Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim là một câu chuyện cổ tích giả cho Việt Nam

Aimee Phan | Trà Mi

Trump không chỉ muốn Bắc Hàn học theo gương Việt Nam. Ông ấy muốn nước Mỹ cũng làm điều tương tự.

Hội nghị Trum-Kim lần thứ 2. Nguồn: CNN

Khi Donald Trump và Kim Jong Un gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới của họ tại Hà Nội, Việt Nam, nhiều người Việt Nam trên thế giới sẽ sáng rực với niềm tự hào.

Tôi sẽ không là một trong những người đó.

Trong khi hai nhân vật lãnh đạo hay thay đổi này bợ đỡ và làm dáng với nhau  nhau, làm ngứa mắt cả thế giới với những bước rụt rè của họ quanh việc giải trừ hạch tâm, mối quan tâm của tôi còn phức tạp hơn nữa vì môi trường quen thuộc quanh họ. Và tôi sẽ cảm thấy những gì tôi luôn cảm thấy mỗi khi Việt Nam và Mỹ xuất hiện trong cùng một tiêu đề: kinh sợ, thất vọng, deja vu.

Tôi tự hỏi nếu cứ chạy theo xin được Mỹ chấp thuận để rồi cảm thấy bị phản bội vì bị Mỹ khước từ hoặc thấy họ chì vì quyền lợi cho nước Mỹ thì đến đến khi nào Việt Nam mới sáng mắt để thôi bám gấu siêu cường.

Thoạt nhìn, sự lựa chọn của Việt Nam làm nơi tổ chực hội nghị tưởng chừng như đã thỏa nhiều điều kiện. Thật tiện lợi (Hà Nội gần Bình Nhưỡng đã cho phép Kim Jong Un – không thích đi máy bay – đến nơi chỉ sau một ngày đi xe lửa), không gây tranh cãi (cả Mỹ và Bắc Hàn hiện đang có quan hệ ngoại giao tốt với Việt Nam) và có lẽ quan trọng nhất, Việt Nam là một biểu tượng (có thị trường tự do phát triển trong một chế độ cộng sản là một thứ mà cả hai Trump và Kim đều ngưỡng mộ).

Kể từ khi bắt đầu các chính sách đổi mới kinh tế lớn vào năm 1986 theo chiến dịch Đổi mới, pha trộn sự ưu đãi thị trường tự do và đầu tư nước ngoài dưới sự giám sát của chính phủ [vẫn trong một chế độ độc đảng, người dân không có những quyền căn bản của con người], Việt Nam đã thoát khỏi thời kỳ đen tối của nghèo đói và cô lập sau chiến tranh.

Nền kinh tế của Việt Nam đã được sự hỗ trợ đáng kể nhờ các hiệp định thương mại quốc tế, gồm hiệp ước song phương với Mỹ năm 2001 và một thỏa thuận khác với Nam Hàn vào năm 2015, giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Kim Jong Un, người đã thấy tận mắt nền kinh tế Bắc Hàn bị tê liệt vi các lệnh trừng phạt toàn cầu vì chương trình phát triển vũ khí hạch tâm ở đó, có thể xem ​​những thành quả của sự thay đổi của Việt Nam có thể là một mô hình phát triển cho quốc gia nghèo đói của chính mình.

Cả thế giới đang nhìn về Hà Nội trong tuần này, Việt Nam có cơ hội mở rộng ảnh hưởng ra ngoài phương diện kinh tế. Với chuyếnviếng thăm của Trump và Kim Jong Un, chính phủ Việt Nam hy vọng sẽ đưa việc quảng bá hội nghị thượng đỉnh vào một vai trò chính trị có lợi hơn ở châu Á, đặc biệt là đối với người hàng xóm lâu năm, Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại gần đây với Mỹ đã làm suy yếu thành trì kinh tế của Trung Quốc, cho phép Việt Nam phát triển khu vực sản xuất với giá lao động thấp hơn và sản xuất rẻ hơn. Một liên minh mạnh hơn với Bắc Hàn có thể cho phép cả hai nước giữ nhiều quyền lực hơn trong một khu vực bị Trung Quốc thống trị trong nhiều thế kỷ.

Để duy trì sự thăng tiến như một cường quốc Đông Nam Á, Việt Nam cần gây ấn tượng với cả Bắc Hàn và Hoa Kỳ trong Hội nghị lần này. Và họ không giấu diếm điều này. Việt Nam đã hoàn toàn hoan nghênh chào đón hội nghị thượng đỉnh, để giới truyền thông quốc tế đưa tin về các thương nhân bán áo thun và đồ lưu niệm của Trump / Kim Jong Un, nước giải khát theo chủ đề Hội nghị như “Kim Jong Ale”, và những người đóng giả các nhân vật chính trị đang cố gắng tận dụng sự kiện này. Thậm chí còn có một thợ cắt tóc người Việt mời cắt tóc kiểu Trump và Jong Un để giúp dân Hà Nội trông đẹp nhất.

Tình yêu của người Việt dành cho Trump là có thật. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2017, 84% người dân Việt Nam có cái nhìn thuận lợi về Mỹ, cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và chỉ thấp hơn một phần trăm so với Hoa Kỳ nghĩ về chính họ. Khoảng 58% người dân Việt Nam tin tưởng vào chính ông Trump đang “làm điều đúng đắn trong các vấn đề thế giới”, cao hơn hẳn so với hầu hết các quốc gia khác.

Kim Jong Ale tại quán Bar thực sự khá ngon. Nhưng không ai ở đây có thể giải thích tại sao hình @MittRomney lại nằm trên kệ. Nguồn: @margarettalev


Tình cảm đó cũng thấy trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, những người thường bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa vì những liên minh với các chính khách bảo thủ, những người ủng hộ Chiến tranh Việt Nam. Trong khi thế hệ trẻ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã có khuynh hướng cấp tiến hơn, dù vẫn chống cộng sản.

Theo khảo sát của cử tri người Mỹ gốc Á năm 2018 của AAPI Data, người Mỹ gốc Việt đại diện cho khối châu Á duy nhất chấp thuận Trump ở mức (64%), cao nhất, so với người Mỹ gốc Phi (48%), người Mỹ gốc Nam Hàn (32%) – Người Mỹ gốc Hoa (24%) và người Mỹ gốc Nhật (14%.)

Khi Trump hạ cánh tại Hà Nội, có lẽ sẽ có rất nhiều nụ cười, những cái bắt tay và những lời cường điệu và lời khen ngợi dành cho nước chủ sự. Những sẽ có những điều ông Trump sẽ không nói tới. Dĩ nhiên, ông có lẽ sẽ không đề cập đến Chiến tranh Mỹ đã tham dự, vì cả hai bên đều muốn đồng ý, là nó đã kết thúc hơn 40 năm trước và họ muốn vượt qua nó.

Nếu bất cứ điều gì, nó sẽ trở thành một thứ khác mà ông ta có thể kể làm công trạng của mình, ví dụ như ông ta đã biến Việt Nam từ kẻ thù cay đắng thành đối tác kinh doanh thành công.

Ông cũng sẽ không nói về những nỗ lực trục xuất gần đây của chính quyền Mỹ đối với hàng ngàn người Việt Nam tị nạn cộng sản ra khỏi Mỹ. Họ là những thường trú nhân Hoa Kỳ, những người đã thụ án cho những tội họ đã vi phạm trong quá khứ và đã có đời sống gia đình và cuộc sống ở Mỹ trong nhiều chục năm qua. Các chính khách của  cả hai đảng Cộng òa và Dân chủ đã tuyên bố chính quyền coi thường chính sách lâu đời của Hoa Kỳ tôn trọng tư cách tị nạn chính trị của những người tị nạn này; Hoa Kỳ lập chính sách đó để  nhận trách nhiệm là Mỹ đã góp phần tạo ra những hoàn cảnh để phải có người tị nạn chính trị.

Trump đang đạp đổ ngoại lệ lịch sử này như là một phần của lập trường và chsinh sách cứng rắn của ông về vấn đề người nhập cư.

Hơn hết, ông ta có thể sẽ không đưa ra vấn đề trục xuất người tị nạn cộng sản (về ngước cộng sản) bất chấp câu chuyện thành công về kinh tế của cô bé  Lọ Lem, chính quyền cộng sản Việt Na, tiếp tục đàn áp các quyền dân sự và tôn giáo của người dân bằng cách đặt tất cả các chính đảng khác ra ngoài vòng pháp luật, kiểm soát truyền thông, và bịt miệng và giam cầm những người hoạt động bất đồng chính kiến và những người càm bút – những hoàn cảnh tương tự đã làm hàng triệu người bỏ nước đi tị nạn cộng sản sau khi chiến tranh kết thúc.

Hoặc có thể anh ấy sẽ nói về nó. Điều đó cũng hoàn toàn có thể xẩy ra. Những gì bạn và tôi có thể xem là khủng khiếp, ông ta có thể nhún vai và coi như chuyện nhỏ.

Trump ngưỡng mộ Việt Nam vì nền kinh tế thương mại thịnh vượng, bất kể những đàn áp đối với bất kỳ tiếng nói bất đồng nào trong giới truyền thông hay đối lập chính trị. Trump không chỉ muốn Bắc Hàn học hỏi từ Việt Nam. Ông ấy muốn nước Mỹ cũng làm điều tương tự.

Chẳng có gì để phải ca tụng một câu chuyện cổ tích giả thế này.


Aimee Phan . Nguồn: CNN
Aimee Phan là tác giả của “Reeducation of Cherry Truong” “We Should Never Meet”, những cuốn sách viết về người Việt Nam tị nạn cộng sản ở hải ngoại. Bà dạy viết văn tại California College of the Arts ở Hoa Kỳ.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể.lệ.trích.đăng.lại.bài.từ.DCVOnline.net

Nguồn:  The Trump-Kim summit is a false fairy tale for Vietnam | Aimee Phan | CNN | February 25, 2019.