Thời khắc quyết định của Hồng Kông

Ben Bland (Bloomberg) | DCVOnline

Trung Quốc chen chân vào lãnh vực tự trị của hải đảo thuộc địa cũ có nguy cơ làm suy yếu nền tảng kinh tế thành công của Hong Kong.

Không thể lấy thúng úp voi. Ảnh: Anthony Kwan/Getty Images

Hồng Kông đang đối diện với một mối đe dọa hiện sinh. Cuộc biểu tình lớn hôm Chủ nhật (9/6) phản ảnh đỉnh điểm của cảm giác lo lắng về những thay đổi đang làm suy yếu nền tảng của sự thịnh vượng kinh tế của thành phố Trung Quốc này và bản sắc riêng biệt của nó. Giải quyết sự bế tắc này có ảnh hưởng không chỉ đối với vùng đất thuộc địa cũ của Anh và trung tâm tài chính toàn cầu này, mà còn đụng đến tương lai của mối quan hệ giữa Trung Quốc và thế giới dân chủ phương Tây.

Khi Vương quốc Anh trao lại quyền kiểm soát Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997, Bắc Kinh đã hứa với người dân thành phố này rằng họ có thể duy trì một hệ thống pháp lý độc lập, các quyền tự do dân chủ và một mức độ tự trị cao nhất trong vòng ít nhất 50 năm. Công thức “một quốc gia hai hệ thống” này đã củng cố thành công của thành phố vì nó cho phép Hồng Kông duy trì quyền truy cập vào các thị trường toàn cầu như một thành viên tuân thủ luật pháp và tự do mậu dịch của Tổ chức Thương mại Thế giới. Nhưng khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tóm thâu quyền lực cho mình nhiều hơn bất kỳ nhân vật lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ thời Mao Trạch Đông, quyền tự trị của Hồng Kông — và do đó, nền kinh tế của nó — đã bị đe dọa nhiều hơn bao giờ hết.

Lý do gần nhất đưa đến cuộc biểu tình, thu hút hàng trăm ngàn người, là đề nghi sửa đổi luật lần đầu tiên cho phép Hồng Kông dẫn độ người dân ở đây về Hoa lục và các khu vực pháp lý khác mà HK không có hiệp ước dẫn độ chính thức. Sự thay đổi dường như về mặt kỹ thuật này đã báo động tất cả mọi người từ các thẩm phán địa phương đến các chủ ngân hàng nước ngoài vì nó hạ thấp lá chắn bảo vệ hệ thống pháp lý của Hồng Kông không bị ảnh hưởng của những thói quen đòng bóng và đàn áp của Hoa lục.

Chính phủ Hồng Kông, dù đã có một số nhượng bộ, đã từ chối rút lui, và dự luật dẫn độ sẽ đọc lần thứ hai trong Hội đồng Lập pháp của thành phố vào Thứ Tư [Hội đồng Lập pháp HK không họp hôm thứ Tư vì cuộc biểu tình vẫn tiếp tục]. Những có gắng của chính phủ nhằm trấn an quần chúng đã thất bại một phần vì vấn đề dẫn độ chỉ là vấn đề mới nhất trong một danh sách dài các mối đe dọa đối với quyền tự trị và luật pháp của Hong Kong. Trong vài năm qua, chính phủ Hồng Kông đã loại bỏ một số dân biểu lập pháp dã đắc cử, cấm một đảng chính trị hoạt động, bỏ tù nhwuxng nhân vật lãnh đạo dân chủ đối lập, trục xuất một nhà báo cao cấp của tờ Thời báo Tài chính, và làm lơ khi mật vụ của Bắc Kinh bắt cóc một chủ nhà sách cũng là một tỷ phú từ Hồng Kông .

Sự vi phạm chính sách “One Country, Two Systems” đã quá trắng trợn đến nỗi nhiều chính phủ phương Tây đã cảnh cáo thành công của Hong Kong như một trung tâm kinh doanh quốc tế đang gặp nguy hiểm. Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ  mối “quan tâm nghiêm trọng” về dạo luật dẫn độ. Người phát ngôn của Bộ Ngoại gia Mỹ,  Morgan Ortagus, cho biết,

“sự xói mòn liên tục chính sách ‘Một quốc gia, Hai hệ thống’ có đe dọa đặc tính đã có từ lâu của Hồng Kông.”

Chính phủ Trung Quốc thường bác bỏ những lời chỉ trích nói trên là sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ. Nhưng thực tế khó chịu đối với Bắc Kinh là việc duy trì quyền tự chủ của Hồng Kông là cơ sở để thành phố này nhận được sự ưu đãi cuả những chính phủ nước ngoài.

Đạo luật Chính sách Hoa Kỳ-Hồng Kông đặt các quyền tự do của Hồng Kông và mức độ tự trị cao của Hồng Kông là điều kiện tiên quyết để tiếp tục mối quan hệ kinh tế sâu rộng của Hoa Kỳ với thành phố này sau năm 1997. Nếu Washington cho rằng Hồng Kông không đủ tự chủ, luật pháp Hoa Kỳ cho phép tổng dùng sắc lệnh hành pháp ddeer chấp dứt cách đối xử đặc biệt với HK.

Giới ngoại giao đã bác bỏ đề nghị rằng Hoa Kỳ, hoặc các chính phủ phương Tây khác, sẽ  ồ ạt thu hồi địa vị đặc biệt dành cho Hồng. Hành động như vậy sẽ trừng phạt các công ty quốc doanh, tài phiệt và quan chức Trung Quốc, những người sử dụng Hồng Kông như một ngả tắt đi vào hệ thống tài chính toàn cầu. Nó cũng sẽ làm suy yếu lợi ích chính trị và kinh tế của các chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài tại Hồng Kông, cũng như trừng phạt công dân địa phương, những người sẽ phải chịu thiệt hại không thể tránh khỏi vê mặt tài chính. Tuy nhiên, áp lực ban hành một số hình thức trừng phạt sẽ tăng lên nếu Bắc Kinh tiếp tục siết chặt HK.

Vì Trung Quốc và phương Tây đang bước vào kỷ nguyên cạnh tranh mới, vấn đề ở đây lớn hơn quyền của bảy triệu người HK và một loạt các nhà đầu tư quốc tế. Hồng Kông đang ở trên tuyến đầu của cuộc đấu tranh toàn cầu giữa một Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn và một thế giới dựa trên các nguyên tắc dân chủ tự do.

Cuộc đấu tranh về luật dẫn độ đã làm rõ nét việc tích hợp hai hệ thống chính trị và pháp lý khác nhau rất lớn là chuyện bất khả thi. Trong những năm đầu sau khi bàn giao, khi Trung Quốc vẫn chưa phải là cường quốc, lãnh đạo nước này ít quyết đoán hơn và nền kinh tế Hồng Kông quan trọng hơn nhiều đối với TQ, những mâu thuẫn ở trung tâm của chính sách ‘Một quốc gia, Hai hệ thống’ có thể dễ dàng được che dâu hơn.

Bây giờ Hong Kong, chính phủ Trung Quốc và thế giới đang phải đối đâu với một thời khắc quyết định. Nếu luật dẫn độ được ban hành, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà báo và tổ chức phi chính phủ có thể không còn có thể ti tưởng Hồng Kông là một nơi an toàn để thực hiện các hoạt động bị cấm ở Hoa lục. Điều đó sẽ đặt ra câu hỏi: Thế thí tại sao phải ở lại Hong Kong?

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Hong Kong’s Moment of Reckoning | Ben Bland | Bloomberg News | June 11, 2019.

Về tác giả | Ben Bland là người làm nghiên cứu và giám đốc của Dự án Đông Nam Á tại Viện Lowy. Ông là tác giả cuốn “Thế hệ HK: Đi tìm căn cước dưới bóng của Trung Quốc” (Generation HK: Seeking Identity in China’s Shadow.”)