Đứa con định mệnh

Hunter Marston | DCVOnline

Suu Kyi giờ đây được coi là trở ngại chính để Myanmar thành công sau một kỷ nguyên bi quân đội cai trị .

Một cô gái Myanmar ngồi cạnh một tấm bích chương hình của thủ lĩnh phe đối lập lúc đó là Aung San Suu Kyi trong một ngôi nhà ở thị trấn Mae Sot ở biên giới Thái Lan  vào ngày 24 tháng 5 năm 2007 Ảnh: Sukree Sukplang/Reuters

Ngày 20 tháng 7 năm 1989, Hội đồng Luật pháp và Phục hồi Trật tự Quốc gia Myanmar cầm quyền đã bắt giam bà Aung San Suu Kyi theo Đạo luật Bảo vệ Quốc gia, khởi đầu giai đoạn bà bị quản thúc tại Yangon, hay Rangoon như tên gọi thủ đô của Myanmar vào thời điểm đó.

Công nhân đang sửa chữa ngôi nhà bị thiệt hại lớn trong trận lốc xoáy Nargis năm 2008 Nguồn: Thierry Falise/Lightrocket

Tổng cộng, Suu Kyi đã bị quản thúc 15 trong 21 năm tiếp theo tại căn nhà của gia đình bên hồ Inya; đó là giai bà đã được trao giải thưởng Nobel Hòa bình và trở thành một biểu tượng dân chủ đáng kính. Năm 2010, bà đã không còn bị quản thúc tại gia, năm năm trước khi  Liên minh Dân chủ Quốc gia (NLD) của bà thắng cử vinh quang đã khiến mọi người hy vọng rằng cựu tù nhân chính trị đã sẵn sàng lãnh đạo Myanmar theo một con đường mới, minh bạch và thịnh vượng.

Tuy nhiên, đúng 30 năm kể từ ngày Suu Kyi bắt đầu bị quản thúc và chỉ còn hơn một năm nữa có thể sẽ tái đắc cử, nhiều người trong giới bình luận lâu năm ở Myanmar đã thật chán chường với “Mệnh phụ”, danh xưng của Suu Kyi hiện nay, người, trên thực tế, đứng đầu chính phủ, đã dùng luật chống phỉ báng để bắt giam những ký giả và người hoạt động và bất động trước một cuộc hành quân của quân đội đàn áp hàng loạt người thiểu số một cách tàn bạo ở tiểu bang Rakhine.

Và trong khi các nhân vật lãnh đạo quân sự hàng đầu của Myanmar đã bị Mỹ ra lệnh cấm vận cá nhân trong tuần này, có vẻ như không giống như thời của 30 năm trước, giữa họ  với nhau, các vị tướng lãnh đạo vụ thảm sát hàng loạt trong cộng đồng người Rohingya ở tiểu bang Rakhine dường như đang thần tượng hóa Suu Kyi.

Mặc dù NLD đã ủng hộ quân đội trong cuộc hành quân đàn áp những cộng đồng sắc tộc thiểu số, nhưng họ đã quyết đoán hơn nhiều trong việc đối lập với quân đội khi nói đến việc tu chính hiến pháp

Mặc dù có những bắt chước rõ ràng, ít nhất một phần nào đó, một số thói quen cai trị độc ác của những người đã bỏ tù bà, Cố vấn Quốc gia (Theo hiến pháp, Suu Kyi bị cấm giữ chức tổng thống) vẫn còn rất được ưa chuộng trên toàn quốc. Sức mạnh cá nhân của Suu Kyi khiến đảng NLD dường như sẽ lại nắm giữ quyền lực sau cuộc bầu cử sẽ xẩy ​​vào tháng 11 năm 2020.

Trong khi những học giả không đồng ý với nhau về cách giải thích sự chuyển đổi của Suu Kyi từ một biểu tượng dân chủ trở thành một kẻ chuyên quyền cứng đầu, nhìn lại, có vẻ như tham vọng chính trị cá nhân của Suu Kyi và khả năng trở thành độc tài của bà ấy – hoặc ít nhất là cách đưa ra những quyết định tập trung – có thể bị đánh giá thấp, có thể chúng bị những tu từ lý tưởng của bà thời là lãnh tụ đối lập che khuất giữa ánh sáng ban ngày.

Là biểu tượng kiên cường chống lại sự nắm giữ quyền lực không ngừng của quân đội, Suu Kyi với tư cách là người bất đồng chính kiến ​​đã nói về các giá trị phổ quát của con người và lý tưởng dân chủ. Cho dù thực sự tin những gì bà ấy nói hoặc đang chơi một trò chơi realpolitik dài hơi – rất có thể có sự pha trộn của cả hai – sự đối kháng hàng chục năm của Suu Kyi dường như khiến bà ấy bị nghĩ rằng chỉ có một mình bà ấy có thể giải quyết nhiều vấn đề của đất nước; điều này dẫn Suu Kyi đến chọn lựa mặc cả với bạo lực để tìm cách đàm phán một sự chuyển đổi chính trị dần dần với quân đội.

Là con của tướng (“Bogyoke”) Aung San, người anh hùng độc lập và anh hùng chiến tranh cách mạng gần như một nhân vật thần thoại, Suu Kyi đã được coi là  – và tự coi mình –  như một đứa con định mệnh với sức mạnh ý chí tuyệt đối có thể thay đổi đất nước từ một quốc gia quân phiệt bị cô lập, lạc hậu trở thành một nền dân chủ thịnh vượng.

Khát vọng chính trị và tầm nhìn của chính Suu Kyi đối với sự phát triển của đất nước vẫn là những tiếng vang dội của chủ nghĩa dân tộc kiên định, đặc biệt là dân tộc Burman, [không khác với chủ nghĩa dân tộc Hán ở Trung Hoa trong chế độ cộng sản hiện nay] và niềm tin chung rằng sau hàng chục năm quân đội đã cản trở tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước, khiến Myanmar ít nhất không bắt chước được sự thịnh vượng của các nước láng giềng, trong một khu vực năng động về kinh tế, đã đạt được.

Trong những thập niên đầu sau khi giành độc lập vào năm 1948, Burma – như Myanmar được biết đến ở giai đoạn đó – là một vựa lúa của châu Á, một trung tâm du lịch quốc tế và là điểm đến chính cho sinh viên nước ngoài để có được một nền giáo dục danh giá. Vì vậy, đối với nhiều người, thời đại Suu Kyi, khi trung tâm trọng lực kinh tế thế giới chuyển sang châu Á, có nghĩa là sự hồi sinh của quá khứ huy hoàng khi Myanmar là quốc gia thịnh vượng nhất ở Đông Nam Á phải gần như là tự động.

Nhưng những kỳ vọng đó không bao giờ trở thành thực tế – ít nhất là trong ngắn hạn – và chắc chắn không phải ngay lập tức sau năm mươi năm bị hủy hoại về kinh tế duới sự cai trị của chính phủ quân phiệt. Và không phải với một người lãnh đạo dường như có khuynh hướng lặp lại những sai lầm trong quá khứ, cả của chính bà và của những kẻ áp bức trước đây, hơn là thực hiện những đổi mới bạo hoặc có viễn kiến.

Một tấm hình cũ, Aung San Suu Kyi trước bức chân dung của cha bà, tướng Bogyoke Aung San, cha đẻ của phong trào độc lập Myanmar Myanmar. Ảnh: EPA

Dưới sự lãnh đạo của chủ nghĩa cá nhân Suu Kyi, NLD phần lớn đã không dùng đến những chuyên viên ngoài đảng và do dự trao quyền cho một thế hệ tài năng chính trị trẻ hơn để thay thế giới lãnh đạo của đảng cầm quyền tập hợp của nhóm đầu sỏvà già nua.

Tệ hơn nữa, NLD đã dần dần xa lánh một nhóm người ủng hộ thuộ ccoojng đồng sắc tộc thiểu số ở phía bắc của Myanmar. Sau cuộc bầu cử năm 2015, đảng NLD đã bổ nhiệm các bộ trưởng trong hàng ngũ của mình cho mỗi tiểu bang mà họ thắng được, không bổ nhiệm người của các đảng khác  ngay cả những người giành được nhiều phiếu hơn đảng viên NLD.

Đối với người sắc tộc thiểu số và giới quan sát về các mối quan hệ ngoại vi cốt lõi ở Myanmar, những quyết định đó đã nêu bật những gì nhiều người coi là sự kiêu ngạo quá đáng khi NLD say men chiến thắng, tỏ ra không muốn liên minh với các đảng phái khác.

Kể từ đó, NLD tiếp tục chọc giận các cộng đông sắc tộc thiểu số bằng cách khăng khăng đặt tượng tôn vinh Tướng Aung San ở các vùng của dân thiểu số, phần lớn là những vùng ở biên giới xa thủ đô Yangon, nơi quân đội Myanmar từ lâu đã bị coi là kẻ áp bức và chỉ đại diện cho lợi ích của sắc tộc đa số người Burmans.

Nhiều nhóm sắc tộc thiểu số và các nhóm vũ trang chủ định đại diện cho các nhóm thiểu số coi Suu Kyi là hiện thân của sự “Miến Điện hoa” [lại một hiện tượng tương tự như ỏ Trung Hoa: Hán hóa Tân Cương], có nghĩa là sự tiếp tục thống trị quốc gia của nhóm sắc tộc đa số. Người sắc tộc thiểu số Myanmar từ lâu đã mong muốn – và đấu tranh cho  – một hệ thống chính phủ liên bang, nhưng Suu Kyi đã cho thấy không có sự nới lỏng việc tập trung quyền lực.

Tệ nhất là, Suu Kyi đã thất bại, không lên tiếng phẩn đối chủ nghĩa dân tộc Phật giáo độc hại và làn sóng bạo lực do chính phủ lãnh đạo, và quân đội Myanmar thi hành đàn áp người Hồi giáo thiểu số Rohingya. NLD đã ngầm bảo vệ sự đàn áp tàn bạo gây sốc đó của quân đội ở tiểu bang Rakhine, giết chết tới 10.000 người Rohingya, theo một cuộc điều tra thực tế của Liên Hiệp Quốc, và dẫn đến việc trục xuất hơn 700.000 người Rohingya qua biên giới, sang Bangladesh.

Dù gần đây chính phủ đã ban hành lệnh bắt giữ Wirathu, một nhà sư cực đoan được coi người phát ngôn của chủ nghĩa dân tộc Phật giáo; Wirathu bị bắt giữ sau khi ông lên án NLD đã thất bại trong việc bảo vệ Phật giáo thoát khỏi những gì mà những phật tử cực đoan coi là Hồi giáo đang bao vây quốc giáo của họ, chứ không vì thành tích kích động chống Hồi giáo từ lâu của ông ta.

Wirathu, nhà sư chống Hồi giáo ở Myanmar

Nhưng trong khi NLD đã ủng hộ quân đội trong các cuộc hành quân đàn áp các sắc tộc thiểu số, thì họ đã quyết đoán hơn nhiều trong việc đối đầu với quân đội khi nói đến việc tu chính hiến pháp. Dù đã thận trọng trấn an quân đội rằng mọi thay đổi sẽ chỉ xảy ra qua những “cuộc đàm phán”, một năm trước đây Suu Kyi đã hứa,

“Việc hoàn thành tiến trình chuyển đổi dân chủ của chúng ta nhất thiết phải liên quan đến việc hoàn thành một hiến pháp dân chủ thực sự.”

Suu Kyi

Có thể cho rằng Suu Kyi đã làm không làm gì hơn là thay thế sự sùng bái, lòng trung thành đã khắc sâu với quân đội bằng một sự sùng bái cá nhân – cá nhân của Suu Kyi.

Vào tháng 1 năm 2019, NLD đã sử dụng đa số trong Quốc để vô hiệu hóa sự phản đối của quân đội và thành lập Ủy ban hỗn hợp tu chính Hiến pháp, sau đó thông qua cuộc vận động cam kết đổi mới Hiến pháp 2008 do quân đội phê chuẩn và cuối cùng làm giảm vị thế thống trị của quân đội trong sinh hoạt chính trị trong nước .

Những người ủng hộ Suu Kyi, đã cầm cờ trong cuộc vận động thay đổi hiến pháp vào đầu tuần này, khi hàng trăm người xuống đường ở Yangon hôm thứ Tư, những người đeo băng đỏ trên đầu yêu cầu các dân biểu phải “sửa đổi Hiến pháp 2008”.

Biểu tình đôi thay đổi Hiến pháp 2008. Nguồn: Reuters.com

Những người cựu chiến binh một lần nữa sẽ ra tranh cử với NLD trong cuộc bầu cử năm tới, trong khi quân đội sẽ được phân bổ 25% số ghế trong quốc hội – trừ khi NLD có thể xoay sở để thay đổi hiến pháp trước cuộc bầu cử. Nhưng tất cả đều như nhau, NLD không phải đối phó với các ứng cử viên đối lập nghiêm trọng. Có rất ít dấu hiệu cho thấy sự hồi sinh của Liên minh Đoàn kết và đảng Phát triển– hai chính đảng liên kết chặt chẽ với quân đội –  cầm quyền trước đây, bất chấp những thay đổi chiến thuật như nhắm mục tiêu nhỏ hơn, tập trung vào các khu vực tuyển cử có thể thắng được, ngược với chiến thuật năm 2015 khi USDP cố gắng tranh cử với đảng NLD trên khắp nước.

Các chính đảng khác cũng đang điều chỉnh lại  chiến lược tranh cử của họ trước cuộc bỏ phiếu vào năm tới. Sau khi không giành được mức đại diện đủ trong cuộc bầu cử năm 2015, các chính đảng sắc tộc đã học được rằng họ sẽ có thể có kết quả tốt hơn bằng cách liên kết với nhau thanh một khối ở mỗi tiểu bang. Ví dụ, Liên đoàn Dân chủ Quốc gia ở tiểu bang Shan, hiện giữ 31 trong số 103 ghế được bầu trong Quốc hội tiểu bang Shan, gần đây đã cam kết biến mình thành một chính đảng của tiểu bang chứ không phải là một chính đảng sắc tộc.

Các ứng cử viên của một chính đảng mới như Đảng Nhân dân (trước đây là Đảng Thế hệ 88 hoặc Đảng Bốn Tám) đã ra mặt thách thức NLD nhưng chưa có khả năng hút phiếu bầu từ đảng của Suu Kyi. Dù Đảng Nhân dân do các người lãnh đạo đã nổi danh danh trong cuộc nổi loạn của sinh viên thành lập. Cuộc nổi loạn sinh viên thời đó đã đẩy Aung San Suu Kyi trở nên nhân vật nổi tiếng quốc gia vào năm 1988 và bị quản thúc tại gia một năm sau đó.

Với chiến thắng trong cuộc tuyển cử sắp tới của NLD, ngày càng có nhiều khả năng trở thành hiện thực, tương lai của Myanmar bất ổn. Sau chiến thắng cuộc bầu cử toàn quốc năm 2020, Suu Kyi, 73 tuổi, trông ngày càng trở nên cứng nhắc, có khả năng sẽ lập lại những chính sách cho đến nay không có hiệu quả, tin tưởng vào rất ít người ngoài đảng và tập hợp quanh mình toàn những đồng minh chính trị nịnh hót và sợ hãi .

Nếu chiến thắng, NLD có thể sẽ thông qua luật bổ túc tự do hóa nền kinh tế và mở cửa đất nước cho ngoại thương, nhưng Suu Kyi đã nói rõ sự không khoan nhượng của bà đối với những gười hoạt động và sẵn sàng chà đạp quyền tự do báo chí.

Mục tiêu tối hậu của Aung San Suu Kyi là  thay đổi hiến pháp dựa trên việc thỏa hiệp với một quân đội không có lý do gì rõ ràng để họ chấp nhận yêu cầu của bà. Thật không may cho Myanmar, nhiều người đề xướng dân chủ và một thế hệ lãnh đạo tiếp nối chưa được khai thác, Suu Kyi đã tự mình củng cố nhiệm vụ chính trị này, gạt các cố vấn có khả năng và các đồng minh chính trị sang một bên.

Có thể cho rằng Suu Kyi đã làm không làm gì hơn là thay thế sự sùng bái, lòng trung thành đã khắc sâu với quân đội bằng một sự sùng bái cá nhân – cá nhân của Suu Kyi.

Nếu lịch sử chưa đi hết vòng tròn – trong đó Myanmar đã không trở lại với sự tồi tệ của nền cai trị của một chính phủ quân sự dưới thời Tướng Than Shwe và người tiền nhiệm Ne Win – ngày nay, Myanmar tự do, dân chủ nửa vời vẫn chưa xua đuổi được bóng ma quá khứ của Burma – những bóng ma của sự áp bức ở một thuộc địa kéo theo hàng chục năm nội chiến và xơ cứng kinh tế.

Myanmar đã thất bại trong việc đối phó với những chấn thương xảy ra sau cuộc đấu tranh giành độc lập đẫm máu và chính người con gái [của vị anh hùng] độc lập, đã bị giam giữ 30 năm trước vì đã đấu tranh chống lại sự cai trị của quân đội, giờ đây được coi là trở ngại chính để Myanmar thành công sau một kỷ nguyên bi quân đội cai trị.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Destiny’s child | Hunter Marston (@hmarston4) | Southeast Asia Globe | Jul 18, 2019.