối một câu: Chiến tranh sẽ dẫn tới một lượng lớn người dân thường tử vong và các thảm họa nhân đạo. Vậy thì những thảm họa nhân đạo do chính quyền Saddam, Kim Chính Nhật và một loạt bạo chúa chuyên quyền tà ác gây ra thì sao? Những câu hỏi như vậy, những người theo chủ nghĩa hòa bình quyết không đi hỏi những thành phần và lực lượng chính trị đối lập ở ngay Iraq, không hỏi một lượng lớn những nạn nhân di cư đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, càng sẽ không đi hỏi những tù nhân lương tâm bị bức hại, giam cầm và giết chóc bởi những bạo quân cùng gia đình của họ. Cũng giống như bọn họ sẽ không đi hỏi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc: Dựa vào cái gì để tiến hành thảm sát Lục Tứ 1989? Dựa vào cái gì để đàn áp Pháp Luân Công? Dựa vào cái gì? Khi mà một loạt quốc gia với những hành vi của chủ nghĩa khủng bố, tà ác, bạo lực trấn áp và dẫm đạp lên nhân quyền đang xảy ra trước mắt, những người kia ngoảnh mặt đi giả vờ như không nhìn thấy, lấy đâu ra mặt mũi để lấy danh nghĩa Trung Quốc, càng là dùng danh nghĩa những người yêu hòa bình chính nghĩa và nhân danh người quan tâm tới nhân quyền để phản đối cuộc chiến tranh chính nghĩa mà một quốc gia tự do ở bên kia bờ Thái Bình Dương phát động để loại bỏ một chính quyền tà ác!

Tôi không tin tưởng Saddam Hussein: Bọn họ có thể thành thật tuân thủ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, thành thật hợp tác với phái đoàn thanh sát vũ khí hủy diệt, triệt để tiêu hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt, không còn là mối uy hiếp đối với hòa bình trong khu vực và trên thế giới.

Tôi không tin những người thuộc phe Tả ở các quốc gia Phương Tây là những người theo chủ nghĩa nhân đạo thực sự, ví dụ: Romain Rolland đã từng ủng hộ Stalin, một Saudi Arabia đứng bên cạnh Fidel Castro, một Noam Chomsky đã từng tán tụng Hồ Chí Minh với chính phủ Bắc Việt là quốc gia văn minh nhất…

Stalin bà Rolland (đứng giữa). Stalin: Tôi rất vui khi có cuộc trò chuyện với nhà văn vĩ đại nhất thế giới.
Komsomolskaya Pravda đã đăng bài Rolland phỏng vấn Stalin ngày 28 tháng 6 năm 1935 kỷ niệm sinh nhật lần thứ 150 của Romain Rolland, nhà văn Pháp đoạt giải Nobel. Cuộc phỏng vấn xoay quanh quan điểm của phương Tây về Liên Xô, quan điểm của xã hội Pháp về hệ thống Xô viết, các đánh giá của Stalin về chủ nghĩa phát xít, chế độ dân chủ tư sản và chủ nghĩa xã hội … .Nguồn: http://sendika62.org

Xuất phát từ những lý do trên, tôi lại càng không tin: Những kẻ thuộc phe Tân Tả ở Trung Quốc vốn giữ nguyên sự im lặng trước những tội ác chất chồng về bức hại nhân quyền của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, là “xuất phát từ yêu chuộng hòa bình chính nghĩa, xuất phát từ sự quan tâm đến những quyền lợi phổ quát của con người” mà phản đối cuộc chiến lật đổ chính quyền Saddam Hussein.

Tôi chỉ tin rằng, đó chỉ là mặt nạ để những đám khuyển nho kia diễn kịch mà thôi.

Ngày 11 tháng 2 năm 2003, tại nhà riêng ở Bắc Kinh.

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Trung Văn, Lưu Hiểu Ba, “Lưỡi gươm đơn tẩm thuốc độc: Phê phán chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đương đại”. Nhà xuất bản Boda. 2006. DCVOnline hiệu đính và minh hoạ bản của người dịch.

(1) Phụ nữ giải khuây hay Ủy an phụ là từ chỉ những người phụ nữ bị quân đội chiếm đóng của Đế quốc Nhật Bản hãm hiếp, họ là phụ nữ các nước bị Nhật Bản chiếm đóng như Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Indonesia, Malaysia. Đây là những người bị quân đội Nhật Bản ép buộc làm nô lệ tình dục trước thế chiến 2
(2) Người Mỹ một đêm: hay còn gọi là “Người Mỹ trong đêm nay” tức chỉ những người Trung Quốc có tình cảm tốt đối với Hoa Kỳ, nhất là từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001. Xuất phát từ một bức thư kêu gọi do Bao Tôn Tín, Lưu Hiểu Ba gửi cho tổng thống Hoa Kỳ khi đó là W.Bush vào ngày 12 tháng 9 năm 2001 bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Hoa Kỳ, trong đó có câu “đêm nay, chúng tôi là người Mỹ”.
(3) Chủ nghĩa cơ yếu (Fundamentalism) đề cập đến niềm tin nghiêm ngặt, trung thành tuyệt đối với những nguyên tắc cơ bản, trong thực tế thường nói đến tôn giáo, hay ý thức hệ chính trị. Chủ nghĩa cơ yếu thường chống lại những đổi mới để thích hợp với thời thế và đòi hỏi quay trở về nguồn gốc của một tôn giáo, hay ý thức hệ nào đó, nếu cần thì phải dùng những biện pháp quá khích và một phần cũng không bao dung để đạt được mục đích.

1 Comment on “Từ chủ nghĩa yêu nước cuồng nhiệt tinh ranh đến mặt nạ của phe Tân tả

  1. LƯƠNG TRI VÀ CÔNG LÝ

    Loài người chỉ có hai điều
    Một là công lý hai là lương tri
    Cái đầu sự thật khách quan
    Cái sau giá trị vẹn toàn nhân văn

    Cả hai cái vốn tự nhiên
    Bởi vì có sẳn trong miền nhân gian
    Có công lý chẳng ai oan
    Có lương tri thảy người toàn yêu nhau

    Còn như không có cả hai
    Con người thành thú ở trong cõi đời
    Bởi dùng ngôn ngữ hàm hồ
    Để nhằm lường gạt giữa người với nhau

    Từ đây công lý thành cong
    Cái gian thành thắng độc tài thành vua
    Con người toàn có về hùa
    Trở thành hèn nhát còn thua con gì

    Còn thêm tác động hai điều
    Tạo nên dốt nát tạo nhiều gian manh
    Bởi vì hễ dốt thường gian
    Và gian thường vẫn chơi trò ngu dân

    Đó là mánh lới phi nhân
    Khác gì như cách nhằm ăn thịt người
    Đâu còn bình đẳng khắp nơi
    Mà thành dối trá giữa đời phi nhân

    Tạo nên giả dối mười phần
    Mà phần khuynh tả đã thành tự nhiên
    Như là khuynh tả Miền Nam
    Chúng toàn đĩ bợm trước thời bảy lăm

    Chúng nào hiểu Mác là gì
    Nhưng đều đồng sủa như loài chó hoang
    Kẻ lớn miệng như Ngô Công Đức
    Hay là như tên Lý Quý Chung

    Bây giờ chúng đã đi đâu
    Cả như con mụ tên Ngô Bá Thành
    Kể sao hết đám lưu manh
    Một thời dối trá mị dân ai ngờ

    Thành phần chúng gọi thứ ba
    Chỉ đều điếu đóm đâu nào lương tri
    Bởi vì chúng thảy sủa hùa
    Biết nào công lý trên đời là đâu

    Thành ra phá hoại đúng rồi
    Nhân danh giả tạo che trò lưu manh
    Bởi vì bọn chúng thời cơ
    Có đâu yêu nước yêu dân chút nào

    Chúng đều dẫm cứt phương Tây
    Rồi truyền lớp lớp đưa về Việt Nam
    Bởi vì bên Pháp có nhiều
    Những trò khuynh tả đặt điều mua vui

    Sartre tiêu biểu hay André Gide …
    Cuối cùng đều hết nẹt bu gi
    Khi Liên Xô sụp đổ rồi
    Những đồ khuynh tả rơi toàn mặt mo

    Nên chi sáng suốt bên Tàu
    Không hai hơn được một người thanh niên
    Cái tên đã trở thành quen
    Lưu Hiểu Ba quả ai người không hay

    Đúng là giữa biển rừng ngu
    Vẫn cao chót vót một người chân nhân
    Con người chính đáng vạn phần
    Lương tri công lý đều mang nơi mình

    NGÀN KHƠI
    (18/9/17)